Đánh giá của EIA Hoa Kỳ về Biển Đông.

Nguồn eia.gov
Biển Đông là một tuyến đường thương mại quan trọng trên thế giới và là một nguồn tiềm năng hydrocarbon, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, với các quốc gia tuyên bố yêu sách cạnh tranh quyền sở hữu trên biển và các nguồn tài nguyên của nó .
 15/ Tháng Hai/ 2013.Theo EIA (07/02/2013)

Trần Hoàng Sa Lược dịch.

Tổng quan

Trải dài từ Singapore và eo biển Malacca ở phía tây nam đến eo biển Đài Loan ở phía đông bắc, biển Đông là một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất trên thế giới. Biển giàu tài nguyên và giữ tầm quan trọng đáng kể trên mặt chiến lược và chính trị .

Khu vực này bao gồm hàng trăm hòn đảo nhỏ, đá và san hô, với phần lớn nằm ở các chuỗi đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều đảo trong số những hòn đảo này một phần đất đai bị ngập, đa số không thích hợp để ở và ít nhiều là những mối nguy hiểm đối với sự vận chuyển. Ví dụ, tổng diện tích đất đai của quần đảo Trường Sa bao gồm ít hơn 3 dặm vuông.

Một số quốc gia có chung biên giới biển tuyên bố quyền sở hữu các hòn đảo để yêu sách chủ quyền vùng biển chung quanh đảo và nguồn tài nguyên của nó. Vịnh Thái Lan giáp với Biển Đông, và mặc dù theo cách giải thích chính xác dựa vào luật pháp nó không phải một phần của Biển Đông, tranh chấp cũng nổi lên chung quanh quyền sở hữu vùng Vịnh đó và các nguồn tài nguyên của nó.

Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của châu Á thúc đẩy nhu cầu năng lượng trong khu vực. Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự kiến tổng tiêu thụ nhiên liệu lỏng (LNG) ở các nước châu Á bên ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gia tăng với một tốc độ tăng trưởng hàng năm là 2,6%, tăng từ khoảng 20% ​​của tiêu thụ thế giới trong năm 2008 lên hơn 30% tiêu thụ trên thế giới vào năm 2035. Tương tự như vậy, tiêu thụ khí đốt tự nhiên ở các nước châu Á không thuộc OECD tăng trưởng 3,9% mỗi năm, từ 10% tiêu thụ khí đốt thế giới trong 2008 đến 19% vào năm 2035. EIA cho rằng Trung Quốc chiếm 43% trong con số tăng trưởng đó.

Với sản xuất dầu nội địa của khu vực Đông Nam Á dự kiến ​​dậm chân tại chổ hoặc sút giảm khi tiêu thụ tăng, các nước trong khu vực sẽ xem xét đến các nguồn năng lượng mới để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trung Quốc đặc biệt thúc đẩy việc sử dụng khí đốt tự nhiên như là một nguồn năng lượng ưa thích và thiết lập một mục tiêu đầy tham vọng là gia tăng phần đóng góp của khí đốt thiên nhiên trong hỗn hợp năng lượng từ 3% đến 10% vào năm 2020. Biển Đông cung cấp tiềm năng cho những phát hiện khí đốt tự nhiên quan trọng, tạo nên động cơ bảo đảm việc dự phần lớn hơn trong sản xuất nội địa của khu vực.

Bản đồ Biển Đông


Nguồn dự trữ và tài nguyên.

EIA ước tính Biển Đông chứa khoảng 11 tỷ thùng dầu và trữ lượng 190 nghìn tỉ mét khối khí đốt tự nhiên có thể chứng minh và có thể xảy ra. Hydrocacbon thông thường hầu hết hiện ở trên các lãnh thổ không bị tranh chấp.

Thật khó để xác định số lượng dầu và khí tự nhiên ở Biển Đông vì chưa được thăm dò và vì những tranh chấp lãnh thổ. Phần lớn những khu vực được khám phá hiện nay tập trung trong các vùng biển không ai tranh giành, gần bờ biển của các quốc gia duyên hải. EIA ước tính có khoảng 11 tỷ thùng dầu dự trữ và 190 nghìn tỷ feet khối (TCF) trữ lượng khí đốt tự nhiên ở biển Đông. Những con số này đại diện cho cả trữ lượng đã được chứng minh và có thể như thế, tạo cho chúng gần gũi hơn với một ước tính cẩn thận. Cơ quan tư vấn Năng lượng Wood Mackenzie, ví dụ, nếu quy đổi theo dầu, ước tính vùng biển chỉ chứa 2,5 tỷ thùng dầu trong tổng số trử lượng dầu và khí đốt đã được chứng minh.

Ngoài trữ lượng đã được chứng minh và có thể xảy ra, Biển Đông có thể có thêm các hydrocacbon ở các vùng chưa được thăm dò. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) đã phân tích tiềm năng các khu vực có dầu thông thường và khí đốt chưa được khám phá trong lãnh vực địa chất của khu vực Đông Nam Á trong năm 2010 như là một phần của dự án đánh giá tài nguyên dầu khí thế giới (WPRAP) của nó. Nghiên cứu bao gồm một khu vực quan trọng của Biển Đông, qua đó USGS dự toán có thể có đâu đó giữa 5 đến 22 tỷ thùng dầu và giữa 70 đến 290 nghìn tỷ mét khối khí đốt trong các nguồn tài nguyên chưa được khám phá cho đến nay (không bao gồm Vịnh Thái Lan và các khu vực khác tiếp giáp với biển Đông). Những nguồn tài nguyên bổ sung này không được coi là dự trữ thương mại tại thời điểm này vì không rõ ràng nó sẽ khả thi về kinh tế như thế nào khi chiết xuất chúng.

Như đánh giá của USGS không kiểm tra toàn bộ khu vực, các nguồn tài nguyên chưa được khám phá có thể là lớn hơn. Trong tháng 11 năm 2012, Công ty Dầu khí Trùng dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) ước tính khu vực chứa khoảng 125 tỷ thùng dầu và 500 nghìn tỉ mét khối khí đốt tự nhiên ở trong các nguồn tài nguyên chưa được khám phá, mặc dù các nghiên cứu độc lập đã không xác nhận con số này.

Nguồn tài nguyên khí đốt tự nhiên chưa được khám phá của thế giới, 2012.
Nguồn tài nguyên dầu chưa được khám phá của thế giới, 2012.


Những khu vực không bị tranh giành.

Phần lớn trữ lượng hiện nay nằm trong lưu vực nước nông trên vùng mép biển. Tình trạng này phản ảnh sự thăm dò hạn chế ở các khu vực nước sâu. Việt Nam , Malaysia và Brunei có một lịch sử phát triển lâu dài ở Biển Đông. Thiếu tiềm năng đi biển đáng kể, hiện nay họ đã đầu tư vào công nghệ xa bờ, mạng lưới đường ống, và giàn khoan ; các đối tác nước ngoài thường cung cấp chuyên môn. Do đó, các nước này có dự trữ dầu và khí đốt cao nhất ở  biển Đông.

Tuy nhiên, trong vài năm qua, các công ty đã bắt đầu mạo hiểm ra xa bờ hơn nữa trong nỗ lực tìm kiếm những khám phá mới để bù đắp cho các nơi khai thác đang sút giảm. Những khám phá tương đối gần đây chẳng hạn như khu vực khai thác khí 3-1 Liwan của Trung Quốc, được phát hiện vào năm 2006, chứng tỏ tiềm năng của việc thăm dò nước sâu. Các công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc đã xây dựng thành công bước đầu tại lưu vực cửa sông Pearl và đang nhanh chóng mở rộng hoạt động xa bờ trong một nỗ lực để tìm nguồn dự trữ mới và gia tăng sản xuất.

Thay vì cố gắng hoạt động thăm dò và sản xuất (E & P) đơn phương trong lãnh thổ bị tranh chấp, một số nước đã chọn tham gia hợp tác ở Biển Đông. Malaysia và Brunei giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong năm 2009 và đã hợp tác để khám phá vùng biển ngoài khơi Brunei. Thái Lan và Việt Nam đã cùng nhau phát triển khu vực Vịnh Thái Lan, mặc dù tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra. Những trường hợp thành công này tương phản với các phần Biển Đông đang bị tranh chấp bởi nhiều bên, qua đó cho thấy có ít sự phát triển năng lượng ở khu vực tranh chấp.

Ước tính Trữ lượng đã được chứng minh và có thể xảy ra của Biển Đông.
Tên nướcTrữ lượng dầu thô và khí lỏng (tỷ thùng)Trữ lượng khí tự nhiên (nghìn tỷ feet khối)
Brunei 1,515
Trung quốc1,3 15
Indonesia0,355
Malaysia 5,0 80
Philippines0,24
Đài Loan----
Thái Lan -- 1
Việt Nam 3,020
Tổng11,2 190


Lưu ý: Tổng số dự trữ không bao gồm Vịnh Thái Lan hoặc dự trữ trên bờ.
Ước tính dự trữ được dựa trên tình trạng sở hữu khu vực khai thác.
Nguồn: EIA Mỹ, dầu khí Journal, IHS, CNOOC, PFC Energy.

Tranh chấp lãnh thổ.
Quần đảo Trường Sa.

EIA ước tính khu vực chung quanh quần đảo Trường Sa hầu như không có trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh hoặc khả tín. Nguồn tin công nghiệp cho thấy hiện tại có ít hơn 100 tỷ feet khối (BcF) trong dự trữ khí đốt tự nhiên có hiệu quả kinh tế đang tồn tại trong các khu vực chung quanh. Tuy nhiên, khu vực quần đảo Trường Sa có thể chứa đáng kể các loại hydrocarbon trầm tích và chưa được khám phá. Đánh giá của USGS ước tính ở nơi nào đó giữa 0,8 đến 5,4 (có nghĩa là 2,5) tỷ thùng dầu và giữa 7,6 đến 55,1 (có nghĩa là 25,5) tỷ feet khối khí tự nhiên trong các nguồn tài nguyên chưa được khám phá.

Bằng chứng cho thấy rằng hầu hết các nguồn tài nguyên có khả năng nằm trong Reed Bank bị tranh cãi, ở phía cuối đông bắc quần đảo Trường Sa, được tuyên bố chủ quyền bởi Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Việt Nam bắt đầu khám phá khu vực vào năm 1970 và phát hiện ra khí đốt tự nhiên vào năm 1976. Sterling Energy có trụ sở tại Mỹ đã giành được quyền khai thác trong năm 2002, và Forum Energy của Vương quốc Anh mua lại quyền khai thác trong năm 2005 và đã trở thành nhà điều hành của nó. Tuy nhiên, những phản đối của Trung Quốc đã làm cho sự phát triển tạm dừng, và quyền khai thác vẫn còn chưa được xử dụng.

Quần đảo Hoàng Sa.

Khu vực quần đảo Hoàng Sa không được phát hiện ra dầu thông thường và các lĩnh vực khí đốt có ý nghĩa và do đó không có trữ lượng đã được chứng minh hay có thể xảy ra. Bằng chứng địa chất cho thấy khu vực này không có tiềm năng đáng kể trong các lĩnh vực hydrocarbon thông thường.

Thăm dò và sản xuất.

Biển Đông đặt ra những thách thức trên một địa bàn rộng lớn về địa chất, công nghệ, và chính trị đối với việc phát triển nguồn tài nguyên hydrocarbon.

Trong khi các công ty dầu mỏ quốc gia (NOCs) đã thành công trong việc chiết xuất hydrocarbon gần bờ của Biển Đông, phần lớn các khu vực trình bày những thách thức khó khăn đối với việc phát triển. Ngoài các tranh chấp địa chính trị, các khu vực tranh chấp của biển phải đối mặt với những mối quan tâm về địa chất và công nghệ.

EIA ước tính Biển Đông có nhiều khả năng là một nguồn khí đốt tự nhiên hơn là một nguồn dầu, vì vậy các nhà sản xuất sẽ phải xây dựng các đường ống dẫn đắt tiền dưới biển để đưa khí đến các cơ sở chế biến. Những lưu vực ngầm và các dòng chảy mạnh đặt ra những vấn đề địa chất ghê gớm, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng của khí đốt ở nước sâu. Khu vực cũng dễ bị bão lớn và các cơn bão nhiệt đới, không thể xử dụng được loại khoan cứng và các nền tảng sản xuất rẻ hơn. Các nguồn lực công nghiệp cho thấy những đổi mới kiểu khoan ở vùng nước sâu đã đi tiên phong khắp Vịnh Mexico sẽ như là mô hình phát triển cho Biển Đông, bao gồm cả việc buộc chân (giàn khoan) bằng áp lực trong việc lắp đặt dụng cụ sản xuất và dùng khoan áp lực để hoạt động trong môi trường nước sâu có áp suất cao. NOCs đã hợp tác với các công ty quốc tế để cung cấp công nghệ và thiết bị thăm dò biển sâu và những hoạt động khoan dò.

Ước tính sản lượng hydrocarbon thông thường của Biển Đông.
 
Ước tính sản lượng ở Biển Đông (2011)Những chủ sở hữu và điều hành hợp đồng ở Biển Đông
Quốc gia Dầu (*) .1000 thùng / ngày Khí đốt tự nhiên. tỷ feet khối Khu vực sản xuất và thăm dò Chủ yếuCác Công ty Dầu khí Quốc gia Doanh nghiệp nước ngoài.
Brunei120 400 Baram DeltaPetroleumBRUNEI Petroleum BHP Billiton, ConocoPhillips, Hess Corporation, Kulczyk Oil Ventures , Mitsubishi Corporation, Murphy Oil, PETRONAS, Polyard Petroleum, QAF Brunei, Shell, Total
Trung Quốc250 600Pearl River Mouth Basin, Qiongdongnan BasinCNOOC, Sinopec, CNPCBG Group, BP, Chevron, ConocoPhillips, Eni, ExxonMobil, Husky, Newfield, Shell, Total
Indonesia60200 Natuna Basin PT Pertamina (Persero)PetroChina, Chevron, CNPC, ConocoPhillips, Eni, ExxonMobil, Husky, KUFPEC, PETRONAS, Santos, Statoil, Total
Malaysia500 1800 Sabah Sarawak, Malay Basin (w / Thái Lan) PETRONAS Lundin, BHP Billiton, ConocoPhillips, ExxonMobil, Hess, KUFPEC, MDC O & G, Murphy Oil, Newfield, Nippon, Petrofac, Roc Oil, Shell, Talisman Energy
Philippines25 100 Palawan BasinPNOC ExxonMobil, Shell
Thái Lan----Vịnh Thái Lan, Malay Basin (w / Malaysia) PTTEPBG Group, Chevron, Shell
Việt Nam 300300 Lòng chảo Cửu Long, Lòng chảo Nam Côn SơnTập đoàn Dầu khí Việt NamKNOC, ConocoPhillips, Geopetrol, Premier Oil, PTTEP, Santos, SK Corp, Total, Zarubezhneft.


(*) Sản lượng dầu bao gồm cả phần cho thuê khai thác.
Nguồn: Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ, dầu khí Journal, IHS, CNOOC, PFC Energy.

Brunei.

Công ty Dầu khí Quốc gia Brunei (PetroleumBRUNEI) quản lý các hoạt động xa bờ của Brunei, trong khi Brunei-Shell Petroleum, một liên doanh giữa Shell và chính phủ Brunei, là nhà sản xuất dầu thô duy nhất trong cả nước. Khu khai thác dầu khí và khí đốt ngoài khơi lớn nhất của Brunei được gọi là Champion, bắt đầu sản xuất vào năm 1972. Khu khai thác khí đốt phía Tây Nam AMPA chiếm phần lớn việc sản xuất khí đốt tự nhiên của đất nước và cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng của Brunei ở Lumut.

Chính phủ ưu tiên hoạt động thăm dò mới để trung hòa các khu vực khai thác sút giảm củ kỷ của Brunei. Thăm dò đã trở nên dễ dàng hơn kể từ khi Malaysia và Brunei chính thức giải quyết tranh chấp lãnh thổ ngoài khơi của họ vào tháng 3 năm 2009. PetroleumBRUNEI gia nhập thành công vào một thỏa thuận phân chia sản phẩm (PSA) với Petronas của Malaysia. Hai công ty khai thác dầu cấp quốc gia (NOCs) bắt đầu khoan một số khu vực dầu và khí đốt ngoài khơi của Brunei vào năm 2011 và đã đề xuất đầu tư vào một nhà máy hóa dầu trên bờ để phục vụ cho thị trường xuất khẩu.

Trung Quốc.

Cùng với mức tăng trưởng trong sản xuất khí đốt trên đất liền, Trung Quốc tiếp tục tiến vào khu vực nước sâu ở lưu vực cửa sông Pearl và Qiongdongnan trong Biển Đông. Ba công ty dầu mỏ lớn nhất nước, China National Offshore Oil Corporation (CNOOC), China Petroleum & Chemical Corporation (Sinopec) và Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), chịu trách nhiệm cho việc phát triển nguồn tài nguyên ở Biển Đông.

CNOOC có kinh nghiệm nhất với sản xuất dầu ngoài khơi và đã đầu tư nhiều nhất vào biển Đông. Theo báo cáo hàng năm của năm 2011, CNOOC sản xuất trung bình 193.000 thùng mỗi ngày trong Biển Đông vào năm đó. Các hoạt động ở Biển Đông chiếm khoảng 1/3 năng suất sản xuất hàng ngày của CNOOC. Trong tháng 5 năm 2011, công ty đã hoàn thành việc xây dựng CNOOC 981, cơ sở khoan dầu nước sâu tiên tiến nhất của nước này từ trước đến nay, với khoảng 925 triệu $. CNOOC dự định trang bị thêm để tăng khả năng của Trung Quốc trong việc phát triển các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở Biển Đông.

CNPC và Sinopec thì ít hoạt động trong khu vực, nhưng cả hai công ty đánh giá cao tầm quan trọng của biển Đông cho cả các hoạt động hướng nội lẫn hướng ngoại. CNPC chủ yếu tập trung vào các hoạt động khoan dầu ngoài khơi trong vịnh Bột Hải (Bohai Bay), không ở trong Biển Đông, mặc dù nó cung cấp các thiết bị khoan dầu ngoài khơi cho các công ty khác. Sinopec không đầu tư trực tiếp trong Biển Đông, nhưng nó đã bày tỏ quan tâm trong việc khoan nước sâu ở lưu vực Qiongdongnan ngoài khơi đảo Hải Nam.

CNOOC đã ký hợp đồng đầu tiên của mình với các công ty nước ngoài hoạt động xa bờ trong Biển Đông vào năm 1983, cho phép BP, Petrobras, Petro-Canada, và BHP Billiton phát triển nhiều lô cùng ở trong lưu vực cửa sông Pearl. Trong những năm gần đây, CNOOC đã báo hiệu kế hoạch đầu tư trong việc khám phá Biển Đông với các công ty nước ngoài và đã mở đấu thầu hàng chục lô xa bờ. Trong năm 2011, CNOOC cung cấp 19 lô đấu thầu, chủ yếu ở lưu vực cửa sông Pearl của Biển Đông. Mặc dù có một số trao cho các công ty nước ngoài gần đây, CNOOC đã không thể trao phần lớn các lô vì sự chồng lấn tuyên bố chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam và giá trị bị hạn chế về dữ liệu địa chất.

Theo luật pháp Trung Quốc, CNOOC có thể mua 51% cổ phần trong bất kỳ công ty liên doanh nào trong trường hợp phát hiện lợi ích thương mại. Chevron và Eni làm việc với CNOOC trong Nhóm Các nhà khai thác CACT trên các mỏ dầu ngoài khơi ở Biển Đông. CNOOC đã ký một thỏa thuận với Husky Energy trong năm 2010 để khám phá phát hiện khí nước sâu ở khu vực Liuhua (LH 29-1) trong lưu vực cửa sông Pearl. Husky cũng đã thông qua sự phát triển của khu vực khí đốt Liwan 3-1 phía đông nam Hồng Kông, được phát hiện vào năm 2006 và là khám phá quan trọng đầu tiên của Trung Quốc ở Biển Đông. Liwan có một ước tính khoảng 4 đến 6 nghìn tỷ feet khối (TCF) trong dự trữ đã được chứng minh và có thể xảy ra, và Husky dự kiến ​​sản lượng lên đến 110 tỷ feet khối (BCF) mỗi năm bắt đầu từ năm 2014. CNOOC đã không được cung cấp bất kỳ kế hoạch nào để khoan trong khu vực tranh chấp ở quần đảo Trường Sa.

Indonesia.

Các mỏ dầu sản xuất lâu đời nhất và lớn nhất của Indonesia, bao gồm Duri và Minas, chủ yếu nằm ở ngoài khơi phía đông và phía nam Sumatra bên ngoài Biển Đông. Tương tự như vậy, hầu hết dự trữ khí đốt tự nhiên nằm gần khu vực Arun ở Aceh hoặc khu vực Bada ở Đông Kalimantan, cũng ở bên ngoài Biển Đông. Ngoài ra, Indonesia đã tái định hướng sản xuất dầu mỏ và khí đốt để đáp ứng nhu cầu trong nước, chứ không phải để xuất khẩu. Do đó, ngành công nghiệp hướng nội của Indonesia hiện đang đóng một vai trò hạn chế trong sản xuất ở biển Đông.

Đồng thời, PT Pertamina, công ty dầu khí quốc gia Indonesia, đã cố gắng để thu được cổ phần nhiều hơn trong các khu vực khai thác ở Biển Đông, chẳng hạn như lô D-Alpha của Natuna và các lô ngoài khơi gần Việt Nam ở lưu vực Nam Côn Sơn. Công ty hy vọng bù đắp cho các khu vực sút giảm với những khám phá mới trong khu vực thông qua thăm dò chung với PetroVietnam và Petronas của Malaysia.

Malaysia

Công ty sản xuất dầu của nhà nước, PETRONAS, nắm giữ hầu hết các tài sản khí đốt và dầu của đất nước và các nhà sản xuất dầu và khí đốt trong nước lớn nhất của Malaysia. Hệ thống Peninsular Gas Utilization (PGU) của công ty, bao gồm sáu nhà máy chế biến và 1.500 dặm đường ống dẫn, tạo thành một liên kết quan trọng để phát triển khí đốt ngoài khơi Biển Đông. Malaysia hy vọng sẽ mở rộng công suất chế tạo khí hóa lỏng để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực.

Malaysia có một số dự án nước sâu "vùng xanh" (tức là, không có cơ sở hạ tầng hiện có) với các công ty dầu quốc tế đang tiến hành ở Thái Bình Dương trong các lưu vực Sabah và Sarawak mà qua đó nước này hy vọng sẽ bù đắp cho sản xuất suy giảm trong nước và đóng góp xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) cho khu vực. ExxonMobil là nhà sản xuất khí đốt và dầu nước ngoài lớn nhất của đất nước, ở mức khoảng 50.000 thùng mỗi ngày, với Royal Dutch Shell và Hess tiếp tục đầu tư nâng cao khả năng thu hồi dầu (EOR) trong các khu vực hiện có và các giàn khoan mới.

Malaysia và Thái Lan đã đồng ý cùng phát triển một phần của Vịnh Thái Lan mà không có bên nào nhượng quyền lợi hợp pháp cho bên kia. Phát triển chung khu vực này (JDA) là một nguồn quan trọng của xuất khẩu khí đốt của Malaysia, ước tính khoảng 1 nghìn tỷ feet khối sản phẩm trong năm 2012.

Philippines

Shell hoạt động trên nền tảng khí đốt Malampaya nằm ở phía Bắc lưu vực Palawan trong một liên doanh với Chevron và Công ty dầu khí quốc gia Philippines (PNOC). Khoan có lãi bắt đầu vào tháng 10 năm 2001 với một cơ sở trữ lượng 2,7 nghìn tỷ feet khối và 85 triệu thùng được ngưng tụ. Đây là dự án uy tín nhất của Cục năng lượng của đất nước và cung cấp điện để sử dụng trong nước.

Philippines đã bắt đầu khám phá khu vực Reed Bank của quần đảo Trường Sa vào những năm 1970 và cũng thử nghiệm thành công khí đốt vào năm 1976. Trước khi khoan có lãi bắt đầu, các phản đối của Trung Quốc buộc hoạt động phải đóng cửa.

Thái Lan.

Khoảng 80% sản lượng dầu thô của Thái Lan đến từ các lĩnh vực ngoài khơi ở Vịnh Thái Lan. Chevron là nhà sản xuất dầu lớn nhất ở Thái Lan, chiếm gần 70% dầu thô và sản phẩm ngưng tụ của đất nước vào năm 2011. Mỏ dầu lớn nhất là mỏ Benjamas Chevron nằm ở phía bắc lưu vực Pattani . Sản xuất của vùng mỏ này đạt đỉnh điểm vào năm 2006 và giảm xuống dưới 30.000 thùng / ngày trong năm 2010. Các công ty độc lập như Salamander Energy và Coastal Energy đã thực hiện những khám phá nhỏ hơn trong những năm gần đây, chẳng hạn như Bualuang, Songkhla, và Bua Ban.

Phần lớn sản xuất khí đốt nằm ở lưu vực sông Pattani trong Vịnh Thái Lan. PTT (công ty sản xuất dầu nhà nước với một phần tư nhân của đất nước), Total và BG Group có cổ phần trong khu vực sản xuất lớn nhất của Thái Lan nằm ở lưu vực sông, có tên Bongkot. Khu vực này có tỷ lệ sản xuất trung bình khoảng 220 tỷ feet khối mỗi năm trong nhiều năm qua. Phát triển khu vực chung Malaysia-Thái Lan (JDA), nằm ở phần dưới của Vịnh Thái Lan và một phần phía bắc của lưu vực Malay, cũng là một yếu tố đóng góp lớn vào các nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Thái Lan.

Việt Nam.

Việt Nam hy vọng sẽ mở rộng sản xuất ngoài khơi Biển Đông như một cách để đáp ứng nhu cầu trong nước và đóng góp tài chính cho nhà nước. Bởi vì điều này, chính phủ đã trao một số lượng lớn các hợp đồng cho các công ty nước ngoài và bắt đầu đầu tư trong khả năng chế tạo khí hóa lõng.

Công ty sản xuất dầu của Việt Nam , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ trách nhiệm mọi thứ thăm dò và sản xuất (E & P) dầu khí , lưu trữ, chế biến, và phân phối. Nó trực tiếp chiếm 20% sản lượng dầu của đất nước và một nửa sản lượng khí đốt, cùng phục vụ như là đối tác cho các công ty quốc tế ở hầu hết mọi phát triển mới và các dự án nhà máy lọc dầu. Mặc dù nó được chuyển hướng chầm chậm về phía tư nhân, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vẫn quản lý các hoạt động thăm dò và sản xuất quan trọng ở Biển Đông.

Do sự thúc đẩy của chính phủ ân thưởng các hợp đồng nước ngoài, các công ty dầu mỏ nước ngoài lớn có một sự hiện diện mạnh mẽ trong việc sản xuất xa bờ của Việt Nam trong những hợp đồng ăn chia sản phẩm (PSC) với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Chevron đã hoạt động ngoài khơi Việt Nam từ năm 1996 và đã mở rộng hoạt động của mình sau khi mua lại Unocal năm 2005. Công ty hiện đang hoạt động ba hợp đồng ăn chia sản phẩm trong các lưu vực Cửu Long và Phú Khánh, và ước tính khoảng 5 nghìn tỷ feet khối trong dự trữ đã được chứng minh và có thể xảy ra ngoài khơi Việt Nam. Perenco độc lập của Pháp vượt qua ConocoPhillips như là nhà đầu tư năng lượng lớn nhất tại Việt Nam vào năm 2012 sau khi mua các tài sản của Việt Nam thuộc công ty Hoa Kỳ , bao gồm sáu lô ngoài khơi ở Biển Đông.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng là đối tác với các liên doanh nước ngoài nhỏ hơn để phát triển các khu khai thác ngoài khơi, cả ở Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Eni của Italy có ba cổ phần 50% trong các lô ngoài khơi Việt Nam, gần đây nhất là từ tháng 7 năm 2012 tại lô 114 ở lưu vực sông Hồng , ở đó các nguồn công nghiệp ước tính chứa 10% các nguồn tài nguyên hydrocarbon của Việt Nam. Các công ty nhỏ hơn, đặc biệt là từ láng giềng Hàn Quốc, Trung Quốc, và Singapore, đã tổ chức thành một số công ty điều hành chung để phát triển các lô ngoài khơi, đặc biệt ở gần biên giới Malaysia. Các công ty này sản xuất tổng số gần 100.000 thùng / ngày.

Trong tháng sáu năm 2012, CNOOC chào hàng 9 lô dầu và khí đốt cho các nhà thầu nước ngoài trong một phần của Biển Đông đang chồng chéo với vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm của Việt Nam trong các lưu vực Jiannan và Wan'an. Chính phủ Việt Nam phản đối lời chào hàng, và không có công ty nước ngoài nào đã đặt giá thầu trên các lô này. Vùng tranh chấp chưa được khám phá , mặc dù Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông báo rằng nó đã hoạt động ở khu vực khai thác trong sự hợp tác với công ty trách nhiệm hữu hạn ONGC Videsh của Ấn Độ, Gazprom của Nga, và ExxonMobil.

Singapore.

Singapore là điểm trung chuyển quan trọng và là một trung tâm lọc dầu trong khu vực. Singapore có công suất lọc dầu thô 1,4 triệu thùng / ngày, theo Oil & Gas Journal. Nguyên liệu thô đến phía đông từ eo biển Malacca và thương mại nội thủy, được tinh chế và gửi chuyển tiếp như là các sản phẩm dầu khí đến người tiêu dùng năng lượng chủ chốt ở châu Á. Đồng thời, Công ty Dầu khí quốc gia (NOC) Singapore nhằm mục đích trở thành một nhà sản xuất khu vực quan trọng và đã giành được quyền thăm dò các lô ở Vịnh Thái Lan, lưu vực cửa sông Pearl , và ngoài khơi Indonesia.

Thương mại toàn cầu.

Hàng năm hơn một nửa số trọng tải của các đội thương thuyền thế giới đi qua eo biển Malacca, Sunda và Lombok, với đa số tiếp tục đi vào Biển Đông. Gần một phần ba dầu thô toàn cầu và hơn một nửa của mua bán khí hóa lỏng toàn cầu đi qua Biển Đông, làm cho nó trở thành một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất trên thế giới.

Thương mại hàng hải đi về phía đông qua Biển Đông ngang qua eo biển Malacca, Sunda và Lombok, mặc dù có một vài nguồn không quan trọng tham gia trên lưu lượng giao thông. Một nghiên cứu năm 2006 của Bộ Địa chính , Cơ sở Hạ tầng, Giao thông vận tải (MLIT) của Nhật Bản ước tính rằng gần 94 nghìn tàu đến 100 nghìn tàu hàng hoặc cao hơn thông qua thông qua eo biển Malacca vào năm 2004 trong số 607 ngàn tàu thuyền hoạt động trên đại dương toàn cầu, hay là 15 phần trăm trên tổng số của thế giới. Trong số này, 32% là tàu container, 25% tàu chở dầu, 15% là tàu chở hàng, 15 % tàu chở hàng rời, phần còn lại là tàu chở khí hóa lỏng và các tàu khác.

Một cuộc khảo sát tiếp theo vào cuối năm 2007 ước tính có 117 ngàn tàu sẽ đi qua Malacca trong năm 2010 với tổng trọng tải 4,7 tỷ tấn. Hội nghị Đánh giá (UNCTAD) Thương mại và Phát triển Vận tải biển 2011 của Liên hợp quốc ước tính tổng thương mại hàng hải thế giới trong năm 2010 là khoảng 8,4 tỷ tấn. Khối lượng này cho thấy hàng năm có hơn một nửa trọng tải của đội thương thuyền thế giới đi qua eo biển Malacca, Sunda và Lombok trong năm 2010.

Với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Châu Á, EIA dự kiến ​​một phần lớn dầu từ các nhà sản xuất trong vùng Vịnh Ba Tư và châu Phi đi qua Biển Đông. Ngoài ra, các quốc gia châu Á đầu tư vào thăm dò mới và phát triển các nguồn tài nguyên khí đốt tự nhiên trong khu vực, ngày càng gia tăng tỷ trọng thương mại LNG toàn cầu.

Dầu thô.

Khoảng 14 triệu thùng dầu thô đi ngang qua Biển Đông và Vịnh Thái Lan mỗi ngày, hoặc gần như 1/3 hoạt động dầu toàn cầu, theo dữ liệu từ Dịch vụ Danh sách theo dõi tàu chở dầu của Intelligence Lloyd và Atlas thương mại toàn cầu GTIS. Hơn 90% tổng lưu lượng đến từ eo biển Malacca, trong khi phần còn lại đến từ thương mại nội bộ trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ nhất, khoảng 15,2 triệu thùng dầu mỗi ngày (MMbbl / ngày) đi qua eo biển Malacca trong năm 2011, tuyến đường biển ngắn nhất giữa các nhà cung cấp ở châu Phi, vùng Vịnh Ba Tư và các thị trường châu Á (xem Thế giới dầu Chokepoints Transit ). Một lượng đáng kể dầu thô đến eo biển (1,4 MMbbl / d) đi vào cảng cuối tại Singapore và Malaysia, nơi mà nó được xử lý và chuyển đi tiếp như là các sản phẩm dầu mỏ đã được tinh chế. Tiếp theo, phần còn lại của dòng chảy (12.800.000 MMbbl / d) tiếp tục thông qua Biển Đông đến Trung Quốc và Nhật Bản (4,5 và 3,2 MMbbl / d), hai khách hàng tiêu dùng năng lượng lớn nhất ở châu Á. Cuối cùng, khoảng 15% dầu di chuyển qua Biển Đông đi vào biển Đông Trung Quốc, chủ yếu là Hàn Quốc.

Lưu lượng dầu thô trong Biển Đông cũng xuất phát từ thương mại nội bộ trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là từ các nơi xuất khẩu dầu như Malaysia (0,4 MMbbl / d), Indonesia (0,3 MMbbl / d), và Úc (0,2 MMbbl / d) . Thương mại nội vùng gần như được phân bổ đồng đều giữa Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Trung Quốc, với số lượng ít hơn đi đến các nước Đông Nam Á khác. Dòng chảy dầu thô nội vùng thứ năm, phần lớn là dành cho nhà nhập khẩu nào đó, đi đến Singapore để tinh chế. Khoảng 0,2 MMbbl / d dầu thô đi qua phía nam thông qua eo biển Lombok đến Úc và Thái Bình Dương.

Bản đồ Lưu lượng thương mại dầu thô quan trọng ở Biển Đông , 2011.Nguồn: Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ, Lloyd's List Intelligence, GTI Global Trade Atlas, Trung tâm Phân tích Hải quân.


Khí hoá lỏng.

EIA ước tính khoảng 6 nghìn tỷ feet khối (TCF) khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), hoặc hơn một nửa thương mại LNG toàn cầu , đi qua Biển Biển Đông trong năm 2011, bằng cách sử dụng dữ liệu từ PFC Energy và Cedigaz. Khoảng 56% khối lượng này (3,4 TCF) tiếp tục nhập khẩu sang Nhật Bản, 24% vào Hàn Quốc (1,4 TCF), 19% vào Trung Quốc và Đài Loan [tương ứng mỗi nơi 0,6 và 0,6 tỷ feet khối (TCF)], và phần còn lại cho các quốc gia khác trong khu vực. Xuất khẩu lớn nhất đi qua biển là Qatar với 1,2 TCF. Cùng với nhau, Qatar, Malaysia, Indonesia, và Australia chiếm gần 75% tổng lượng xuất khẩu LNG đi vào khu vực.

Sau cuộc khủng hoảng Fukushima, Nhật Bản tăng nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) của nó. Trong nửa đầu năm 2012, khu vực Biển Đông chiếm khoảng 58% thương mại LNG toàn cầu, theo dữ liệu từ PFC Energy. Với nhu cầu khí tự nhiên ngày càng tăng ở khu vực Đông Á, EIA dự kiến đóng góp vào thương mại LNG toàn cầu của Biển Đông ngày càng tăng trong những năm tới. Phần lớn nguồn cung mới sẽ đi thông qua eo biển Malacca, mặc dù các nước như Singapore và Indonesia đang đầu tư vào các nhà máy sản xuất khí đốt mới được lấy từ các mỏ khí đốt ở Biển Đông để tăng khả năng xuất khẩu LNG của họ.

Bản đồ Lưu lượng thương mại LNG chính yếu ở Biển Đông, 2011.Nguồn: Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ; Cedigaz, PFC Energy
.

Tình trạng pháp lý và các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.

Có rất nhiều tuyên bố cạnh tranh chủ quyền và các nguồn tài nguyên trên Biển Đông của một số nước châu Á. Đến nay, không có giải pháp mang tính quốc tế cho các tranh chấp này.

Trong lịch sử, Biển Đông từng là một nguồn xung đột giữa các quốc gia của nó. Tàu thuyền đánh cá từ một nước bị sách nhiễu bởi các bên yêu sách khác, đôi khi dẫn đến những cái chết bất hạnh cho người dân. Các công ty được phép thăm dò dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của một quốc gia từng bị từ chối quyền tiếp cận vào khu vực tranh chấp bởi tàu vũ trang của các bên tranh chấp khác. Những cuộc đụng độ quân sự đã xảy ra một cách định kỳ giữa các quốc gia ven biển, nghiêm trọng nhất là vào năm 1974 khi Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam.

Các khiếu nại hàng hải ở Biển Đông.Nguồn: Bộ Ngoại giao Mỹ


Tình trạng pháp lý.

Trong Thế chiến II, Nhật Bản tuyên bố chủ quyền trên chuỗi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản năm 1951 không chỉ định nước nào sẽ được sở hữu hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa sau khi Nhật Bản từ bỏ yêu sách của mình.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) chưa giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu ở Biển Đông. Quy ước năm 1982 đã tạo ra một số hướng dẫn liên quan đến tình trạng của các đảo, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), nội thủy, và giới hạn lãnh thổ. UNCLOS nói rằng các quốc gia có tuyên bố chồng chéo phải giải quyết chúng bằng thiện chí đàm phán.

Theo Điều 121 của UNCLOS lần ba (1973), hải đảo có thể tạo ra các vùng đặc quyền kinh tế và phân định thềm lục địa của riêng mình. Việc tự ý chiếm đảo không được tự động ban cho các quyền này, đặc biệt là ở các khu vực tranh chấp. Vấn đề thực sự là liệu có nên xem xét những vùng đất này phù hợp như là đá, đảo nhỏ, hay hải đảo. Theo Điều 121 của UNCLOS (3), những khu vực đá "mà con người không thể sống hoặc không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa".

Những tuyên bố chủ quyền Lãnh thổ.

Những tuyên bố chủ quyền Lãnh thổ ở Biển Đông
Quốc giaBiển ĐôngQĐ Trường Sa.QĐ Hoàng Sa.Vịnh Thái Lan
Brunei UNCLOS không có yêu cầu chính thức.không--
Cambodia------UNCLOS
Trung Quốc tất cả *tất cảtất cả--
Indonesia.UNCLOSkhôngkhông--
MalaysiaUNCLOS3 đảokhôngUNCLOS
Philippinesnhững phần đáng kể8 đảokhông--
Đài Loantất cả *tất cả tất cả--
Thái Lan------UNCLOS
Việt Namtất cả * tất cảtất cảUNCLOS


* Không bao gồm vùng đệm dọc theo các quốc gia ven biển (tính toán cho vùng đệm không rõ)
Nguồn: Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ

Brunei

Brunei không thực hiện bất kỳ tuyên bố chủ quyền chính thức nào trên quần đảo Trường Sa hay Hoàng Sa. Tuy nhiên, kể từ năm 1985, đất nước này đã tuyên bố thềm lục địa mở rộng đến đường trung tuyến giả định với Việt Nam. Theo Malaysia, năm 1958 Hội đồng Trật tự Vương quốc Anh thiết lập ranh giới hàng hải phù hợp giữa Brunei và Malaysia (khi cả hai nước là những vùng lãnh thổ Anh) tại đường nối liền các điểm có độ sâu 100 sải (182 mét) kể từ bờ biển. Mặc dù không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào, tuyên bố thềm lục địa của Brunei ngụ ý quyền sở hữu Louisa Reef, mà về mặt kỹ thuật là một phần của quần đảo Trường Sa. Trung Quốc (bao gồm Đài Loan), Malaysia, Việt Nam và Philippines đều đã bác bỏ tuyên bố của Brunei đối với khu vực này.

Cambodia.

Campuchia tuyên bố chủ quyền một phần của Vịnh Thái Lan dựa trên vùng đặc quyền kinh tế và nguyên tắc thềm lục địa của mình, cũng như lịch sử của nó ở vùng Vịnh. Năm 1982, Campuchia đã ký Hiệp định về vùng nước lịch sử với Việt Nam, thiết lập giai đoạn cho sự hợp tác sau này giữa hai nước. Trong năm 2006, Campuchia và Việt Nam đã thông báo ý định của họ để chia sẻ các nguồn tài nguyên dầu ở Vịnh Thái Lan. Campuchia không có thỏa thuận như vậy với cả Thái Lan hoặc Malaysia. Cam-pu-chia đã không tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Trung Quốc

Trung Quốc căn cứ trên tuyên bố của nó đối với các đảo dựa trên lịch sử các cuộc thám hiểm hải quân kéo dài suốt từ thế kỷ 15. Năm 1947, nước Cộng hòa Trung Hoa dưới thời chính phủ Quốc Dân Đảng đã đệ trình một bản đồ chính thức với một "đường chín đoạn" phác thảo phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc và đã tiếp tục sử dụng bản đồ này trong quan hệ thư từ chính thức. Tất cả các quốc gia duyên hải của vùng biển Đông đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, qua đó giới hạn thẩm quyền nhà nước đối với lãnh hải của một quốc gia hoặc không được phép ban bố vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) một cách riêng biệt. Trung Quốc đệ trình đường chín đoạn (đường lưỡi bò) đến UNCLOS năm 2009 khi tuyên bố chủ quyền của nó vượt ra ngoài 200 hải lý, nhưng không rõ ràng, cho dù Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các tính năng đất bên trong đường lưỡi bò và các vùng đặc quyền kinh tế mà chúng sẽ tạo nên, hoặc toàn bộ diện tích bên trong đường lưỡi bò.

Trung Quốc đề cập đến quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, đảo Pratas và bãi cạn Scarborough tương ứng như là Qundao Nansha, Xisha Qundao, Đông Sa Qundao và Huangyan Dao, tuyên bố chủ quyền đối với những quần đảo này cũng như tất cả các bề mặt biển và các tính năng dưới đáy biển bên trong đường lưỡi bò trên các bản đồ của Trung Quốc vẻ về biển Đông. Trung Quốc xem bãi cạn Scarborough, cũng được tuyên bố chủ quyền bởi Philippines, là một phần của một phần kéo dài không hoàn chỉnh của Macclesfield Bank (quần đảo Trung Sa ). Trung Quốc đã thông qua đường chín dấu gạch ngang (đường lưỡi bò) từ bản đồ của Quốc Dân Đảng vẻ ra vào năm 1947, dẫn dến kết quả tuyên bố của Đài Loan chủ yếu là trùng với Trung Quốc. Trung Quốc xem khu vực bên trong đường lưỡi bò là một phần của tỉnh Hải Nam và đã đề cập đến không gian hàng hải ở đó như là "lãnh hải" của Trung Quốc , một thuật ngữ không được xác định mà đã chứng tỏ không phù hợp với tiêu chuẩn chế độ hàng hải, qua đó yêu cầu phải tuân theo quy định của pháp luật quốc tế. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc khẳng định các đảo trong Biển Đông là những địa điểm cổ đại trong các hoạt động đánh bắt cá và thương mại của nó, và hồ sơ của Trung Quốc ghi chép các cuộc thám hiểm hải quân ở biển Đông đã xảy ra trong triều đại nhà Hán vào năm 110 và triều đại nhà Minh từ 1403-1433. Trung Quốc cho rằng hiệp định Pháp - Trung năm 1887 đã phân bổ phía đông Trung Quốc ở tại tất cả các tính năng nằm trên Kinh tuyến Đông 108°03'. Trung Quốc chiếm một số đảo ở Trường Sa và chiếm giử toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam trong năm 1974. Brunei, Malaysia, Philippines, và Việt Nam tranh chấp với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc .

Tháng 6 năm 2012, Trung Quốc thông báo rằng nó đã thiết lập một thành phố cấp quận có tên là Tam Sa được giám sát trực tiếp bởi chính quyền trung ương, ở trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Yongxing). Tam Sa sẽ quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và Macclesfield Bank.

Indonesia

Indonesia giới hạn yêu sách của mình ở Biển Đông ngang với ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Indonesia chẵng tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa cũng chẵng tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, vào năm 1996 Indonesia đã tiến hành một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên biển, với lý do là cần thiết để bảo đảm an ninh cho các dự án năng lượng ở lưu vực Natuna.

Philippines

Philippines tuyên bố chủ quyền ở bãi cạn Scarborough cũng như một phần lớn quần đảo Trường Sa như là "đất vô hiệu" (không có đất) trong thời gian thăm dò Biển Đông bắt đầu từ tháng 5 năm 1956. Nó đặt tên cho tuyên bố chủ quyền ở nhóm đảo Kalayaan tại Trường Sa (Tự do) và chiếm một số hòn đảo. Nó định nghĩa quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough là một "chế độ đảo" đặc biệt khác biệt với phần còn lại của quần đảo Philippine. Trung Quốc (bao gồm Đài Loan), Malaysia, và Việt Nam phản đối yêu sách của Philippines.

Đài Loan

Như Trung Quốc, Đài Loan khẳng định chủ quyền "lịch sử" trên tất cả các tính năng được vẻ ra trong đường các dấu gạch ngang (đường lưỡi bò) ban đầu được hiển thị trên bản đồ do chính phủ Quốc Dân Đảng xuất bản năm 1947 bao gồm cả quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, đảo Pratas, và bãi cạn Scarborough. Đài Loan chiếm một số đảo ở Trường Sa và quản lý đảo Pratas (Ba Bình). Brunei, Malaysia, Philippines, và Việt Nam phản đối tuyên bố trùng lặp của Đài Loan với Trung Quốc.

Thái Lan

Thái Lan tuyên bố chủ quyền ở vịnh Thái Lan dựa trên vùng đặc quyền kinh tế và nguyên tắc thềm lục địa của nó. Chính phủ đã ký một thỏa thuận hợp tác thăm dò và phát triển với Malaysia vào năm 1979. Năm 1997, Thái Lan và Việt Nam đã ký một thỏa thuận thiết lập việc phân định ranh giới biển tương ứng của họ. Thái Lan không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Việt Nam

Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên tất cả các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, mức độ tuyên bố lãnh thổ và hàng hải của Việt Nam tại Biển Đông đã không được mô tả trong văn bản hoặc trên bản đồ. Việt Nam coi quần đảo Trường Sa là một huyện ngoài khơi của tỉnh Khánh Hòa và chiếm một vài hòn đảo trong số chúng. Trung Quốc đã chiếm giử toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Giống như Trung Quốc, các nhà khảo cổ Việt Nam cung cấp bằng chứng riêng của họ để hỗ trợ cho một sự hiện diện lịch sử lâu đời trên nhiều tính năng riêng lẻ ở Biển Đông. Hà Nội tuyên bố rằng từ khi Pháp kiểm soát cả hai nhóm quần đảo này bắt đầu vào những năm 1930, Việt Nam đã kế tục các quyền đó sau khi độc lập. Brunei, Trung Quốc (bao gồm Đài Loan), Malaysia, và Philippines tranh chấp với các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam.

Trong tháng Năm, năm 2009, Việt Nam và Malaysia đệ trình chung tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ trên Biển Đông đến Ủy ban LHQ về các giới hạn thềm lục địa. Tháng sáu năm 2012, Việt Nam đã thông qua một đạo luật hàng hải khẳng định thẩm quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và yêu cầu tất cả các tàu hải quân nước ngoài đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Xung đột Khu vực và các nỗ lực hòa giải.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nổi lên như là một diễn đàn quan trọng cho đối thoại giữa các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Mặc dù ASEAN không bao gồm Trung Quốc và Đài Loan, một số nhóm công tác với Trung Quốc và Đài Loan đã được tổ chức thảo luận về các vấn đề tiềm năng để thúc đẩy các mối quan hệ cần thiết hầu giải quyết các vấn đề gây tranh cãi trong khu vực.

Indonesia đã tổ chức hội thảo đối thoại lần đầu tiên vào năm 1990 và kể từ đó đã thực hiện một vai trò hàng đầu trong các sáng kiến ​​ngoại giao và các thỏa thuận hợp tác để giải quyết các vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, các quốc gia không thể vượt qua bất kỳ giải pháp nào trong cuộc họp ASEAN vừa qua tại Jakarta vào năm 2012.

Chú ý: Các giá trị được EIA ước tính trừ phi có ghi chú khác.

Trần Hoàng Sa lược dịch.



Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.