Rắc rối vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên.


Thử nghiệm hạt nhân đặt ra thách thức lớn cho nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc.
JANE PERLEZ. ngày 12 tháng 2 năm 2013.
Theo New York Times

BHM Lược dịch.

BẮC KINH - Vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên vào ngày thứ Ba, bất chấp cảnh báo của Trung Quốc, để lại cho nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình, một sự lựa chọn: Anh ta chỉ gây một chút bối rối cho Bắc Triều Tiên bằng cách đồng ý tiến gần đến các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc , hay anh ta làm cho chế độ lo sợ bằng cách gắng sức đấm vào dòng chảy dầu và các khoản đầu tư của Trung Quốc mà chúng đang giữ cho Bắc Triều Tiên trôi nổi ?

Vụ thử nghiệm đặt ra một thách thức cho chính sách đối ngoại quan trọng của ông Tập Cận Bình, nhân vật mới đứng đầu Đảng Cộng sản, người đã nói rằng y muốn Hoa Kỳ và Trung Quốc phát triển một "loại quan hệ mới giữa hai cường quốc". Xi đối phó với Bắc Triều Tiên như thế nào trong thời gian tới để có thể nói với Hoa Kỳ anh ta là loại "lãnh đạo gì", và anh ta hình dung mối quan hệ với Washington là thuộc dạng nào !
Thực sự anh ta đã chứng tỏ mình là một người dân tộc chủ nghĩa nhiều hơn so với người tiền nhiệm của y, Hồ Cẩm Đào, thể hiện quyết tâm của Trung Quốc chiếm ưu thế trong cuộc khủng hoảng biển Đông Trung Quốc, trong đó, Trung Quốc đang cố gắng giành quyền kiểm soát các hòn đảo được quản lý bởi Nhật Bản. Y cũng đã hiển thị sự quan tâm đáng kể nhiều hơn trong quân đội của Trung Quốc, tham quan các căn cứ và đơn vị quân đội trong hai tháng vừa qua với những lời tán tỉnh với các binh sĩ để sẵn sàng chiến đấu.

Để cải thiện mối quan hệ căng thẳng với Hoa Kỳ, Xi có thể bắt đầu với việc cư xử cứng rắn hơn với Bắc Triều Tiên, khai thác ảnh hưởng của Trung Quốc với chính phủ "chư hầu" để giúp làm chậm chương trình hạt nhân của nước này. Nếu Xi không giúp đỡ kềm chế Bắc Triều Tiên, y sẽ gần như chắc chắn phải đối mặt với những nỗ lực tăng tốc phòng thủ tên lửa đạn đạo của Hoa Kỳ trong khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là với Nhật Bản, một tình huống khó chịu cho Trung Quốc.

Nhưng nếu Xi chấp nhận các biện pháp chống lại Bắc Triều Tiên mà Hoa Kỳ mong muốn, các nhà phân tích Trung Quốc và Mỹ nói, Xi sẽ có nguy cơ gây bất ổn cho Bắc Triều Tiên, khuyến khích sự sụp đổ của nó và thúc đẩy việc tạo nên một bán đảo Triều Tiên thống nhất mà từ đó cũng có thể trở ngược thành một đồng minh của Mỹ. Một bán đảo Triều Tiên được kiểm soát bởi người Mỹ không phải là một lựa chọn đối với Xi, các nhà phân tích đều đồng ý như vậy.

Phản ứng đầu tiên từ chính phủ Trung Quốc là tương đối nhẹ, và đề nghị không có sự thay đổi tức khắc trong chính sách hoặc thái độ đối với Bắc Triều Tiên. Một tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao nói rằng chính phủ đã thể hiện "sự kiên quyết phản đối" của mình đối với vụ thử nghiệm và "mạnh mẽ kêu gọi" Bắc Triều Tiên tuân thủ các cam kết của nó đối với việc phi hạt nhân hóa.

Sau vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ hai của Bắc Triều Tiên trong năm 2009, chính quyền Obama đã chỉ trích ông Hồ Cẩm Đào, cáo buộc ông ấy "cố ý đui mù" trước những hành động của đất nước.

"Với Hu bị loại khỏi bức tranh chính quyền, liệu ông Tập Cận Bình có hay không có ý định xác minh sẽ chứng minh sự chú ý nhiều hơn tới vấn đề an ninh của Mỹ", Jonathan D. Pollack, giám đốc Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton tại Viện Brookings nói. "Xi lựa chọn đáp ứng như thế nào sẽ là một tín hiệu quan trọng sớm sủa trong những ưu tiên chính sách đối ngoại của y và liệu anh ta có sẵn sàng hợp tác một cách công khai và đầy đủ nhiều hơn với Washington và Seoul so với người tiền nhiệm của mình hay không".

Một cuộc tranh luận cao hơn về Bắc Triều Tiên hiện nay đang xoáy quanh vòng tròn chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhưng liệu những tiếng nói của một chính sách cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên có thể thịnh hành hay không vẫn còn là rất không chắc chắn.

Mặc dù có quan tâm ngày càng tăng trong một số doanh trại quân đội về hành vi bướng bỉnh của Bắc Triều Tiên, mà qua đó lo sợ đánh mất một vùng đệm vẫn chiếm ưu thế trong số các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn nhất, đặc biệt là trong quân đội, theo Jia Qingguo, một giáo sư tại trường Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Bắc Kinh, người đã đề xuất về một chính sách mới đối với Bắc Triều Tiên.

"Đúng là tốt hơn so với trước đây, nhưng vẫn còn khó khăn để vượt qua" nếp suy nghĩ, ông nói. "Nhiều người đang có niềm tin rất cổ điển rằng Bắc Triều Tiên là một vùng đệm chiến lược, và họ vẫn tin rằng quân xâm lược Mỹ sẽ hành quân ngang qua Bắc Triều Tiên để đi đến Trung Quốc".

Giáo sư Jia đã đến thăm Washington hồi tháng trước, nói rằng Trung Quốc nên sử dụng Bắc Triều Tiên bướng bỉnh như là một điểm khởi đầu cho một mối quan hệ hợp tác nhiều hơn với Hoa Kỳ. "Một quyền lựa chọn mua hoặc bán là Bắc Triều Tiên" , ông nói. "Chúng tôi phải làm việc với nhau để ngăn chặn nó trở thành một sức mạnh hạt nhân."

Zhu Feng, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh cũng là người ủng hộ một lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Triều Tiên, cho biết các bản báo cáo của các phương tiện truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải trừng phạt Bắc Triều Tiên trong một cách có ý nghĩa hơn, là một dấu hiệu đáng khích lệ.

"Chúng là những tín hiệu khá hiếm, và tôi không nhớ có một lúc nào đó trong thời gian 10 năm qua mà Bắc Kinh lên tiếng một cách dứt khoát và mạnh mẽ chống lại mánh lới hạt nhân của Bình Nhưỡng", ông nói.

Giáo sư Zhu mô tả Hồ Cẩm Đào là "thiếu quyết đoán" với Bắc Triều Tiên. Trong khi Xi được xem như là một nhà lãnh đạo "dân tộc chủ nghĩa hơn", anh ta cũng "thực dụng hơn", và thấy rằng Bắc Kinh đã kết thúc cuộc đua "những chọn lựa ý tốt", giáo sư Zhu nói.

Trung Quốc đồng ý tham gia cùng Hoa Kỳ trong việc ũng hộ trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc đối với Bình Nhưỡng sau khi thử nghiệm thành công trong tháng mười hai của một tên lửa đã đạt tầm bay đến tới Philippines.

Trong phản ứng trước sự tham gia các hình thức xử phạt của Trung Quốc , Bắc Triều Tiên đã tung ra một cuộc tấn công gay gắt về phía Trung Quốc và tuyên bố sẽ đẩy mạnh về phía trước với vụ thử nghiệm hạt nhân thứ ba. Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ tham gia một vòng trừng phạt mới, các nhà phân tích Trung Quốc cho biết.

Nhưng với mọi sự chán ghét của Trung Quốc dành cho Bắc Triều Tiên -- văn hóa và chính trị mà chính phủ hai nước cách xa nhau -- Trung Quốc rất có thể sẽ vẫn là một đồng minh vững chắc của Bắc Triều Tiên, Stephanie Kleine-Ahlbrandt , giám đốc Đông Bắc Á và là cố vấn Nhóm khủng hoảng quốc tế về Trung Quốc ở Bắc Kinh cho biết .

"Truyền thống trong Quân đội Giải phóng Nhân dân và Cục liên lạc quốc tế của Đảng Cộng sản là kiểm soát chính sách của Bắc Triều Tiên", bà nói. "Mối quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ngay bây giờ ở vào một điểm thấp, nhưng ưu tiên lâu dài không có chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, phi bất ổn định và phi vũ khí hạt nhân vẫn ở trong thứ tự ưu tiên của Trung Quốc".

Trung Quốc đã chuẩn bị để sống với một Bắc Triều Tiên hạt nhân cho đến bao lâu mà kho vũ khí vẫn còn nhỏ và tình trạng hạt nhân của nước này không dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang, bà nói.

Tuy nhiên, vụ thử hạt nhân lần thứ ba đẩy Bắc Triều Tiên tiến một bước gần hơn đến thủ đắc vũ khí hạt nhân mà có thể vươn tới Hoa Kỳ, mặc dù thậm chí sự hoàn thành đó có thể phải mất vài năm nữa, ông Siegfried S. Hecker, cựu giám đốc của Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos và đồng giám đốc của Trung tâm an ninh quốc tế và Hợp tác tại Đại học Stanford nói. Ông ấy đã đi thăm Bắc Triều Tiên hai năm trước và đã được cho xem các cơ sở làm giàu uranium của nước này.

Nếu Trung Quốc không kềm chế được Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ sẽ trở nên ngày càng thiếu kiên nhẫn và cài đặt những khả năng phòng thủ của mình ở châu Á, và ở các đồng minh của mình, ông Hecker nói.

"Những gì khá rõ ràng với tôi là sự đe dọa của một đầu đạn tên lửa có khả năng với vụ thử nghiệm hạt nhân thành công lần thứ 3 sẽ cung cấp cho Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản lý do tốt để đẩy mạnh khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo của họ trong khu vực -- mà qua đó sẽ cung cấp cho chính phủ Trung Quốc một số dấu lặng".

Jane Perlez.
Jane Perlez là phóng viên ngoại giao quan trọng hàng đầu ở văn phòng Bắc Kinh của The New York Times. Cô quán xuyến đề tài Trung Quốc và chính sách đối ngoại, mối quan hệ đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và tác động của chúng trên khu vực châu Á.



BOHEMIENVN © 2013

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.