Hai cơ hội tốt cho Chính sách nước ngoài then chốt của Obama.

TPP. Flickr.com

Obama có một cơ hội vàng để thay đổi hình dáng thương mại toàn cầu và cảnh quan đầu tư để phục vụ tốt hơn lợi ích của Mỹ và nâng cao triển vọng tăng trưởng ở nhà.
  Ian Bremmer và David Gordon . Ngày 25 tháng 2 năm 2013.
Theo New York Times

BHM Lược dịch.

TOKYO - Trong chuyến thăm Nhà Trắng hôm thứ sáu vừa qua, theo như đưa tin Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản đã thảo luận 2 cơ hội với Tổng thống Obama qua đó nên đề cao trên chương trình nghị sự chính sách nước ngoài rộng lớn hơn trong nhiệm kỳ thứ hai của ông : Một thỏa thuận thương mại đa quốc gia rộng lớn và tiếp cận với khí đốt phong phú từ đá phiến sét mới đây của Mỹ. Abe hy vọng rằng việc cải thiện quan hệ Mỹ -- Nhật Bản sẽ giúp đất nước của ông giành được những nhượng bộ trong đàm phán về thỏa thuận thương mại và các nguồn cung cấp năng lượng mới.
Bất kể các mối quan hệ của Washington với Tokyo là gì, quan tâm của Abe rõ ràng làm cho tổng thống thấy rằng đây là hai thứ có ích ghê gớm nhất của Mỹ trong việc tái lập ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới.

Obama đã ghi được những chiến thắng đáng chú ý trong cuộc chiến chống Al Qaeda trong nhiệm kỳ đầu của ông, nhưng ông cũng bắt đầu chuyển hướng chính sách an ninh của Mỹ vượt quá vấn đề chống khủng bố, hướng đến một sự tập trung làm cho đất nước an toàn hơn bằng cách làm cho nó thịnh vượng hơn. Với điều này trong tâm trí, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đặt nền móng cho một hình thức mới của nghệ thuật lãnh đạo ở trên phương diện kinh tế, một việc làm được hướng dẫn bởi sự công nhận rằng mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư đã chưa từng bao giờ được là quan trọng hơn đối với sức mạnh và sự kiên cường của quốc gia.

Obama phải chuyển dịch tầm nhìn này vào các chính sách mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ở nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nhà. Hai công cụ quan trọng nhất hiện nay trong việc sắp xếp của ông là Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương đã được đề xuất và cơ hội mở rộng xuất khẩu nguồn cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng dồi dào mới đây của Mỹ. Những công cụ này, những sản phẩm của "niềm tin Mỹ" trong chủ nghĩa tư bản định hướng thị trường và sự đổi mới từ đặc tính của nó, nên là các thành phần trung tâm của chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ hai của tổng thống.

Có hai lý do tại sao quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương là rất quan trọng. Thứ nhất, thương mại sẽ là rất quan trọng cho tăng trưởng của Mỹ, và thỏa thuận này to lớn giống như khi chúng hiện thực. Các cuộc đàm phán hiện nay bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Chile, Peru, Australia, New Zealand, Việt Nam, Singapore, Malaysia và Brunei. Nếu Nhật Bản tham gia các cuộc đàm phán, nhóm sẽ đại diện cho 40% thương mại thế giới và 40% GDP toàn cầu. Nó là một trò chơi thay đổi địa chiến lược.

Thứ hai, quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương là câu trả lời cho chủ nghĩa tư bản định hướng nhà nước của Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tạo ra những thách thức quan trọng đối với Hoa Kỳ và nền kinh tế của nó, đặc biệt bằng cách truyền bá niềm tin vào một hệ thống chủ nghĩa tư bản nhà nước mà qua đó cung cấp cho các quan chức chính trị một vai trò mạnh mẽ trong việc chỉ đạo hoạt động thị trường. Bằng cách sử dụng các công ty sở hữu nhà nước, các ngân hàng do nhà nước quản lý, và sở hữu tư nhân, nhưng các nhà vô địch quốc gia đáng tin cậy về mặt chính trị gặt hái được các mục tiêu chính trị, Trung Quốc đã làm cho Hoa Kỳ và các công ty nước ngoài khác cạnh tranh khó khăn hơn.

Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương có thể giúp chống lại sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nhà nước và mở rộng ảnh hưởng của Mỹ ở Thái Bình Dương trong nhiều cách giống như các thành viên EU tiềm năng một thời đã khuyến khích cải cách ở các quốc gia trong Hiệp ước Warsaw trước đây, những quốc gia mà có lẻ nếu không thì đã đi theo con đường quen thuộc ít nhất là đối kháng, quay trở lại những nền kinh tế nhà nước quản lý và cai trị độc tài.

Hiệp định thương mại này không phải là một nỗ lực để kềm chế Trung Quốc hay làm chậm sự phát triển tăng trưởng của nó. Thay vào đó, nó là một đầu tư rất lớn trong tương lai cho các thị trường tự do -- và một lời mời đến các nước láng giềng của Trung Quốc để chia sẻ những lợi ích của thương mại tự do trong khi làm sâu sắc thêm mối quan hệ chính trị, an ninh với Washington. Nó cũng là một tín hiệu rằng nước Mỹ có ý định ở lại châu Á như là một lực lượng ổn định, ngay cả khi Trung Quốc trở thành một cầu thủ có ảnh hưởng kinh tế và an ninh nhiều hơn, trong và ngoài khu vực.

Những rào cản phải được xóa bỏ trên các vấn đề pháp lý và nông nghiệp nếu các thành viên của quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương hoàn tất các cuộc đàm phán đúng thời hạn cuối đã nêu của họ vào Tháng Mười , và Obama có thể cung cấp động lực rất quan trọng. Bằng cách công khai nhấn mạnh ưu tiên quan hệ đối tác Thái Bình Dương của ông và thúc giục cá nhân ông Abe tham gia thương lượng, ông ta sẽ báo hiệu cho cả các thành viên hiện tại và tiềm năng rằng ông đã sẵn sàng xử dụng vốn liếng chính trị trong nước để làm cho mối quan hệ đối tác thành hiện thực.

Washington sẽ phải thỏa hiệp trên những quy định quan trọng của thỏa thuận, nhưng quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ cung cấp cho Hoa Kỳ một cái gì đó mà nó vô cùng cần thiết : Một chỗ đứng an toàn và lâu dài cho thương mại tự do, đầu tư, và các nguyên tắc pháp lý trong khu vực kinh tế đầy hứa hẹn nhất của thế giới, một vấn đề mà có lẻ nếu không thì vẫn còn đóng băng trong chiếc bóng kéo dài của chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc. Với một thỏa thuận song song trù tính với Liên minh châu Âu, Obama có một cơ hội vàng để thay đổi hình dáng thương mại toàn cầu và cảnh quan đầu tư để phục vụ tốt hơn lợi ích của Mỹ và nâng cao triển vọng tăng trưởng ở nhà.

Cuộc cách mạng đá phiến sét tạo ra một cơ hội tương tự. Tốc độ tăng trưởng chưa từng có trong sản xuất khí đốt của Mỹ được mang lại bởi những thay đổi trong công nghệ khoan và khai thác đã kích hoạt một cuộc chiến tại Washington về việc ai sẽ được hưởng lợi. Những nhà máy lọc dầu, các nhà chế tạo và người tiêu dùng muốn các lợi ích của năng lượng giá rẻ dành cho nền kinh tế trong nước. Các nhà sản xuất hàng hóa muốn lợi nhuận từ việc tiếp cận dành cho các thị trường mới cả trong lẫn ngoài nước. Theo luật pháp Mỹ, Bộ Năng lượng phải thấy rằng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng hay LNG, ở trong lợi ích công cộng trước khi phê duyệt một dự án. Đồng minh của Mỹ ở châu Âu đang hy vọng một sự tràn ngập xuất khẩu LNG từ Mỹ, qua đó sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào các quốc gia như Nga và Iran.

Bằng cách tạo cho các bạn bè của chúng ta những gì họ muốn, tổng thống có thể thúc đẩy các nguyên tắc thị trường tự do, cọng thêm giảm áp lực đáng kể về giá khí đốt toàn cầu qua đó mang lại lợi ích cho tất cả người tiêu dùng, thị trường và làm cùn sức mạnh thị trường của Nga và Iran. Một quyết định bật đèn xanh xuất khẩu L.N.G có thể được ghi vào quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong đó sẽ tạo ra ảnh hưởng của Mỹ cho các đối tác, đặc biệt là Nhật Bản, quốc gia mà từ lâu đã thúc đẩy tiếp cận nhiều hơn vào năng lượng được sản xuất từ Mỹ.

Có lẽ lý do tốt nhất cho Obama để làm những điều này là rằng chúng có thể thực hiện được. Về các vấn đề ngân sách và vốn vay, cải cách nhập cư, kiểm soát súng ống, và hàng chục chủ đề nóng khác, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa cách xa nhau hàng dặm. Nhưng nếu tổng thống cống hiến thời gian, năng lượng và vốn liếng chính trị cho một thỏa thuận thương mại mà qua đó xác định Hoa Kỳ như là một quyền lực Thái Bình Dương lâu dài và một chính sách năng lượng mà qua đó vừa tái xác định tiềm năng thị trường của Mỹ vừa thắt chặt các mối quan hệ ràng buộc Mỹ và các đồng minh của nó, ông sẽ có đủ số phiếu từ hai đảng -- và sự hỗ trợ cần thiết từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ -- để làm cho cả hai điều xảy ra.

Ông cũng sẽ thành lập được một di sản chính sách nước ngoài xứng đáng có tên tuổi.

_ Ian Bremmer là chủ tịch Tập đoàn Eurasia và là tác giả: “Every Nation for Itself: Winners and Losers in a G-Zero World.”
_ David Gordon là người đứng đầu nghiên cứu của Tập đoàn Eurasia và là cựu giám đốc hoạch định chính sách tại Bộ Ngoại giao.



BOHEMIENVN © 2013

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.