Tại sao Nga sẽ không giúp Syria.


Quan điểm của Nga về hành động quốc tế trên cuộc khủng hoảng Syria có nhiều điều đắn đo với mối lo ngại về tác động sức mạnh của Mỹ hơn là với chính bản thân Syria.

[caption id="attachment_5047" align="alignleft" width="600"] Những người ũng hộ chế độ đặt các áp phích Assad và Putin bên ngoài Đại sứ quán Nga tại Damascus. Muzaffar Salman /
Associated Press[/caption]SAMUEL CHARAP. 01 Tháng 01 năm 2013.
Theo New York Times

BHM Lược dịch.

Washington.
Với tất cả các chuyến thăm ngoại giao cấp cao đến Moscow và các tiêu đề tin tức kèm theo, một người quan sát bình thường có thể dễ dàng kết luận rằng Nga nắm giữ chìa khóa để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Nhưng khi vòng đàm phán mới nhất thất bại vào cuối tuần này -- lần này giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Lakhdar Brahimi, Liên Hiệp Quốc và phái viên của Liên đoàn Ả Rập về Syria -- chứng minh kết luận, Nga sẽ không là một phần của giải pháp ở Syria.

Quan chức cấp cao của Nga đã làm rõ điều đó trong nhiều tháng, nhưng một số thành viên của cộng đồng quốc tế, có lẽ cho đến gần đây, suýt nữa không tin họ.

Sự nhầm lẫn này có thể xuất phát từ báo cáo thường xuyên trên các mối quan hệ ràng buộc Nga với Tổng thống Bashar al-Assad của Syria -- quân sự, tôn giáo, chia sẻ thông tin tình báo, vân...vân. Những yếu tố này chắc chắn đóng một vai trò trong cách tiếp cận của Moscow. Nhưng họ không giải thích lý do tại sao điện Kremlin đã ban hành ba sự phủ quyết với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, bóp méo quá khứ để xuống nước kêu gọi Thông cáo Geneva cho một quá trình chuyển đổi quyền lực một cách hòa bình, và tránh lựa chọn tham gia lời kêu gọi Assad từ chức. Moscow đã không thực hiện các bước này vì lợi ích của nó ở Syria hoặc bởi vì nó ủng hộ Assad -- thực sự, đầu mùa hè năm 2011, tổng thống Nga vào thời điểm đó, Dmitri Medvedev, đã cảnh báo rằng ngăn cản cải cách, ngay lập tức, "một số phận buồn bả đang chờ đợi anh ta".

Đúng hơn, thảm kịch ở Syria đã làm nổi lên sự khác nhau cơ bản giữa cách tiếp cận của Nga đối với can thiệp quốc tế và nhiều phần còn lại của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Moscow không tin Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cần có nhiệm vụ ủng hộ việc loại bỏ một chính phủ đang nắm quyền.

Nhiều người trong tổ chức chính sách đối ngoại của Nga tin rằng chuỗi can thiệp do Mỹ dẫn đầu mà kết quả là thay đổi chế độ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh -- ở Kosovo, Afghanistan, Iraq và Libya -- là một mối đe dọa cho sự ổn định của hệ thống quốc tế và có khả năng đe dọa cho "ổn định chế độ" trong chính nước Nga. Nga không tán thành các can thiệp này, và sẽ không bao giờ làm như vậy nếu nó nghi ngờ động cơ là loại bỏ một chính phủ đang nắm quyền.

Quan điểm cho rằng Nga cuối cùng có thể là mục tiêu của sự can thiệp như thế có lẻ được xem là vô lý ở Washington, nhưng nghi ngờ những ý định tiềm tàng trong tương lai của Mỹ đang dấy lên sâu sắc ở Moscow. Do đó, Nga sử dụng mọi quyền lực mà qua đó đã hình thành hệ thống quốc tế -- đặc biệt, chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của nó -- để tránh tạo ra một tiền lệ nguy hiểm mà cuối cùng có thể được sử dụng để chống lại nó.

Trong trường hợp của Syria, Moscow không thể được ai tin theo qua các động cơ của Mỹ được điều khiển hoàn toàn do tai họa nhân đạo mà Assad tạo ra. Thay vào đó, điện Kremlin nham hiểm xem địa chính trị là trò chơi, với động thái của Washington là tống khứ một chính phủ có chính sách đối ngoại mâu thuẫn lâu dài với lợi ích của Mỹ, đặc biệt là việc gắn kết với Iran. Vì vậy, khi Tổng thống Obama tuyên bố vào ngày 18 Tháng Tám, 2011, rằng "thời điểm đã đến cho Tổng thống Assad bước sang một bên" , từ đó thay đổi chế độ, một ưu tiên chính thức của Hoa Kỳ, cửa sổ tương đồng với Nga tại Liên Hiệp Quốc đã khép lại. Thực tế là các văn bản của các nghị quyết được đề xuất không phản ánh ưu tiên đó là không thích hợp, trước những gì Moscow đã thấy như là mục tiêu cuối cùng của Washington đã được công khai tuyên bố.

Kể từ đó, nhiều người đã cố gắng để thay đổi chính sách của Nga, và tất cả đã thất bại. Các nhà báo thường vô tình kéo dài một nhu cầu nhận thức "có lối đi khác ở Moscow" khi mỗi tuyên bố của Nga được phân tích từ ngữ về các gợi ý ẩn kín một sự thay đổi chính sách sắp xảy ra. Điều này đặc biệt đúng trong những tuần gần đây khi đánh giá của Nga về các sự kiện tinh tế đã thay đổi, người Nga có thể là giáo điều, nhưng họ không phải là mù quáng. Tuy nhiên, một đánh giá thay đổi trong trường hợp này sẽ không dẫn đến một chính sách đã thay đổi. Lý do rất đơn giản: Quan điểm của Nga về hành động quốc tế trên cuộc khủng hoảng Syria có nhiều điều đắn đo với mối lo ngại về tác động sức mạnh của Mỹ hơn là với chính bản thân Syria.

Vì vậy, nếu Nga không thể là một phần của một giải pháp có liên quan đến Hội đồng Bảo an, tại sao cộng đồng quốc tế bỏ phí rất nhiều thời gian tán tỉnh các nhân vật cấp cao của Nga ở Syria? Một số người nói rằng Nga có thể, nếu chọn như thế, áp lực Assad đi vào thực hiện những nhượng bộ cần thiết cho một giải pháp đàm phán. Có lẽ Nga đã tác động như vậy với Assad 12 hoặc 18 tháng trước đây. Nhưng bây giờ ông ta ở trong một cuộc chiến cho sự sống còn, và không có lý do chính đáng để tin rằng ông ta sẽ làm điều gì đó nhiều hơn nụ cười và cái gật đầu tại bất kỳ tối hậu thư nào từ Moscow. Và kể từ khi một tối hậu thư có tính giả thuyết như vậy, tối thiểu cũng sẽ liên quan đến sự ra đi ngay lập tức của Assad, vì đó sẽ là cách duy nhất để có được phe đối lập trên bàn thương thuyết, nó sẽ vẫn là một giả thuyết.

Nếu có một trong những kết quả có thể cảm nhận được với mọi hoạt động ngoại giao gần đây, nó là sự trao quyền của Moscow. Điều này có thể chứng minh thoáng qua, nhưng trong khi chờ đợi thời gian và năng lượng của cộng đồng quốc tế, tốt hơn nên xử dụng những nỗ lực vào mục đích mà qua đó có tiềm năng để kiến tạo một sự chuyển hóa ở Syria.

Samuel Charap là thành viên cao cấp đặc trách Nga và Âu Á tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.