Vết thương chiến tranh đã phai mờ, nhưng vẫn còn nguyên ở châu Á


Trong khi ở châu Âu, những vết thương chiến tranh đã phai mờ ; ở châu Á ngược lại, những vết thương chiến tranh vẫn còn nguyên. Đó là những tranh chấp trên các quần đảo Kirul ; Takeshima / Dokdo ; Senkaku / Điếu ngư ; Hoàng sa Trường sa.v...v...

[caption id="attachment_5190" align="alignleft" width="300"] Các hòn đảo tranh chấp trong Quần đảo Kuril. Ảnh vi.wiki[/caption]Francesco Sisci. 18/ 01/ 2013.
Theo Asia Times

BHM Lược dịch.

Khi phân tích những di sản của chiến tranh thế giới thứ II và những tác động của chiến tranh lạnh ở các nước châu Âu và châu Á ngày nay, nó chỉ công bằng với tác giả này, như là một người Ý, để bắt đầu với Italy. Ý là thành viên thứ ba và yếu nhất trong các quốc gia của phe Trục bị đánh bại trong chiến tranh thế giới thứ II, nhưng nó đã trở nên nổi tiếng từ cuộc xung đột và vẫn còn tuyên bố đã từng chiến thắng, ít nhất là một nửa chiến thắng.

Vào năm 1943, mỗi nửa của đất nước chuyển sang mỗi bên, liên minh với người Mỹ và tổ chức ũng hộ du kích. Huyền thoại là các lực lượng này đóng góp vào thắng lợi hoàn toàn chống lại Hitler, thực tế là Italy cảm thấy -- và vẫn còn cảm thấy -- yếu trên cả hai mặt của lịch sử. Chúng tôi đã yếu khi là đồng minh của người Đức (chúng tôi góp phần vào thất bại của họ) và yếu khi là đồng minh của người Mỹ (chúng tôi đã không đóng góp đáng kể vào chiến thắng của họ).

Không có điểm tựa, Ý vẫn cảm thấy như một thực thể ủy mị sẵn sàng bán mình cho bên nào đe dọa nhiều nhất. Do đó, Italia đã từ bỏ chính sách đối ngoại, đầu tiên là phục tùng người Mỹ, sau đó là châu Âu, và cuối cùng cho cả hai.

Nước Đức thì khác. Nó trở nên nổi tiếng từ chiến tranh và lối suy nghĩ nó đã đối xử bất công với thế giới và chính nó. Sau đó, nó đứng vào phe đồng minh là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, luôn từ chối tham gia vào liên quân sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nó rất thận trọng trong cuộc xung đột Iraq vào năm 2003, từ chối đi vào Libya trong năm 2011. Nó đã bị buộc phải can thiệp vào châu Âu trong cuộc khủng hoảng đồng euro, có lẽ do e sợ rằng tham vọng trong quá khứ của nó sẽ dẫn nó một lần nữa nghiền ngẫm việc nuốt trọn lục địa châu Âu.

Nhật Bản có vẻ là một câu chuyện khác, nhưng chủ yếu là do bối cảnh khu vực khác nhau của nó.

Tại châu Âu, chiến tranh lạnh kết thúc năm 1989 với sự sụp đổ của Bức tường Berlin và sự sụp đổ tiếp theo của Liên Xô. Ở châu Á, chủ nghĩa cộng sản đã đưa ra một con đường khác.

[caption id="attachment_5191" align="alignleft" width="300"] Senkaku. Ảnh Flickr[/caption]Trong những năm 1970, Trung Quốc liên minh với Mỹ chống lại Liên Xô, và một thập kỷ sau đó giới thiệu những các cải cách thị trường, đó là, nó đã trút hết nổi lòng cho chủ nghĩa tư bản từng bị cấm. Con đường này đã được theo sau bởi Việt Nam, vốn đã bị Liên Xô từ bỏ trong những năm 1990. Trụ cột thứ ba của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á, một đất nước đã nhen nhóm Chiến tranh Lạnh vào năm 1950, Bắc Triều Tiên, lại đi đến thái cực khác, gắn bó với những kẻ trộm xã hội chủ nghĩa cũ rích của nó và tự cô lập với tất cả mọi người, cả với các thầy cũ và là các đồng minh (Trung Quốc và Nga) lẫn những kẻ thù cũ của nó (Nhật Bản và Mỹ).

Với sự thống nhất của hai miền nước Đức vào năm 1990, di sản Chiến tranh Lạnh đã được xoá bỏ hoàn toàn ở châu Âu, nhưng ở châu Á, chúng vẫn còn tồn tại. Triều Tiên vẫn còn bị chia rẽ, và quan trọng hơn, Đài Loan tư bản đã không thay đổi được Trung Quốc "đỏ" và dường như không làm như vậy -- mặc dù tâm lý tư bản chủ nghĩa đã thành lập được một chỗ đứng vững chắc ở Bắc Kinh.

Với thời gian, mối quan tâm về địa chính trị và lịch sử ở châu Á đã trở nên quan trọng hơn so với những chia rẽ hoặc các mối quan hệ về tư tưởng. Việt Nam đã chiến đấu một cuộc chiến tranh kéo dài một thập kỷ chống Mỹ, gần đây đã quyết định ôm hôn Mỹ, kẻ thù cũ của nó ; trong khi sợ hãi một kẻ thù thậm chí cũ hơn, Trung Quốc, quốc gia mà vẫn còn là người anh em ý thức hệ của nó. Trong khi đó, Hàn Quốc tư bản, một bức tường thành chống chủ nghĩa cộng sản đã được cứu bởi Washington tránh khỏi một sự tiếp quản của Bắc Triều Tiên trong những năm 1950, ngần ngại trước ý tưởng bắt tay với Nhật Bản tư bản, ông chủ thuộc địa cũ đáng ghét của nó, chống lại "cộng sản" Trung Quốc.

Ở châu Á, di sản của Chiến tranh Lạnh trượt vào lịch sử cổ đại chưa được giải quyết của khu vực. Trong khi ở châu Âu, cuộc đối đầu giữa Đức, Pháp, và Anh, qua đó đã tạo ra ba thế kỷ chiến tranh, đã biến mất, ở châu Á di sản chiến tranh thế giới thứ II vẫn còn có thể nhìn thấy trên các bản đồ quốc gia.

[caption id="attachment_5192" align="alignleft" width="75"] Takeshima. Ảnh Flickr[/caption]Nhật Bản, bị đánh bại trong chiến tranh thế giới thứ II, vẫn nắm giữ những khu vực như đảo Takeshima (được biết đến tại Hàn Quốc là Dokdo) -- và đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) , mà chúng cũng được tuyên bố chủ quyền bởi các cường quốc chiến thắng, Hàn Quốc và Trung Quốc. Quần đảo tranh chấp Senkaku / Điếu Ngư là một di sản của loại lịch sử này, khi Hoa Kỳ giao chúng cho Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II.

Đúng, cả hai quốc gia vẫn còn phải đối mặt với các vấn đề chưa được giải quyết của chiến tranh lạnh, do đó, những quyền lợi của họ có thể được coi là yếu hơn. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng có những tranh chấp chưa được giải quyết với Nga, trong đó Nga khẳng định quyền chiến tranh vào cuối Chiến tranh thế giới thứ II và chiếm đóng một số đảo phía Bắc mà vẫn đang được tuyên bố chủ quyền bởi Tokyo, bao gồm cả quần đảo Kuril. Tokyo cảm thấy Moscow đã sai khi tấn công nó vào lúc đất nước đã phải quỳ gối, và Washington biết rằng bằng cách đó Nhật Bản có thể cũng đã góp phần vào chiến thắng Chiến tranh Thế giới II của Đồng Minh.

Nếu vào năm 1941 Tokyo tấn công Liên Xô từ phía đông, trong khi Berlin đã tấn công từ phía tây, Moscow có thể đã sụp đổ, và cuộc chiến có thể đã có một chiều hướng hoàn toàn khác.

Nhật Bản cảm thấy nó đã thẳng thắn bị đánh bại bởi Mỹ một lần vào năm 1945 và một lần nữa vào cuối những năm 1980, thời gian đó là trong cạnh tranh kinh tế. Nhưng Nhật Bản cũng cảm thấy nó chiến thắng quân sự và kinh tế trong các nước châu Á khác hồi năm 1945 và thậm chí sau đó, khi nền kinh tế của nó bùng nổ cho đến những năm 1980.

Thậm chí sau đó, Tokyo đã tiến hành giúp đỡ kinh tế cho nhiều nước trong khu vực. Washington, vì những lý do riêng của mình, đã buộc Nhật Bản đầu hàng các quốc gia châu Á khác vào các thời điểm nhất định. Nhưng mà nếu không có sự can thiệp của Mỹ trong Thế chiến II, bây giờ Nhật Bản có thể đã chiếm toàn bộ Trung Quốc, và Nhật Bản có thể có khả năng như Mãn Châu vào 350 năm trước, tự Trung quốc hóa , do bị chinh phục bởi nền văn hóa truyền thống Trung Quốc xâm nhập và xâm lấn.

Nhật Bản hiện có thể là một ngôn ngữ nhỏ hơn, và Trung Quốc có thể không có khả năng trải qua quá trình bình thường hóa và Tây phương hóa có quy mô mà lại đã xảy ra sau khi cộng sản tiếp quản.

Điều này đã không xảy ra, nhưng một vài cái gì khác đã xảy ra. Liên Xô, những người đến sau trong Chiến tranh thế giới thứ II không chỉ chiếm một vài hòn đảo ở miền bắc Nhật Bản, mà quan trọng hơn, đã đột ngột tấn công vào Mãn Châu do Nhật Bản chiếm đóng, nơi mà trước đây những người cộng sản Trung Quốc ốm yếu, đói khát đã được tập hợp lại. Ở đây, Liên Xô trang bị và hỗ trợ cho những người cộng sản Trung Quốc để đánh bại thành phần dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc, được duy trì bởi người Mỹ, quốc gia đã thắng cuộc chiến ở châu Á nhưng vẫn bị cách biệt với hậu quả tai hại do lịch sự với Trung Quốc của nó.

Nếu không có sự hỗ trợ của Liên Xô cho những người cộng sản Trung Quốc và Mỹ có thái độ xa lánh trong các vấn đề Trung Quốc, Mao Trạch Đông có thể chưa bao giờ chiến thắng trong cuộc nội chiến và có thể vẫn còn chỉ là một chú thích nhỏ trong lịch sử Trung Quốc.

Trên mặt trận phía Tây, Liên Xô đã đánh bại người Đức và giải phóng Đông Âu khỏi ách thống trị của Đức quốc xã. Đóng góp của Moscow ở châu Á cũng chưa bao giờ rõ ràng hoặc là tuyệt vời.

Những điều này chắc chắn đều là tưởng tượng, nhưng chúng lại thiết lập nên vũ đài thực sự cho những sự kiện đầy kịch tính hiện nay trên quần đảo Senkaku / Điếu Ngư và ảnh hưởng ở Biển Đông. Trong thực tế, Chiến tranh Lạnh chưa kết thúc trong khu vực, và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ II chưa bao giờ được thiết lập và xác định rõ ràng .

Mọi vấn đề trong câu chuyện này, có nhiều điều đang mở cuộc tranh luận và giải thích, mà một vài điểm rõ ràng là :

  • Người Mỹ duy nhất là người chiến thắng rõ ràng ở chiến tranh thế giới thứ II trong khu vực.

  • Nhật Bản chỉ bị đánh bại bởi người Mỹ, không một ai khác có thể tuyên bố chiến thắng một cách rõ ràng.

  • Mỹ, vì lý do chiến lược của riêng mình (Chiến tranh Lạnh đang diễn ra), đã không "loại bỏ phong cách Nhật" của Nhật Bản như nó đã "loại bỏ phong cách Đức" của Đức sau chiến tranh..

  • Người Trung Quốc và người những nước khác đã góp phần bằng cách ngăn chặn quân đội Nhật -- nhưng trong một chừng mực nào đó cũng đã làm cho Nhật Bản không tấn công Moscow.

  • Trung Quốc đã được Mỹ giúp đỡ hai lần, chống lại Nhật Bản trong Thế chiến II và chống lại nước Nga trong những năm 1970. Nếu không có Trung Quốc, hầu như Mỹ đã có một thời gian khó khăn hơn ; nhưng nếu không có Mỹ, Trung Quốc cũng đã phải quỳ gối tới hai lần.

  • Nhật Bản đã giúp châu Á và Trung Quốc sau Thế chiến II, và sự tăng trưởng của Trung Quốc đã giúp phát triển châu Á.


[caption id="attachment_5194" align="alignleft" width="75"] Hoàng sa. Ảnh Flickr[/caption]Tuy nhiên, có những yếu tố khác làm phức tạp hình ảnh. Không giống như ở châu Âu, nơi mà nước Mỹ không bị đánh bại, Washington đã có vết sẹo ở châu Á. Hoa Kỳ đã không hoàn toàn đánh bại Trung Quốc tại Hàn Quốc vào những năm 1950, và nó đã bỏ lở chiến tranh Việt Nam. Ở chiến tranh Việt Nam, một sự điều chỉnh chính trị với Trung Quốc tạo nên kết quả cuối cùng.

Những sự thật này cung cấp bối cảnh cho một câu hỏi khác. Trung Quốc, trong số những nước khác, không công khai thừa nhận một số các sự kiện trên, và sự tăng trưởng của nó đang để lại vết sẹo cho mọi người khác khi xuất hiện một đống vấn đề chưa được giải quyết trong khu vực, những vết thương, và những vết sẹo. Phát triển hòa bình của Trung Quốc trong hiện tại và tương lai đòi hỏi phải thừa nhận những sự kiện này để làm cho không khí trong sạch trong khi đối mặt với nhiều sự hiểu lầm có thể liên quan đến tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc và đấm ngực nói dốc ở trong và ngoài nước.

Những giải thích chi tiết lẫn nhau sẽ không đủ để giải quyết vấn đề quần đảo Senkaku / Điếu Ngư, nhưng có thể tạo ra một môi trường tốt hơn để đối mặt với các vấn đề với những cái đầu lạnh hơn.

Một số người ở Trung Quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ đang giật dây trong một âm mưu phức tạp để ngăn chặn sự tăng trưởng của Bắc Kinh -- và một số ở Mỹ và trong khu vực có thể đồng ý với điều đó. Nhưng một số người ở Trung Quốc có thể hỗ trợ kế hoạch này của Mỹ, khi họ nhìn thấy trong đó một cơ hội để đánh bại các lãnh đạo hiện tại và mở lại những cơ hội cho phe mà đã hỗ trợ cho Bạc Hy Lai theo tân chủ nghĩa Mao, đã bị lật đổ năm ngoái sau một vụ bê bối lớn ở Trùng Khánh.

Đối với tất cả bọn họ, đọc quá khứ chỉ là một cái cớ để thực hiện kế hoạch trong tương lai. Tuy nhiên, ngay cả nếu nó hiện thực, những lý do trong chính trị và trong cuộc sống hàng ngày là rất quan trọng để chuyển hướng những suy nghĩ chưa được quyết định. Sau đó chúng ta sẽ được xem nếu người dân Trung Quốc được đi đi lại lại, họ sẽ lựa chọn thiết lập thành tích lịch sử trên một cách giải quyết thật thà hơn hoặc gạt bỏ quá khứ và tập trung vào việc thúc đẩy và xô đẩy hiện tại.

Để chắc chắn, như hành vi của động vật luôn luôn chứng minh, thúc đẩy thì dễ dàng hơn suy nghĩ và những người lập kế hoạch chiến tranh trên toàn thế giới chuẩn bị cho những sự việc hết sức bất ngờ, xảy ra không bình thường. Những yếu tố này sẽ dẫn chúng ta tin rằng chỉ có điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra chung quanh quần đảo Senkaku / Điếu Ngư.

Tuy nhiên, sự ham muốn sống còn và tiến hóa cũng rất mạnh mẽ, và trong trường hợp này đó là các lợi ích lẫn nhau trong việc hội nhập của Trung Quốc vào thế giới, một cái gì đó mà Bắc Kinh đã nhìn thấy rất rõ ràng trong những thập kỷ gần đây.

Sau nữa, cũng có lý do để tin rằng Trung Quốc, người thụ hưởng lớn nhất từ diễn biến hòa bình của riêng nó, sẽ chọn từ bỏ con đường chiến tranh, dẹp bỏ các hành động khiêu khích, và thừa nhận một lịch sử mà qua đó sẽ mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho nó và cho tất cả các nước láng giềng ở vành đai Thái Bình Dương.

Francesco Sisci là một bình luận viên cho tờ "Il Sole 24 Ore hàng ngày" ở Ý .


BHM Lược dịch. © 2013 BOHEMIENVN

Trang Chủ


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.