Chiếc bóng năm 1914 rơi trên Thái Bình Dương.

FT

Trung Quốc, giống như Đức cách đây 100 năm, lo sợ cường quốc đã được củng cố có ý định ngăn chặn sự đi lên của nó.
Gideon Rachman. 04 tháng 2 2013 06:39
Theo Financial Times

Trần H Sa Lược dịch.

Những bộ phim đen trắng lập lòe về sự ra đi "được thổi phồng" của con người trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất có vẻ xa xôi không tưởng. Tuy nhiên, ý tưởng rằng các cường quốc ngày nay có thể không bao giờ trở lại vấp ngã vào một cuộc chiến tranh, như họ đã từng làm vào năm 1914, là quá tự mãn. Các căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ mang âm vang của cuộc xung đột khủng khiếp xảy ra cách đây gần một thế kỷ.
Tia lửa tiềm tàng rõ ràng nhất là tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên các hòn đảo được gọi là Điếu Ngư với Trung Quốc và Senkaku với Nhật. Trong những tháng gần đây, máy bay và tàu của hai nước đã từng "giương móng vuốt" gần những hòn đảo. E ngại, Mỹ đã cử một phái đoàn cấp cao đến Bắc Kinh và Tokyo vào cuối tháng Mười, được tạo thành từ bốn thành viên cao cấp của cơ sở chính sách đối ngoại của Mỹ: bao gồm Stephen Hadley, người điều hành Hội đồng An ninh Quốc gia cho Tổng thống George W. Bush, và James Steinberg , từng phục vụ như là nhân vật số hai sau Hillary Clinton tại Bộ Ngoại giao.

Phái đoàn lưỡng đảng này của Hoa Kỳ đã làm rõ ra rằng một cuộc tấn công của Trung Quốc trên các hòn đảo sẽ kích hoạt các bảo đảm an ninh mà Mỹ đã tạo với Nhật Bản. Sự nguy hiểm rõ ràng là, vào năm 1914, một sự cố nhỏ có thể kêu gọi các cam kết liên minh qua đó dẫn đến một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn.

Nhóm người Mỹ cũng nhận thức được những rủi ro. Như Joseph Nye, giáo sư Harvard, có một phần nhiệm vụ trong nhóm bốn người, đưa ra: "Chúng tôi đã thảo luận sự tương tự năm 1914 giữa chính chúng tôi. Tôi không nghĩ rằng một bên nào đó muốn chiến tranh, nhưng chúng tôi đã cảnh báo với cả hai bên về sự truyền đạt sai thông tin và các tai nạn. Sự ngăn chặn thường được làm việc giữa các diển viên sáng suốt, nhưng các cầu thủ lớn vào năm 1914 cũng đã là những diễn viên sáng suốt".

Graham Allison, đồng nghiệp ở Đại học Harvard của ông Nye, người đã viết một nghiên cứu xác đáng về cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, cũng tin rằng có một mối nguy hiểm gây chiến tranh là do tính toán sai lầm. Ông nói: "Cơ chế năm 1914 là để cung cấp tài liệu. Ai có thể tưởng tượng rằng những kẻ khủng bố Serbia có thể giết chết một hoàng tử không ai tra xét và làm nổ ra một cuộc chiến tranh lớn, mà cuối cùng là tất cả các đấu thủ đã bị tàn phá ? Quan điểm của tôi là lãnh đạo Trung Quốc không có ý định thách thức Mỹ về quân sự, nhưng. Nhưng chủ nghĩa dân tộc nóng nảy ở Trung Quốc hay Nhật Bản thì thế nào ? "

Những kẻ "nóng nảy" như vậy có thể ở rất thấp trong hệ thống cấp bậc của quân đội. Trong tháng 9 năm 2010, một cuộc khủng hoảng trên các hòn đảo đã bị kích động khi một thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc đối đầu với tàu tuần tra Nhật Bản. Sau đó bật ra rằng tay thuyền trưởng đã say xỉn.

Quay lại sau đó, chính phủ Nhật Bản đã xử dụng một cách tiếp cận khá hòa hoản. Tuy nhiên, Mỹ lo ngại rằng nội các mới của Nhật Bản có đầy đủ những con người chủ nghĩa dân tộc cực đoan, những người đang nghiêng nhiều hơn về phía đối đầu với Trung Quốc. Shinzo Abe, Thủ tướng mới của Nhật Bản, là cháu trai của một bộ trưởng nội các thời kỳ chiến tranh và từ chối "ngoại giao xin lỗi", thông qua đó, Nhật Bản đã cố gắng chuộc lỗi đối với cuộc chiến.

Bảo đảm an ninh của Mỹ có nghĩa là trấn an Nhật Bản, nhưng cũng có một mối nguy hiểm là nó có thể cám dỗ các chính trị gia Nhật Bản chấp nhận những rủi ro không cần thiết. Một số nhà sử học đồng ý rằng vào năm 1914, chính phủ Đức đã kết luận rằng nó cần thiết để chiến đấu một cuộc chiến tranh càng sớm càng tốt -- trước khi nó bị bao quanh bởi các đối thủ mạnh hơn. Tương tự như vậy, một số nhà quan sát Nhật Bản lo ngại rằng chủ nghĩa dân tộc trong chính phủ có thể bị cám dỗ đi đến đối đầu với Trung Quốc hiện nay -- trước khi khoảng cách về sức mạnh giữa hai nước trở nên quá lớn, và trong khi Mỹ vẫn còn là lực lượng quân sự thống trị ở Thái Bình Dương.

Quan ngại của Mỹ về sự quay lại chủ nghĩa dân tộc trong nền chính trị Nhật Bản được khuếch đại bởi vì họ nhìn thấy xu hướng tương tự ở Trung Quốc. Trung Quốc bây giờ, như Đức cách đây 100 năm, là một cường quốc đang nổi lên luôn lo sợ các cường quốc đã được củng cố có ý định ngăn chặn sự đi lên của nó. Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của Trung Quốc hiện đại, theo đuổi một chính sách đối ngoại dựa trên câu ngạn ngữ: "Ẩn mình chờ thời, giỏi che thực lực". Nhưng thế hệ của ông đã được thay thế bởi một nhóm lãnh đạo mới, mà họ tự tin và quyết đoán hơn. Quân đội Trung Quốc cũng đang ngày càng có ảnh hưởng trong việc định hình chính sách đối ngoại.

Tương tự với Đức trước chiến tranh thế giới I là rất rõ ràng -- như sự lãnh đạo lão luyện của Otto von Bismarck đã cung cấp đường lối lãnh đạo vụng về quá nhiều trên chính trị và quân sự trong những năm trước khi chiến tranh nổ ra. Giới cầm quyền của Đức cũng cảm thấy bị đe dọa bởi áp lực dân chủ từ dưới lên -- và đã khuyến khích chủ nghĩa dân tộc như là một lối thoát thay thế cho tình cảm của nhân dân. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc để củng cố tính hợp pháp của đảng Cộng sản.

Đó là, ít nhất, đang khuyến khích điều mà lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện một nghiên cứu nghiêm chỉnh về sự nổi lên của các cường quốc qua các thời đại -- và được xác định để tránh những sai lầm của cả Đức và Nhật Bản. Thực tế là chúng ta đang sống trong một thời đại hạt nhân cũng làm cho khủng hoảng 1914 rất ít có khả năng được thực hiện trở lại.

Nếu mọi thứ đã thực sự nguy hiểm, cũng có một số lý do ngọ nguậy trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật. Điều V của hiệp ước thường được tin tưởng là Hoa Kỳ cam kết bảo vệ đồng minh của mình bằng các phương tiện quân sự. Trong thực tế, nó chỉ đơn giản là cam kết hai quốc gia "hành động để đáp ứng các mối nguy hiểm chung" trong trường hợp có một cuộc tấn công vào Nhật Bản. Đó là sự mơ hồ có thể gây nguy hiểm, nếu nó xúi giục Trung Quốc gây tháu cáy với Hoa Kỳ. Nhưng nó cũng có thể hữu ích tại một thời điểm của cuộc khủng hoảng.


Gideon Rachman
Trong tháng 7 năm 1914, các nhà lãnh đạo trên tất cả các bên cảm thấy vô vọng khi họ đã bị lướt nhanh hướng tới một cuộc chiến tranh mà hầu hết trong số họ không muốn. Một nghiên cứu về lịch sử có thể giúp đỡ Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tránh một số phận tương tự vào năm 2014.





Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.