Trung Quốc, Mỹ, và địa chính trị trong lãnh vực năng lượng.

hb

Theo China, the US, and the geopolitics of energy july,07,2015.

Trần Lê lược dịch.

Trong 15 năm tới, Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) sẽ là những tác nhân chính trong thị trường năng lượng quốc tế.
Sản xuất và xuất khẩu năng lượng của Mỹ sẽ tăng lên, trong lúc Trung Quốc sẽ có một thời gian khó khăn thích ứng với sản xuất khi nhu cầu ngày càng tăng trong sự vắng mặt của cải cách kinh tế và năng lượng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc sẽ được kiềm chế bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.

china_flag_energy_consumption_shutterstock_500x293Bởi trật tự năng lượng là một tập hợp con trong trật tự thống trị thế giới lớn hơn của Mỹ, có hai câu hỏi cần thiết cho tương lai của năng lượng: Phải chăng Trung Quốc sẽ tiếp tục chấp nhận, tuy miễn cưỡng, trật tự thế giới trong hầu hết các phạm vi của nó, hoặc hung hăng hơn thử để định hình lại nó hầu phù hợp với lợi ích cảm nhận riêng của mình ? Đối với Hoa Kỳ, câu hỏi chiến lược chính là liệu nó sẽ cống hiến các nguồn lực kinh tế và ngoại giao cần thiết để giữ gìn trật tự tự do mà nó đã giúp tạo ra ?

Câu chuyện năng lượng mới bao gồm hai phần. Thứ nhất, Mỹ đang trở thành một nhà sản xuất và xuất khẩu năng lượng hàng đầu. Trong khi điều này sẽ không làm giảm lợi tức của Mỹ ở một mức giá dầu thấp và ổn định xuất phát từ thị trường toàn cầu, nó sẽ thay đổi bản chất mối quan hệ của Mỹ với các nhà cung cấp hiện tại và những người mua mới. Thứ hai, nền kinh tế của Trung Quốc đang trì trệ và nhu cầu bên ngoài tương ứng của nó đang chậm lại. Trung Quốc có thể phát triển lợi ích tương đối lớn hơn trong một mối quan hệ ưu đãi hoặc thậm chí chiến lược với Iran, Iraq, hay Nga. Mỹ có thể ít quan tâm đến các mối quan hệ năng lượng song phương và chiến lược mà họ đã có với các nước như Saudi Arabia, trong khi vẫn duy trì một quan tâm đến sự ổn định ở Trung Đông.

Cú sốc nhu cầu của Trung Quốc và những hậu quả địa chính trị của nó.

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, sự thay đổi hệ thống năng lượng lớn nhất là sự tăng trưởng lớn của nền kinh tế Trung Quốc và những cú sốc nhu cầu năng lượng mà nó tạo ra. Do cơ cấu công nghiệp và quy định không hiệu quả trầm trọng của nó, ngành năng lượng của Trung Quốc đã trở nên ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu - giữa 53 và 58 phần trăm và đang gia tăng, chủ yếu là từ Trung Đông. Trung Quốc phụ thuộc vào nhập khẩu khoảng 32 phần trăm nhu cầu khí đốt tự nhiên của nó. Australia, Qatar, Malaysia, và Indonesia là những nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng bằng đường biển lớn nhất cho Trung Quốc, trong khi Turkmenistan, Uzbekistan, Kazakhstan, và Miến Điện cung cấp khí thiên nhiên sang Trung Quốc qua đường ống.

Bảo vệ lợi ích năng lượng ở nước ngoài . Khi Trung Quốc phát triển các mối quan hệ thương mại và ngoại giao mới với các nhà cung cấp lớn, đặc biệt ở vùng Vịnh và châu Phi, Bắc Kinh đã trổi lên lo ngại về việc bị gián đoạn nguồn cung dọc theo vùng biển rộng chạy dài từ châu Phi tới bờ biển phía đông của Trung Quốc. Nó sợ khủng bố, cướp biển, và sự bất ổn chính trị, nhưng trên hết nó sợ rằng Mỹ và các đồng minh của Mỹ có thể cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc trong tình huống quan hệ Trung - Mỹ bị suy thoái. Trong khi khẳng định trả thù lịch sử, dân tộc chủ nghĩa, và tiềm năng sản xuất năng lượng trong tương lai đóng một vai trò trong hành vi quyết đoán ở vùng biển phía Nam và Đông Trung Quốc, sự phụ thuộc của Trung Quốc trên các vùng biển này để vận chuyển năng lượng và hàng hóa xuất khẩu có lẽ là yếu tố quan trọng nhất đang định hướng thái độ hung hăng hơn của nó.

Đáp án của Trung Quốc đối với vấn đề gây nhiều tranh cãi trong việc bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng của nó ở ba điểm: (1) một hải quân mạnh mẽ hơn và tư thế ngoại giao (nhiệm vụ lịch sử mới); (2) nổ lực phát triển vững chắc đội tàu thương mại hàng hải và, rộng hơn, sử dụng luật pháp quốc tế; và (3) phát triển mối quan hệ ngoại giao và xây dựng các đường ống dẫn khí đốt - và dầu - từ các nước sản xuất ở Trung Á.

Những nhiệm vụ lịch sử mới. Hải quân quân đội giải phóng nhân dân (PLAN) đã được triển khai thực hiện các nhiệm vụ lịch sử mới trong ba cách: (1) một lực lượng đặc nhiệm hải quân đã triển khai ở Vịnh Aden kể từ năm 2008; (2) phát triển các lực lượng quân sự có khả năng triển khai sức mạnh vào cả vùng biển Đông ( biển Nam Trung Quốc) và Ấn Độ Dương, ở đó hầu hết các chuyến chuyên chở năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc đi qua; và (3) các mối quan hệ quân sự hậu cần và ngoại giao, và nhu cầu cập cảng tại Vịnh Ba Tư và châu Phi, thường xuyên nhất ở Oman, Yemen, và Djibouti.

Ngoài việc xây dựng các đội tàu hải quân nhỏ tương tự như nhóm tấn công tàu sân bay, Trung Quốc đang phát triển khả năng để bảo vệ lợi ích năng lượng của nó trong ba cách. Thứ nhất, nó đang phát triển lực lượng tàu ngầm của mình bằng cách bắt đầu thâm nhập vào Ấn Độ Dương và vùng Vịnh. Gần đây, một tàu ngầm chạy bằng diesel của Trung Quốc đã quá cảnh eo biển Malacca để cập cảng ở Colombo, Sri Lanka, trước khi tiếp tục đến vùng Vịnh - hành trình đầu tiên được biết đến bởi một tàu ngầm Trung Quốc đi vào Ấn Độ Dương. Mặc dù lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc không có khả năng triển khai sức mạnh toàn cầu, đội tàu ngầm hạt nhân tấn công đang phát triển của nó có thể thường xuyên đến Ấn Độ Dương và cung cấp một số khả năng ăn miếng trả miếng vào người Mỹ, hoặc các cường quốc được xem là thù địch khác ngăn chận các nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc.

Thứ hai, Trung Quốc đang tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ các tuyến giao thông liên lạc trên biển (SLOC). Lực lượng đặc nhiệm ở Vịnh Aden là một sứ vụ đã cung cấp cho quân đội Trung Quốc một cơ hội tìm hiểu làm thế nào để triển khai sức mạnh xa bờ của Trung Quốc, phát triển các mối quan hệ ngoại giao và quân sự, và khám phá sự hỗ trợ lâu dài hơn cho các hoạt động ở nước ngoài. Trong năm 2014, các tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường Jiangkai II đã đổi vị trí đến Địa Trung Hải để hỗ trợ cho việc loại bỏ vũ khí hóa học ở Syria. Vào tháng Tư năm 2015, một đội tàu PLAN tiến hành một nhiệm vụ sơ tán người không tác chiến ở Yemen, cứu hộ cả người Trung Quốc và người nước ngoài ra khỏi cuộc nội chiến đang diễn ra. PLAN cũng đang phát triển tàu sân bay có thể cung cấp bảo vệ SLOC dọc các tuyến đường thương mại dài trên biển của Trung Quốc. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, được đưa vào hoạt động năm 2012.

Thứ ba, Trung Quốc đang nổ lực phát triển bền vững nhiều tàu chở dầu như một hàng rào an ninh. Tàu chở dầu được bảo trợ của nhà nước được hưởng sự bảo hộ cờ hiệu hàng hải theo luật quốc tế; nếu một tàu mang cờ nhà nước bị quấy rối, nhà nước sẽ có một yêu cầu chính đáng rằng chủ quyền của họ đã bị vi phạm. Ba mươi ba phần trăm tàu chở dầu lớn của Trung Quốc được gắn cờ, và tỷ lệ này đang gia tăng. (91 phần trăm của Ấn Độ đều được cắm cờ, trong khi Hàn Quốc và Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu được cắm cờ tương ứng 5 phần trăm và 14 phần trăm.)

Những phát triển an ninh hàng hải của Trung Quốc bao gồm một chiến lược đe dọa sự ngăn chặn của Mỹ và những dấu hiệu phát triển dần dần sức mạnh hàng hải toàn cầu. Yếu tố sau đòi hỏi một cơ sở hạ tầng căn cứ quân sự toàn cầu, một nhóm hạm đội ​​tấn công tàu sân bay đáng kể, và liên minh với các thứ mà Trung Quốc chưa bao giờ có. Bắc Kinh vẫn chưa thực hiện được một quyết định vững chắc về việc liệu nó có muốn thủ đắc khả năng triển khai sức mạnh hàng hải này hay không.

Các đường ống Dầu khí. Trung Quốc có đường ống dẫn dầu hoặc khí xuyên quốc gia hoạt động với Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan và Nga. Trung Quốc cũng làm sống lại kế hoạch của mình, xây dựng một đường ống dẫn dầu nhập khẩu từ Myanmar thông qua một thỏa thuận được ký kết tháng 3 năm 2009 và bắt đầu nhập khẩu khí đốt vào tháng Chín năm 2013.

Trung Quốc nhập 4 phần trăm dầu nhập khẩu từ Kazakhstan và 9 phần trăm từ Nga - một số bằng đường sắt, một số bằng đường biển, và một số bằng đường ống. Trong năm 2013, nó nhập một nửa khí đốt - 24,4 tỷ mét khối - từ Turkmenistan. Trong khi kế hoạch đường ống của Trung Quốc đã có một số tác động địa chính trị ở Trung Á, chẳng hạn như gia tăng cạnh tranh giành ảnh hưởng chính trị của Trung - Nga trong khu vực, chúng sẽ không làm được gì nhiều cho nhu cầu năng lượng của Trung Quốc. Xây dựng những đường ống thì đắt tiền, và nhập khẩu từ chúng đắt hơn nhập khẩu bằng đường hàng hải. Trung Quốc nhập khẩu 40 phần trăm lượng dầu bằng đường biển và đường ống dẫn đơn giản là không thể thay thế nhập lượng dầu đó.

Địa chính trị mới và hiện trạng năng lượng.

Sự kết thúc cú sốc nhu cầu của Trung Quốc sẽ có nghĩa là Trung Quốc sẽ ít điên cuồng hơn về chiến lược năng lượng của nó, cho nó thời gian để suy nghĩ lại cách nó thực hiện các chiến lược ngoại giao và quân sự hàng hải mới của nó. Cuộc cách mạng năng lượng của Mỹ đang thúc đẩy các hệ thống năng lượng trở lại theo hướng thị trường tự do bằng cách phá vỡ các hạn ngạch sản xuất giả tạo được ưa chuộng bởi OPEC và làm suy yếu dần khả năng của Nga xử dụng năng lượng như một vũ khí. Trung Quốc sẽ phải tích luỹ thêm sức mạnh để đưa ra kiểu thách thức mang tính hệ thống này. Nó có thể làm như vậy bằng cách thể hiện hơn nửa các nguồn lực của nó vào sức mạnh quân sự hoặc bằng cách đạt được những bước đột phá ngoại giao - ví dụ, bằng cách liên kết với một nước lớn như Nga hay Iran.

Nếu Trung Quốc xếp đặt tạo ra một sự liên kết mới như vậy, e rằng hệ thống năng lượng nguyên trạng sẽ chịu đựng. Ví dụ, một liên minh Trung Quốc - Iran có thể thách thức quyền kiểm soát vùng Vịnh của Đệ Ngủ Hạm đội của Mỹ, tạo ra một khoảng trống an ninh trong an ninh hàng hải toàn cầu hiện nay và trong việc duy trì ổn định chính trị tại vùng Vịnh. Thị trường năng lượng quốc tế có khả năng sẽ bị phân chia và các khối năng lượng sẽ hình thành, ảnh hưởng tiêu cực đến giá cả và giá trị của năng lượng.

Do đó, hai câu hỏi về địa chính trị thích hợp nhất có liên quan đến an ninh năng lượng là: Trung Quốc sẵn sàng cả hai, vừa có thể đưa ra một thách thức có hệ thống với Mỹ, vừa xem xét liệu Mỹ sẽ có sức mạnh và ý chí để tiếp tục bảo đảm các hệ thống an ninh quốc tế ?

Kịch bản thứ nhất: Tiếp tục những xu hướng hiện tại. Đây là kịch bản có khả năng nhất. Mức sản xuất của Mỹ tiếp tục phát triển nhanh chóng và mạng lưới nhu cầu năng lượng của Mỹ tiến đến số không, làm cho Mỹ là một nước xuất khẩu năng lượng ròng. Kịch bản này dẫn đến giá cả toàn cầu thấp hơn và một thị trường khí đốt được thống trị bằng đồng USD trên toàn cầu. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm hơn và không có cải cách kinh tế, năng lượng thực sự. Sản xuất và tiêu thụ năng lượng chậm hơn nhiều so với dự đoán. Nhập khẩu tăng, nhưng ở tốc độ chậm hơn so với họ từng có hơn 15 năm qua. Vì vậy, Mỹ sẽ trở thành một quốc gia cung cấp trong khi Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu ròng.

Trung Quốc vẫn sẽ tìm đến một hoặc nhiều các nhà sản xuất có tiềm năng lớn - Iran , Iraq, và Nga - nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Trung Quốc có thể có một vị trí Giá tốt hơn - và nguồn cung - đàm phán tốt hơn so với nó đã có được hơn một thập kỷ qua. Không còn xảy ra những sự kiện sốc về nhu cầu và có thể dần dần thong thả chọn nhà cung cấp và hợp đồng của mình.

Trong kịch bản tiếp tục xu hướng hiện tại này, Mỹ có vẻ mạnh mẽ hơn và đáng sợ hơn. Trái với nhiều đánh giá gần đây của Trung Quốc về quyền lực Mỹ, Mỹ sẽ trải qua một sự hồi sinh chiến lược. Nó có thể hỗ trợ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và bằng cách giúp sắp xếp một liên minh mua năng lượng, cơ sở hạ tầng, hoặc nhóm hậu cần để thay đổi hình dáng cách thức các đồng minh mua và vận chuyển năng lượng. Mỹ cũng có thể sử dụng công cụ này như là nó phát triển mối quan hệ với các cường quốc có tiềm năng kinh tế như Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia. Cả ba có thể thấy nhu cầu năng lượng của họ tăng vọt nếu họ thực hiện những cải cách thị trường quan trọng. Với Mỹ như là một nước xuất khẩu đáng tin cậy, họ có thể đa dạng hóa nguồn cung cấp từ Nga và Trung Đông.

Trung Quốc, trong khi ít chịu ơn các nhà cung cấp Trung Đông, vẫn sẽ cần một khối lượng lớn hàng nhập khẩu và sẽ xem xét một liên minh thực sự có ý nghĩa, có thể với Iran và / hoặc Iraq. Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc sẽ được phát triển với một tốc độ chậm hơn so với nó có trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc vẫn có thể dành nhiều nguồn lực vào một tư thế hàng hải toàn cầu ngày càng tăng, như nó đã có được kinh nghiệm vào những gì mà nó có thể xây dựng. Một đồng minh vùng Vịnh có thể giúp Trung Quốc mở rộng tầm với của nó vào một trường năng lượng phong phú và gây phức tạp thêm các tính toán chiến lược về một nước Mỹ thù địch tiềm tàng.

Một điều khác, có lẽ hấp dẫn hơn, lựa chọn đối với Trung Quốc là thực sự đến với các điều khoản về năng lượng với Moscow. Điều đó có thể dẫn đến việc gạc sang một bên cả sự mất lòng tin trong lịch sử và hiện tại, đi vào lợi ích của một sự liên kết chiến lược giữa hai quốc gia. Về lý thuyết, điều này tạo nên cảm giác tuyệt vời. Một chiến lược lục địa của Trung Quốc sẽ cho phép Bắc Kinh tránh những nguy hiểm chính trị ở Trung Đông và phần nào giảm bớt sự phụ thuộc vào các đường cung cấp hàng hải rộng lớn. Với Trung Quốc nó sẽ hấp dẫn hơn là một liên minh với Iran hay Iraq, vì Bắc Kinh có kinh nghiệm đối phó với Moscow hơn so với các quốc gia Trung Đông. Nó có thể thiết lập quan hệ hợp tác nhiều hơn với Moscow trong các nước sản xuất năng lượng ở Trung Á .

Kịch bản thứ hai:. Cải cách Trung Quốc. Kịch bản thứ hai có thể (mặc dù ít hơn) là Trung Quốc cải cách cả hai, hệ thống kinh tế và năng lượng của nó. Tăng trưởng kinh tế của nó sẽ không chậm và nhu cầu năng lượng thực của nó sẽ giảm khi năng lượng trong nước của nó gia tăng sản xuất . Nhu cầu năng lượng ròng của Mỹ vẫn sẽ thấp, khi hình ảnh sản xuất của nó vẫn còn màu hồng. Sự khác biệt so với kịch bản một là cả Trung Quốc và Mỹ sẽ trở nên giàu có, mạnh mẽ hơn, và ít phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng.

Trung Quốc có thể ở vào một vị trí rất thuận lợi, vì các nhà cung cấp năng lượng cho Mỹ trước đây cần thị trường Trung Quốc hơn so với Bắc Kinh cần họ. Trung Quốc sẽ được lôi kéo bởi Iraq, Iran và Nga, đặt Trung Quốc vào một vị trí thuận lợi để đàm phán các hợp đồng cung cấp và những dàn xếp chính trị và quân sự mới ở vùng Vịnh và châu Phi. Trung Quốc cũng có thể là một đối thủ cạnh tranh địa chiến lược ghê gớm hơn, với các đòn bẩy ở Trung Đông và Nga, và sẽ có thêm nguồn lực để trở thành một cường quốc quân sự toàn cầu. Thay vì tranh giành nhau để bắt kịp các hoạt động ở nước ngoài của các công ty năng lượng Trung Quốc, quân đội Trung Quốc có thể trở lại kế hoạch và phát triển loại sức mạnh hàng hải toàn cầu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn có trong triều đại của mình.

Kịch bản này đặt các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản vào trong một vị trí chiến lược tương đối ít thuận lợi. Họ vẫn sẽ ở vào một vị trí phụ thuộc nhập khẩu năng lượng, có ít ảnh hưởng hơn so với Trung Quốc trong số các nhà cung cấp truyền thống. Để giữ được vị trí chính trị hàng đầu của nó ở châu Á, Mỹ sẽ ưu tiên giảm các rủi ro đối với các đồng minh của mình bằng cách trở thành một nước xuất khẩu năng lượng mạnh mẽ và củng cố vị trí chiến lược ở Trung Đông để giữ giá ổn định. Nó sẽ vẫn tham gia vào trung tâm điều khiển các vấn đề để cân bằng quyền lực ở Trung Đông.

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=fTWe4leQuKo&w=701&h=394]

Theo thời gian Trung Quốc sẽ có sự giàu có và quyền lực để đặt ra một mối đe dọa cấp hệ thống đối với sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Nó có thể tập trung sức mạnh cưỡng chế nhiều hơn vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hình thành khu vực đó tuân theo những lợi ích của Trung Quốc. Nó có thể tránh phụ thuộc vào những khu vực bất ổn trong khi xây dựng một sự hiện diện hàng hải toàn cầu. Nó sẽ có đòn bẩy để trao đổi nguồn vốn cho năng lượng và sắp xếp các nhà sản xuất như Iran, Iraq, và Nga theo với lợi ích toàn cầu của mình.

Tuy nhiên, Mỹ sẽ vẫn giàu có và mạnh mẽ. Vì vậy, hai nước có thể tham gia vào một cuộc cạnh tranh an ninh toàn cầu thực sự. Gia tăng tiềm năng cho việc Mỹ là một nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhanh hơn so với kịch bản một, và Bắc Kinh và Washington có thể giảm bớt sự cạnh tranh của họ bằng cách tìm kiếm giữ giá dầu ổn định và thấp và để giữ cho nền kinh tế toàn cầu ngày càng tăng. Bởi lẻ một Trung Quốc cải cách kinh tế thì có khả năng tương đối hơn là khả năng cởi mở và đa nguyên, hai nước có thể hội tụ về các vấn đề căn bản trên quản lý quốc tế.

Kịch bản thứ ba: Kết quả tốt nhất cho Trung Quốc. Một kịch bản ít có khả năng nhưng giả thuyết vẫn hợp lý là một thế giới mà sản xuất của Mỹ thấp hơn nếu các lực lượng chính trị kết thúc sự bùng nổ sản xuất, và cải cách của Trung Quốc dẫn đến nhu cầu thuần giảm. Đây là kết quả tồi tệ nhất đối với Hoa Kỳ, qua đó sẽ cần phải rất tích cực trong và phụ thuộc vào thị trường thế giới, trong khi Trung Quốc sẽ ít hoạt động.

Giống như kịch bản hai, điều này có thể sẽ dẫn đến nhiều chú tâm địa chính trị của Trung Quốc trên việc đạt được lợi thế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cái chết của sự bùng nổ khí đốt trong đá phiến sét của Mỹ sẽ buộc Washington đến với vận may của các nhà cung cấp không đáng tin cậy. Mỹ sẽ có sự giàu có và sức mạnh tương đối ít để cạnh tranh mạnh mẽ ở châu Á, và Trung Quốc có thể trở thành bá chủ khu vực.

Trong kịch bản này, Mỹ sẽ tiếp tục được nhiều hơn như nó đã được trước cuộc cách mạng đá phiến - quan tâm nhiều hơn đến các nước sản xuất dầu ở vùng Vịnh và ít đòn bẩy đối với Iran và Nga. Trong ngắn hạn, các đồng minh phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Mỹ có thể lạc quan rằng họ ở cùng thuyền như Mỹ và rằng, trong một thời gian, Mỹ đang hành động theo những cách mà họ thường làm. Họ có thể được xoa dịu rằng Trung Quốc có thể tương đối ít lợi ích so với các nước sản xuất lớn. Nhưng một mối quan tâm sâu sắc hơn sẽ nổi lên rằng Hoa Kỳ không thể bảo vệ trật tự tự do và do đó sẽ ít có khả năng là một đối tác liên minh.

Tương tự như kịch bản thứ hai, một yếu tố giảm nhẹ đối với Mỹ và các đồng minh của mình trong ba kịch bản là cải cách sâu rộng của Trung Quốc sẽ đòi hỏi thay đổi chính trị. Như trong trường hợp thứ hai, nếu Trung Quốc đi qua giai đoạn tiếp theo của cải cách kinh tế, nền kinh tế sẽ đòi hỏi nhiều quy tắc của pháp luật, công khai tài chính, sự lựa chọn của người tiêu dùng, và hệ thống chính trị sẽ được cởi mở hơn. Thay đổi như vậy ở Trung Quốc sẽ giảm nhẹ nhưng không đảo ngược xu hướng đi xuống trong các lập trường địa chính trị của Mỹ.

Phần kết luận

Trừ khi Trung Quốc hứa hẹn cải cách kinh tế quan trọng, tăng trưởng của nó sẽ chậm lại đáng kể. Điều này sẽ đặt Trung Quốc vào một vị trí địa chính trị tương đối bất lợi, chủ yếu là vì những hậu quả đối với sức mạnh của Trung Quốc, và còn vì nó không thể cải cách ngành năng lượng của nó, có nghĩa là nó sẽ vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng (mặc dù với tốc độ tăng trưởng chậm hơn) nhưng với sức mạnh quốc gia tương đối ít hơn.

Trong khi đó, kịch bản có khả năng nhất đối với Mỹ là một sự bùng nổ sản xuất liên tục làm giảm nhu cầu năng lượng thực của nó. Nó sẽ có nhiều của cải hơn để có khả năng biến thành sức mạnh quân sự, có thể quản lý các mối quan hệ cung cấp năng lượng mới với các nước chủ chốt ở châu Á, và sẽ tiếp cận Trung Đông với nhiều đòn bẩy và ít phụ thuộc vào các mối quan hệ đặc biệt.

Khi nhận thức được Mỹ sẽ mạnh hơn và đe dọa hơn, Trung Quốc vẫn sẽ cảm thấy sự cần thiết phải phát triển khả năng hình thành sức mạnh của nó, ngay cả với nguồn lực kinh tế tương đối ít hơn. Để làm như vậy, nó có thể sẽ cần một đồng minh, do đó bảo đảm rằng Iraq, Iran và Nga sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong cạnh tranh chiến lược dài hạn Trung - Mỹ. Một đồng minh của Trung Quốc sẽ là sự thay đổi lớn nhất mà thế giới nhìn thấy trong một thời gian rất dài.

Những đồng minh của Mỹ ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc - có một lợi ích mạnh mẽ trong bùng nổ sản xuất liên tục của Mỹ và kết quả của sức mạnh chiến lược hồi sinh của Mỹ. Chúng có thể tạo nên một sự bùng nổ năng lượng liên tục của Mỹ và một sự thúc đẩy để Mỹ tạo ra những thu xếp nguồn cung mới ở châu Á như là một ưu tiên ngoại giao cao trong các cuộc thảo luận. Nhưng Mỹ sẽ cần phải xác định xem cách thức nó sử dụng hồ sơ năng lượng lạc quan của nó như là một công cụ của quyền lực quốc gia.

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=0tXx_WQ_HpI&w=701&h=394]

tg Daniel Blumenthal là Giám đốc Nghiên cứu châu Á tại AEI, nơi ông tập trung vào các vấn đề an ninh Đông Á và quan hệ Trung-Mỹ.

Trần Lê lược dịch

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.