Có bao giờ Trung Quốc sẽ là số 1 ?

Lý Quang DiệuGRAHAM ALLISON,
BLACKWILL ROBERT D. |
Nếu bạn muốn biết câu trả lời, hãy hỏi Lý Quang Diệu của Singapore.
  16 tháng 2 năm 2013.
Theo Foreign Policy

BHM Lược dịch.

Phải chăng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn gấp ba lần so với Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế số 1 trên thế giới trong những thập kỷ tới ? Có phải Trung Quốc khao khát là sức mạnh số 1 ở châu Á và cuối cùng ở trên thế giới ? Khi nó trở thành một cường quốc, phải chăng Trung Quốc sẽ đi theo con đường của Nhật Bản trong việc trở thành một thành viên danh dự của phương Tây ?
Cho dẫu trái ngược với sự am tường hiện nay, câu trả lời chắc chắn nhất cho những câu hỏi này là : Không ai biết. Tuy nhiên, các chính khách, các nhà đầu tư, người dân trong và ngoài khu vực đang đánh giá những dự đoán của họ. Và các nhà hoạch định chính sách Mỹ, khi họ định hình chính sách "xoay trục đến châu Á" của chính quyền Obama , cũng đang thực hiện những đánh gíá này. Trong việc lập ra các câu trả lời cho những câu hỏi này, nếu bạn có thể tham khảo ý kiến ​​của chỉ một người trong thế giới ngày nay, ai là người để bạn tham khảo ? Henry Kissinger, người Mỹ đã dành nhiều thời gian nhất với các nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ Mao, có một câu trả lời : Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew).

Lý là người cha già sáng lập quốc gia Singapore hiện đại và là thủ tướng của nó từ 1959 đến 1990. Ông đã mài dũa sự khôn ngoan của mình hơn một nửa thế kỷ trên sân khấu thế giới, với việc phục vụ như là cố vấn cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình và các tổng thống Mỹ từ Richard Nixon đến Barack Obama. Điều này mang lại cho ông ta một quan điểm có căn cứ đích xác độc nhất vô nhị về địa chính trị và địa kinh tế của Đông và Tây.

Câu trả lời của Lý cho các câu hỏi trên là : có, có, và không có. Có, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn nhiều lần so với Hoa Kỳ và các đối thủ cạnh tranh phương Tây khác trong thập kỷ tới, và có thể hơn thế. Có, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc xem trọng việc trở thành quyền lực hàng đầu ở châu Á và trên toàn thế giới. Như ông nói: "Tại sao không ? ý thức tỉnh giấc về vận mệnh của họ là một lực lượng không cưỡng lại được". Không có, Trung Quốc sẽ không chỉ đơn giản là lấy chỗ ngồi của mình trong trật tự sau chiến tranh được tạo ra bởi Hoa Kỳ. Còn hơn thế, đó là ý định của Trung Quốc để trở thành quyền lực lớn nhất trên thế giới -- và được thừa nhận như là Trung Quốc, chứ không phải là một thành viên danh dự của phương Tây", ông nói trong một bài phát biểu năm 2009 .

Các chính phủ phương Tây nhiều lần yêu cầu Trung Quốc chứng minh ý thức trách nhiệm quốc tế của nó bằng cách thể hiện là một công dân tốt trong trật tự toàn cầu được thành lập bởi các nhà lãnh đạo phương Tây sau hậu quả chiến tranh thế giới thứ II. Nhưng theo như Kissinger nhận xét​​, những lời kêu gọi này là "cảm giác khó chịu đối với một quốc gia tự coi mình là đang trở nên như một thành viên trong một hệ thống quốc tế được thiết kế trong sự vắng mặt của nó trên cơ sở các chương trình nó đã không tham gia trong việc phát triển".

Theo quan điểm của Lý, "Trung Quốc không vội vàng thay Mỹ như là quyền lực số một trên thế giới". Như ông đã nói với chúng tôi trong một cuộc phỏng vấn ; một số người Trung Quốc "tưởng tượng rằng thế kỷ 21 sẽ thuộc về Trung Quốc, những người khác mong đợi chia sẻ thế kỷ với Mỹ khi họ phát triển nắm lấy thế kỷ Trung Quốc đi theo sau."

Chiến lược của Trung Quốc trong việc hoàn thành sự ưu việt, theo Lý, là "xây dựng một tương lai mạnh mẽ, thịnh vượng và sử dụng lực lượng lao động khổng lồ được đào tạo và ngày càng có tay nghề cao của họ để đem bán, và đem đi xây dựng cho mọi nơi khác. "Về mặt quân sự, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không hình dung một cuộc đối đầu cho đến khi đất nước này "vượt qua Mỹ trong lãnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ" một khu vực, trong đó nó vẫn còn kém cỏi.

Lý nói rằng, "Trung Quốc đã luận ra rằng nếu họ ở lại với 'trỗi dậy hòa bình' và chỉ tranh giành vị trí hàng đầu về kinh tế và công nghệ, họ không thể thua cuộc". Nhưng khi nói đến quyền lực cứng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ yếu vẫn chú ý đến câu châm ngôn của Đặng Tiểu Bình: "Ẩn mình chờ thới, giỏi che thực lực".

Vậy thì, chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên Trung Quốc ? Lý tin chắc như vậy, mặc dù ông lưu ý rằng "cơ hội sai số xảy ra ở Trung Quốc là một trên năm" (1/5). Nếu Lý chính xác, các nhà lãnh đạo ở cả Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với một thách thức to lớn trong những thập kỷ tới khi một cường quốc đang lên đối địch với một cường quốc đang cầm quyền. Trong lịch sử, các chính khách đã sai khi không kiểm tra điều này: 11 trong 15 trường hợp như vậy kể từ năm 1500 đã được kết thúc trong chiến tranh. Các nhà lãnh đạo ngày nay phải nghĩ đến thống kê ảm đạm này trong tâm trí, học hỏi từ những câu chuyện thành công, và dốc hết nghị lực cho một thực tế rằng những điều chỉnh có quy mô lớn về thái độ và hành động sẽ yêu cầu bởi cả hai bên để tránh xung đột bạo lực trong tương lai.


Graham Allison là giám đốc Trung tâm Belfer đặc trách Khoa học và các vấn đề quốc tế của Trường Harvard Kennedy và Robert D. Blackwill là thành viên cao cấp của nhóm Henry A. Kissinger đặc trách chính sách đối ngoại của Mỹ tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại. Họ là đồng tác giả của Lee Kuan Yew: Grand Master's Insights on China, the United States, and the World.

BOHEMIENVN © 2013

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.