Lộ trình quan hệ Mỹ-Trung : Phức tạp bởi "liên hoàn kế" của Trung Quốc.

...trước hành vi của Đảng Cộng sản Trung Quốc / PLA và "liên hoàn kế" của nó, không có khả năng rằng Mỹ và Trung Quốc có thể nuôi dưỡng một mối quan hệ mang tính cách xây dựng...
amitav-asia-250x160



Jenny Lin. 05/03/2012.
Theo CSIS

BHM Lược dịch.

Tự hỏi tại sao chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã có vẻ hung hăng, tự tin và quyết đoán hơn trong việc đối phó với Mỹ và các đồng minh của nó ? Câu trả lời có thể nằm ở một chiến lược cổ đại của Trung Quốc được gọi là "liên hoàn kế" -- một phần của "36 kế chính trị quân sự" có nguồn gốc từ I Ching (*).
Mao Trạch Đông kết hợp giáo lý cổ xưa này với tư duy chiến lược của mình, và nó gần đây đã được thảo luận ở các phương tiện truyền thông Trung Quốc khi đã làm cho Nhật Bản khổ sở trong tranh chấp cụm đảo Senkaku / Điếu Ngư . Sử dụng chiến lược này cho thấy rằng Bắc Kinh đã đưa mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc vào một con đường đối đầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tìm kiếm một cách có hệ thống để làm giảm bớt ảnh hưởng của Washington ở Châu Á.

"Liên hoàn kế" này trước tiên yêu cầu Trung Quốc gây hoang mang óc phán đoán của đối phương ; thứ hai, tạo ra và xui khiến những xung đột chính trị nội bộ trong đối thủ của mình ; và thứ ba, làm sâu sắc hơn những xung đột nội bộ hiện có của đối phương trước khi tung ra một cuộc tấn công chiến sự. Tuy nhiên, mục tiêu của "tấn công chiến sự" không nhất thiết có nghĩa là Đảng Cộng sản Trung Quốc / PLA đã sẵn sàng sử dụng lực lượng quân sự chống lại Hoa Kỳ trong thời gian ngắn, đúng hơn là Bắc Kinh gây sức ép trên mọi lợi thế chống lại Hoa Kỳ để biến đổi sự cân bằng lực lượng giữa họ. Điều đó nói rằng, bằng chứng của cả ba loại hành động đều có thể nhìn thấy trong hành vi của Trung Quốc hiện nay.

Bắc Kinh tin rằng Mỹ vừa là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc vừa là một sức mạnh đang suy giảm. Theo Phó Tham mưu trưởng PLA, tướng Zhang Qinsheng, các thách thức chính đối với Trung Quốc là mối đe dọa đối với chủ quyền và tính hợp pháp của đất nước, cũng như các chính sách ly khai. Hồ Cẩm Đào đã cảnh báo về những nỗ lực của một sức mạnh bá quyền tạo ra các phong trào ly khai và vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, Tập Cận Bình dốc sức để lãnh đạo Trung Quốc hướng đến "chủ nghĩa xã hội với những đặc điểm Trung Quốc" với cốt lõi là tư duy chiến lược của Mao -- đó là một cuộc đấu tranh chống lại sức mạnh bá quyền bằng việc hợp nhất các quốc gia của thế giới thứ ba.

Nhận thức rằng Mỹ đang ở trong suy giảm bắt đầu từ đầu năm 2001. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc như Tân Hoa Xã và báo Nhân dân hàng ngày, "Hoa Kỳ suy giảm không còn là điều băn khoăn không có cơ sở". Họ báo cáo rằng sức mạnh của Mỹ sẽ "tiếp tục suy giảm" và Hoa Kỳ "không có khả năng kéo dài quyền bá chủ của nó." Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã xem xét đến các nguyên nhân suy giảm của Mỹ, suy đoán quyền bá chủ của Mỹ có thể bị phá vỡ, và nghiên cứu làm thế nào để Trung Quốc có thể đạt được trạng thái siêu cường hầu thực hiện "liên hoàn kế" có hiệu quả.

Trung Quốc phải thực hiện đầy đủ các điều kiện tiên quyết -- đạt được ổn định nội bộ, cùng với sức mạnh kinh tế, chính trị, và quân sự -- trước khi nó có thể đấu tranh với các cường quốc khác. Kể từ khi Đặng Tiểu Bình mở cửa Trung Quốc, ĐCSTQ đã có những bước tiến lớn trong việc xây dựng sức mạnh quốc gia với sự tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa quân sự. Đến cuối năm 2015, Trung Quốc sẽ hoàn thành kế hoạch năm năm lần thứ 12 của nó. Sử dụng tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 11% trong giai đoạn 2006-2010, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gia tăng sự giàu có của quốc gia và sản phẩm nông nghiệp, và tài trợ cho những đột phá công nghệ trong không gian, siêu máy tính, hệ thống vũ khí, và đường sắt tốc độ cao.

Sự phát triển sức mạnh kinh tế và quân sự này làm cơ sở cho Bắc Kinh nhận thức rằng Trung Quốc đã trèo lên được tình trạng cường quốc và đáp ứng được những điều kiện tiên quyết để thực hiện "liên hoàn kế." Nhận thức rằng Trung Quốc là một siêu cường đang nổi lên bắt đầu vào đầu những năm 2000. Truyền thông Trung Quốc chẳng hạn như Tân Hoa Xã liên kết việc sở hữu một tàu sân bay như là một biểu tượng của trạng thái siêu cường, trong khi những người khác xác định tình trạng siêu cường là sự đạt được quyền lực kinh tế, quân sự và chính trị. Trong tháng 9 năm 2012, Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay đầu tiên của mình, và Bắc Kinh dự kiến ​​phá vỡ "một trụ cột của trạng thái siêu cường Mỹ" bằng cách trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Bước một trong "liên hoàn kế" bây giờ có thể đã được thực hiện, đó là gây rối loạn sự phán đoán của đối phương.

Washington đã hoàn toàn ngạc nhiên trước sự phát triển nhanh chóng của PLA, một hiện tượng bị làm tồi tệ thêm bởi xu hướng của các nhà hoạch định chính sách thu nhận các báo cáo công khai của Trung Quốc ở các giá trị trước mắt mà không có sự hiểu biết đầy đủ về suy nghĩ của ĐCSTQ. Theo một báo cáo năm 2012 được chuẩn bị cho Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung, chính phủ Mỹ và hầu hết các nhà phân tích đã bỏ qua tầm quan trọng của những chiếc tàu ngầm tấn công và máy bay chiến đấu tàng hình mới của Trung Quốc, hệ thống tên lửa chống vệ tinh và tên lửa hủy diệt tàu sân bay của nó. Hậu quả địa chính trị của việc không biết năng lực đầy đủ của một đối thủ có thể dẫn đến tính toán sai lầm và thất bại trong việc lập kế hoạch chiến lược.

Bước hai trong "liên hoàn kế" là tìm kiếm để xui khiến những xung đột chính trị nội bộ của đối phương . Điều này thể hiện rõ trong những chia rẽ giữa các doanh nghiệp và cộng đồng an ninh Hoa Kỳ. Bất chấp các rào cản pháp lý và các mối quan tâm an ninh, các công ty Mỹ tiếp tục những đầu tư của họ ở Trung Quốc và loại bỏ những động cơ thúc đẩy Bắc Kinh phải thực hiện một môi trường kinh doanh tốt hơn cho các công ty nước ngoài. Hơn nữa, 89 phần trăm công ty của Mỹ hoạt động ở Trung Quốc đã tạo được lợi nhuận trong năm 2011 thúc ép Hoa Kỳ dễ dàng với Bắc Kinh để bảo vệ những lợi nhuận đó. Trung Quốc cũng có lợi nhuận từ sự tham gia của doanh nghiệp Mỹ bằng cách vi phạm luật sở hữu trí tuệ, xâm nhập vào các mạng lưới không gian mạng của Mỹ, và hoạt động gián điệp được thiết kế để thu lấy các thông tin nhạy cảm và các công nghệ. Thiếu sự phối hợp giữa chính phủ Mỹ và ngành công nghiệp của tư nhân đang được khai thác bởi Bắc Kinh để chiếm được lợi thế kinh tế và lợi thế chiến lược của nó.

Bước hai cũng phấn đấu để tạo ra căng thẳng trong quan hệ của Mỹ với ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan. Trung Quốc tìm cách chia rẻ và chinh phục với sở thích cơ chế song phương của mình. Qua các biện pháp song phương, Bắc Kinh có thể lôi kéo các bên với lợi ích kinh tế ngắn hạn mà ĐCSTQ có thể từ bỏ, hoặc ép buộc các bên nhỏ hơn và yếu hơn trong khu vực, cho lợi ích lâu dài của nó.

Trong bối cảnh môi trường an ninh châu Á-Thái Bình Dương, bước ba -- "tung ra một cuộc tấn công chiến sự" -- là chiến lược dài hạn của Bắc Kinh và nhằm mục đích loại bỏ ảnh hưởng của Washington. Trong ngắn hạn, ĐCSTQ / PLA sẽ không ngần ngại chứng minh khả năng quân sự của nó với các đồng minh và các đối tác của Mỹ trong khu vực. Do đó đến nay, Bắc Kinh đang thử nghiệm trên biển bằng cách đe dọa Nhật Bản, Philippines, và Việt Nam với những hành vi quyết đoán trên các tranh chấp lãnh thổ. Cuối cùng, Trung Quốc tìm cách làm mất uy tín của liên minh an ninh với Hoa Kỳ, và loại bỏ hoặc giảm bớt ảnh hưởng của Washington.

Có một số cách Hoa Kỳ có thể đối phó với "liên hoàn kế". Trước tiên, Mỹ phải có được trật tự trong căn nhà riêng của mình. Điều này là rất quan trọng trong việc chống lại niềm tin rằng Mỹ đang ở trong suy giảm. Hơn nữa, Washington phải lãnh đạo bằng gương mẫu và quản lý tốt hơn các mối quan hệ giống như đối đầu với Trung Quốc. Tại cùng một thời gian mà Washington cố gắng làm việc với Bắc Kinh về các vấn đề như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và không gian mạng ; nó phải nhận thức được các mục tiêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đang gia tăng sức mạnh cuả bản thân nó và cố gắng thay thế Mỹ ở châu Á.

Thứ hai, Mỹ nên phấn đấu cho các mối quan hệ tốt hơn giữa các lĩnh vực công và tư. Washington nên đánh giá lại phải chăng các công ty Mỹ đang thực sự cạnh tranh trong một môi trường mà trong đó các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, và Đức có sự phối hợp và hiệp lực giữa các thực thể công cộng và tư nhân. Hoa Kỳ cần phát triển việc thiết lập kế hoạch lâu dài những cơ chế giúp tạo ra những sức mạnh tổng hợp này. Những chính sách trẻ hóa nền kinh tế trong nước và thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ nên là một trọng tâm đối với chính quyền Obama. Trong thực tế, Hoa Kỳ có một khởi đầu tốt. Tổng thống Obama đã đặt khôi phục lại nền kinh tế Mỹ là ưu tiên số một, như được minh chứng gần đây nhất là việc giải quyết sự hòa hợp quốc gia hồi cuối tuần trước.

Để chống lại "liên hoàn kế," Washington phải nhớ rằng bản chất của nó là một tập hợp các chiến lược nhằm làm giảm sức mạnh của đối thủ trước khi tấn công. Bởi vì nó thường được sử dụng để chống lại một đối thủ mạnh hơn, "cảnh giác" là bước đầu tiên để đối phó với chiến lược này. Hãy nhận biết những yếu kém nội bộ mà nó có thể bị khai thác và củng cố chúng lại cho phù hợp với tình thế. Washington nên phát triển "liên hoàn kế" riêng của mình bao gồm phản gián, và tăng cao cái giá phải trả của sự ăn cắp công nghệ và thông tin không thể dung thứ được từ ĐCSTQ.

Tuy nhiên, cuối cùng, trước hành vi của Đảng Cộng sản Trung Quốc / PLA và "liên hoàn kế" của nó, không có khả năng rằng Mỹ và Trung Quốc có thể nuôi dưỡng một mối quan hệ mang tính cách xây dựng mà thiếu mất việc Đảng Cộng sản Trung Quốc cần từ bỏ ý định chiến lược của nó là để giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Jenny Lin (Jenny@pacforum.org) là thành viên thường trực của Sasakawa Peace Foundation tại Diển đàn Thái Bình dương của CSIS. Cô đã từng làm việc tại Viện Nghiên cứu 2049 và Trung tâm Nghiên cứu Ngoại giao quân sự Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia.

Chú thích :
_(*) I Ching : Kinh dịch, là một trong những tác phẩm cổ điển lâu đời nhất của Trung Quốc, được cho là do Phục Hy, một trong những ông vua "huyền thoại" của Trung quốc viết ra.

BOHEMIENVN © 2013

Trang Chủ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.