Các mối đe dọa tiềm năng đối với ổn định khu vực ở châu Á.

DSC_5489_resized

Lịch sử cho thấy rằng ảnh hưởng toàn cầu, kể cả sức mạnh quân sự, chỉ có thể được duy trì thông qua sức mạnh kinh tế. Khi thay đổi các mô hình thương mại, mối quan hệ giữa nhà nước-nhà nước sẽ đi theo sau.
Ng Eng Hen . Ngày 18 tháng hai năm 2013.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế

BHM Lược dịch.

Xin cảm ơn Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tổ chức Hội nghị Sherpa (1) này. Trước tiên, cho phép tôi gởi lời chào nồng nhiệt hoan nghênh khai mạc Hội nghị Sherpa này. Chúng tôi vẫn đang trong lễ hội năm mới của Trung Quốc, vì vậy tôi xin chúc tất cả các bạn một năm mới hạnh phúc. Như các bạn đã biết, nó là Năm con Rắn nước, và có những thuộc tính đặc biệt của Rắn nước. Hãy để tôi trích dẫn một số thuộc tính đó cho các bạn: trí tuệ, trực giác và quyến rũ.
Như John (Chipman) cho biết, đây là năm thứ 12 của Đối thoại Shangri-La, và tôi sẽ nói Đối thoại Shangri-La (SLD) đã thiết lập chính nó như là hội nghị quốc phòng và an ninh quan trọng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm ngoái, đã có 29 đại biểu cấp ngang Bộ tham dự từ 28 quốc gia. Và trong quá trình, bản thân tôi đã gặp gở với các bộ trưởng quốc phòng và các quan chức cấp cao trên thế giới, họ nói với tôi rằng SLD đã trở thành một sự kiện "phải tham dự" hàng năm bởi vì nó cung cấp cho họ một nền tảng rất hữu ích để gặp gỡ và thảo luận về các vấn đề an ninh quan trọng. Ở đây, IISS xứng đáng được công nhận đầy đủ cho các nỗ lực và cách xử lý rất khéo léo trong việc tổ chức Đối thoại Shangri-La và bảo đảm sự thành công của nó.

Nhưng Đối thoại Shangri-La vượt khỏi biên giới đối thoại. Nó cũng đã cung cấp những kết quả quan trọng. Hãy để tôi trích dẫn một ví dụ cụ thể trong những năm gần đây. Điều này là sáng kiến ​​"Eyes in the Sky" -- một đề nghị được nêu lên bởi Thủ tướng Malaysia, sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng Najib Razak, tại Đối thoại Shangri-La 2005. Ông đã đề xuất tuần tra hàng hải chung và điều này đã được chấp nhận bởi các bộ trưởng của các quốc gia ven biển. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã kết hợp tuần tra bầu trời trên eo biển Malacca của Indonesia, Malaysia và Singapore. Kết quả là, tỷ lệ các cuộc tấn công cướp biển ở eo biển Malacca giảm mạnh và Lloyd's đã loại bỏ eo biển Malacca khỏi danh sách các vùng có nguy cơ chiến tranh trong năm 2006, và hạ mức phí bảo hiểm của các chủ hàng đi ngang qua khu vực. Vì vậy, với Sherpa, tôi hy vọng rằng các bạn có thể hướng dẫn Đối thoại Shangri-La để cung cấp nhiều kết quả như vậy.

Sáng nay, tôi nghĩ rằng nó sẽ hữu ích, và tôi biết rằng tôi đang nói chuyện với các chuyên gia an ninh rất cao cấp, để giải quyết một số vấn đề quan trọng và tiêu đề nói chuyện của tôi khá đơn giản là "các mối đe dọa tiềm năng đối với ổn định khu vực ở châu Á". Trước tiên tôi xin phác thảo bối cảnh.

Châu Á đang nổi lên.

Tất cả những điều được xem xét, châu Á, và tôi bao gồm Úc ở đây, đã hoạt động tương đối tốt trong hai thập kỷ qua, so với Tây bán cầu. Từ năm 1990 đến 2010, tăng trưởng GDP bình quân đầu người trung bình gần 7% mỗi năm cho Châu Á so với 1 - 2% cho châu Âu và Mỹ. Vì vậy, chẵng phải là một bất ngờ rằng hầu hết các nhà lãnh đạo -- kinh doanh hoặc các nhà lãnh đạo chính phủ mà tôi gặp -- đều đồng ý rằng châu Á là một phần của thế giới ở trong giai đoạn này.

Điều gì giải thích cho sự phát triển mạnh mẽ và may mắn của khu vực này so với phần còn lại của thế giới ? Thật vậy, tăng trưởng kinh tế đã nâng lên nhiều con thuyền. Riêng với Trung Quốc, GDP bình quân đầu người của nó đã tăng lên gần 18 lần kể từ năm 1950, và hơn 600 triệu người đã thoát khỏi đói nghèo kể từ khi Trung Quốc bắt đầu cải cách thị trường vào năm 1978.

Hầu hết đều đồng ý rằng những mầm mống của các kết quả gần đây đã được gieo sớm hơn nhiều, sau Thế chiến II khi các tổ chức và cấu trúc mới được tạo ra -- Liên Hiệp Quốc, IMF, Ngân hàng Thế giới và GATT -- một số tổ chức đã đặt nền móng cho các hệ thống tài chính và thương mại mà đã kích hoạt sự phát triển toàn cầu hóa . Hệ thống toàn cầu này tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy của vốn, hàng hoá và tài năng trong vòng 50 năm qua. Ở điều này, Hoa Kỳ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp chiếc dù an ninh toàn cầu qua đó cho phép khu vực này phát triển thịnh vượng về kinh tế. Ở đây, tôi xin trích dẫn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, Tiến sĩ Juwono Sudarsono. Ông nói, " 'sự hiện diện trên hàng tiền đạo' của Mỹ ... cung cấp sự 'cam đoan chiến lược' quan trọng, bảo đảm cho tăng trưởng khu vực và tăng trưởng tài chính. Ưu thế của Mỹ trên những lãnh vực chung toàn cầu là trụ cột quan trọng tạo điều kiện cho tất cả các chiến lược dựa vào xuất khẩu của Đông Á, nâng cao Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc trong việc phát triển thương mại, tài chính, đầu tư và tiếp cận ngân hàng".

Động lực tăng trưởng của châu Á nhận được một sự đẩy mạnh rất lớn khi Đặng Tiểu Bình dỡ bỏ bức màn tre cho Trung Quốc, đặc biệt là với sự ra đời của các vùng kinh tế đặc biệt tại các thành phố ven biển ở Trung Quốc trong những năm 1980. Ấn Độ, bị thiệt thòi kinh tế bởi Chiến tranh Lạnh, gia nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu thông qua cải cách được thúc đẩy bởi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, người sau đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các nước thành viên ASEAN, cho dẫu cơn đau đẻ vẫn còn hành hạ, nổi lên từ quá khứ thuộc địa hướng đến độc lập và bây giờ ở trên một nền tảng vững chắc hơn. Trong thực tế, triển vọng kinh tế cho khu vực Đông Nam Á như là một toàn thể vẫn còn lạc quan, với dự báo mới nhất của OECD dự kiến ​tăng trưởng trung bình 5,5% trong năm năm tới.

Tốc độ tăng trưởng của châu Á là một công cụ rất cần thiết để duy trì sự tăng trưởng toàn cầu. Câu hỏi mà tất cả chúng ta muốn hỏi là : điều này có thể được duy trì trong tương lai hay không ? Tôi nghĩ rằng câu trả lời là có thể, nhưng cũng có những mối đe dọa tiềm tàng cho sự ổn định và tăng trưởng của khu vực mà tôi mong muốn các bạn, với vai trò như là các chuyên gia và các quan chức an ninh cao cấp, suy nghĩ và giúp giải quyết.

Các mối đe dọa tiềm năng đối với ổn định khu vực.

Nhiều người trong số các bạn chắc đã thông thạo với việc am tường những thách thức gây lo lắng cho tất cả chúng ta. Vì vậy, tôi chọn không nhắc đi nhắc lại về chúng nhưng chúng sẽ bao gồm những căng thẳng hiện nay ở Biển Đông và Biển Đông Trung Quốc, và trên bán đảo Triều Tiên. Đủ để nói, Bắc Triều Tiên tiếp tục chơi một trò chơi nguy hiểm trong chính sách bên miệng hố chiến tranh với các vụ thử nghiệm phóng tên lửa và hạt nhân. Singapore quan tâm sâu sắc về vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên gần đây nhất, mà đó là một vi phạm rõ ràng các nghị quyết thích đáng của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và đe dọa gây mất ổn định cho toàn bộ khu vực.

Tuy nhiên, ngoài những vấn đề đã biết này, có vấn đề ít rõ ràng nhưng tôi nghĩ rằng không có những thách thức an ninh ít gây ảnh hưởng phát sinh từ các thay đổi cơ bản trong bối cảnh địa chính trị. Như một số người đã gọi chúng -- những thứ vô danh được nhận biết và những thứ vô danh không nhận biết được -- Vì vậy, tôi sẽ chọn dừng lại ở một số trong những thứ này.

Các phần phụ thuộc chuyển đổi trong một thế giới đa cực.

Thứ nhất, làm thế nào để chúng ta thích nghi với lợi ích của cả hai cường quốc đang lên như Trung Quốc , Ấn Độ và lợi ích của Mỹ, một sức mạnh thường trú tại khu vực châu Á ? Quan trọng hơn, làm thế nào để chúng ta duy trì sự ổn định, như trọng lượng kinh tế và sự thay đổi của những phần phụ thuộc ? Thật vậy, các mô hình thương mại toàn cầu đã được thay đổi căn bản trong hai thập kỷ qua. Hãy để tôi cung cấp cho các bạn một vài số liệu. Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, Trung Quốc không ở trong ba đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN, mà theo thứ tự nó ở sau Mỹ, Nhật Bản và EU. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, cũng như của Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tỷ lệ đi lên và quy mô của sự thay đổi này trong mô hình thương mại đang nói, giữa ASEAN và Trung Quốc, thương mại hai chiều tăng gần mười lần, từ khoảng 30 tỷ $ trong năm 2000 đến khoảng 300 tỷ $ trong năm 2011. Ngược lại, sự gia tăng thương mại hai chiều giữa ASEAN và Hoa Kỳ cùng một khung thời gian chỉ là 50%. Một vài người dự đoán rằng Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thương mại lớn nhất thế giới vào năm 2030, với gần 17% thương mại toàn cầu. Đóng góp vào thương mại thế giới của Ấn Độ cũng được dự kiến ​​sẽ tăng lên 5,3% sau đó, hoặc lớn thứ ba trên thế giới.

Một cơn sóng thần khác đang đến. Trong thời gian khoảng 10 năm, riêng Trung Quốc dự kiến ​​sẽ có gần 200 triệu sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và đại học. Sau đó, bốn trong số 10 sinh viên tốt nghiệp đại học vào năm 2020 sẽ đến từ chỉ hai nước , Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm bốn trong số 10 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Điều này sẽ có tác động sâu sắc đến dòng chảy thương mại và tài năng qua biên giới, không chỉ trong khu vực mà cả trên toàn cầu.

Làm thế nào để tái cân bằng điều này trong dòng chảy thương mại và những phụ thuộc liên đới sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ an ninh giữa các nước và các nhóm khu vực ? John Kerry, mới được bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết gần đây, "Chính sách ngoại giao là chính sách kinh tế" -- ông ấy nói đúng. Lịch sử cho thấy rằng ảnh hưởng toàn cầu, kể cả sức mạnh quân sự, chỉ có thể được duy trì thông qua sức mạnh kinh tế. Khi thay đổi các mô hình thương mại, mối quan hệ giữa nhà nước-nhà nước sẽ đi theo sau.

Đặt động lực nhà nước-nhà nước sang một bên, tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến chi tiêu quốc phòng gia tăng mạnh mẽ ở châu Á trong những năm gần đây. Theo ước tính, tổng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gần 300%, từ khoảng 23 tỷ USD trong năm 2000 đến khoảng 90 tỷ USD năm 2011. Tổng chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ ước tính đã tăng từ khoảng 25 tỷ USD trong năm 2000 tới 37 tỷ USD năm 2011. Nhìn chung, IISS dự kiến chi tiêu quốc phòng của châu Á vượt qua châu Âu về danh nghĩa vào năm 2012. Hiện đại hóa quân sự đang tiến hành ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN phải được nằm trong một kiến ​​trúc an ninh khu vực ổn định, nếu căng thẳng và xung đột cần phải tránh.

Hillary Clinton và Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng Thái Bình Dương đủ lớn để chứa cả hai cường quốc. Đó là một khởi đầu tốt, nhưng chắc chắn cần phải được thực hiện. Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc là sự thực, nhưng điều này không loại trừ và quả thực nó ra lệnh hợp tác tốt hơn giữa họ cho sự ổn định khu vực và toàn cầu.

Quan hệ song phương Mỹ-Trung phải mở rộng các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm để đạt được sự hợp tác và thích nghi tốt hơn. Đối thoại Chiến lược và Kinh tế đã có tiến bộ, nhưng còn nhiều việc phải làm. Cần phải có một sự nâng cấp trong các chương trình và các kết quả thực tế trong các lĩnh vực thương mại, giao thiệp, giao lưu văn hóa, tương tác người-với-người và hợp tác quân sự. Tôi vui mừng nhận thấy bộ trưởng ngoại giao Kerry thừa nhận điều này -- ông nói trong phiên điều trần trước Thượng viện, xác nhận rằng việc tăng cường mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc là rất quan trọng, và cũng bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ nhận ra sự cần thiết phải mở rộng mối quan hệ song phương giữa hai nước. Ông cũng bày tỏ sự thận trọng về việc quân sự hóa dấu chân của Mỹ quá mức trong khu vực, lưu ý rằng "chúng tôi phải [Mỹ phải] chu đáo trong việc chúng tôi sẽ đi đến phía trước như thế nào".

Mỹ và Trung Quốc có thể xây dựng sự tin tưởng và năng lực trong các môi trường đa phương. Ví dụ, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN + (ADMM) sẽ được tiến hành diển tập với 18 quốc gia lần đầu tiên tại Brunei năm nay, dựa trên các chủ đề về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR), và Y tế quân sự. Đây sẽ là một diển tập đầy tham vọng, với sự tham gia đầy đủ thiết bị và quân đội trên mặt đất. ASEAN cổ vũ với phản ứng tích cực cho đến nay. Tất cả 18 quốc gia đã cam kết lập kế hoạch, các đội y tế và kỹ thuật, các đội tìm kiếm và cứu nạn, cũng như một số lượng các tàu và máy bay tốt. Cuộc diển tập này sẽ xây dựng các mối quan hệ quân sự - quân sự giữa các nước.

Căng thẳng trên các chính quyền địa phương -- Sự phân cực to lớn và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu..

Nguồn thứ hai của sự bất ổn tiềm năng mà tôi thấy bắt nguồn từ các chính quyền địa phương. Tác động và căng thẳng do các xu hướng xã hội-nhân khẩu học sâu sắc hơn mà tôi tin đang hiện diện trên toàn cầu. Có hai xu hướng quan trọng nổi bật : sự phân cực to lớn và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

Chúng ta đang chứng kiến ​​sự phân cực lớn hơn bên trong và giữa các quốc gia. Hãy ví dụ khoảng cách phân cực tài sản. Các chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã khảo sát báo cáo Rủi ro toàn cầu năm 2013, xếp hạng mức chênh lệch thu nhập nghiêm trọng như là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong 10 năm tiếp theo. Những con số chứng minh chúng. Giữa năm 2006 và 2011, sự bất bình đẳng thu nhập được đo bằng hệ số Gini đã tăng ở hầu hết các quốc gia. Nghịch lý nhưng dễ hiểu, các nước đã thực hiện tốt thông qua toàn cầu hóa và thoát ra khỏi cái bẫy thu nhập trung bình đang nhìn thấy các công dân của mình tránh di trú nhiều hơn và tránh mở rộng tự do bản thân khi tiền lương của họ không tăng ngang với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Sự cách biệt tuổi tác nổi bật giữa các quốc gia cũng sẽ diễn ra trong hai thập kỷ tiếp theo. Những xã hội lão hóa nhanh chóng như Nhật Bản, Singapore, và ngay cả Trung Quốc có thể tìm thấy nó cạnh tranh khó khăn hơn với các nước như Indonesia, Philippines và Việt Nam đang giử được thăng bằng để hưởng lợi từ sự cách biệt nhân khẩu học của họ.

Như trước đây, sự khác biệt giữa và trong các quốc gia tiếp tục -- cho dù phát sinh từ chủ nghĩa cọng sản, cực đoan tôn giáo, hoặc hệ tư tưởng. Sự bùng nổ xung đột giữa Phật giáo Rakhine và cộng đồng Hồi giáo Rohingya ở phía tây Myanmar, cũng như các vụ đụng độ thỉnh thoảng giữa người Hồi giáo và Thiên chúa giáo ở đảo Maluku của Indonesia là một số ví dụ. Ngay cả trong những người có cùng đức tin, những chia rẻ đã nới rộng. Sự thúc đẩy cho một lối sống Hồi giáo khắc khổ và cơ bản hơn hoặc các Chính phủ Hồi giáo ở các bộ phận khác trên thế giới sẽ có những hiệu ứng tung hứng trên cư dân Hồi giáo ở đây. Ví dụ, có các đảng chính trị Hồi giáo trong khu vực ngày càng ủng hộ việc thực hiện luật hudud Hồi giáo nghiêm ngặt đối với tội phạm, và khi làm như vậy, tạo ra nhiều tranh cãi, ngay cả trong cư dân Hồi giáo của họ. Chúng ta cũng cần tự nhắc nhở mình rằng mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố cực đoan vẫn còn tồn tại. Mục tiêu của nhóm chiến binh Hồi giáo trong khu vực như Jemaah Islamiyah và nhà lãnh đạo tinh thần Abu Bakar Bashir, và các chi nhánh của nó vẫn còn thành lập một lãnh địa Caliphate Hồi giáo trong khu vực.

Gần đây, chúng ta cũng đã chứng kiến ​​sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc như là một yếu tố chia rẻ lớn hơn. Chúng ta nhìn thấy nó thể hiện rõ ràng hơn trong những nhánh căng thẳng trong những năm qua phát sinh từ các tranh chấp Biển Đông và Biển Đông Trung Quốc. Và đã có, nó đã gây nên thiệt hại kinh tế. Theo một số đánh giá, tranh chấp Biển Đông Trung Quốc đã gây thiệt hại cho xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc. Trung Quốc mất mát sát gót bởi ​​hiệu ứng vòng hai khi là nhà sản xuất hàng đầu thế giới, hầu hết các hàng hóa được sản xuất với lao động và nguyên liệu của Trung Quốc , có trong nhiều sản phẩm của Nhật Bản.

Tôi nói về sự nổi lên của tầng lớp trung lưu. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu ở các nước châu Á sẽ ảnh hưởng đến chính trị địa phương khi họ sống trong các nền dân chủ phát triển nhiều hơn ở nơi khác. Các quốc gia có nền kinh tế kế hoạch tập trung hơn sẽ phải thích ứng với hầu hết các nhu cầu gia tăng từ cử tri của họ.

Như giáo sư Lester Thurow nhận xét trong cuốn sách của ông, Tương lai của chủ nghĩa tư bản (The Future of Capitalism) , "ý thức hệ đang chuyển hướng tới một hình thức cực đoan trong việc tối đa hóa tiêu dùng cá nhân ngắn hạn chính xác tại một thời điểm khi thành công kinh tế sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng và khả năng để thực hiện những đầu tư xã hội dài hạn".

IMF cũng đã cảnh báo rằng các quy trình ngân sách quá tập trung vào ngắn hạn sẽ "dẫn đến kết quả không có đủ sự chú ý là đang đứng trước những áp lực chi tiêu dài hạn". Mặt khác, kế hoạch tuyến đường sắt từ Côn Minh ở Trung Quốc đến Kyaukpyu ở Myanmar, ước tính chi phí khoảng 20 tỷ USD, là một ví dụ về cách thức mà nền kinh tế theo kế hoạch tập trung mạnh mẽ có thể lập kế hoạch dài hạn cho các lợi ích chiến lược của họ. Tuyến đường sắt dự kiến ​​sẽ đi theo con đường của một đường ống dẫn khí mà Trung Quốc đã xây dựng giữa Côn Minh và Kyaukpyu.

Chia rẽ to lớn trong và giữa các nước và sự bất lực của các chính quyền địa phương cần phải hành động nhanh chóng hoặc lên kế hoạch lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự ổn định trong khu vực.

Những vấn đề quá lớn cho một ai đó giải quyết.

Cuối cùng, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ phải đối đầu với những thách thức xuyên quốc gia và phi truyền thống -- các vấn đề quá lớn cho bất kỳ ai trong chúng ta để giải quyết. Biến đổi khí hậu và thiên tai là những ví dụ điển hình. Vành đai lửa Thái Bình Dương đặt nhiều nước chẵng hạn như Indonesia, Nhật Bản và Philippines vào tình thế dể bị động đất cao và nguy cơ sóng thần, thường kèm theo những tác động tàn phá. Thật vậy, tháng 3 năm 2011 trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản được ước tính đã gây ra thiệt hại với số tiền ước tính là 213 tỷ $, khoảng 4% GDP của Nhật Bản. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống khác mà các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương dễ bị tổn thương là từ cướp biển đến dịch bệnh toàn cầu đến thực phẩm, nước và an ninh năng lượng.

Con đường phía trước -- Xây dựng Đối thoại và hợp tác thiết thực.

Tôi đã phác thảo rộng rãi ra ba xu hướng cơ bản mà chúng sẽ ảnh hưởng và tạo ra "những thứ vô danh được nhận biết và những thứ vô danh không được nhận biết". Tôi suy nghĩ như là quan chức quốc phòng cao cấp , nhiều người trong chúng ta sẽ hỏi các câu hỏi sau : Chúng ta sẽ cần phải thức tỉnh hoặc làm mới các khuôn khổ hiện có để đáp ứng những thay đổi cơ bản trong thương mại và an ninh phụ thuộc liên đới cũng như tập trung vào các vấn đề xuyên quốc gia như biến đổi khí hậu , thực phẩm, nước và an ninh năng lượng ? Hầu hết chúng ta ở đây sẽ nói có -- cả hai khuôn khổ khu vực và toàn cầu trong lãnh vực quản trị. Để tối ưu hóa sự cộng tác và ra quyết định hợp tác giữa các quốc gia, các khuôn khổ hiệu quả của khu vực và toàn cầu nên được neo chốt bởi ba nguyên tắc chính.


  • Đầu tiên, họ nên cởi mở và bao gồm toàn diện. Các quốc gia, lớn hay nhỏ, nên có tiếng nói. Đây là lý do tại sao Singapore thành lập Diễn đàn các quốc gia nhỏ tại Liên Hiệp Quốc vào năm 1992, để tăng cường tiếng nói chung của các quốc gia nhỏ. Singapore cũng hỗ trợ các nỗ lực để củng cố và cải cách các tổ chức đa phương hiện có bao gồm cả Liên hiệp quốc và IMF, và các nhóm mới như G-20. Tuy nhiên, phạm vi phải được mở rộng để bao gồm các quốc gia khác. Vì lý do này, Singapore thúc đẩy vai trò của Nhóm Quản trị toàn cầu (Global Governance Group), hoặc 3G, giúp cung cấp một liên kết giữa G-20 và Liên Hiệp Quốc.


  • Thứ hai, quy định của pháp luật phải là nền tảng của quản trị toàn cầu. Chúng ta phải tuân thủ quy định của luật pháp quốc tế, và các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế như Tòa án Công lý Quốc tế.


  • Cuối cùng, để cho các tổ chức quốc tế là đáng tin cậy, họ phải cung cấp những kết quả có thực.


Những nền tảng khu vực và các tổ chức đóng một vai trò quan trọng bằng cách mang các nước lại cùng nhau để đối thoại cởi mở, xây dựng và hành động tập thể về các vấn đề an ninh chung. Nhưng vượt ra ngoài đối thoại, chúng ta cũng cần phải bảo đảm rằng các kết quả có hiệu quả có thể đạt được. Khi mười nước thành viên ASEAN và 8 đối tác chủ chốt ngoài khu vực thành lập ADMM + trong năm 2010, chúng ta muốn duy trì sự tập trung mạnh mẻ vào hợp tác thiết thực. Để việc này kết thúc, chúng ta đã lập Nhóm hoạt động của các chuyên gia (EWGs) để tạo thuận lợi cho hợp tác trong các lĩnh vực: chống khủng bố, an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, hoạt động gìn giữ hòa bình và quân y. Kể từ đó, chúng ta đã có nhiều tiến bộ. Khác hơn các nền tảng ASEAN, nền tảng "Theo dõi 1,5" , chẳng hạn như cuộc họp này và Đối thoại Shangri-La, cũng đã đóng một vai trò quan trọng và bổ sung trong việc tăng cường kiến ​​trúc an ninh khu vực.

Kết luận.

Tôi xin kết luận. Sự ổn định khu vực ở châu Á đã mang lại sự thịnh vượng, tăng trưởng và tiến bộ cho các nước trong khu vực này. Để cho tình trạng đúng đán này tiếp tục, chúng ta cần các khuôn khổ tốt hơn qua đó thúc đẩy đối thoại cởi mở và toàn diện, tôn trọng quy định của pháp luật và tập trung vào sự cung cấp những kết quả. Tôi đã chia sẻ với các bạn mối quan tâm và lo lắng của tôi cho tương lai. Tôi cầu chúc tất cả các bạn một hội nghị Sherpa hiệu quả. Cám ơn rất nhiều.


Tiến sĩ Ng Eng Hen là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore.

_Chú thích :
(1) Tên gọi này có nguồn gốc từ người Sherpa, một dân tộc Nepal, họ phục vụ như những người hướng dẫn và khuân vác ở dãy Himalaya ; ám chỉ đến thực tế rằng sherpa là dọn đường cho người đứng đầu nhà nước tại một hội nghị thượng đỉnh quan trọng.

BOHEMIENVN © 2013

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.