Xây dựng Dân chủ, Tại sao phải chờ đợi ?

Sau khi một ai đó lập luận rằng các nước không thuộc phương Tây không "sẵn sàng" cho nền dân chủ, các nước ấy đã bị rối rắm bởi những sự kiện xảy ra.

Người Bồ Đào Nha chào mừng sự kết thúc một nửa thế kỷ chế độ độc tài vào năm 1974. Cách mạng hoa Cẩm chướng Bồ Đào Nha, xảy ra tại một thời điểm khi chỉ có 39 nền dân chủ trên thế giới, đánh dấu sự bắt đầu của làn sóng dân chủ hóa toàn cầu lần thứ ba . Henri BUREAU / SYGMA / 

 CorbisLarry Diamond. 2013
Theo Trung tâm Nghiên cứu Woodrow Wilson .

Trần H Sa Lược dịch.

Khi các xã hội Ả Rập nổi dậy và lật đổ bốn nhà độc tài trong năm 2011 -- ở Tunisia, Ai Cập, Yemen và Libya -- người dân trên thế giới đã cùng tham gia ca tụng. Tuy nhiên, ngay sau khi những kẻ chuyên quyền sụp đổ, một làn sóng e sợ đã dâng trào trên nhiều người trong giới ưu tú về chính sách và lý thuyết tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Trung Đông. Những cảnh báo và do dự là những dao động trên một chủ đề: các nước Ả Rập chưa sẵn sàng cho dân chủ.
Họ không có kinh nghiệm với nó và không biết làm thế nào để làm cho dân chủ hoạt động. Thế giới Hồi giáo có khuynh hướng nghiêng về phía bạo lực, bất khoan dung, và các giá trị độc tài. Dân chúng sẽ bỏ phiếu cho những đảng cực đoan và những người Hồi giáo nắm quyền, và các chế độ mà cuối cùng xuất hiện sẽ là những chế độ thần quyền hoặc các chế độ chuyên quyền, không phải là những nền dân chủ.

Chủ đề văn hóa thường biến thành một "tập quan tâm" thứ hai. Có những kêu ca xuất hiện: "đây không phải là đúng thời điểm để thúc đẩy dân chủ trong khu vực." Dân chủ hóa trong thế giới Ả Rập có thể gây nguy hiểm cho hòa bình mong manh giữa Israel và các nước Ả-rập như Ai Cập và Jordan. Hoặc nó có thể đe dọa mối quan hệ đối tác an ninh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Những gì mà các quốc gia bất ổn Ả Rập cần tập trung vào, và những gì phương Tây nên khuyến khích, đang ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Có lẽ một ngày nào đó, khi họ có một tầng lớp trung lưu lớn hơn, nền dân chủ sẽ an toàn hơn, tùy chọn khả thi hơn.

Những nghi ngờ về sự phù hợp của dân chủ đối với những người khác thì không hề mới. Từ thời đại thống trị của thực dân phương Tây cho đến những gì được biết đến như là "làn sóng thứ ba" dân chủ hóa toàn cầu (bắt đầu với cuộc Cách mạng Bồ Đào Nha trong năm 1974), các tác giả và các nhà hoạch định chính sách đã đặt câu hỏi liệu dân chủ có thể di chuyển vượt ra ngoài phương Tây hay không. Họ không chỉ đặt câu hỏi liệu các nền văn hóa (và tôn giáo) khác có thể duy trì được nền dân chủ hay không, mà còn là liệu phải chăng nó là quan tâm của phương Tây trước các nước khác được điều hành trên cơ sở các cuộc bầu cử mà qua đó có thể huy động các niềm đam mê của "quần chúng" thất học và kém hiểu biết. Hơn nữa, có một cơ sở từ kinh nghiệm cho thái độ hoài nghi này. Mặc dù dân chủ đã nổi lên trong thời kỳ hậu chiến tranh thế giới thứ II trong một vài nước đang phát triển như Ấn Độ, Sri Lanka, Costa Rica, và Botswana, hầu hết các quốc gia vừa giành được độc lập mới đây đã khá nhanh chóng lún vào các mô hình quản trị độc đoán của những kẻ độc tài. Trong Chiến tranh Lạnh, nhiều nước, trong thực tế, buộc phải lựa chọn giữa việc trở thành một cánh hữu, thường là quân phiệt được hổ trợ bởi phương Tây hoặc một nhà nước độc đảng xã hội chủ nghĩa, thông thường sinh ra từ cách mạng bạo lực, được hậu thuẫn bởi Liên Xô và Trung Quốc .

Những lập luận về văn hóa chống lại triển vọng dân chủ tại các quốc gia đang phát triển là ngoan cố nhất, và chúng đến từ cả phương Tây lẫn từ các nhà lãnh đạo chính trị và trí thức trong thế giới đang phát triển. Châu Mỹ La tinh đã trở thành tâm điểm đầu tiên với nhiều cuộc nổi dậy theo chủ nghĩa Mác, phong trào chủ nghĩa dân túy cánh tả , và các cuộc đảo chính quân sự trong thập niên 1960 và thập niên 70. Trong suốt chiến tranh lạnh, nhiều học giả bảo thủ và các tác giả ở Hoa Kỳ đã bác bỏ ý tưởng thiết lập dân chủ trong khu vực được xem là không khả thi (hoặc ít nhất đi ngược lại quyền lợi của Hoa Kỳ, vì nó sẽ có nghĩa là hy sinh mối quan hệ của Hoa Kỳ với những kẻ chuyên quyền chống Cộng thân thiện). Do lịch sử lâu dài của sự cai trị trung ương tập quyền, chuyên chế xuất phát từ kinh nghiệm cai trị đế quốc của Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha và các truyền thống thứ bậc và độc đoán của Giáo Hội Công Giáo, các quốc gia Mỹ Latinh đã bị cho là thiếu sự nhấn mạnh về tự do cá nhân, thiếu sẵn sàng để cho công dân nước họ chất vấn nhà cầm quyền, và thiếu nhận thức về đa nguyên và sự bình đẳng cần thiết để duy trì dân chủ. Những lập luận tương tự đã được nói về châu Á và Trung Đông. "Giá trị châu Á" và văn hóa Hồi giáo được xem là có giá trị cao hơn quyền tự do, sự đồng thuận cao hơn sự cạnh tranh, và cộng đồng cao hơn cá nhân. Chúng không chỉ thiếu sự nghi ngờ bên trong nhà cầm quyền cảm thấy cần phải xây dựng dân chủ kiểu phương Tây, người ta nói, mà họ còn luyện tập một sự cung kính đối với nhà cầm quyền qua đó trả lời cho "những tâm lý thèm muốn an toàn sâu sắc phục tùng trong sự lệ thuộc", Lucian Pye, một trong những học giả tôn trọng các nền văn hóa chính trị châu Á đã viết . Elie Kedourie, một sử gia người Anh nổi tiếng của Trung Đông, không thừa nhận "truyền thống chính trị của thế giới Ả-Rập là truyền thống chính trị Hồi giáo", như là một truyền thống hoàn toàn thiếu hẳn bất kỳ sự hiểu biết nào về "những ý tưởng tổ chức chính phủ hợp hiến và đại nghị."

Trong cuốn sách có ảnh hưởng của mình năm 1996 "Sự đụng độ của các nền văn minh", nhà khoa học chính trị Mỹ Samuel Huntington đã cảnh báo tổng quát hơn "những đường ranh [văn minh] cơ bản." Ông nhấn mạnh các bản sắc văn hóa của phương Tây, "đáng chú ý nhất là Kitô giáo, đa nguyên chủ nghĩa, cá nhân chủ nghĩa, và quy định của pháp luật," ông thêm rằng nền văn minh phương Tây, "trong cam kết của nó với các giá trị dân chủ tự do", nó có giá trị không phải vì nó là phổ quát, mà bởi vì nó là độc nhất.

Mặc dù họ không dành cho mục đích này, những lập luận văn hóa như vậy cũng phục vụ cho mục đích của những kẻ chuyên quyền đang tìm cách biện minh sự cai trị của họ. Nếu dân chủ không thích hợp cho các quốc gia của họ, tại sao các nhà lãnh đạo này cho rằng cần làm quen với nó ? Nếu một bàn tay mạnh mẽ là cần thiết để phân phát trật tự và phát triển, họ sẽ thực hiện nó. Và ở châu Á, một số nơi trong đó họ đã làm như thế. Những nhà cai trị độc tài như Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan (cai trị 1950-1975), Park Chung Hee ở Hàn Quốc (cai trị 1961-1979), và Lý Quang Diệu ở Singapore (cai trị 1959-1990) đã tạo được sự phát triển nhanh chóng. Theo Mahathir bin Mohamad, Malaysia theo con đường này trong hơn hai thập kỷ bắt đầu từ năm 1981, cũng như Indonesia đã làm trong hầu hết ba thập kỷ cầm quyền của Suharto sau năm 1967. Lý Quang Diệu thẳng thắn nhất trong việc thúc đẩy các "giá trị châu Á" như là trật tự, gia đình, nhà cầm quyền, và cộng đồng cao hơn những gì ông xem là đạo đức vô kỷ luật lỏng lẻo của phương Tây, Lý khẳng định cả hai vấn đề rằng người châu Á có các giá trị khác nhau và rằng họ chưa sẵn sàng cho dân chủ.

Lập luận của Lý có trọng lượng lớn trên toàn cầu và bên trong Singapore vì ông đã cứu được người dân của mình. Nói rộng hơn, sự thành công của các nhà nước "phép lạ" Đông Á đã dẫn nhiều học giả trong những năm 1960 và 70 ca hát tán dương sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đáng kể của các chế độ này. Việc thiếu chủ quyền của nhân dân và thiếu trách nhiệm chính trị, vi phạm nhân quyền và thiếu các quy định pháp luật -- những thứ này là những cái giá mà có lẽ đã phải trả để đạt được sự phát triển. Nhìn vào sự bất ổn chính trị mãn tính và thành quả kinh tế tương đối nghèo của các quốc gia như Philippines và Argentina mà họ đã cố gắng thực hiện công tác dân chủ trong những năm 1960, nhiều nhà bình luận đã kết luận rằng những chế độ chuyên quyền có khả năng tốt hơn để phát triển, và rằng đàn áp chính trị là một thảm họa không thể thiếu mà phải chịu đựng trên đường đi. Thông thường, từ cuối những năm 1950 thông qua những năm 80, việc so sánh giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã được trích dẫn. Trong khi Ấn Độ đã gia tăng "tỷ lệ tăng trưởng trong môi trường Ấn giáo", Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện giáo dục và chăm sóc sức khỏe. (Thực tế là Trung Quốc đã phải chịu đựng nạn đói dưới thời Mao Trạch Đông, người chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng chục triệu người Trung Quốc vô tội đã bị bưng bít-- trong khi nạn đói không bao giờ bám chặt Ấn Độ dân chủ). Nhưng cũng có những so sánh khác không thuận lợi. Sau khi các ông tướng Brazil chiếm giữ quyền lực vào năm 1964 sau một thời kỳ hỗn loạn cạnh tranh đa đảng, "phép lạ kinh tế" đã mở ra cho đất nước và so sánh các với các nền chính trị hỗn loạn và phân cực của Chile và Argentina (cho đến khi quân đội của họ can thiệp tương ứng vào những năm 1973 và 1976) dường như cũng để nhấn mạnh những lợi thế của các chế độ độc tài.

Bầu cử ở Phi châu

Trong khu ổ chuột khét tiếng Port-au-Prince của Cité Soleil, các cử tri tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc gia năm 2006 của Haiti. Charles Eckert / Redux[/caption] Hai trường phái tư tưởng trong khoa học xã hội đã nuôi dưỡng cuộc tranh luận này. Những người trong trường phái hiện đại hóa, dẫn đầu bởi các nhà tư tưởng như Seymour Martin Lipset, lập luận về mặt lý thuyết và thống kê thực tế cho thấy rằng các nước nghèo không có khả năng duy trì nền dân chủ ; với điều kiện trước hết họ phải có được các điều kiện thuận lợi -- giáo dục mở rộng, một tầng lớp trung lưu rộng lớn, một xã hội dân sự độc lập , và các giá trị dân chủ tự do -- sau đó dân chủ sẽ là khả thi hơn. Ngụ ý -- ít nhất là nó đã được vẽ ra bởi một số chính trị gia và các nhà trí thức ở phương Tây và ở những nơi khác, mặc dù nó không bao giờ là luận cứ của Lipset -- rằng có một sự cần thiết, nếu không may, trình tự phát triển là: Trước tiên, các nước phải phát triển phong phú ở dưới sự cai trị độc tài ; sau đó họ sẽ có thể duy trì dân chủ.

Truyền thống thuần lý thứ hai là lý thuyết lệ thuộc, qua đó nhấn mạnh rằng các nước thuộc thế giới thứ ba nghèo vì phương Tây đã kềm hãm họ trong một tình thế có kết cấu lệ thuộc kinh tế và tình trạng nô lệ (một hình thức hiện đại của chủ nghĩa đế quốc). Để thoát ra khỏi, các nhà lý thuyết lập luận như Andre Gunder Frank, Walter Rodney và Immanuel Wallerstein (những người sinh ra một cơ chế có liên hệ với "lý thuyết hệ thống thế giới"), các quốc gia chưa có dân chủ cần thiết phải tập trung quyền lực, khẳng định quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nắm giử và tái phân phối đất đai, trục xuất các tập đoàn đa quốc gia hoặc chiếm đoạt cổ phần của họ, đàm phán lại các điều khoản thương mại không công bằng, và loại bỏ tầng lớp kinh doanh trong nước mà họ đã được đấu thầu với các chính phủ nước ngoài và nắm giử các lợi ích trong kinh doanh. Trong khi (xã hội chủ nghĩa) chế độ độc tài là không nhất thiết phải theo tập quán chính trị của trường phái này, phân tích quan trọng của nó có xu hướng củng cố những câu chuyện vớ vẫn và hợp pháp hóa những tuyên bố của các phong trào cách mạng Mác-xít và chế độ độc tài độc đảng.

Khi Làn sóng thứ ba của nền dân chủ bắt đầu vào giữa thập niên 1970, dân chủ dường như ở đâu đó mà thế giới đã có và ở đâu đó mà phương Tây đã giải quyết, nhưng không phải là nơi mà phần còn lại của thế giới đang thực sự diễn ra. Trong một cặp công trình được ghi nhận rộng rãi, hai trong số các nhà khoa học chính trị nổi tiếng nhất của thời đại, Robert Dahl và Samuel Huntington, bác bỏ những triển vọng mở rộng dân chủ đáng kể. Nghèo đói kinh niên, cạnh tranh Chiến tranh Lạnh, và "không dể tiếp thu dân chủ của một số truyền thống văn hoá lớn", Huntington suy đoán trong một bài báo trên tờ 'Khoa học chính trị hàng quý' năm 1984 , "giới hạn của sự phát triển dân chủ trên thế giới cũng có thể có thật ".

Tuy nhiên, những phát triển của bốn thập kỷ qua đã chứng minh những người hay hoài nghi là sai. Ngay cả như Huntington đã viết những lời trích dẫn ở trên, một làn sóng mở rộng dân chủ đã có được đà phát triển, qua đó chính Huntington chứng minh và phân tích một cách dứt khoát chỉ sau bảy năm cuốn sách có ảnh hưởng của ông ra đời, "Làn sóng thứ ba: Dân chủ hóa cuối thế kỷ XX". Trong thập kỷ sau bài viết của ông năm 1984 , thế giới đã chứng kiến ​​sự mở rộng dân chủ lớn nhất trong lịch sử, như tự do chính trị lan rộng từ miền nam châu Âu và châu Mỹ La tinh đến châu Á, rồi đến Trung và Đông Âu, sau đó là châu Phi. Đến giữa những năm 1990, ba phần năm các nước trên thế giới là những nền dân chủ -- một tỷ lệ vẫn còn tồn tại nhiều hơn hoặc ít hơn cho đến ngày nay.

Trong khi vẫn còn đúng đắn rằng nền dân chủ bền vững hơn khi sự phát triển ở cấp độ cao hơn, một số lượng chưa từng có các nước nghèo đã thông qua các hình thức chính phủ dân chủ trong những năm 1980 và những năm 90, và nhiều nước trong số họ đã duy trì được nền dân chủ trong hơn một thập kỷ qua. Chúng bao gồm một số nước châu Phi như Ghana, Benin, và Senegal, và một trong những nước nghèo nhất châu Á, Bangladesh. Các quốc gia rất nghèo khác, chẳng hạn như Đông Timor, Sierra Leone và Liberia, hiện đang sử dụng các tổ chức chính trị dân chủ khi họ xây dựng lại nền kinh tế và quốc gia của họ sau cuộc nội chiến. Mặc dù thế giới đã ở trong một cuộc suy thoái dân chủ nhẹ từ khoảng năm 2006, với sự đảo chiều (tái xây dựng dân chủ) đã tập trung không cân xứng trong các quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập thấp hơn mức trung bình, một số lượng đáng kể các nền dân chủ trong những loại thu nhập này đang tiếp tục hoạt động.

Các nền dân chủ thu nhập thấp hơn mức trung bình và thu nhập trung bình đã tồn tại không thay đổi trong hai thập kỷ vừa qua chỉ ra rằng chủ nghĩa độc tài thực chất không bàn đến lợi thế phát triển. Đối với mỗi "phép lạ" kinh tế độc đoán mang phong cách Singapore, đã có nhiều trường hợp bùng nổ hoặc trì trệ -- như ở Zaire, Zimbabwe, Bắc Triều Tiên, và (cho đến gần đây) Miến Điện -- kết quả từ sự cai trị độc tài trấn lột. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nền dân chủ làm tốt hơn ở công việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và bảo vệ môi trường, và bằng chứng gần đây từ châu Phi cận Sahara (ví dụ, xem cuốn sách châu Phi mới nổi 2010 của kinh tế gia Steven Radelet : Làm thế nào 17 nước đứng được hàng đầu) cho thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở châu Phi kể từ giữa những năm 1990 đã xảy ra ở các quốc gia dân chủ. Một khi họ đã đạt được dân chủ, Hàn Quốc và Đài Loan tiếp tục ghi lại tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Khi G-20 được thành lập vào cuối những năm 90 ngoài tổ chức G-8 cũ của các nền kinh tế lớn của thế giới, tám trong số 10 nước thị trường mới nổi đã gia nhập nền dân chủ, bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, và Hàn Quốc.

Để bác bỏ những người hoài nghi hơn nữa, dân chủ đã bén rễ hoặc ít nhất là được chấp nhận bởi mọi nhóm văn hóa lớn, không chỉ ở các xã hội phương Tây với truyền thống Tin lành của họ. Hầu hết các quốc gia Công Giáo hiện nay là các nền dân chủ, và là những nước rất ổn định. Dân chủ phát triển mạnh trong một quốc gia Ấn Độ giáo, các quốc gia Phật giáo, và một quốc gia Do Thái giáo. Và nhiều quốc gia chủ yếu là Hồi giáo, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Senegal, và Indonesia, hiện nay có kinh nghiệm đáng kể và chủ yếu là tích cực với dân chủ.

Cuối cùng, tuyên bố rằng dân chủ là không phù hợp cho các nền văn hóa khác -- bởi người dân của họ không coi trọng dân chủ như những người ở phương Tây -- đã bị vô hiệu, bằng cả kinh nghiệm lẫn các số liệu điều tra dư luận phong phú, qua đó đã cho thấy mong muốn dân chủ là một hiện tượng toàn cầu rộng khắp. Mặc dù có sự khác nhau rộng lớn giữa các nước và khu vực, với mức độ tin tưởng thấp ở các đảng phái và các chính trị gia trong những nền dân chủ giàu có hơn ở châu Á, Mỹ Latinh, và châu Âu hậu cộng sản, mọi người hầu như ở khắp mọi nơi nói rằng họ thích dân chủ hơn độc tài. Những gì mọi người muốn không chỉ là một sự rút lui của chế độ độc tài mà là một nền dân chủ có trách nhiệm hơn và sâu sắc hơn.

Mặc dù có sự tồn tại của chủ nghĩa độc đoán dưới quyền Hugo Chávez tại Venezuela, và những khuynh hướng độc đoán của các tổng thống theo chủ nghĩa dân túy cánh tả ở Bolivia, Ecuador, và Nicaragua ; câu chuyện lớn hơn ở châu Mỹ Latinh đã có là khả năng phục hồi dân chủ và đang được làm sâu sắc thêm. Chile và Uruguay đã trở thành các nền dân chủ tự do ổn định, Brazil đã thực hiện những ấn tượng tiến bộ dân chủ và kinh tế, và thậm chí Peru một thời không ổn định kinh niên cũng đã nhìn thấy ba vị tổng thống được bầu một cách dân chủ liên tục cung cấp tăng trưởng kinh tế nhanh với tỷ lệ người nghèo giảm. Trong thực tế, Mỹ Latinh là khu vực duy nhất của thế giới mà sự bất bình đẳng thu nhập đã giảm trong thập kỷ qua.

Vòng tay phổ biến mới của dân chủ đặc biệt nổi bật ở vùng cận Sahara châu Phi, nơi mà năm vòng điều tra ý kiến ​​qua "phong vũ biểu châu Phi" đã phát hiện ra một cam kết của công chúng mạnh mẽ đáng ngạc nhiên đối với dân chủ. Trong năm 2008, trung bình 70% người châu Phi được khảo sát trên 19 quốc gia bày tỏ sự ủng hộ dân chủ như là hình thức luôn luôn tốt nhất của chính phủ. Tuy nhiên, chỉ có 59% nhận thức rằng đất nước của họ đã có một nền dân chủ đầy đủ hoặc gần như đầy đủ, và chỉ có 49% hài lòng với cách thức dân chủ đang hoạt động tại đất nước của họ. Phát hiện này đơn giản là không phù hợp với hình ảnh của một quần chúng thụ động và cung kính sẵn sàng đánh đổi tự do để lấy bánh mì. Tại châu Phi, người dân đã học được qua kinh nghiệm cay đắng rằng nếu không có dân chủ, họ sẽ có không tự do mà cũng chẵng có bánh mì.

Trong khắp hầu hết thế giới không thuộc phương Tây, đa số công chúng đã đi đến nhận thấy rằng quyền lựa chọn và thay thế các lãnh đạo của họ trong các cuộc bầu cử cạnh tranh, tự do, và công bằng là nền tảng để đạt được và bảo vệ tất cả các quyền khác. Đây là trường hợp nổi bật trong thế giới Ả Rập, nơi mà các cuộc khảo sát "Phong vũ biểu Ả Rập" cho thấy trên 80% công dân của hầu hết các nước nêu rỏ dân chủ là hình thức chính phủ tốt nhất, ngay cả khi họ không xác định dân chủ là phải ở trong trạng thái hoàn toàn tự do và thế tục.

Đúng là quá sớm để biết số phận của các phong trào nhân dân đòi tự do trong thế giới Ả Rập, và chúng ta không nên đánh giá thấp sự tấn công liên tục vào các phong trào dân chủ và trách nhiệm giải trình ở các nước đa dạng như Venezuela, Nga và Iran. Trong thập kỷ qua đã có một trào lưu đang nổi lên chầm chậm làm sụp đổ dân chủ, và nhiều sự đảo chiều (xây dựng dân chủ) có thể theo sau do tham nhũng và sự lạm dụng quyền lực của các nhà lãnh đạo được bầu. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy rằng thái độ phổ biến và các giá trị không phải là vấn đề chủ yếu, và có rất ít bằng chứng để hỗ trợ cho tuyên bố rằng việc trì hoãn dân chủ nằm trong sự ủng hộ cai trị độc tài sẽ làm cho mọi việc tốt hơn. Nhân dân Miến Điện đã thực hiện mức độ tiến bộ đó nhiều lần tại các cuộc thăm dò dư luận và trên đường phố, và cuối cùng người cai trị của họ dường như đã lắng nghe họ. Cách tốt nhất để có bình đẳng xã hội (dân chủ) là thông qua dân chủ.


Larry Diamond là thành viên cao cấp tại Viện Hoover và Viện Freeman Spogli tại Đại học Stanford. Ông cũng là đồng biên tập viên của Tạp chí Dân chủ.



-------------------------------|||--------------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.