Châu Phi phải nhận rỏ thực tế trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Mô hình trường học nổi Makoko đang được xây dựng ở
 Nigeria. Ảnh: Internet
Mối quan hệ mang theo nó dấu hiệu chủ nghĩa thực dân. Đã đến lúc châu Phi phải thức tỉnh trước thực tế từ sự ảo tưởng của họ đối với Trung Quốc.
 Lamido Sanusi. Ngày 11 tháng 3 năm 2013 19:10.
Theo Financial Times

BHM Lược dịch.

Nigeria, một quốc gia có một thị trường nội địa rộng lớn với hơn 160 triệu dân, xử dụng nguồn lực khổng lồ nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc được sản xuất tại địa phương. Chúng tôi mua các loại hàng dệt may, vải, da, nước sốt cà chua, tinh bột, đồ nội thất, điện tử, vật liệu xây dựng và các mặt hàng nhựa dẻo. Cùng nhiều thứ khác.


Trung Quốc, mặt khác, mua dầu thô của Nigeria. Trong phần lớn châu Phi, Trung Quốc đã thiết lập các hoạt động khai thác mỏ khổng lồ. Họ cũng đã xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, với trường hợp ngoại lệ, họ đã làm như vậy bằng cách sử dụng thiết bị và lao động nhập khẩu từ đất nước của họ, mà không chuyển giao kỹ năng cho các cộng đồng địa phương.

Vì vậy, Trung Quốc mua những hàng hóa chính của chúng tôi và bán cho chúng tôi những thứ họ sản xuất. Đây cũng chính là bản chất của chủ nghĩa thực dân. Vương quốc Anh đã đến châu Phi và Ấn Độ để siết chặt các nguyên liệu thô và thị trường. Châu Phi giờ đây sẵn sàng tự nó mở ra một hình thức chủ nghĩa đế quốc mới.

Từ những ngày của Phong trào Không liên kết, mà qua đó đã đoàn kết chúng tôi sau khi chủ nghĩa thực dân ra đi. Trung Quốc không còn là một thành viên kinh tế lạc hậu - nó là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, có khả năng trong các cấu hình khai thác như phương Tây. Đó là một đóng góp đáng kể cho sự hạn chế công nghiệp hóa và kém phát triển của châu Phi.

Cha tôi là Đại sứ Nigeria tại Bắc Kinh vào đầu thập niên 1970. Ông yêu mến Chủ tịch Mao Trạch Đông của Trung Quốc, xem ông như là một người châu Phi da đen mà cha tôi tự nhìn nhận là một thuộc cấp và rằng Mao Trạch Đông xứng đáng được tôn trọng.

Kinh nghiệm của cha tôi không phải là độc nhất. Một quan điểm ảo tưởng về Trung Quốc là khá phổ biến trong trí tưởng tượng của người dân châu Phi - bao gồm cả của tôi. Trước khi tạm trú ở Bắc Kinh, cha tôi là mẫu người điển hình mong muốn có liên hệ mật thiết với Âu châu, tận tụy với một tầm nhìn về châu Phi "tiến bộ" được xác định bằng cách nhân rộng cách thức làm việc của phương Tây. Sau đó, khi ông trở thành thư ký thường trực trong bộ ngoại giao, ảnh hưởng lập trường chống thực dân của Trung Quốc đa phần được viết qua các chính sách đối ngoại, ông đã phác thảo sự ủng hộ phong trào giải phóng ở các thuộc địa của Bồ Đào Nha và thách thức chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Tình yêu này của người châu Phi đối với Trung Quốc được thành lập trên tầm nhìn quốc gia như là một vị cứu tinh, một đối tác, một mô hình mẫu. Tuy nhiên, khi làm việc như là một thống đốc ngân hàng trung ương Nigeria, công việc đã làm cho tôi tạm dừng tư tưởng đó. Chúng tôi không thể đổ lỗi cho Trung Quốc, hoặc bất cứ quyền lực nước ngoài nào khác, về các vấn đề của đất nước chúng tôi. Chúng tôi phải tự trách mình trước những mưu đồ bất lương qua việc trợ cấp nhiên liệu của chúng tôi, trước hành vi trộm cắp dầu ở đồng bằng sông Niger, trước sự thờ ơ của chúng tôi đối với nông nghiệp và giáo dục, và trước sự khoan dung vô hạn của chúng tôi đối với sự bất lực. Điều đó nói rằng, nó là điều kiện tiên quyết quan trọng cho sự phát triển ở Nigeria và phần còn lại của châu Phi mà chúng tôi loại bỏ thông qua chiếc kính tô hồng mà chúng tôi nhìn thấy ở Trung Quốc.

Ba thập kỷ trước, Trung Quốc có một lợi thế đáng kể so với châu Phi trong chi phí lao động rẻ của nó. Nó đang mất dần lợi thế đó khi nền kinh tế phát triển và những phô trương sự thịnh vượng. Châu Phi phải nắm bắt thời điểm này. Chúng tôi phải khuyến khích một sự thay đổi từ việc tiêu thụ hàng hóa do Trung Quốc sản xuất đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của chúng tôi. Chúng tôi phải tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp của chúng tôi. Nigeria và các nước sản xuất dầu khác cần phải tinh chế dầu thô, xây dựng các ngành công nghiệp hóa dầu và sử dụng những trữ lượng khí đốt - hiện nay thường bị lãng phí đốt bỏ tại các giếng dầu - để phát điện và các ngành công nghiệp dựa trên khí đốt chẳng hạn như sản xuất phân bón.

Để cho Châu Phi nhận ra tiềm năng kinh tế của mình, chúng tôi cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng xếp hạng nhất. Điều này sẽ phục vụ cho một tầm nhìn về các chính sách kinh tế của Trung Phi. Các quốc gia châu Phi sẽ không phát triển bằng cách bán hàng hóa sang châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Chúng tôi có thể không có khả năng cạnh tranh ngay lập tức trong việc bán các mặt hàng do chúng tôi sản xuất sang châu Âu. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, với cơ sở hạ tầng tốt, chúng tôi có một thị trường khổng lồ trong nước. Ở đây, chúng tôi phải xem Trung Quốc là : một đối thủ cạnh tranh.

Chúng tôi không chỉ sản xuất tại địa phương những hàng hóa mà chúng tôi có thể xây dựng lợi thế tương đối, mà còn tích cực chống lại việc nhập khẩu từ Trung Quốc mà chúng đã được thúc đẩy bởi các chính sách nhằm mục đích trấn lột. Cuối cùng, trong khi lao động châu Phi có thể rẻ hơn so với Trung Quốc, năng suất vẫn còn rất thấp. Đầu tư vào giáo dục kỹ thuật và dạy nghề là rất quan trọng.

Châu Phi phải thừa nhận rằng Trung Quốc - như Mỹ, Nga, Anh, Brazil và phần còn lại - hiện diện ở châu Phi không phải vì lợi ích của châu Phi mà vì lợi ích của riêng họ. Tình cảm lãng mạn phải được thay thế bằng tư duy kinh tế không khoan nhượng. Sự cam kết phải có các điều khoản cho phép Trung Quốc kiếm tiền trong khi phát triển lục địa, chẳng hạn như ưu đãi để thiết lập việc sản xuất trên đất châu Phi và các chính sách bảo đảm việc làm của người châu Phi.

Là con trai của cha tôi, tôi không thể khuyến nghị một sự "ly dị". Tuy nhiên, một đánh giá về các yếu tố bóc lột trong "hợp đồng hôn nhân" là quá chậm. Mỗi tình cảm lãng mạn bắt đầu với các đối tác không nhìn thấy các sai sót của nhau trước khi những quy mô biến đi và chúng ta nhìn thấy những nét xấu của đối tác. Chúng ta có thể vẫn còn là đối tác của nhau - nhưng ít nhất là không được có ảo tưởng.


Lamido Sanusi là thống đốc Ngân hàng Trung ương Nigeria từ năm 2009.

BOHEMIENVN © 2013

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.