Biển Đông: Trở lại Chiến tranh Lạnh và cân bằng quyền lực ?

Máy bay trinh sát P-3A của Mỹ bay trên chiến hạm Varyag của Liên Xô năm 1987 . vi.wikipedia.org
Máy bay trinh sát P-3A của Mỹ bay trên chiến hạm
Varyag của Liên Xô năm 1987 . vi.wikipedia.org
Cân bằng quyền lực là một phần không thể tách rời của Chiến tranh Lạnh...
 Anu Krishnan. 08,Tháng Hai, 2013.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột ( IPCS )

BHM Lược dịch.

Thủ tướng vừa được bầu của Nhật Bản, Shinzo Abe đã bị lạc nẻo với cách tiếp cận kiên định của ông bằng việc mở rộng đề nghị hòa bình với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông. Thế nhưng, Trung Quốc đã lựa chọn duy trì lập trường mạnh mẽ của nó trên các hòn đảo tranh chấp. Nhật Bản về cơ bản được sự hỗ trợ của Mỹ, quốc gia có mối quan tâm chính yếu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày nay là để trung hòa các yếu tố đe dọa căn bản của Trung Quốc. Điều này có đưa đến một cuộc chiến tranh lạnh với những căng thẳng đang tăng dần, và cả hai bên đều không mong muốn một sự leo thang xung đột ?
Đạo luật thiện chí của Nhật Bản ?

Biển Đông đã ở vào tình trạng rối loạn trong thời gian dài, với các lực lượng chủ nghĩa dân tộc đang đe dọa an ninh khu vực. Tuyên bố chồng chéo của Trung Quốc với Nhật Bản, Philippines, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc và Việt Nam làm cho ngày càng rõ ràng rằng các quốc gia nhỏ có thể gặp rắc rối với những quyền lực lớn trong những cách lớn hơn so với dự kiến. Tất cả các quốc gia này có những tuyên bố phủ chồng lên nhau ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Dokdo và Điếu Ngư trong Biển Đông với Trung Quốc. Trung Quốc vẫn giử nguyên hoạt động -- quân sự và chính trị -- với sức mạnh và tham vọng đang ngày càng gia tăng chắc chắn sẽ chuyển sang sức mạnh quân sự. Lập trường quyết đoán của nó về các vấn đề lãnh thổ, được bổ sung bởi việc hiện đại hóa quốc phòng, là một vấn đề quan tâm tối quan trọng cho các cường quốc trong khu vực. Cách tiếp cận mềm của Nhật Bản tìm kiếm các cuộc đàm phán bằng cách gửi một thông điệp thiện chí đến Bắc Kinh đã được nhắc nhở bởi Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nó không đề nghị thu hồi các tuyên bố của Nhật Bản về quần đảo Senkaku tranh chấp.

Vai trò của Mỹ.

Lập trường năng động của Trung Quốc đã nhắc nhở các cường quốc khác trong khu vực tìm kiếm các chiến lược đối trọng. Tăng cường quan hệ an ninh hàng hải của họ là một cách để đạt được sự ổn định, hành động khác là liên kết bản thân họ với sức mạnh lớn khác trong hậu trường, Mỹ. Điều này chủ yếu cung cấp mặt bằng cho chiến lược "xoay trục đến châu Á" của Obama. Đó là một phản ứng với lực lượng ngày càng tăng của Trung Quốc, một chiến lược để bảo vệ các đồng minh trong khu vực trước hội nhập, cả về kinh tế lẫn chính trị. Lập trường của Mỹ đã được thống nhất như vậy, trong khu vực. Theo lời nói của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, "Điều này (pivot) là một ngoại giao sáng tạo".

Ba trong số các quốc gia tham gia vào các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc là các đối tác chiến lược của Hoa Kỳ. Quan hệ đối tác Mỹ-Nhật đã được hồi sinh, Mỹ nhiệt tình xem Việt Nam như là một đối tác chiến lược quan trọng và các quan hệ Mỹ-Philippines đã được cải thiện vững chắc trong vài năm qua. Các Hiệp ước Quốc phòng hổ tương đã được ký kết riêng biệt với Nhật Bản và Philippines chứa đựng bổn phận của Mỹ can thiệp trong trường hợp bị tấn công. Manila đã truyền đạt rằng nó hy vọng Washington trở lại viện trợ cho mình, nếu xung đột leo thang.

Những nghĩa vụ liên quan, và các lợi ích riêng của mình trong khu vực, đã thu hút Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong khu vực. Đó là lợi ích của đất nước không để cho xung đột leo thang. Hòa bình và phát triển ở Đông Á là những yếu tố cần thiết của "trục". Trong khi một mặt ưu tiên là để đối trọng với một Trung Quốc quyết đoán, Mỹ không muốn có nguy cơ đánh mất việc dự phần vào một nền kinh tế thương mại hội nhập mà qua đó Trung Quốc sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi. Có một sự cân bằng về an ninh và kinh tế không đồng đều nhau.

Tuy nhiên, Mỹ sẽ không giảm chú ý vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Có quá nhiều đe dọa, kinh tế và trên mặt trận an ninh. Một tình huống không có sự hiện diện và hỗ trợ của Mỹ sẽ gây nên tình trạng các quốc gia bị đe dọa luôn mãi bị ép buộc, sau đó sẽ dẫn đến sự xâm lược và quyết đoán của Trung Quốc gia tăng trong khu vực. Miễn là chính sách này tiếp tục, Mỹ sẽ được coi là sự bảo đảm an ninh và là người bảo vệ bởi các quốc gia bị đe dọa dưới quyền lực và sức mạnh của Trung Quốc. Những trường hợp này dẫn người ta đi đến nghi ngờ sự hồi sinh một kịch bản giống như Chiến tranh Lạnh.

Diện mạo của Chiến tranh Lạnh.

Việc tuần tra, lên gân sức mạnh cơ bắp quân sự và những biểu diển ngoài biển đã được chứng minh ở Biển Đông có thể sẽ tiếp tục trong một thời gian dài. Các nỗ lực cố ý tránh xung đột vũ trang và đồng thời với nó là sự quyết đoán dẫn chứng những căng thẳng mạnh mẽ giữa Trung Quốc và các quốc gia tranh chấp khác. Một hiện tượng song song có thể vẻ ra cuộc chạy đua vũ trang Chiến tranh Lạnh. Cả hai khối sau đó, nhận thức hậu quả thảm khốc của một cuộc chiến tranh hạt nhân và do đó, tự hạn chế xây dựng kho dự trữ vũ khí. Mục đích vẫn giống nhau -- để trưng bày sức mạnh của họ.

Cân bằng quyền lực là một phần không thể tách rời của Chiến tranh Lạnh. NATO và Hiệp ước Warsaw đã được tạo ra trong những nỗ lực để duy trì một sự cân bằng quyền lực lưỡng cực. Tương tự như vậy, những liên minh xuyên lục địa đang được tìm kiếm như là một phương tiện để cân bằng sức mạnh chống lại Trung Quốc. Liên minh Mỹ-Nhật Bản đang được tiếp thêm sức mạnh, nó đã được công nhận bởi chính phủ của Shinzo Abe như là khía cạnh quan trọng để duy trì sự ổn định ở khu vực Đông Á. Hợp tác quốc phòng giữa hai nước đang xem xét đến sự ứng biến. Abe cũng dốc sức tăng cường quân đội Nhật Bản, với sự chú ý đổi mới ngân sách quân sự của Nhật Bản. Sự khẳng định mạnh mẽ của Nhật Bản đối với quyền tự vệ tập thể đã làm cho các quan chức Trung Quốc sợ hãi.

Cuộc họp của những người đứng đầu nhà nước Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Washington một vài tuần trước gửi qua một thông điệp mạnh mẽ cho Trung Quốc. Liên minh khu vực cũng đang củng cố bản thân nó trong một nỗ lực để cân bằng với Trung Quốc. Nhật Bản và Philippines đã xác nhận tăng cường an ninh hàng hải và sự hiện diện của họ ở Biển Đông. Những sự kiện này dường như cho thấy khả năng căng thẳng đã ngày càng tăng, mà đỉnh điểm là ở trong một cuộc chiến tranh lạnh mới, với các tính năng phù hợp với môi trường an ninh hiện nay.


Anu Krishnan, Vụ Quan hệ Quốc tế, Stella Maris College, Chennai.

BOHEMIENVN © 2013

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.