Tai họa kinh tế của Việt Nam : còn chăng kể từ đây ?


Chính phủ cuối cùng đang tìm kiếm lời chỉ bảo từ các cơ quan quốc tế trong việc cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách ngân hàng, nhưng niềm tin của nhà đầu tư vẫn còn thấp và mức độ tham nhũng trong cả hai lãnh vực nhà nước và tư nhân vẫn còn cao.

[caption id="attachment_5134" align="alignleft" width="167"]Ha noi. Ha noi.[/caption]Jake Maxwell Watts và Nguyễn Phương Linh. 10, tháng Giêng / 2013 09:00.
Theo FT

BHM Lược dịch.

Trong cả hai loại, thế giới đang phát triển và thế giới công nghiệp hóa ; tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như những tin tức xấu, có thể là hoàn toàn tương đối. Tăng trưởng GDP khá ấn tượng của Việt Nam, 5.08% trong năm 2012 là sự suy giảm đau đớn trong thực tế so với 5,9% vào năm 2011, và được đánh dấu là tốc độ phát triển chậm nhất trong vòng 13 năm qua. Năm 2013 sẽ tốt hơn phần nào không ?

Sau khi thị trường mới nổi quyến rũ các nhà đầu tư hơn một thập kỷ, các quốc gia Đông Nam Á đã có một năm tồi tệ. Các vụ bê bối tham nhũng nổi tiếng, làm sụt giảm niềm tin của các nhà đầu tư và nợ xấu ở mức kỷ lục đã hành hạ nền kinh tế. Trong thông điệp năm mới 2013 với quốc dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận "thiếu sót trong quản lý của chính phủ" và "những điểm yếu trong cơ cấu kinh tế". Điều gì đã xảy ra cho Việt Nam trong năm 2012 ?

Một số nhà phân tích nói rằng một năm tồi tệ là bộ khung không thể tránh khỏi đối với Việt Nam. Kinh tế tăng trưởng ở mức trung bình 7% một năm trong suốt những năm 1990 và chậm lại một chút trong những năm 2000. Phần lớn sự phát triển này được định hướng bởi các doanh nghiệp nhà nước bất tài, không có hiệu quả -- một lực lượng mạnh mẽ, mà cho đến gần đây, chiếm khoảng 40% GDP của cả nước.

Tuy nhiên, lỗ hổng yếu nhất của chúng đã trở nên rõ ràng trong sự sụp đổ gần đây của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, được biết đến là Vinashin. Tập đoàn được giải cứu bởi chính phủ trong năm 2010 sau khi chồng chất hơn 4.5 tỷ $ trong nợ nần phần lớn là do những đầu tư khờ khạo trong các lĩnh vực không liên quan như xe máy và nhà máy điện. Standard & Poor, cơ quan đánh giá, cho biết trong tháng 12 năm 2010 : "khủng hoảng của Vinashin làm nổi bật sự thiếu minh bạch, thiếu tính trách nhiệm, và quản trị doanh nghiệp kém cỏi ở Việt Nam, cái mà luôn ở trong các giai đoạn đầu của sự chuyển đổi quan trọng từ một nền kinh tế chỉ huy cứng rắn đến nền kinh tế dựa trên thị trường". Chín giám đốc điều hành Vinashin bị bỏ tù hồi tháng 3 năm 2012, loanh quanh khoảng thời gian mà các vụ bê bối của các giám đốc điều hành doanh nghiệp nhà nước nợ nần khác làm dấy lên nỗi lo sợ phá sản nhiều hơn nửa.

Làm cho vấn đề tồi tệ thêm, sự rối loạn ập đến với ngành ngân hàng trong năm 2012, sau khi người sáng lập Ngân hàng Á Châu, một trong những người cho vay lớn nhất của Việt Nam, bị bắt vào tháng Tám với lý do nghi ngờ tiến hành "kinh doanh bất hợp pháp". Ảnh hưởng từ những vụ bê bối như vậy, cuối cùng dẫn đến một lời xin lỗi chưa từng có của chính phủ trong việc xử lý các cuộc khủng hoảng và xếp hạng tín dụng của đất nước bị hạ cấp.

Nợ tăng vọt tại Việt Nam đã để lại cho các ngân hàng gánh một núi các khoản nợ xấu, trong khi tín dụng đã cạn kiệt. Những tài khoản nợ xấu chiếm khoảng 8% tổng cho vay của các ngân hàng Việt Nam, trong khi tăng trưởng tín dụng là 6,45% vào năm 2012, so với 14% vào năm 2011.(BHM...8 - 6,45 = âm 1,55 ; => tăng trưởng tín dụng âm...)

Khu vực doanh nghiệp đầy sức sống một thời của Việt Nam phải đối mặt với các chi phí gia tăng của doanh nghiệp và thiếu mất nguồn cung cấp kinh phí. Hầu như 71% của 58.000 công ty ở Hà Nội báo cáo thua lỗ trong năm 2012, theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, một cánh tay của đảng cầm quyền cộng sản.

Chuỗi dài các tai họa không phải đều do quản lý yếu kém trong nước, các nhà phân tích lưu ý. Việt Nam, giống như nhiều nền kinh tế mới nổi, đã trở nên tồi tệ hơn vì sự suy giảm tại các thị trường xuất khẩu chủ lực bao gồm cả châu Âu và Mỹ.

Các tin tốt là khó khăn kinh tế đã thúc đẩy các nỗ lực của chính phủ để giành lại lòng tin của các nhà đầu tư. Trong một số thị trường chính của Việt Nam, những động thái của chính phủ để vực dậy nhu cầu của người tiêu dùng đã khiến các nhà phân tích -- bao gồm HSBC trong một báo cáo phát hành hôm thứ Tư -- dự đoán rằng nhu cầu quốc tế đối với hàng hóa Việt Nam sẽ tăng trở lại trong năm 2013.

Ngoài ra còn có những tín hiệu mới về tác động ở trong nước. Ngân hàng trung ương Việt Nam đã cam kết giảm một nửa gánh nặng nợ xấu trong năm 2013 và chính phủ đã bắt đầu tiến trình gian khổ cải cách các doanh nghiệp nhà nước đang chiếm ưu thế trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, các công tác đang bị đe dọa. Chính phủ dự báo tăng trưởng GDP là 5,5% trong năm 2013, mặc dù các nhà phân tích cho rằng nó sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào cải cách kinh tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu và giải quyết các vấn đề nợ xấu của đất nước.

Chính phủ cuối cùng đang tìm kiếm lời chỉ bảo từ các cơ quan quốc tế trong việc cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách ngân hàng, nhưng niềm tin của nhà đầu tư vẫn còn thấp và mức độ tham nhũng trong cả hai lãnh vực nhà nước và tư nhân vẫn còn cao.

Các nhà đầu tư và các nhà phân tích đang tự hỏi liệu có hay không việc chính phủ đang ở trong một vị thế làm những gì mà nó cần để thực hiện đầy đủ các cải cách cần thiết. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư dường như không nao núng vì tình trạng không biết chắc này. Trong một lưu ý riêng rẽ trong tuần này, HSBC đã xác định Việt Nam -- cùng với Ấn Độ và Indonesia -- như là ở trong các quốc gia có thể được hưởng lợi từ đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển từ Trung Quốc đến Đông Nam và Nam Á và ngày thứ Ba, một nhóm mua lại của Mỹ đã đầu tư 200 triệu USD trong một công ty thực phẩm lớn nhất Việt Nam -- sự đầu tư cổ phần tư nhân đơn lẻ lớn nhất chưa từng có tại Việt Nam. Thông điệp đã là rất rõ ràng : một năm tồi tệ không phải là lý do để gạch bỏ Việt Nam như là một cơ hội đầu tư. Chính phủ bắt nguồn từ đây như thế nào là sự thử nghiệm trên thực tế.

BHM Lược dịch. © 2013 BOHEMIENVN

Việt Nam 'thiếu tự do kinh tế'.
.BBC Cập nhật: 13:45 GMT - thứ năm, 10 tháng 1, 2013

Chỉ số tự do kinh tế, một nghiên cứu thường niên của báo Wall Street Journal và Quỹ Heritage, đã ra báo cáo mới nhất. Việt Nam năm nay xếp thứ 140 trên tổng số 177 quốc gia.
Điểm tự do kinh tế của Việt Nam năm 2013 là 51, đưa nước này xếp hạng thứ 140 trên tổng số 177 nước trong bản xếp hạng của Heritage.
Đây là mức thấp hơn so với chỉ số trung bình 59,6 của thế giới, mức trung bình 57,4 của khu vực và thua xa mức 84,5 của một nền kinh tế được cho là tự do.
Trong năm 19 liên tiếp, Hong Kong đứng hạng nhất, theo sau là Singapore, Úc và New Zealand. Hoa Kỳ xếp hạng 10 còn Trung Quốc đứng thứ 136.

Tự do kinh tế Việt Nam 2013.

[caption id="attachment_5135" align="alignleft" width="490"] Xếp hạng quốc tế : Thứ 140
Xếp hạng khu vực : Thứ 30
Chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam thấp hơn mức trung bình 59,6 của thế giới, 57,4 của khu vực và thua xa mức 84,5 của một nền kinh tế tự do.[/caption]

[caption id="attachment_5137" align="alignleft" width="300"] Chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam thấp hơn mức trung bình 59,6 của thế giới, 57,4 của khu vực và thua xa mức 84,5 của một nền kinh tế tự do.[/caption][caption id="attachment_5138" align="alignright" width="150"] Biểu đồ xu hướng tự do kinh tế Việt Nam qua các năm.[/caption]

Nhận xét của Heritage.

Tích cực : Theo Heritage, Việt Nam đang chống chọi khá tốt với khủng hoảng toàn cầu, trong lúc vẫn đang tự biến đổi thành một nền kinh tế thị trường một cách chậm chạp. Các cải cách bao gồm cổ phần hóa một phần của doanh nghiệp nhà nước, hiện đại hóa thương mại và tăng cường các quyền sở hữu tài sản tư nhân.

Tiêu cực : Tuy nhiên hệ thống luật pháp và hành pháp của Việt Nam, điều mà Heritage gọi là "tàn dư của nhiều thập kỷ trong chế độ Cộng sản" vẫn là một vấn đề lớn. Tổ chức này cho rằng hệ thống tòa án của Việt Nam thiếu hiệu quả, sản phẩm trí tuệ không được bảo vệ là những cản trở trong việc thương lượng trên diện thương mại quốc tế.

Bảng điểm cụ thể.

Luật pháp: Bao gồm quyền tài sản và tự do khỏi tham nhũng

Hệ thống tòa án hoàn toàn thiếu độc lập và thiếu hiệu quả.
Quyền sở hữu tài sản cá nhân không được tôn trọng, các vụ tranh chấp có thể kéo dài nhiều năm. Vi phạm tài sản trí tuệ là chuyện thường xuyên xảy ra. Tham nhũng xảy ra thường xuyên bởi sự thiếu minh bạc trong hệ thống và thiếu quyền tự do báo chí. Hệ thống quy trách nhiệm cho các quan chức vì những hành động sai trái cũng hoàn toàn thiếu hiệu quả. Nhiều công ty báo đã báo cáo phải hối lộ để được nhập hàng. Ngoài ra, Heritage cho rằng chính quyền thiếu dân chủ và thiếu trách nhiệm cũng bắt nguồn cho sự tham nhũng theo hệ thống.

h4bbc

Kiểm soát chính phủ : Bao gồm tự do tài chính và chi tiêu chính phủ.

Thuế thu nhập cao nhất là 35%, và thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất là 25%. Các loại thuế khác bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT và thuế nhà. Về tổng thể thuế chiếm khoản 24,3% thu nhập nội địa. Chi tiêu chính phủ bằng 30,3% GDP. Thâm hụt ngân sách vẫn cao, tuy nhiên nợ công được duy trì ở 38% GDP.

h5bbc

Độ hiệu quả của luật pháp: Bao gồm tự do kinh doanh, tự do lao động, tự do tiền tệ. Bất chấp những nỗ lực cải cách, hệ thống vẫn thiếu minh bạch. Mặc dù không quy định vốn bắt buộc là bao nhiêu, nhưng bắt đầu kinh doanh vẫn phải đợi lâu hơn mức trung bình của thế giới là 30 ngày và trải qua 7 giai đoạn. Việc hoàn thành các giấy tờ quy định, bản quyền vẫn chiếm nhiều hơn 100 ngày. Thị trường lao động vẫn tập trung chủ yếu vào khối quốc doanh, tuy nhiên hiện đang hiện hữu một thị trường lao động 'không chính thức' khác. Lạm phát năm 2011 ảnh hưởng nặng nề lên sự ổn định hệ thống tiền tệ.

h6bbc

Thị trường: Bao gồm tự do thương mại, tự do đầu tư, tự do tài chính

Hạn ngạch thương mại trung bình là 5,7%. Bất chấp nguyện vọng muốn thu hút thêm đầu tư nước ngoài, hệ thống đầu tư thiếu hiệu quả và nguồn đầu tư bị giới hạn. Khu vực tài chính tiếp tục mở rộng, thị trường vốn vẫn phát triển. Việc cho vay trực tiếp từ các ngân hàng thương mại do nhà nước sở hữu đã giảm mạnh trong những năm gần đây.

h7bbc


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.