Hy vọng một Gorbachev cho Trung Quốc ngày nay.

Tại một cuộc họp gần đây của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng nỗ lực chống tham nhũng cần phải nhắm mục tiêu vào cả "ruồi" lẫn "cọp", đề cập đến các quan chức thấp hơn và các quan chức cấp cao. Thế nhưng, Ông ta dường như không có ý nghĩ cải cách chính trị thực sự . (Hình ảnh Ed Jones-Pool/Getty)
Tại một cuộc họp gần đây của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật
 Trung ương, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc
 Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng nỗ lực chống tham nhũng
cần phải nhắm mục tiêu vào cả "ruồi" lẫn "cọp", đề cập
đến các quan
chức thấp hơn và các quan chức cấp cao. Thế nhưng,
 Ông ta dường như không có ý nghĩ cải cách chính trị thực sự .
Người hoạt động như Gorbachev của Trung Quốc sẽ trở thành "con người có ích", được tôn trọng và ngưỡng mộ trên toàn thế giới.[ He Qinglian . 06 tháng 2 năm 2013.
Theo The Epoch Times

BHM Lược dịch.

Từ lâu, các nhà quan sát đã kết luận chuyến "du lịch phương Nam" vào cuối năm ngoái của nhà lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng "Tập Cận Bình đăng đi theo di sản của Đặng Tiểu Bình." Tuy nhiên, tường trình của các phương tiện tuyền thông chính thức về phát biểu của Tập Cận Bình trong chuyến "du lịch phương Nam" đã bị rút gọn.

Bài phát biểu đầy đủ của Xi nổi lên trên trực tuyến gần đây, và đã gây thất vọng cho nhiều nhà cải cách. Một nhận xét đáng chú ý rằng Xi đã phát biểu liên quan đến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Xi nói: "Cuối cùng, Gorbachev đã bí mật phao lên một vài từ và Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ. Một đảng khổng lồ đã biến mất, đúng như thế. Liên Xô có nhiều Đảng viên hơn chúng ta [Đảng Cộng sản Trung Quốc]. Tuy nhiên, không có ai là một người đàn ông thực sự để đứng dậy và chiến đấu".
Cụm từ "không có ai là một người đàn ông thực sự" được đặt ra bởi Công nương Huarui, một nhà thơ và là người vợ lẽ của một vị hoàng đế đã đánh mất đế chế của mình sau sự sụp đổ của triều đại nhà Đường (AD 907-960). Khi Tập Cận Bình sử dụng cụm từ này để mô tả sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô và Liên Xô như là một "quốc gia bị tiêu diệt" , ông rõ ràng cảm nhận gánh nặng trên vai ông.

Tuy nhiên, tôi không hoàn toàn thất vọng bởi phát biểu trong chuyến "du lịch phương Nam" của Xi . Trong bài viết của tôi có tựa đề "Tập Cận Bình: người bảo vệ chế độ Đỏ" , tôi đã kết luận rằng Xi không phải là một con người với một thái độ không rõ ràng. Những gì ông nói đến là chính xác những gì ông muốn làm. Mặc dù nó có thể được thực hiện hay không là một vấn đề khác. Xi luôn luôn có một sự hiểu biết rõ ràng về vai trò của mình. Hơn nữa, các cán bộ cựu chiến binh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ không lựa chọn Xi như là người bảo vệ "chế độ đỏ".

Nhưng vấn đề là chế độ của Trung Quốc đã ở trong một trạng thái suy thoái mà kết quả chỉ có thể là sụp đổ hoàn toàn. Ngay cả khi nếu cả thảy bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị là "những người đàn ông thực sự", không ai có thể ngăn chặn sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chế độ. Số phận của hoặc Đảng Cộng sản Liên Xô hay Đảng Cộng sản Trung quốc không được xác định bởi bất kỳ nhà lãnh đạo Đảng đơn độc nào, mà bởi toàn thể công chúng. Bây giờ, chế độ của Trung Quốc chỉ đơn giản đang từ chối công nhận thực tế là nó đã vứt bỏ tính chính danh của nó, thay thế niềm tin giữa người với người bằng sự nghi ngờ, và từ bỏ tất cả sự đáng tin cậy của nó. Điều này còn được gọi là "Năm [5] kết thúc."

Ngày 25 Tháng Mười Hai, 2011, Tân Hoa Xã , cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố một bài báo có tiêu đề "nguyên nhân và khám phá sự sụp đổ của Liên bang Xô viết" , trong đó cho thấy quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên việc sụp đổ của Liên Xô. Tác giả của bài viết, Wan Chengcai, đưa lên tám câu hỏi. Ngoài một câu hỏi trung dung về "lý do quan trọng cho sự sụp đổ," tất cả các câu hỏi khác đã được đặt ra từ quan điểm nguyên tắc một Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ví dụ: Ai được hưởng lợi và ai bị mất hưởng lợi từ sự sụp đổ? Những tác động lớn trên thế giới từ sự sụp đổ là gì? Những gì Trung Quốc nên học hỏi từ sự sụp đổ? Người ta nên đánh giá Mikhail Gorbachev như thế nào, người đã khởi xướng cải cách chính trị?

Vladimir Putin đã đưa ra một câu trả lời gấp hai cho những câu hỏi này. Ông nói, "bất cứ ai không hối tiếc sự ra đi của Liên Xô là người không có trái tim, bất cứ ai muốn nó phục hồi là người không có bộ não" . Một mặt, Putin buồn vì Liên Xô đã đi từ một siêu cường đến một đất nước hạng hai. Mặt khác, Putin coi đó là bước đi đúng đắn để kết thúc chế độ độc tài ở Liên Xô. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cố ý diễn giải điều này đến mức tất cả các điều mà Putin thừa nhận đã nói là rằng ông cảm thấy buồn về sự sụp đổ của Đảng Cộng sản.

Trong thực tế, những nguyên nhân gốc rễ đằng sau sự sụp đổ của Liên Xô từ lâu đã được cho là do ba yếu tố. Đầu tiên, tham nhũng của giới chóp bu chính trị đã góp phần vào sự chia rẻ xã hội ngày càng tăng và tình trạng bất ổn, thờ ơ của người dân thường và những trí thức, những người mất niềm tin vào Đảng Cộng sản Liên Xô. Ngay trước khi sụp đổ, công nhân đã tổ chức một cuộc đình công toàn quốc để phản đối tham ô, quan liêu. Thứ hai, để duy trì tình trạng của nó như là một siêu cường, Đảng Cộng sản Liên Xô tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ, gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Thứ ba, Tổng bí thư Liên Xô Gorbachev khởi xướng một loạt các "ý tưởng mới" cải cách, dẫn đến chấm dứt chế độ độc tài ở các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

Hãy so sánh tình hình hiện nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc với những gì của Liên Xô cách đây 20 năm.

Hãy bắt đầu bằng cách nhìn vào môi trường quốc tế. So với Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc chắc chắn là may mắn hơn. Trong những năm 1980, các chế độ độc tài toàn trị ở Sô-viết Đông Âu đã "đã làm cho cả con người lẫn thần thánh đều tức giận". Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Tổng thống Ronald Reagan dẫn đầu cuộc chiến chấm dứt cộng sản, ũng hộ công lý, và bảo vệ niềm tin. Bài phát biểu nổi tiếng của Tổng thống Reagan "giật đổ bức tường này" đã được phát sóng trên toàn thế giới, và tôi đã cảm động đến rơi nước mắt. Sau đó,Tổng Bí thư Gorbachev của Liên Xô chỉ đơn giản làm theo những ham muốn của người dân và dân chủ được chấp nhận. Cuộc Cách mạng Nhung, diễn ra ở Đông Âu, mở ra cánh cửa cho dân chủ, và đã kết thúc Chiến tranh Lạnh. Mikhail Gorbachev đã trở thành anh hùng khôn ngoan vĩ đại của thế kỷ 20, và ông sẽ mãi mãi được ngưỡng mộ bởi những người yêu chuộng tự do.

Thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ đó. Trong khi Trung Quốc đang nổi lên trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, châu Âu đã và đang suy giảm. Sự hình thành của Liên minh châu Âu chỉ là một cố gắng yếu ớt khôi phục lại vinh quang của Đức và Pháp như là những siêu cường thế giới. Một siêu cường khác, Hoa Kỳ, đã bị vấn đề tài chính còng tay bởi cuộc chiến tranh chống khủng bố, cuộc chiến tại Iraq, và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các khoản nợ đụng trần và sự bất bình rộng rãi từ các công dân trước sự tham gia của Mỹ trong bất kỳ loại chiến tranh nào. Khi cuộc Cách mạng Hoa Lài đánh vào Đông-Bắc Phi, Châu Âu và Hoa Kỳ chỉ có thể cung cấp một số hỗ trợ nào đó, không đề cập đến việc giải quyết hỗn loạn ở Syria. Trong những trường hợp như vậy, ngó nhìn về tình hình nhân quyền tại Trung Quốc chỉ là một nghĩa vụ quốc tế đối với Mỹ và các quốc gia châu Âu. Họ không có ý muốn cũng chẵng có nguồn lực để trở thành động lực định hướng cho dân chủ như họ đã làm trong làn sóng dân chủ hóa lần thứ ba .

Tuy nhiên, môi trường quốc tế thuận lợi sẽ không làm giảm áp lực trong nước mà Tập Cận Bình đang phải đối mặt. Ngoài tuyên bố sẽ "không trở thành Gorbachev" , Xi đang ở trong một tình huống rất khó khăn.

Đầu tiên, tham nhũng trong các nhóm chóp bu có cùng quyền lợi của ĐCSTQ tồi tệ hơn nhiều so với Liên Xô, Mobutu, và Gaddafi. Điều này có thể dễ dàng được nhìn thấy từ các báo cáo của các phương tiện truyền thông riêng của chế độ, chưa nói đến các báo cáo của The New York Times và Bloomberg. Tham ô hàng trăm triệu đô la của một quan chức cấp thôn bản không phải là hiếm. Cổng thông tin Internet Trung Quốc, QQ đã xuất bản một bài báo có tiêu đề "Lịch sử Tham nhũng của Liên Xô trong những năm 1970", phơi bày sự tham nhũng của Liên Xô. Nó không là gì khi đem so với tham nhũng của các viên chức ĐCSTQ. Cái được gọi là "cung cấp đặc biệt" cho các cán bộ của Liên Xô là những hàng hoá vừa mới nhập khẩu, chẳng hạn như rượu, quần áo, máy ảnh, và nước hoa, từ Mỹ và các quốc gia châu Âu. Trong khi đó, các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đạt đến trạng thái "hàng xa xỉ đến từ hối lộ và không cần phải chi tiêu tiền lương" vào đầu những năm 1990. Những gì các quan chức Liên Xô không thể ngay cả chỉ tưởng tượng là sự huênh hoang có tính quốc tế của các quan chức ĐCSTQ. Hàng triệu đảng viên đã trở thành "các quan chức trần truồng" bằng cách di chuyển các thành viên trong gia đình của họ ra nước ngoài. "Cung cấp đặc biệt" duy nhất mà họ cần là nước sạch, không khí sạch, an toàn thực phẩm.

Thứ hai, hệ thống kinh tế Liên Xô đã có nguồn tài nguyên trong nước phong phú và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Tuy nhiên, Trung Quốc hiện nay đang gặp khó khăn do thiếu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và một tỷ lệ thất nghiệp cao. Hơn 100 triệu nông dân không có đất. Hàng chục triệu cư dân thành phố đang thất nghiệp. Lợi nhuận từ cải cách kinh tế đã cạn kiệt trong sự cai trị 10 năm của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo.

Cũng như tôi đã viết trong bài viết 2004 của tôi, "Tình trạng hiện tại và tương lai của chế độ độc tài Trung Quốc", có 4 yêu cầu cơ bản cho một xã hội để duy trì chính nó: hệ thống sinh thái là căn bản ; hệ thống đạo đức như là đường trung tuyến giữa các thực thể xã hội khác nhau ; quyền sống cơ bản được đo bằng tỷ lệ thất nghiệp ; một hệ thống chính trị qua đó duy trì các hoạt động bình thường của một xã hội. Hiện nay, hệ thống sinh thái, hệ thống đạo đức và quyền sống cơ bản đã bị sụp đổ hoặc gần như cạn kiệt. Điều duy nhất còn lại là chế độ độc tài chính trị.

He Qinglian
He Qinglian
Trong những trường hợp như vậy, chỉ có bọn côn đồ chính trị của ĐCSTQ là sẽ từ chối cải cách chính trị. Ngay cả những trí thức, những người lo ngại bạo lực nhất, đang có nhu cầu cải cách để từ bỏ hệ thống một Đảng và tránh một cuộc cách mạng bạo lực.

Người hoạt động như Gorbachev của Trung Quốc sẽ trở thành "con người có ích", được tôn trọng và ngưỡng mộ trên toàn thế giới.


He Qinglian là một tác giả nổi bật của Trung Quốc và là nhà kinh tế. Hiện nay có trụ sở tại Mỹ, bà là tác giả của "China’s Pitfalls" có liên quan đến tham nhũng trong cải cách kinh tế của Trung Quốc trong những năm 1990, và "The Fog of Censorship: Media Control in China", qua đó giải quyết sự vận động và hạn chế của báo chí. Bà thường xuyên viết về các vấn đề kinh tế và xã hội đương đại của Trung Quốc.


BOHEMIENVN © 2013

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.