Những sự kiện sắp xảy ra.


Năm sự kiện khủng hoảng toàn cầu không mong muốn nhưng cực kỳ gây bất ổn mà Obama phải chuẩn bị từ bây giờ.

[caption id="attachment_5203" align="alignleft" width="490"] Pedro Ugarte / AFP / Getty Images [/caption]Martin Indyk | 18 tháng một năm 2013.
Theo Foreign Policy

BHM Lược dịch.

Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình tại một thời điểm quan trọng trong các vấn đề thế giới -- al Qaeda nâng cao vấn đề nhức nhối tại Bắc Phi, Tổng thống Bashar al-Assad có thể chuẩn bị sử dụng vũ khí hóa học ở Syria, Iran đang hướng tới ngưỡng sở hữu vũ khí hạt nhân, và căng thẳng đang gia tăng ở châu Á. Một thế giới không ổn định hứa hẹn sẽ đưa ra cho tổng thống nhiều thách thức trong bốn năm tiếp theo, và các cố vấn của ông phải vật lộn để đương đầu với chúng.

Một số thách thức hiện ra lờ mờ -- như nợ của Mỹ hay sự trỗi dậy của Trung Quốc -- đã là trọng tâm của một sự hiệp đồng chú ý. Tuy nhiên, những sự kiện "thiên nga đen" có xác suất thấp nhưng ảnh hưởng cao cũng có thể xác định nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, đang làm chệch hướng tổng thống lệch khỏi chương trình nghị sự chính sách đối ngoại đã được dự định. Những sự kiện này sẽ là thảm họa mà ông cần phải thực hiện các bước để giảm thiểu nguy cơ mà chúng có thể xảy ra.

Dưới đây là một số trong "những con thiên nga đen" có thể gây rối rắm cho chương trình nghị sự của chính quyền Obama trong bốn năm tiếp theo:

Cuộc đối đầu trên toàn Triều Tiên.

Có một nguy cơ nghiêm trọng của một cuộc đối đầu Mỹ-Trung cấp tính hơn -- hoặc thậm chí là một cuộc xung đột quân sự trực tiếp trên bán đảo Triều Tiên. Chế độ Bắc Triều Tiên đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nội bộ liên quan đến sự tồn vong của nó. Trong điều kiện như vậy, nó có khuyng hướng bất ngờ đá vào các quốc gia láng giềng hoặc tham gia vào các hình thức khác của hành vi nguy hiểm. Mặc dù có vẻ mạnh mẽ, nó cũng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung Quốc và dễ bị tổn thương để nhanh chóng khởi phát sự bất ổn. Nếu Washington và Bắc Kinh không phối hợp và giao tiếp trước khi sự sụp đổ bắt đầu, chúng ta có thể phải đối mặt với khả năng một cuộc đối đầu Mỹ-Trung với hậu quả gần như không thể tưởng tượng được.

Chính quyền Obama đã tìm cách làm tăng thêm sự lựa chọn của Bình Nhưỡng, thúc đẩy nó nhận ra rằng nó không thể có vũ khí hạt nhân và sức mạnh quốc gia đích thực. Để giảm nguy cơ một cuộc đối đầu với Trung Quốc về khả năng sụp đổ của Bắc Triều Tiên, chính quyền nên theo đuổi bốn mục tiêu với Bắc Kinh. Mỗi quốc gia nên tiết lộ thông tin về vị trí, hoạt động, và khả năng của các lực lượng quân sự của mỗi nước mà qua đó có thể can thiệp sớm ở Bắc Triều Tiên, chia sẻ thông tin tình báo hoặc vị trí nghi ngờ của các cơ sở khí tài vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bắc Triều Tiên ; lập kế hoạch đã quen thuộc cho việc sơ tán các công dân nước ngoài tại Hàn Quốc, và thảo luận về các biện pháp có thể tránh một thảm họa nhân đạo thãm khốc trong các công dân Bắc Triều Tiên tìm cách chạy trốn.

Sự hỗn loạn ở Kabul.

[caption id="attachment_5204" align="alignleft" width="490"] Noorullah Shirzada / AFP / Getty Images [/caption]

Khi sự hiện diện của Mỹ hoàn toàn được triệt thoái trong thời kỳ chuyển tiếp vào năm 2014 qua các phương pháp tiếp cận Afghanistan, Hoa Kỳ sẽ để lại đằng sau một tình hình an ninh nguy hiểm, một vài hệ thống chính trị của người Afghanistan xem như là hợp pháp, và có khả năng suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Obama chưa quy định rỏ có bao nhiêu lính Mỹ sẽ ở lại Afghanistan sau khi chuyển đổi, nhưng ông đã làm cho nó rất rõ ràng -- bao gồm trong chuyến thăm gần đây của Tổng thống Hamid Karzai -- mức độ quân lính sẽ ở dưới con số ngàn và chức năng của họ sẽ bị hạn chế với nhiệm vụ chống khủng bố rất hẹp và những nhiệm vụ đào tạo. Ông cũng đã quy định cho bất cứ toán quân nào của Mỹ tiếp tục hiện diện ở Afghanistan trên việc ký kết thỏa thuận về thân thế của các lực lượng, qua đó chấp nhận sự miễn trừ đối với các binh lính Mỹ, một điều kiện mà chính phủ Afghanistan có thể tìm thấy rất khó nuốt.

Suy giảm an ninh nghiêm trọng, bao gồm cả khả năng xảy ra nội chiến, là không thể tránh khỏi, đó là một khả năng thực sự. Một cuộc khủng hoảng như vậy sẽ để lại cho chính quyền một vài lựa chọn chính sách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng của Mỹ bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực.

Một sự sụp đổ an ninh nghiêm trọng ở Afghanistan, rất có khả năng, ban đầu giống như đầu những năm 1990, mô hình đấu đá nội bộ giữa các nhóm dân tộc thiểu số và những kẻ lái buôn quyền lực địa phương, chứ không phải như là cuối những năm 1990, khi nhóm kiểm soát Taliban di chuyển dần về phía bắc. Mức độ bạo lực và phân mảnh sẽ phụ thuộc vào việc liệu quân đội và lực lượng cảnh sát Afghanistan có bị phân tán hay không.

Thậm chí sau đó, chính phủ Afghanistan có thể có đủ sức mạnh để giữ Kabul, các thành phố lớn, và các bộ phận khác của Afghanistan. Taliban sẽ dễ dàng kiểm soát các bộ phận phía nam và phía đông, trong khi chiến đấu có thể nổ ra ở nơi khác giữa các thành viên của Liên minh phương Bắc vừa sống lại hoặc giữa các lái buôn quyền lực Durrani Pashtun. Nhưng nhóm dân tộc thiểu số đang chiến đấu cuối cùng có thể nổ bùng ngay cả trên đường phố thủ đô Kabul, nơi mà sự oán giận ẩn náu trong nhóm Pashtun về làn sóng người Tajik tràn vào sau 2001 đã làm thay đổi sự phân phối đất đai ở thủ đô. Trong trường hợp bất ổn nghiêm trọng, một cuộc đảo chính quân sự cũng là một khả năng, đặc biệt nếu cuộc bầu cử tổng thống 2014 bị xem là bất hợp pháp.

Một Afghanistan không ổn định sẽ giống như một sự chảy máu ung độc lan vào Pakistan. Nó sẽ tiếp tục làm rối trí các nhà lãnh đạo Pakistan trong việc giải quyết vấn đề an ninh nội bộ, kinh tế, năng lượng, và khủng hoảng xã hội của đất nước, và ngăn chặn tính cực đoan của xã hội Pakistan. Những xu hướng này, không cần phải nói, bất lợi sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ.

Mặc dù ảnh hưởng của Mỹ ở Afghanistan giảm hàng ngày, các quyết định được thực hiện tại Washington vẫn còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của Afghanistan. Chính quyền Obama có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách rút quân ở một tốc độ đúng đắn -- một điều mà không tạo ra sự căng thẳng không chịu nổi đối với khả năng an ninh của Afghanistan. Nó cũng nên tiếp tục cung cấp sự bảo trợ an ninh, xác định các cuộc đàm phán với Taliban và chính phủ Afghanistan như là một quá trình hòa giải rộng lớn hơn, và khuyến khích sự cai trị tốt lành.

Hoà bình Israel - Ai Cập (Trại David) sụp đổ.

[caption id="attachment_5205" align="alignleft" width="490"] Khaled DESOUKI / AFP / Getty Images [/caption]

Kể từ sự sụp đổ của chế độ Hosni Mubarak ở Ai Cập, Hoa Kỳ đã kiên quyết tập trung duy trì hiệp ước hòa bình Ai Cập-Israel, qua đó phục vụ như là một nền tảng của sự ổn định cho khu vực, một chiếc neo cho ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông, và là một khối xây dựng sẵn cho các nỗ lực Ả Rập-Israel cùng tồn tại. May mắn thay, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsy đã báo hiệu sự sẵn sàng của mình để đặt sang một bên nhóm Huynh đệ Hồi giáo đối lập về hệ tư tưởng và cũng là nhóm thù địch với Israel nhất trong người Ai Cập. Tuy nhiên, một số yếu tố, vẫn có thể làm mất ổn định tình hình, bao gồm các cuộc tấn công khủng bố ở Sinai hoặc từ Gaza, sự sụp đổ của chính quyền Palestine, và những đòi hỏi của nhóm dân túy phá vỡ quan hệ với Israel.

Nếu Morsy vứt bỏ hiệp ước hòa bình này, nó sẽ đại diện cho một thất bại chiến lược sâu sắc của Hoa Kỳ ở Trung Đông và có thể đe dọa một cuộc chiến tranh khu vực. Hoa Kỳ nên tiếp tục chính sách tham gia có điều kiện của mình với chính phủ Morsy và, đặc biệt, tăng cường hợp tác an ninh và phối hợp. Cũng nên xây dựng một kiểu truyền bá mới với các đối tác Ai Cập và Israel thông qua việc hợp tác trên các mối quan tâm chung ở Sinai và Gaza mà từ đó sẽ thúc đẩy tính bền vững của hiệp ước hòa bình.

Cách mạng ở Trung Quốc.

[caption id="attachment_5206" align="alignleft" width="490"] STR / AFP / Getty Images [/caption]

Trong khi Trung Quốc tiếp tục trên con đường tăng trưởng và dường như tự tin chính trị, có một số vấn đề nằm bên dưới bề mặt thành công rõ ràng của nó. Một cảm giác bất ổn chính trị -- cũng như nỗi sợ hãi về sự bất ổn định chính trị xã hội -- đang gia tăng. Nhiều người trong nước lo lắng về suy thoái môi trường, những nguy hiểm cho sức khỏe, và mọi loại trong các vấn đề an toàn công cộng. Những cạm bẫy này có thể kích hoạt bất kỳ con số nào của các cuộc khủng hoảng lớn : làm chậm lại tăng trưởng kinh tế, bất ổn xã hội rộng rãi, đấu đá nội bộ chính trị dữ dội trong giới chóp bu, tham nhũng ở tầng lớp quan chức tràn lan, và chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc lên cao điểm trong bối cảnh các tranh chấp lãnh thổ. Trong thời hiện đại hóa nhanh chóng này nhưng vẫn còn nhà nước độc đảng chính trị đầu sỏ, nó không phải là khó để nhìn thấy một cuộc khủng hoảng như vậy có thể mang hình thức một cuộc cách mạng trong nước hay là chiến tranh nước ngoài.

Cả hai sự kiện sẽ rất gây rối, làm suy yếu nghiêm trọng sự phát triển kinh tế toàn cầu và an ninh khu vực ở châu Á-Thái Bình Dương. Một sự kết hợp của cả hai sẽ tạo thành một trong những vấn đề phức tạp nhất trong chính sách đối ngoại nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống. Một cuộc cách mạng trong nước và một cuộc chiến tranh nước ngoài chắc chắn sẽ là những sự kiện của thời đại chúng ta. Chiến tranh nước ngoài có thể có khả năng rủi ro dẫn Hoa Kỳ đi vào xung đột quân sự ở châu Á.

Cách tốt nhất để chuẩn bị cho khả năng xảy ra là Nhà Trắng phải đạt được cả hai vấn đề, đó là một sự cân bằng tinh tế -- nuôi dưỡng mối quan hệ sâu sắc hơn với Xi Jinping cùng đội ngũ lãnh đạo mới của ông ấy trên một mặt, và tiếp cận trực tiếp với người dân Trung Quốc ở mặt khác. Hoa Kỳ nên nói rõ ràng hơn với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh và công chúng Trung Quốc thiện chí từ lâu mà Hoa Kỳ có đối với Trung Quốc và cam kết vững chắc của Mỹ đối với nền dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, và các quy định của pháp luật.

Hiện tượng Băng tan.

[caption id="attachment_5207" align="alignleft" width="490"] Torsten Blackwood / AFP / Getty Images [/caption]

Sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra nhanh hơn dự đoán của các nhà khoa học. Nhiệt độ đang tăng lên, các mõm băng và sông băng đang tan chảy, và thời tiết khắc nghiệt thì thường xuyên hơn và dữ dội hơn bao giờ hết trong lịch sử gần đây. Nếu xu hướng này tiếp tục, hậu quả sẽ đặc biệt to lớn và sâu rộng. Nhưng điều nhận được có thể thậm chí còn tồi tệ hơn : Nếu sự nóng lên đột ngột tăng tốc và nếu băng vùng cực tan chảy nhanh hơn -- đặc biệt là nếu dải băng Greenland hoặc dải băng ở Tây Nam Cực tan chảy -- hậu quả có thể là thảm họa.

Một số nhà khoa học đã cho thấy rằng sự tan chảy của băng ở vùng cực đã không diễn ra trong một quá trình trơn tru và tuyến tính, mà đúng hơn là có "các điểm nhạy cảm tới hạn". Mặc dù không muốn, điều này làm tăng khả năng xảy ra một cơn ác mộng "thiên nga đen", trong đó tăng mực nước biển cùng với các sự kiện thời tiết cực đoan đe dọa một số thành phố lớn của thế giới. Không khó để tưởng tượng những cơn "siêu bão" khác như cơn bão Hurricane Sandy trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, nhưng có lẽ chúng ta nên suy nghĩ -- và lập kế hoạch -- cho một năm mà qua đó chúng ta bị đau khổ thông qua hàng chục cơn bão như Sandy.

Sự gia tăng đáng kể mực nước biển trên toàn thế giới sẽ có tác động đặc biệt nghiêm trọng đối với dân cư sống tập trung ở các vùng ven biển thấp. Kinh tế địa phương, chính trị, và an ninh ở những khu vực này tất cả sẽ bị chuyển đổi, nhưng có lẽ tác động lớn nhất sẽ là sự di cư và di dời do khí hậu gây ra. Hoa Kỳ có thể giúp giảm thiểu những rủi ro này bằng cách đặt biến đổi khí hậu là một ưu tiên cao hơn trong hoạch định chính sách trong nước và quốc tế -- dẫn đầu các sáng kiến đa phương ​​mới và ngày càng tăng việc làm dịu và thích ứng với khí hậu.

Obama cần giữ lời hứa và chuyển đổi sự thay đổi khí hậu lên cao hơn trên chương trình nghị sự chính trị của ông. Năm 2009, ông cam kết giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020 với mức độ thấp hơn 17% so với năm 2005 -- nhưng không có một pháp chế, sắc lệnh, quy định, hoặc kế hoạch nào được công bố tồn tại hiện nay để chuyển dịch lời hứa này thành hành động.

***

Tất cả những con "thiên nga đen" có vẻ như dẫn thế giới vào một kỷ nguyên của bạo lực và bất ổn lớn hơn. Nhưng khi Obama bước vào nhiệm kỳ thứ hai của mình, thời gian không chắc chắn và bất ổn này thực sự là một khoảnh khắc cơ hội cho tổng thống. Thế giới hiện đang phải đối mặt với một "thời cơ tạo hình" -- một khoảnh khắc khi Hoa Kỳ có một cơ hội để đắp lại hệ thống quốc tế đi vào một cái gì đó tốt hơn. Obama có một cơ hội duy nhất để củng cố và mở rộng trật tự thế giới tự do mà từ đó người Mỹ và nhiều người khác trên khắp thế giới từng được hưởng lợi.

Để tạo ra một thế giới an toàn và thịnh vượng hơn, Obama sẽ cần phải đặt một loạt "cá cược lớn" -- đầu tư quyền lực, thời gian, và uy tín của mình trong những nỗ lực lớn, mà qua đó có thể có một tác động chuyển đổi đối với Mỹ và thế giới, cũng như trên di sản của ông. Tuy nhiên, ông sẽ luôn luôn cần điều chỉnh định hướng đối với những sự kiện không mong muốn có thể phá vỡ kế hoạch đã được xếp đặt tốt nhất của mình.


Martin Indyk là phó chủ tịch và là giám đốc chính sách đối ngoại tại Viện Brookings. Bài viết này được chuyển thể từ "Big Bets and Black Swans: A Presidential Briefing Book" , được viết trong sự hợp tác với các học giả của Chương trình Chính sách đối ngoại tại Brookings.


BHM Lược dịch. © 2013 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.