Liên minh độc tài.

Photo by MARK Ralston / AFP / GettyImages
Các quốc gia có nền dân chủ tự do chính yếu thường liên kết với nhau trong việc bảo vệ các giá trị của họ. Không còn nữa.
 ALEXANDER COOLEY | 30 tháng 1 năm 2013.
Theo Foreign Policy

BHM Lược dịch.

Nhiều năm nay, Hoa Kỳ và các đồng minh ở châu Âu và châu Á đã nói về tầm quan trọng của những nỗ lực chung để thúc đẩy quyền con người và các giá trị dân chủ trên toàn thế giới. Nếu các quốc gia có nền dân chủ tự do gộp lại những nỗ lực của họ, có vẻ như có lý do để tin rằng họ có thể gắn các giá trị này vào trong luật pháp quốc tế và thành công trong việc thúc đẩy sự phát triển tự do.

Tuy nhiên, hóa ra những kẻ chuyên quyền cũng đã chẵng được ngủ yên. Và không nơi nào mà điều này đúng hơn là ở lục địa Á-Âu ; Nga, Trung Quốc, và các nước Trung Á, ở đó đã phát hiện ra các công dụng của liên minh trong một lý do chung.
Họ đã làm việc chăm chỉ để tạo thành một mặt trận quốc tế chống dân chủ, phát triển một tập hợp mới các công cụ phản chiến lược và pháp lý khu vực. Nó có vẻ đang hoạt động. Phiên bản mới nhất của cuộc khảo sát về các quyền chính trị toàn cầu của Freedom House ghi chú rằng những phát hiện của nó là "đặc biệt tồi tệ đối với các nước Á-Âu".

Trong những năm qua, nước Nga của Vladimir Putin đã trở lại đàn áp phe đối lập dân chủ, gần đây nhất bằng cách dàn dựng một cuộc tấn công dốc toàn lực vào các tổ chức phi chính phủ có quan hệ với nước ngoài. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã làm được công việc tốt nhất của nó là bịt miệng các nhà phê bình và duy trì kiểm soát chặt chẽ hơn đối với những người bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, việc ít được chú ý hơn là họ đã và đang tiến hành những nỗ lực xuyên quốc gia của hai nước để hợp nhất với nhau trong nỗ lực dập tắt những thôi thúc dân chủ.

Sự nổi lên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) là một trường hợp điểm. Bao gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan ; SCO tự giới thiệu như là một tổ chức quốc tế theo phong cách mới qua đó bảo vệ các nguyên tắc không can thiệp vào các vấn đề chủ quyền của các quốc gia thành viên -- và cũng không ăn khớp với các điều kiện chính trị và kinh tế tế nhị được áp đặt bởi các nhóm khác do phương Tây lãnh đạo. Ban đầu, tiền thân của SCO, nhóm Thượng Hải Năm, giải quyết các tranh chấp biên giới kéo dài giữa các thành viên của nó từ thời Liên Xô, nhưng hiện nay nhóm đã mở rộng hoạt động để bao gồm cả an ninh, các sáng kiến kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng và giáo dục. Mặc dù trụ sở chính thức của tổ chức đặt ở Bắc Kinh, hợp tác giữa các dịch vụ an ninh nội bộ của SCO được thực hiện thông qua một cái tên "nên thơ" là Cơ cấu chống khủng bố khu vực (RATS) nằm ở Tashkent.

Dưới câu thần chú chống "ba tệ nạn" là chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và ly khai, RATS duy trì một danh sách theo dõi thống nhất về các cá nhân và các tổ chức "cực đoan" của khu vực. Danh sách đã được mở rộng đáng kể, ban đầu từ 15 tổ chức, cá nhân trong năm 2006 rồi đến 42 tổ chức và hơn 1100 cá nhân trong năm 2010. Các nhóm nhân quyền lo ngại rằng việc mở rộng này là kết quả của "sự giúp đở nhau" giữa những kẻ độc tài, như việc mỗi quốc gia liệt kê các mối đe dọa chế độ của riêng mình trong trao đổi để đồng ý với các chỉ định của những quốc gia khác, mà ở đó có thể bao gồm các đối thủ chính trị ngoài những kẻ khủng bố thực sự.

Báo cáo đặc biệt của Liên hiệp quốc về chống khủng bố và nhân quyền đã bày tỏ "các lo ngại nghiêm trọng" về các thủ tục chia sẻ dữ liệu và lập danh sách của SCO, lưu ý rằng họ "không phải chịu bất kỳ hình thức giám sát có ý nghĩa nào và không có các biện pháp bảo vệ quyền con người được gắn liền với các dữ liệu và thông tin chia sẻ". RATS thậm chí có thể được chia sẻ công nghệ giám sát theo sáng kiến ​​an ninh mạng mới ra đời để đáp ứng với việc huy động mang tính chính trị dễ dàng bởi các mạng xã hội trong mùa xuân Ả Rập.

Trong năm 2009, các nước thành viên SCO đã ký Hiệp ước chống khủng bố mới cho phép các nghi phạm được chuyển giao giữa các quốc gia thành viên với bằng chứng tối thiểu từ các tội ác của họ, và thậm chí cho phép các nước thành viên gửi các nhân viên của họ đến lãnh thổ của một nước thành viên SCO khác để tiến hành một cuộc điều tra hình sự.

Hiệp ước SCO có một đối tác khu vực trong quy ước Minsk, ban đầu được ký kết vào năm 1993, mà qua đó cũng đã được trích dẫn để biện minh cho sự hồi tố những kẻ tình nghi bị cáo buộc phải đối mặt với những cáo buộc hình sự. Ví dụ, trong tháng sáu năm 2010, Kazakhstan đã dẫn độ 29 người tị nạn chính trị của Uzbekistan. Các công tố viên Kazakhstan đã biện minh cho việc dẫn độ theo cả hai: hiệp ước Minsk và phù hợp với SCO, họ nói rằng những người khiếu nại đã tham gia trong các "tổ chức bất hợp pháp" và bị buộc tội "cố gắng lật đổ sự trật tự của hiến pháp" ; nhưng một thông tin sau đó của Ủy ban chống tra tấn (CAT) của Liên Hiệp Quốc tìm thấy nhà cầm quyền Kazakhstan vẫn vi phạm nghĩa vụ không được khống chế của họ, CAT cung cấp những ủy thác rằng một "nhà nước có người tỵ nạn không thể trả về một cá nhân nếu cá nhân ấy có nguy cơ bị tra tấn tồn tại trong Nước tiếp nhận".

Theo tổ chức nhân quyền, các hiệp định khu vực này đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số "tấn tuồng" và những vụ bắt cóc có động cơ chính trị. Các trường hợp nổi bật nhất liên quan đến những chuyển giao người dân của Trung Á từ Nga và người Uighur từ cả Nga và Trung Á sang Trung Quốc. Năm ngoái, Tòa án Nhân quyền Châu Âu, nơi mà một số các trường hợp này của Nga đã bị khởi tố, thậm chí còn gửi đến Hội đồng Bộ trưởng châu Âu một lá thư quan tâm về hoàn cảnh của một nhóm đương sự ở Trung Á. Cái được gọi là "nhóm Garabayev" bao gồm 18 trường hợp được kiểm tra bởi tòa án từ 2007 đến 2011, hầu hết trong số họ đều liên quan đến các công dân Uzbek và Tajik, nhiều người trong số họ đã bị bắt cóc cưỡng bức từ Nga.

Để hiểu rỏ, các khuôn khổ pháp lý này là không cần thiết cho việc tiến hành các hoạt động ngoài lãnh thổ như vậy (và nó đáng chú ý rằng Hoa Kỳ cũng hợp tác với các dịch vụ an ninh Trung Á trong thập kỷ trước đó để bắt nộp những kẻ tình nghi đến và đi ở khu vực). Ví dụ, nhà bất đồng chính kiến chính trị Nga Leonid Razvozzhayev đã bị bắt cóc ở Kiev bởi các nhân viên vũ trang vào tháng Mười và được chuyển đến Moscow, trong khi các dịch vụ an ninh Uzbek như tin đã đưa là hoạt động độc lập cả trong và ngoài Á-Âu. Khi các nhà báo người Nga điều tra chỉ ra, Nga đã, như là hậu quả, không còn là không gian "an toàn" cho các nhà bất đồng chính kiến và các nhà đối lập chính trị Trung Á mà nó đã từng trong những năm 1990.

Các tổ chức khu vực này cũng bất cần đạo lý đang thi đua nhau về hình thức, nhưng không có thực chất, thành lập các diễn viên dân chủ. Cả SCO và các Quốc gia độc lập trong Khối thịnh vượng chung (CIS) đã thành lập các "nhà quan sát bầu cử" của riêng họ, chủ yếu như một phản ứng trước những lời chỉ trích nhất quán rằng các cuộc bầu cử ở Trung Á đã được công nhận từ nhiệm vụ giám sát được thành lập bởi OSCE và nó được quản lý bởi Văn phòng Sáng kiến ​Dân chủ và Nhân quyền (ODIHR). Chẵng có tổ chức khu vực nào đã thông qua Quy tắc ứng xử dành cho các nhà quan sát bầu cử quốc tế của Liên Hiệp Quốc, và không có gì đáng ngạc nhiên, những nhiệm vụ này thường đạt đến những kết luận về chất lượng của các cuộc bầu cử Á-Âu là mâu thuẫn đáng kể với những kết luận của ODIHR.

Ví dụ, trong khi vào năm 2007 ODHIR chỉ trích nặng nề chất lượng của các cuộc bầu cử quốc hội ở Kyrgyzstan mà qua đó cho phép kẻ chuyên quyền, Kurmanbek Bakiyev, củng cố nắm giử quyền lực của ông, những cán bộ của cả CIS lẫn SCO xác nhận tình trạng hợp pháp và tính hợp pháp của cuộc bầu chọn. Tổ chức Giám sát bầu cử CIS cũng giám sát các cuộc bầu cử trong các vùng lãnh thổ tranh chấp của Abkhazia, Nam Ossetia, và Transdnistria, đến mức là nguồn cung cấp duy nhất tính hợp pháp đối với bên ngoài cho các cuộc bầu chọn này.

Cuối cùng, hiện nay những kẻ độc tài đang nhắm mục tiêu đến chương trình nghị sự về các quyền ngay cả trong các tổ chức quốc tế đã được thiết lập. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, được thành lập vào năm 1995 như là kế thừa cho CSCE cực kỳ quan trọng, đã nhìn thấy nhiệm vụ dân chủ sôi động một thời của nó bị bãi bỏ một cách có hiệu quả. Nga, Belarus và các quốc gia Trung Á đã cố gắng làm mất tác dụng nhiệm vụ quan sát bầu cử của tổ chức và chủ động ngăn chặn việc bổ sung dự án mới "nhân tố con người". Các nhà nghiên cứu thậm chí cũng đã lưu ý trong các dự án an ninh của mình, chẳng hạn như đẩy mạnh cải cách cảnh sát ở Trung Á, OSCE đã vứt bỏ các điều kiện chính trị, vô tình nâng cao năng lực của các chế độ độc tài này.

Ngay cả Liên Hiệp quốc giờ đây cũng đang trở thành một chiến trường cho việc tranh luận và xác định lại các quyền chính trị. Theo Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu, trong vòng 10 năm qua Nga và Trung Quốc đã tỏ ra tương ứng cao hơn với số phiếu bầu trong Đại hội đồng về vấn đề nhân quyền hơn cả Hoa Kỳ hoặc Liên minh châu Âu. Trong năm 2011, ví dụ, hỗ trợ tổng thể cho Hoa Kỳ từ các nước khác chỉ là 37%, trong khi của Trung Quốc là 60% và 59% của Nga. Moscow cũng đi đầu trong việc giới thiệu những "phản tiêu chí" mới trong lĩnh vực quyền con người -- trong tháng Chín năm 2012 Ủy ban Nhân quyền LHQ đã suýt thông qua một nghị quyết gây tranh cãi, được giới thiệu bởi Nga, thúc đẩy "giá trị truyền thống của nhân loại", một văn bản mà các nhà hoạt động nhân quyền LGBT đã lên án là có khả năng làm suy yếu quyền đồng tính -- đặc biệt là khi quốc hội Nga xem xét luật mới để hình sự hóa việc "tuyên truyền đồng tính."

Để hiểu rỏ, tình hình bên trong OSCE và Liên Hiệp Quốc phản ảnh sự phân ly tổng thể rộng lớn hơn trong quan hệ của Nga với phương Tây. Tuy nhiên, trước chiến dịch đàn áp tàn nhẫn của nó đối với các tổ chức phi chính phủ và sự gia tăng của các tổ chức khu vực mới mà qua đó ưu tiên quyền tối thượng là cho dân chủ, Nga hiện đang dẫn đầu một cuộc tấn công ba mũi nhọn có hiệu quả trên các diễn viên bên ngoài mà họ đã giúp đở để thúc đẩy và phổ biến chương trình nghị sự về giá trị phương Tây (Về phương diện này, được tiết lộ rằng, ngay tuần này, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đe dọa đòi xem xét tư cách thành viên trong SCO như là một cách thể hiện sự không hài lòng của mình đối với tốc độ đàm phán về việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu).

Đương đầu với kiến ​​trúc độc tài mới của đại lục Á-Âu sẽ yêu cầu cả Washington lẫn Brussels thách thức tính hợp pháp và mục đích của những thực tiển độc đoán này. Bỏ qua tầm quan trọng đang phát triển của chúng -- hoặc thậm chí lựa chọn tham gia có chọn lọc với các nhóm như SCO về các vấn đề ít gây tranh cãi -- mà nếu tiếp tục sẽ chỉ phục vụ để hợp pháp hóa những thách thức mới này, bằng cách đó chúng tiếp tục phá hoại các chuẩn mực dân chủ và danh tiếng của phương Tây ở Âu Á và xa hơn nữa.

Alexander Cooley là Giáo sư Khoa học Chính trị tại Barnard College, Đại học Columbia và là tác giả của Great Games, Local Rules: the New Great Power Contest in Central Asia (Oxford 2012).


BHM Lược dịch. © 2013 BOHEMIENVN

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.