Thách thức của châu Á trong năm 2013: Chủ nghĩa dân tộc.


Căng thẳng đang bị đun nóng, nhưng vấn đề lớn nhất là không một ai thử làm nguội chúng.

[caption id="attachment_5078" align="alignleft" width="553"]Tàu Nhật Bản và Trung Quốc trong một bế tắc hồi tháng mười một. Associated Press Tàu Nhật Bản và Trung Quốc trong một bế tắc hồi tháng mười một. Associated Press[/caption]Michael Auslin. 03 Tháng 1 2013, 11:48 ET.
Theo Wall Street Journal

BHM Lược dịch.

Sự chú ý của phương Tây có lẽ bị tập trung vào "vách đá tài chính" của Mỹ và khả năng tan vỡ của khu vực đồng euro, nhưng châu Á, đặc biệt là phía đông bắc, cung cấp những thách thức riêng của nó trong năm 2013 mà có thể ảnh hưởng đến sự ổn định toàn cầu. Trước những đối địch khu vực và thiếu tin tưởng lẫn nhau, có rất ít lý do để tin rằng các vấn đề của châu Á sẽ được giải quyết trong vòng 12 tháng tới. Thay vào đó, chúng chỉ có thể trở nên cay đắng, dẫn đến các tình thế phức tạp lớn hơn xuôi theo thời gian.

Có lẻ như nó có vẻ, Kim Jong Eun bây giờ là lãnh đạo cao cấp ở Đông Bắc Á. Hai tháng cuối cùng của năm 2012 đã nhìn thấy chức vị được đề bạt của Xi Jinping đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, Shinzo Abe trở lại nắm quyền ở Nhật Bản sau năm năm, và Park Geun-hye được bầu là nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc. Bản tứ tấu của các nhà lãnh đạo này là sẽ phải học cách sống chung với nhau.

Với bây giờ, mỗi người sẽ bị tập trung vào nền kinh tế trong nước của mình. Kim tiếp tục tán tỉnh với những ý tưởng cải cách, mặc dù đến một mức độ nào đó vẫn còn âm u -- và không đáng tin cậy. Xi phải đối phó với sự sụt giảm đáng lo ngại ở Trung Quốc qua đó đặt ra những câu hỏi về sự ổn định xã hội và tính hợp pháp của Đảng Cộng sản.

Cử tri Nhật Bản đã tống khứ Đảng Dân chủ Nhật Bản chỉ sau ba năm, do việc tăng thuế bán hàng gây tranh cãi, cùng với sự thất bại lớn hơn trong việc đưa đất nước ra khỏi tình trạng giảm phát, chế ngự nợ công, và đáp ứng có hiệu quả với trận động đất năm 2011. Với cô Park, cô được thừa hưởng một quốc gia mà đã nhìn thấy niềm tin của công chúng trong những viên chức dân cử giảm bớt giửa bối cảnh bê bối tham nhũng.

Với quy mô của vấn đề, những sáng kiến ​​kinh tế của các nhà lãnh đạo này cho đến nay không đáng khích lệ. Sự thanh lọc những sĩ quan quân đội của Kim hồi năm ngoái chỉ đơn thuần là bước theo gót các bài phát biểu đôn đốc sự trung thành lớn hơn với đảng. Chẵng phải Xi cũng không phải Abe đã đề xuất được những cải cách kinh tế quan trọng, và trong thực tế Abe có thể làm tổn thương Nhật Bản và châm ngòi cho một cuộc chiến tiền tệ bằng việc tung tiền ra dễ dàng hơn.

Từ quan điểm kinh tế như thế, có rất ít lý do để lạc quan về năm 2013, nhưng địa chính trị lại gợi lên những tình huống bi quan hết sức. Tuần này, một bài phát biểu bất ngờ trên truyền hình đón năm mới, Kim kêu gọi chấm dứt đối đầu với miền Nam, chắc chắn sẽ gia tăng hy vọng cho một bước đột phá trong quan hệ Bình Nhưỡng-Seoul. Thế nhưng, kinh nghiệm nên làm dịu bớt những kỳ vọng. Có những báo cáo đáng tin cậy rằng vụ thử hạt nhân lần thứ ba của miền Bắc, sau khi phóng tên lửa thành công hồi cuối tháng qua, có thể chỉ cách vài tuần.

Thử nghiệm như vậy chắc chắn nâng cao lo ngại rằng Bình Nhưỡng đang tiến gần hơn việc sản xuất đầu đạn hạt nhân để phù hợp với tên lửa của nó, mà điều đó sẽ vĩnh viễn làm thay đổi động lực an ninh của châu Á. Điều này gây áp lực rất nhiều cho Mỹ để chứng minh độ tin cậy của chiếc ô hạt nhân của mình với Nhật Bản và Hàn Quốc. Nó cũng sẽ làm tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, với niềm tin rằng Bắc Kinh mặc nhiên hỗ trợ cho chế độ của Kim.

Kế tiếp, là các tranh chấp đảo của khu vực, trong đó một số lượng ngày càng tăng các nhà phân tích tin rằng sẽ dẫn đến xung đột thực sự. Nhật Bản gần đây đã thông báo sự có mặt của một lực lượng hải quân đặc biệt để đối phó cụ thể với những xâm nhập vào vùng biển tranh chấp chung quanh những gì nó gọi là quần đảo Senkaku, và Tokyo tin rằng thông điệp của Trung Quốc cho máy bay không quân lượn lờ trên bầu trời các hòn đảo tạo động cơ cho cuộc khủng hoảng. Nó không ngăn được ông Abe nổi cáu bằng việc vận động một chủ nghĩa dân tộc kiên cường.

Cũng thế, những ngày này ông Xi đang nói về "hồi sinh" dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc. Ngay cả nếu chúng ta bỏ qua những lời lẽ khoa trương của ông ta, Bắc Kinh khẳng định rằng việc quốc hữu hóa những hòn đảo của Tokyo làm rối tung hiện trạng hàng thập kỷ qua, và không sẳn sàng thảo luận về những đường lối để giảm căng thẳng cho đến khi Nhật Bản chịu rút lại việc làm của họ. Một tính toán sai lầm hoặc một sự cố ở vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku thực sự có thể dẫn đến xung đột, mặc dù chiến tranh chính thức thì không có khả năng. Căng thẳng Trung-Nhật, tuy vậy, đã làm hỏng quan hệ thương mại và có thể gây ra sự gián đoạn kinh tế hơn nữa ở một trong những khu vực hội nhập nhất trên thế giới.

Tranh chấp về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông cũng tiếp tục, với Trung Quốc gần đây đã công bố các "quy tắc" hàng hải mới mà nhiều người lo sợ tạo cho nó quyền ngăn cản việc đi qua vô hại trên lãnh hải của nó. Kể từ đó, Bắc Kinh đã hạn chế mục tiêu của chính sách này, nhưng các vấn đề khác trở nên cay độc. Cuộc đối đầu trực tiếp kéo dài hàng tháng giữa Manila và Bắc Kinh mùa hè năm ngoái trên đảo ngầm Scarborough vẫn còn là một điểm đau, trong khi Hà Nội gần đây tuyên bố sự can thiệp của Trung Quốc với các tàu thăm dò dầu.

Đến nay, Bắc Kinh đã thành công trong việc ngăn chặn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á chính thức thông qua một phương pháp tiếp cận đa phương để đối phó với các tranh chấp hàng hải. Nếu bây giờ Bắc Kinh cố gắng lần lượt hạ gục các quốc gia nhỏ hơn theo từng nước một, căng thẳng sẽ tồi tệ hơn. Các nước láng giềng Đông Nam Á của Trung Quốc chắc chắn cũng đang quan sát việc mở rộng một đơn vị quân sự đồn trú ở quần đảo Hoàng Sa mà đã được công bố vào năm ngoái.

Tất cả những âm thanh này đều đáng lo ngại, nhưng có lẽ xu hướng đáng lo ngại nhất ở Đông Á là thiếu tiến trình đầy đủ trên việc giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong những vấn đề này. Không có sáng kiến ​​ngoại giao được đề xuất, và cũng không có quốc gia nào tìm kiếm các giải pháp song phương qua đó có thể hình thành cơ sở cho thỏa thuận rộng lớn hơn. Thay vào đó, các chính trị gia tiếp tục nạp thêm ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa nhiều hơn, khi quan điểm của họ trở nên cương quyết hơn.

Hoa Kỳ có thể là một trọng tài của trật tự khu vực, nhưng nó từ chối giúp giải quyết các vấn đề châu Á. Mặc dù chính quyền Obama hùng biện cho việc chuyển đến châu Á, nó đã cho biết ý định của mình là tránh xa những tranh chấp lãnh thổ. Nó thậm chí không có bất kỳ phản ứng nào đối với các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Có vẻ như rằng châu Á có riêng cách giải quyết các vấn đề của nó. Thực tế cho thấy là nó ít quan tâm đến việc làm, cho nên cần nâng cao báo động tại các thủ đô của thế giới. Sau hết, cách nay một thế kỷ, Châu Âu cho thấy tự bản thân mình không thể giải quyết nổi một loạt các tranh chấp, mặc dù có hội nhập kinh tế sâu. Một trăm năm kể từ năm 1914 (xảy ra đệ nhất thế chiến...BHM, chỉ còn một năm nữa, nhưng những bài học của nó có thể đã bị lãng quên.

Auslin là một học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington và phụ trách một chuyên mục cho Wall Street Journal.


BHM Lược dịch. © 2012 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.