Suy sụp và Thăng tiến của phương Tây.

Ghép mái nhà: một công nhân đang xây dựng một ngôi nhà
ở Joplin, Missouri, tháng 5 năm 2012. (Eric Thayer /

Courtesy Reuters) Tại sao Mỹ và Châu Âu sẽ thăng tiến mạnh mẽ hơn từ cuộc khủng hoảng tài chính ?
Roger C. Altman. Tháng Giêng / tháng 2 năm 2013.
Theo Foreign Affairs

Trong khi những ảnh hưởng khắc nghiệt của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vẫn còn âm vang trên khắp toàn cầu, tình trạng suy thoái kinh tế không phải xấu trên mọi mặt : nó sẽ kích hoạt những hoạt động tái cơ cấu kinh tế cơ bản, và kết quả là một nền kinh tế Hoa Kỳ sẵn sàng nổi lên mạnh mẽ hơn so với trước. Mặc dù vẫn còn quá sớm để nói chắc chắn, thậm chí Châu Âu có thể vượt lên trước.

BHM Lược dịch.

Cuộc khủng hoảng tài chính và đại suy thoái 2008 đã kéo theo những tác động tàn phá đối với nền kinh tế Mỹ và hàng triệu cuộc sống của người Mỹ. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ sẽ nổi lên từ vết thương mạnh hơn và tái cơ cấu rộng rãi. Châu Âu cuối cùng sẽ trải nghiệm một cũng cố tương tự, mặc dù tương lai của nó là ít chắc chắn hơn và sự phục hồi của nó sẽ mất nhiều thời gian để phát triển. Hoa Kỳ mất nhiều thời gian hơn nữa vì cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra ba năm trước châu Âu, trong năm 2008, gây ra những cơn gió ngược mà đã tạo áp lực cho nó suốt từ đó.
Sẽ mất 2-3 năm để cho các điều này giảm dần, nhưng sau đó, kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt hơn mong đợi. Ngược lại, châu Âu vẫn còn ở giữa của cuộc khủng hoảng tài chính. Nếu lý luận theo lịch sử thường xảy ra nhiều lần ở đó, nó sẽ mất 4 - 6 năm để cho sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Châu Âu trở thành hiện thực.

Việc cũng cố như vậy ở cả hai khu vực sẽ xảy ra trong một nguyên nhân quan trọng: những năm khủng hoảng đã kích hoạt chuyển dịch cơ cấu kinh tế rộng rải. Những thay đổi sâu rộng trong các nguồn tài chính của chính phủ, hệ thống ngân hàng, và sản xuất đang được tiến hành, cũng như những cải cách cơ cấu trong thị trường lao động. Tất cả điều này đang chứng minh một lần nữa rằng các thị trường vốn toàn cầu, lực lượng kinh tế mạnh nhất trên trái đất, có thể ảnh hưởng đến những thay đổi vượt quá khả năng của các quá trình chính trị bình thường. Và trong trường hợp này, chúng có thể bác bỏ tất cả các dự báo về suy giảm kinh tế của phương Tây. Thật vậy, trong những năm tới, Mỹ và châu Âu có thể lại một lần nữa trở thành những đầu máy cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Đây không phải là để nói rằng các cuộc khủng hoảng đã đem lại nổi đau, phần lớn chúng chắc chắn không như thế. Có thể cảm nhận được sự đau khổ trên cả hai bờ của Đại Tây Dương do thất nghiệp và các biện pháp khắc khổ của chính phủ. Đó là bi kịch mà rất nhiều người đã bị mất việc làm của họ và sẽ không bao giờ khôi phục lại được. Và đó là tính ăn mòn mang tính xã hội mà các cuộc khủng hoảng đã nhấn mạnh các xu hướng hiện tại hướng đến thu nhập bất bình đẳng lớn hơn. Tuy nhiên, những sự kiện này đã xảy ra, và đối tượng được giải quyết ở đây là tác động lâu dài của chúng.

Nền kinh tế Mỹ đã được phát triển -- dẫu thất thường -- từ đáy của suy thoái kinh tế, trong tháng 6 năm 2009. Nhưng, Châu Âu có một thời gian biểu hoàn toàn khác nhau. Không giống như những điều ở Hoa Kỳ, hệ thống tài chính của châu Âu đã không nổ tung vào năm 2008. Có những vấn đề nghiêm trọng ở Ireland và Vương quốc Anh, nhưng các thị trường vốn đã không phải nổi dậy chống lại châu Âu như một toàn cục, và do đó không có một phản ứng tài chính hoặc tiền tệ lớn lao. Không phải cho đến năm 2012, khi nợ công và khủng hoảng ngân hàng va vào lục địa với sức mạnh đầy đủ, qua đó khu vực đồng tiền chung châu Âu đối mặt với những vấn đề mà đã làm điêu đứng nền kinh tế Mỹ trong 2008 - 2009. Tính đến hôm nay, do đó, GDP của khu vực đồng euro vẫn còn co lại, và suy thoái kinh tế của nó có thể đã chưa chạm đáy. Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng đầu tiên, Hoa Kỳ bây giờ phải đối mặt với một con đường ngắn hơn để phục hồi. Tuy nhiên, nếu các nước châu Âu có thể cơ cấu lại nền kinh tế của họ ở mức độ mà Hoa Kỳ có, sẽ có lý do để lạc quan.

Các kinh tế gia Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff đã lập luận rằng thời kỳ phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính chậm hơn, dài hơn, và hỗn loạn nhiều hơn so với những cuộc suy thoái bị gây ra bởi chu kỳ kinh doanh. Phục hồi chậm chạp một cách đau đớn tại Hoa Kỳ và sự căng thẳng kinh tế rõ ràng ở châu Âu chứng minh luận án này. Nhưng lịch sử được làm đầy với các ví dụ của các nước có nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn sau những vụ nổ tài chính. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-98, Hàn Quốc chấp nhận một gói cứu trợ khó khăn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), củng cố hệ thống tài chính, và tăng tính linh hoạt của thị trường lao động của mình, ngay sau đó, nó được hưởng một sự bùng nổ kinh tế. Ở Mexico, nền kinh tế đã hoạt động tốt suốt từ sự sụp đổ của đồng peso và gói giải cứu của Mỹ năm 1994. Một hiện tượng tương tự đã xảy ra trong các nước của châu Mỹ La tinh theo sau các cuộc khủng hoảng nợ công ở đó vào cuối những năm 1980. Mặc dù các cuộc khủng hoảng tài chính này nhỏ hơn so với sự sụp đổ năm 2008 tại Hoa Kỳ, chúng đi theo cùng một khuôn mẫu, với các thị trường vốn từ chối trật tự cũ -- và sau đó đem lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng.

Tái cơ cấu ở Hoa Kỳ.

Tại sao các cuộc khủng hoảng gần đây cuối cùng cũng cố nền kinh tế Mỹ và châu Âu ? Tại Hoa Kỳ, khu vực nhà đất đang hồi sinh, một cuộc cách mạng trong sản xuất năng lượng, một hệ thống ngân hàng sửa đổi, một ngành công nghiệp sản xuất hiệu quả hơn sẽ cung cấp sức đẩy cho một sự bùng nổ. Trong khi đó, tái tranh cử của Tổng thống Barack Obama và "vách đá tài chính" hiện ra lờ mờ đã làm tăng triển vọng một sự nhượng bộ lớn về cắt giảm thâm hụt ngân sách và một giải pháp cho vấn đề nợ của đất nước.

Đầu tiên, sau khi bị sụp đổ thảm khốc, thị trường nhà đất Hoa Kỳ hiện đang sẵn sàng cho sự tăng trưởng lớn kéo dài nhiều năm. Trong lịch sử, khi lãnh vực nhà đất của Mỹ đã bị đẩy xuống đủ xa trong thời gian đủ dài , nó lại dần dần hồi phục đến mức rất cao. Trước cuộc khủng hoảng gần đây, bong bóng nhà đất đã tăng cao đến mức mà khi nó vỡ, lãnh vực này thực sự sụp đổ. Giữa năm 2000 và 2004, trung bình 1,4 triệu căn hộ gia đình được xây dựng mỗi năm, nhưng con số này giảm xuống 500.000 sau khủng hoảng và giử nguyên ở đó cho đến gần đây. Doanh số bán nhà mới, trung bình 900.000 mỗi năm trong thời kỳ bong bóng, giảm hai phần ba sau khi bong bóng vỡ. Và toàn bộ đầu tư vào khu dân cư, chiếm 4% GDP của Mỹ từ 1980 đến 2005, trung bình chỉ có 2,5% kể từ năm 2008.

Mặc dù sự sụp đổ nhà ở có nghĩa là thảm họa cho hàng triệu chủ nhà không thể trả tiền lãi cho các món thế chấp của họ, nó cũng xóa sạch những lạm dụng và thái quá mà đã quấy rầy lãnh vực trong nhiều năm. Kết quả là, các ngân hàng Mỹ đã xử dụng những năm vừa qua để cải thiện tiêu chuẩn thế chấp bảo lãnh và thị trường chứng khoán của họ, và quan điểm của hộ gia đình đối với các khoản thế chấp và góp tiền vào vốn chủ sở hữu nhà đã trở nên khoẻ mạnh. Bây giờ, lĩnh vực nhà đất cuối cùng đã quay một góc, với một chỉ số giá nhà chính thức -- tổng hợp từ 20 thành phố của S & P / Case-Shiller -- tăng 8% kể từ tháng ba năm 2012. Mức cung có liên quan đã giảm mạnh (nói cách khác, nhà bán ít hơn), tín dụng thế chấp có thể sẳn sàng hơn, và tăng trưởng dân số, cùng với sự phục hồi trong hình thành giá cả hộ gia đình, có khả năng triển vọng có nhu cầu cao -- tất cả điều đó có nghĩa rằng giá nhà nhảy vọt gìn giử sự phát triển. Những yếu tố này có khả năng tăng tổng vốn cho đầu tư khu dân cư, trong đó bao gồm xây dựng nhà mới và tu sửa nhà, bằng 15-20 phần trăm trong vòng năm năm tới. Sự thay đổi đơn phương này có thể thêm một điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP hàng năm của Mỹ cũng như là thêm bốn triệu việc làm mới cho nền kinh tế.

Thứ hai, các công nghệ mới đang tạo nên một sự thay đổi ngoạn mục ở việc sản xuất dầu và khí đốt của Mỹ. Kỹ thuật địa chấn tiên tiến và phương pháp tiếp cận sáng tạo để làm rạn nứt bằng thủy lực và kỷ thuật khoan ngang đã khai mở các lớp trầm tích chứa năng lượng mà trước đó chưa biết hoặc không thể tiếp cận được. Kết quả là một sự phục hồi mạnh mẽ của cả khí đốt tự nhiên lẫn các ngành công nghiệp dầu. Trong năm 2012, sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ đạt 65 tỷ feet khối mỗi ngày, qua đó cao hơn 25% so với năm năm trước đây và đạt kỷ lục từ trước đến nay. Khí đốt trong đá phiến sét chiếm phần lớn sự gia tăng này. Trong khi đó, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng vọt. Theo ước tính, chỉ trong năm 2012, việc sản xuất dầu và các loại hydrocarbon lỏng khác, chẵng hạn như nhiên liệu sinh học, tăng bảy phần trăm, lên đến 10,9 triệu thùng mỗi ngày. Điều này đánh dấu sự gia tăng "trong một năm" lớn nhất kể từ năm 1951.

Hướng về phía trước, Bộ Năng lượng Mỹ dự báo rằng sản xuất hydrocarbon lỏng của Mỹ sẽ tăng thêm 500.000 thùng trong năm 2013, và Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự kiến rằng Hoa Kỳ sẽ vượt qua Ả-rập Xê-út là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào khoảng năm 2017. Nhìn chung, sự bùng nổ năng lượng này có thể bổ sung thêm ba phần trăm GDP của Mỹ trong thập kỷ tới, ngoài ra thêm chừng ba triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, gần như tất cả trong số đó sẽ được trả lương cao. Hoa Kỳ có thể cắt giảm một phần ba dầu nhập khẩu của mình, cải thiện sự thâm hụt trong cán cân thanh toán. Ngoài ra, sản lượng khí đốt tự nhiên cao hơn sẽ làm giảm hóa đơn thiết thực của người tiêu dùng trung bình gần 1.000 $ / mỗi năm, tương ứng với một gói kích thích phụ trội cho nền kinh tế Mỹ. Và khao khát của công chúng Mỹ đối với phục hồi kinh tế và việc làm đã làm dịu sự chống đối cuộc cách mạng năng lượng này.

Thứ ba, không đề cập đến việc công khai tiêu cực , hệ thống ngân hàng đã được điều chỉnh cơ cấu vốn và triệt để tái cơ cấu từ năm 2008. Không ai có thể tưởng tượng tốc độ của những cải thiện về vốn của ngân hàng và các chỉ số thanh khoản đã xuất hiện kể từ đó. Các ngân hàng lớn nhất đã thống nhất thông qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt căng thẳng bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, và, đáng ngạc nhiên, họ cũng dẫn đầu mục lục trong việc đáp ứng tỷ lệ vốn theo yêu cầu trong khuôn khổ quy định quốc tế Basel III. Những ngân hàng hạng trung thậm chí ở trong tình trạng tốt hơn. Mặc dù công việc vẫn chưa kết thúc, các tổ chức này đã nhanh chóng tự thoát khỏi tài sản kế thừa bị khó khăn của họ, đặc biệt là các chứng khoán thế chấp. Cả hai loại ngân hàng lớn và trung bình đã xử lý những mảng rộng các tài sản và đã tăng vốn mới đáng kể từ các nguồn công cộng và tư nhân. Trong nhiều trường hợp, hơn nữa, họ đã sửa sang lại đội ngũ quản lý và Ban Giám đốc. Trong chiều hướng của những thay đổi này, sớm sủa hơn, mối quan tâm cấp tính về sự ổn định tài chính của các ngân hàng Mỹ phần lớn đã tiêu tan.

Trong thực tế, các ngân hàng đã cho vay mạnh mẽ trở lại đến cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo Cục Dự trữ Liên bang, tổng số dư nợ chưa giải quyết đối với các doanh nghiệp Mỹ hiện nay là 1,45 nghìn tỷ $, tăng tỷ lệ hai con số cho mỗi quý vừa qua. Con số này vẫn dưới mức đỉnh vào năm 2008, nhưng khoảng cách đang được khép lại một cách nhanh chóng. Trong phạm vi tín dụng của người tiêu dùng, mức cao kỷ lục trước đó đã vượt qua trong năm 2011, và tổng số tăng thêm từ 3 - 4% vào năm 2012. Tất cả tín dụng này thúc đẩy tăng trưởng GDP, và lĩnh vực ngân hàng có khả năng mở rộng toàn bộ số lượng cho vay liên tục trong vài năm tới.

Thứ tư, cuộc Đại suy thoái đã lặng lẽ thúc đẩy những hiệu quả cao hơn trong lĩnh vực sản xuất của Mỹ. Đơn giá chi phí sản xuất hạ xuống 11% ở Hoa Kỳ so với mười năm trước đây, ngay cả khi chúng tiếp tục tăng lên ở nhiều nước công nghiệp khác. Và sự khác biệt chi phí lao động giữa Mỹ và Trung Quốc đang thu hẹp. Nền kinh tế Mỹ đã có thêm nửa triệu việc làm mới trong sản xuất kể từ năm 2010, và sự tăng trưởng này có thể kéo dài một số năm. Sự biến đổi của lãnh vực sản xuất của Mỹ có lẽ được phản ảnh tốt nhất trong ngành công nghiệp tự động. Trong năm 2005, chi phí lao động theo giờ của các nhà sản xuất xe của Mỹ cao hơn 40% so với các nhà sản xuất nước ngoài hoạt động tại các nhà máy ở Hoa Kỳ. Nhưng ngày nay, các chi phí này hầu như giống hệt nhau, và ba " ông bự " -- Chrysler, Ford và General Motors -- đã lấy lại thị phần ở Bắc Mỹ.

Sự trỗi dậy của các lĩnh vực nhà ở và năng lượng cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đến ngành công nghiệp sản xuất. Trước triển vọng xây dựng chung cư là rất mạnh mẽ -- và xem xét rằng những ngôi nhà mới chứa đựng rất nhiều sản phẩm được sản xuất -- tiếp tục tăng trưởng công việc trong sản xuất là gần như chắc chắn. Hơn nữa, giá khí đốt tự nhiên giảm sẽ hỗ trợ các lĩnh vực hóa dầu và tất cả các loại sản xuất mà chúng sử dụng nhiên liệu này.

Cuối cùng, mặc dù không có bảo đảm, cơ hội mà Washington sẽ khắc phục vấn đề nợ quốc gia đã tăng lên. Với Obama viện dẫn cắt giảm thâm hụt ngân sách là mục tiêu quan trọng nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của mình -- và với kết quả bầu cử là bất lợi cho đảng Cộng hòa, những người có quan điểm chống thuế bây giờ thiếu sự tán thành của công chúng -- triển vọng cho một thỏa thuận cắt giảm thâm hụt ngân sách kiên quyết đã có tiến bộ. Nếu điều này xảy ra vào năm 2013, nó sẽ cung cấp hơn nữa để thúc đẩy kinh doanh và niềm tin của các nhà đầu tư, cũng như đầu tư tư nhân nói chung.

Hy vọng cho châu Âu.

Ở châu Âu, có ít bằng chứng, cho đến nay, rằng các nền kinh tế sẽ nổi lên mạnh mẽ hơn từ những năm khủng hoảng. Điều này phần lớn là bởi vì sau khi sụt giảm mạnh trong năm 2008, châu Âu đang phục hồi cho đến khi cặp song sinh nợ công và khủng hoảng ngân hàng của khu vực đồng tiền chung châu Âu xảy ra vào năm 2011. Hơn nữa, so với Hoa Kỳ, số lượng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở châu Âu là sâu hơn và khó khăn hơn để đạt được. Một phần, điều này phản ảnh sự phức tạp hoàn toàn của Liên minh châu Âu, trong đó bao gồm 27 quốc gia rất khác nhau. Đây cũng là một kết quả tự nhiên của bản chất xơ cứng vốn đã bất di bất dịch của nhiều nền kinh tế châu Âu. Vì vậy, hậu quả của cuộc khủng hoảng châu Âu và câu hỏi liệu nó có thực sự sẽ dẫn đến tái cơ cấu quy mô rộng vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, đúng là hợp lý khi cho rằng những thay đổi lớn và tích cực có thể nổi lên, và một vài dấu hiệu đáng khích lệ là đã có thể nhìn thấy. Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã chập chờn di chuyển về phía liên minh tài chính và cải cách ngân hàng. Trên toàn EU, các nền kinh tế đang thúc đẩy năng suất của họ và làm cho hàng hóa xuất khẩu của họ trở nên cạnh tranh hơn, và chính phủ đang kềm chế trong các lĩnh vực công cộng của họ.

Ngoài ra còn có những tiền lệ bên trong châu Âu về tái cơ cấu và cũng cố sau cuộc khủng hoảng tài chính lớn, chẳng hạn như kinh nghiệm của Thụy Điển trong những năm 1990. Trong trường hợp đó, sự bùng nổ tín dụng và bất động sản thực sự trùng hợp với một thời gian dài mở rộng lĩnh vực công cộng và tỷ lệ nợ so với GDP khoảng chừng 80%. Thụy Điển, vào thời điểm đó, được coi là mô hình nhà nước phúc lợi của châu Âu. Tuy nhiên, vào năm 1992, hệ thống ngân hàng của nó sụp đổ và thất nghiệp tăng lên 12%, kích hoạt những cải cách kinh tế, tài chính, ngân hàng trên phạm vi rộng. Stockholm đã tăng thuế, bãi bỏ quy định ngành điện, viễn thông, và cắt giảm chi tiêu liên bang, bao gồm cả lương hưu và trợ cấp thất nghiệp. Tất cả các bước này đã cải thiện khả năng cạnh tranh của Thụy Điển và thúc đẩy tăng trưởng GDP, qua đó tăng trở lại bốn phần trăm hai năm sau, vào năm 1994.

Trong khu vực châu Âu ngày nay, các chính phủ đang thực hiện những tiến trình thăm dò. Xem xét, cho một khởi đầu, trên mặt tài chính, nơi có phong trào hướng tới xây dựng một thẩm quyền tài chính trung ương với sự kiểm soát ngân sách và nợ có ý nghĩa hơn trên cơ sở cấp quốc gia. Các thành viên trong khu vực đồng euro có thể sẽ không chấp nhận liên minh tài chính sau rốt với thẩm quyền hợp pháp để từ chối đầy đủ các ngân sách của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nếu nó được tín nhiệm trong các thị trường tài chính, liên minh tài chính sẽ có quyền lực thực sự, bởi vì sự diễn đạt không chấp thuận của nó có thể gây ra các phản ứng trừng phạt từ những thị trường này.

Thứ hai, quyết định của khu vực đồng tiền chung châu Âu cung cấp sự giám sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu trên các ngân hàng tư nhân lớn nhất của lục địa này cũng là một bước tiến lớn. Như một kết quả của động thái này, các ngân hàng này cuối cùng cũng sẽ được kiểm soát trong một kiểu cách hiện đại, minh bạch, và độc lập -- khác xa với tình hình hiện nay, trong đó các giám thị địa phương yếu kém chìu chuộng các ngân hàng. Nó cũng chuyển Ngân hàng Trung ương châu Âu gần gũi hơn với mô hình mạnh mẽ và linh hoạt hơn của Cục Dự trử Liên bang Mỹ. Đây là một sự thay đổi cần thiết.

Sửa chữa đầy đủ hệ thống ngân hàng, khu vực đồng tiền chung châu Âu cần một thực thể tương tự như Chương trình Trợ giúp Các Tài sản gặp khó khăn của Hoa Kỳ, được gọi là TARP, và tái cấp vốn của các ngân hàng Tây Ban Nha là một bước đầu tiên đi theo hướng đó. Quỹ cứu trợ của EU, Cơ chế Ổn định châu Âu, đang cấp vốn có điều kiện cho các ngân hàng Tây Ban Nha trên sự dọn dẹp tổng thể các bảng cân đối kế toán của họ. Nếu phương pháp tiếp cận này được áp dụng trên toàn châu Âu, cuối cùng nó sẽ tạo ra một hệ thống tài chính lành mạnh.

Thứ ba, một số quốc gia ở châu Âu đang trong quá trình cải thiện vấn đề cấu trúc năng suất của chúng, đó là một yếu tố quan trọng, mặc dù ít tiếng tăm đối với cuộc khủng hoảng. Có vẻ rằng ngày càng có thể các nền kinh tế ít cạnh tranh nhất của châu Âu, chủ yếu nằm dọc theo chu vi phía nam của lục địa này, sẽ thực hiện những cải thiện đáng kể về năng suất. Nếu đồng nội tệ không giảm giá, các quốc gia này đang bị cắt giảm chi phí thông qua việc phá giá đồng tiền nội bộ, trong đó liên quan đến cắt bỏ nguồn vào lao động. Tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha -- các nước chịu áp lực tài chính nhiều nhất -- giá đơn vị lao động đã giảm đáng kể từ năm 2010. Các nước này cũng đã bắt đầu cải cách thị trường lao động rất quan trọng, chẳng hạn như hạn chế mức lương yêu cầu tối thiểu và loại bỏ các hạn chế về việc thuê mướn, sa thải, và trợ cấp thôi việc. Con đường của Ireland là để làm bài học. Sau khi hệ thống ngân hàng Ireland sụp đổ trong năm 2008, Dublin cắt giảm chi phí sản xuất mạnh và tăng năng suất. Ngày nay, chỉ một vài năm ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ireland lại là một trong những nơi hiệu quả nhất ở châu Âu trong việc sản xuất.

Thứ tư, xuất khẩu ở các nước ngoại vi -- mà ở đó từ lâu đã là nạn nhân của thâm hụt thương mại lớn với Đức và các nước Bắc Âu khác -- đang lấy lại được khả năng cạnh tranh của họ. Kết quả là, Italy, Bồ Đào Nha, và Tây Ban Nha bây giờ được hưởng giảm thâm hụt ngân sách trong cả thương mại và các tài khoản hiện tại của họ, phản ảnh chi phí thấp hơn trong xuất khẩu của họ và một đồng euro yếu hơn. Tại Hy Lạp, mặc dù với tính khốc liệt của sự sụp đổ kinh tế của nước đó, mức độ chắc chắn của xuất khẩu đã trở lại mức trước khủng hoảng.

Cuối cùng, bằng cách bắt đầu cắt giảm các khu vực công của họ, chính phủ các nước khu vực châu Âu đang đóng một vai trò quan trọng trong đổi mới kinh tế của châu lục, khi những cắt giảm chi tiêu sẽ tạo ra nhiều khả năng hơn cho khu vực tư nhân phát triển. Theo Ủy ban châu Âu, thâm hụt tập thể của 17 thành viên trong khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm xuống còn 4,1% GDP trong năm 2011, giảm đáng kể từ con số 6,2% trong năm 2010. Hơn nữa, nhìn vào EU rộng lớn hơn, con số cắt giảm thâm hụt tập thể của nó là một phần ba vào năm 2011. Đúng như thế, nhiều nước trong số các nước châu Âu có tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP vẫn cao hơn mục tiêu chính thức ba phần trăm, và nợ thực tế tăng trưởng nhanh hơn so với GDP trong khu vực đồng tiền chung châu Âu như là một toàn bộ vào năm ngoái. Tuy nhiên, áp lực từ thị trường tài chính nên tiếp tục co lại ở các lãnh vực công cộng của châu Âu trong tương lai.

Trong suốt lịch sử hiện đại, cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng đã gây ra nổi đau to lớn cho các mảng dễ bị tổn thương của các xã hội bị ảnh hưởng, nhưng chúng cũng đã thường xuyên củng cố nền kinh tế cơ bản. Cả hai mặt của các hiện tượng đối kháng này đang khẳng định chính chúng ở Hoa Kỳ ngày hôm nay. Châu Âu vốn đã yếu ớt hơn, nhưng bằng chứng ban đầu cho thấy rằng một năng động tương tự đang xảy ra ở đó. Nếu mô hình lịch sử này đúng, Hoa Kỳ và Châu Âu có thể thách thức sự khôn ngoan có tính tập quán và trở lại dẫn đầu tăng trưởng trong nền kinh tế thế giới.

ROGER C. ALTMAN là Chủ tịch điều hành của các đối tác Evercore. Ông là Phó Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ trong 1993 - 94.

BOHEMIENVN © 2013

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.