Rạn san hô nhỏ, vấn đề lớn.

RNSHL1

Theo Small reefs, big problems 25 Tháng 7 2015 | Bắc Kinh, TAIPEI VÀ TOKYO.
Các lực lượng tuần duyên châu Á đang ở tuyến đầu trong cuộc đấu tranh để ngăn chặn Trung Quốc.

Khoảng mười ngày, và hiếm khi ở những ngày cuối tuần, lực lượng tuần duyên Trung Quốc đến vào lúc tám giờ sáng, gây khó chịu cho Bộ Ngoại giao Nhật Bản bằng việc trao một khiếu nại chính thức cho bộ phận tuần duyên tương ứng của nó vào giờ ăn trưa.


Nó là một cái gì đó của một trình tự sắp sẳn vào những ngày này. Tàu Trung Quốc vi phạm giới hạn lãnh hải 12 dặm kể từ đảo Senkaku của Nhật Bản, ở đó Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư. Các thuyền tuần duyên Nhật Bản cảnh giác theo dỏi chúng cho đến khi Trung Quốc quyết định rằng danh dự quốc gia của nó đã được thoả mãn và chèo đi khỏi. Điệu nhảy còm cỏi này gợi lên một sự lợi dụng : vào năm 2012, với sự nhiệt tình chống Nhật Bản ở lúc cao điểm, những xâm nhập hung hăng vào vùng biển Senkaku nêu bật những nguy cơ mà thậm chí Trung Quốc có thể kích động một cuộc chiến tranh với nước láng giềng trên những tảng đá không có người ở.

Đó là điệu nhảy được thực hiện bởi các tàu tuần duyên, được vũ trang ít ỏi và tàu sơn màu trắng, cũng cho phép cả hai bên buông tha nhau dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tàu chiến màu xám sậm ẩn nấp gần đó. Một lý do Trung Quốc đã rút khỏi trong những tháng gần đây là sự hiện diện vững chắc của Hải quân Nhật Bản ở ngay đường chân trời. Và tàu của hai nước từng phun nước vào nhau ở quần đảo Senkaku, Mỹ đã thể hiện sự rõ ràng của nó, sẽ giúp đở Nhật Bản. (Nó tuyên bố không có quan điểm trên các tranh chấp lãnh thổ, mà ở đó đã không ngăn chặn nó thực tập ném bom tại quần đảo Senkaku trong thời hậu chiến của Nhật Bản.)

Đối mặt với bàn thua ở biển Hoa Đông, Trung Quốc quay sang những mục tiêu nhẹ nhàng hơn: các đảo, đá ngầm và đảo san hô ở biển Đông ( biển Nam Trung Quốc). Những cái này từ lâu đã là chủ đề tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia ven biển, đặc biệt là liên quan đến Philippines và Việt Nam. Nhưng Trung Quốc đã gia tăng những căng thẳng mạnh trong năm qua. Đầu tiên, không tham khảo ý kiến ​​nó kéo một giàn khoan dầu vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ). Đáng ngại hơn là sự thừa nhận công việc bồi đắp khổng lồ của Trung Quốc trên các rạn san hô và các hải đảo tranh chấp ở cách rất xa với bờ biển của Trung Quốc. Ngược lại với Nhật Bản, các nước láng giềng của Trung Quốc ở phía nam thì nghèo hơn và yếu hơn, và họ thiếu sự bảo đảm an ninh cứng rắn của Mỹ. Một khoảng không đã tồn tại ở Biển Đông kể từ khi quân đội Mỹ rút khỏi Philippines vào năm 1992.

Ván cờ che chở.

Những nước láng giềng của Trung Quốc đang mất bình tĩnh vì sự gia tăng nhanh chóng của nó trong chi tiêu quốc phòng, đặc biệt là việc theo đuổi một lực lượng hải quân xa bờ. Họ chú ý đến Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, người đã không ngần ngại tỏ sức mạnh cơ bắp của Trung Quốc. Ông ta thích nói chuyện về "sự trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc và "loại quan hệ nước lớn mới" - một điều có vẻ đặt để một không gian nhỏ bé cho các nước nhỏ.

Ở cả Bắc Kinh lẩn Washington, các chiến lược gia từ lâu đã thích vật lộn với việc liệu có hay không Mỹ và Trung Quốc bị rơi vào "cái bẩy Thucydides", theo nguyên nghĩa, đó là sự sợ hãi của Spartans trước sức mạnh ngày càng tăng của Athens và đã gây nên cuộc chiến không thể tránh khỏi. Các quốc gia cùng hiện đại hóa mà một cường quốc hiện có (Mỹ) bị ràng buộc để đụng độ với một cuờng quốc đang nổi lên (Trung Quốc). Tại Nhật Bản các quan điểm được thực hiện một cách khác nhau: trên biển, Trung Quốc hiện đại đang cư xử với sự hung hăng hoang tưởng của đế quốc Nhật Bản trên đất liền trước chiến tranh thế giới thứ hai. "Họ đang gây ra những sai lầm tương tự mà chúng tôi đã làm", một quan chức Nhật Bản cho biết.

Bây giờ, nó là một trò chơi của ngoại giao, thủ đoạn pháp lý, xí chổ và tạo ra các sự kiện trên mặt đất (hoặc, đúng hơn, trên mặt nước). Nó được chơi chủ yếu bởi các lực lượng phi quân sự: tàu hút bùn và xà lan; tàu khảo sát hải dương học và khảo sát các thứ khác; và trên hết, lực lượng tuần duyên. Trung Quốc nhấn mạnh rằng việc bồi đắp đất của nó được thực hiện để cung cấp các phương tiện công cộng như ngọn hải đăng, nơi tạm trú bão cho ngư dân, các trạm dự báo thời tiết và các phương tiện tìm kiếm và cứu hộ. Nhưng các quan chức quốc phòng Mỹ chắc chắn mục đích trên thực tế là quân sự. Tại rạn san hô Chử Thập một đường băng mới dài 3km (1.9 dặm) có thể dùng được cho bất kỳ loại máy bay quân sự nào của Trung Quốc, và những gì trông giống như nhà chứa máy bay cho máy bay chiến đấu đang được xây dựng. Pháo binh đã được nhìn thấy ở tiền đồn khác. Các nhà hoạch định Mỹ nói rằng các vị trí này dể bị tấn công - "tàu sân bay không thể di chuyển", như ai đó đặt cho nó - và sẽ nhanh chóng bị loại khỏi vòng chiến trong bất kỳ cuộc xung đột nào. Nhưng với chiến tranh chớp nhoáng trên các đảo nhân tạo thì nó sẽ phục vụ như là những căn cứ tiên tiến hữu ích để phóng chiếu sức mạnh của Trung Quốc.

BDLL1BDLL2
Trung Quốc tuyên bố một hình chử U không rỏ ràng, "đường chín đoạn", qua đó bao gồm phần lớn Biển Đông (xem bản đồ) và xung đột với những tuyên bố của một số nước láng giềng. Một lần nữa, ảnh hưởng của Mỹ là không có quan điểm trên việc ai sở hữu cái gì. Ưu tiên của nó, nó nói, là để bảo vệ quyền tự do hàng hải cả trên biển và trên bầu trời. Nó định kỳ gửi máy bay do thám quân sự gần những hòn đảo mới được xây dựng để thực hiện quan điểm này.

Trung Quốc không phải là quốc gia đầu tiên xây dựng trong khu vực Biển Đông, nhưng bây giờ thì nó mạnh mẻ nhất. Bằng việc xé nhỏ niềm tin các yêu sách của các nước Đông Nam Á , những hành động của Trung Quốc kéo dài việc thực hiện một bộ quy tắc ứng xử để đối phó với các tranh chấp lãnh thổ ngày càng khó nắm bắt hơn. Sự quyết đoán của nó đã đẩy một số nước Đông Nam Á gần gũi hơn với Mỹ, cho Mỹ vay mượn lý lẻ biện minh "xoay trục" sang châu Á. Các quốc gia đang đối mặt với sự quyết đoán của Trung Quốc đã đổ xô đi mua thiết bị quân sự.

Đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ trong nước, Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, đang thúc đẩy dự luật an ninh mới thông qua quốc hội mà nó sẽ nới lỏng những hạn chế việc Nhật Bản giúp đồng minh Hoa Kỳ của nó. Ông sẽ, ví dụ, chẳng hạn như Nhật Bản tham gia các lực lượng hải quân Mỹ trong tuần tra Biển Đông. Nhật Bản cũng đang tài trợ cho việc xây dựng mười tàu bảo vệ bờ biển cho Philippines và sáu cho Việt Nam. Đó là tổng thể của một sự phối hợp "chiến lược chống cưỡng chế", Narushige Michishita của Viện Nghiên cứu Chính sách thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia ở Tokyo phát biểu.

Trong khi đó, mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ dần dà mạnh lên (trong khi nó gia tăng mua vũ khí từ Nga). Philippines đã ký kết một hiệp ước quốc phòng mới qua đó sẽ cho phép Mỹ trở về căn cứ cũ của nó ở Vịnh Subic cũng như các căn cứ khác. Và nó có kế hoạch tăng cường lực lượng vũ trang bị bỏ quên của mình. Danh sách mua sắm bao gồm máy bay chiến đấu mới, tàu khu trục và máy bay trinh sát hàng hải. Nhưng, so với quy mô tham nhũng của đất nước, một số người tự hỏi sẽ có bao nhiêu cái máy xoắn tiền sẽ được nảy sinh từ đó.

Nhiều người bây giờ đang theo dõi chặt chẽ các thủ tục tố tụng của một ủy ban trọng tài của Liên Hiệp Quốc bảo trợ tại The Hague, nơi mà Philippines đang tìm kiếm một phán quyết trên vấn đề liệu việc xây dựng của Trung Quốc trên các rạn san hô ngập nước có được trao quyền lãnh hải và đặc quyền kinh tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ban hội thẩm không thể giải quyết các vấn đề sở hữu, nhưng Philippines hy vọng sẽ có một chiến thắng tinh thần qua đó sẽ làm suy yếu tuyên bố mơ hồ nhưng sâu rộng của Trung Quốc. Trung Quốc đã từ chối tham gia vào quá trình này, nhưng dù muốn hay không nó đang bị lôi kéo vào luận cứ pháp lý.

Một Trung Quốc, một yêu sách.

Tại giao lộ giữa biển Hoa Đông và Biển Đông nằm ở Đài Loan, ở đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Căng thẳng tại eo biển Đài Loan đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, khi tổng thống Đài Loan, Ma Ying-jeou, và Quốc Dân Đảng của ông (KMT) đã tìm cách hòa giải với Cộng Sản đại lục. Nhưng việc trắc nghiệm các mối quan hệ sắp xảy ra với một cuộc bầu cử tổng thống mà khả năng nhìn thấy là ông Mã sẽ bị thay thế bởi Tsai Ing-wen của Đảng Dân chủ Tiến bộ có quan điểm độc lập hơn (DPP). Trung Quốc đã cố gắng làm dịu những lo lắng của Mỹ về khủng hoảng qua eo biển bằng cách nói lên mong muốn của nó là duy trì sự ổn định, có thể dự đoán mối quan hệ với đại lục. Nhưng Trung Quốc không tin tưởng người đồng hành của mình.

Bên cạnh đó, các tranh chấp ở Biển Đông có tiềm năng trở thành một yếu tố gây bất hòa mới trong sự tranh cãi giữa Đài Loan và Trung Quốc. Đài Loan có chung những yêu sách y hệt Trung quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Thật vậy, đường chín đoạn lần đầu tiên được vẻ ra bởi Quốc Dân Đảng vào năm 1946 (hồi đó nó có 11 dấu gạch ngang ) khi nó vẫn còn cai trị Trung Quốc và đặt ra để chiếm lại các hòn đảo sau sự đầu hàng của Nhật Bản. Tuyên bố giống hệt nhau thực sự phù hợp với Trung Quốc, kể từ khi họ củng cố giả vờ rằng chỉ có "một Trung Quốc" (với Trung Quốc và Đài Loan bất đồng về việc bên nào được xem là chính đáng ).Nhưng nước Mỹ gần đây đã gây áp lực ông Mã làm rõ yêu sách của Đài Loan như là một phương cách để hủy hoại tính chất vô lý sâu rộng của Trung Quốc.

Ông Mã, một luật sư được đào tạo ở Harvard là người lưu ý rằng đất nước ông đang nhận rỏ phải duy trì luật pháp quốc tế, cho biết, theo UNCLOS yêu sách của Đài Loan chỉ giới hạn 12 dặm chung quanh quần đảo của nó, không phải tất cả các vùng biển nằm trong đường chín đoạn. Một chính phủ DPP (Đảng Dân chủ Tiến bộ có quan điểm độc lập hơn, ghi chú của ND) có thể chấp nhận một quan điểm còn hẹp hơn. Bà Tsai khẳng định rằng Đài Loan sẽ bảo vệ Taiping hay Itu Aba, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, mà nó nắm giữ, nhưng mơ hồ về các tính năng khác.

Sắc thái ngoại giao sẽ không thay đổi được sự chuyển đổi không thể lay chuyển đang diễn ra trên sự cân bằng quyền lực ở châu Á. Các chuyên gia quân sự cung cấp một ước lượng nháp như sau: Đài Loan mất khả năng ngăn chặn một cuộc xâm lược bởi Trung Quốc mà nó sở hửu được từ nhiều năm trước đây; Nhật Bản có thể duy trì bảo vệ các hòn đảo xa xôi của nó chỉ thêm 10-15 năm. Vì vậy, các câu hỏi dài hạn là: cả hai nước có thể đủ chịu đựng thiệt hại bởi Trung Quốc để từ đó ngăn chặn sự tấn công của nó và, quan trọng hơn, người Mỹ vẫn muốn hoặc có thể xoay chuyển quy mô trong bao lâu ? Hai thập kỷ sau cuộc khủng hoảng qua eo biển mà Trung Quốc đã bắn tên lửa gần Đài Loan, phải chăng một lần nữa Mỹ sẽ triển khai tàu sân bay gần đó như một lời cảnh báo? Rất ít sự sẳn sàng giúp đở một chử "yes" hoàn toàn.

Tư duy quân sự đang thay đổi rõ rệt. Mỹ đang tìm kiếm những vũ khí mới để cố gắng vượt qua khả năng "chống tiếp cận / khoanh vùng trắng" ( A2/ AD ) ngày càng tăng của Trung Quốc. Điều này bao gồm, ví dụ, các tên lửa chống hạm được thiết kế để chặn giữ người Mỹ, có lẽ tại "chuỗi đảo thứ nhất" (chạy từ Nhật Bản tới Đài Loan, Philippines và Indonesia). Như vậy là không tương xứng với cái mà các nước láng giềng hiện đang lập chiến lược A2 / AD của riêng họ để chống đở Trung Quốc.

Toshi Yoshihara của trường Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ cho rằng Nhật Bản nên tập trung vào những thứ như tên lửa chống tàu trên bờ, tàu ngầm, "chiến tranh du kích trên biển" với tàu mang tên lửa vận tốc nhanh và thủy lôi. Mỹ đang lặng lẽ thúc đẩy Đài Loan áp dụng chiến thuật tương tự. Và các quan chức Nhật Bản ở chổ riêng tư thừa nhận rằng an ninh của Đài Loan là điều cần thiết đối với Nhật Bản. Andrew Krepinevich của Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách, một think-tank ở Washington, DC, cho rằng Mỹ nên giúp mở rộng những gì ông gọi là "bảo vệ vùng biển có nhiều đảo" đối với Philippines.

Nếu bạn không thể đánh bại chúng, hảy ngăn chặn chúng.

Lời khuyên như thế có thể là một lời khuyên tuyệt vọng, một sự thừa nhận rằng Biển Hoa Đông và Biển Đông đang bị ràng buộc để trở thành hồ nước của Trung Quốc, và rằng điều tốt nhất có thể được thực hiện là kiềm chế Trung Quốc bên trong phạm vi của chúng. Không ai muốn thử nghiệm những ý niệm như vậy, nhất là vì những căng thẳng có nguy cơ tác động ngược cho sự thịnh vượng toàn cầu. Mục tiêu trong những năm tới phải được tìm thấy ở một Trung Quốc đang lên hội nhập vào các mối quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, trong khi ngăn chặn hành vi xấu.

Trung Quốc hầu như không có những vấn đề nội bộ, hoặc thờ ơ với áp lực bên ngoài. Một số chuyên gia ở Bắc Kinh nghĩ rằng mới đây đất nước của họ đã quá hung hăng trên biển. Trung Quốc đã nói việc lấn đất của nó ở Biển Đông đang đến hồi kết thúc. Ông Xi sẽ muốn tránh quá nhiều tranh cãi trước chuyến thăm của ông tới Mỹ vào tháng Chín.

Vào lúc này, không rỏ cuộc cạnh tranh ở châu Á có thể được ngăn chặn khỏi biến thành xung đột có thể giảm hay không, cũng chẳng hiểu các thủy thủ đoàn trên các đội tàu bảo vệ bờ biển trang bị nhẹ ( tàu bán quân sự, ND ) ở các vùng biển chung quanh Trung Quốc có thể tiếp tục đứng đầu hay không.

Trần Lê lược dịch.
© Tiếng chuông rè.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Trận hải chiến Hoàng Sa 1974.