Hảy thôi nói Trung Quốc đang ở ngã tư đường.

"Ngụy biện rằng lựa chọn của Bắc Kinh vẫn không ngừng "mở" là bỏ qua những gì các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng và chưa từng làm những điều tốt xấu ở đất nước của  họ." Ảnh: Flickr / theglobalpanorama
"Ngụy biện rằng lựa chọn của Bắc Kinh vẫn không ngừng "mở" là bỏ qua những gì các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng và chưa từng làm những điều tốt xấu ở đất nước của
họ." Ảnh: Flickr / theglobalpanorama

 07 Tháng Tám 2015. Theo Peter Mattei, Stop Saying China Is at a Crossroads

Trần Lê lược dịch.

Những lối dạo đầu hoa mỹ mở đường cho những lối mòn tư duy, định hướng những sự kiện và những quyết định được giải trình. Những cách dạo đầu ấy phục vụ cho mục đích nhắm vào một thực tế nào đó trong việc giúp chúng ta cảm thấy thoải mái trước những ngôn từ, nhưng chúng cũng có thể hạn chế tầm nhìn của chúng ta.


Hơn 20 năm qua, theo giới chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách Mỹ, Trung Quốc đã và đang ở tại ngã tư đường với tương lai của nó - chính trị, kinh tế, và trên bình diện quốc tế. Đặt Trung Quốc tại ngã tư đường là một phương pháp nhắm vào một thực tế nào đó, vì nó tập trung vào những quyết định sắp tới của Bắc Kinh và ngụ ý lạc quan rằng Trung Quốc vẫn có thể lựa chọn hội nhập vào các thể chế của một trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu. Thật không may, cách ứng xử hiện nay và sẽ tiếp tục của Trung quốc cho thấy những người Mỹ cố chấp thật ra đã vô ích với cái được gọi là ngã tư đường, bởi các nhận định không chứng minh được đã gắn vào trong các ý tưởng, một ngã tư đường của Trung quốc.

Nhận định thiếu chứng minh nguy hại nhất gắn trong các ý tưởng về ngã tư đường của Trung Quốc là Bắc Kinh đã không thực hiện bất kỳ một quyết định chính sách nghiêm túc nào về phương hướng đất nước họ đang chuyển động. Sau 20 hoặc 30 năm chịu áp lực của Mỹ về một vấn đề cụ thể, quyết định của Trung Quốc là không làm một cái gì đó tốt nhất để có thể được thấy như là một quyết định thành thật - nếu không đơn giản chỉ là một sự trì hoãn.

Trong bài phát biểu trước đây "Xây dựng một sự đồng thuận mới về Trung Quốc" mang phong cách "ngã tư đường" của Cố vấn An ninh quốc gia, Sandy Berger, vào năm 1997, ông tuyên bố "Trung Quốc đang đứng ở ngã tư đường, với các lực lượng xung đột lôi kéo theo các hướng đối nghịch nhau: chủ nghĩa dân tộc hướng nội và hội nhập hướng ngoại". Quan điểm này, ngay cả ở thời điểm đó, đã bỏ quên vai trò của chính phủ trong việc dựng lên cái chủ nghĩa dân tộc hướng nội đó - điểm mà đã trở thành rõ ràng hơn theo thời gian khi các nhà nghiên cứu xem xét nội dung và hệ thống giáo dục chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đương đại. Sự cần thiết phải kiểm soát như vậy đã được tái khẳng định nhiều lần, gần đây nhất với văn bản số 9 vào năm 2013 và vào đầu năm nay bởi Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Yuan Guiren. Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đương đại trong hình thái do đảng chỉ huy là một trong những cách thức để khi Bắc Kinh hội nhập quốc tế, nó sẽ thực hiện theo các điều khoản của nó chứ không phải đối mặt với những sự lựa chọn do chúng ta đề nghị.

Một ví dụ khác của các quyết định đã thực hiện hoặc không thực hiện bao gồm việc tạo ra một hệ thống kiểm soát xuất khẩu hạt nhân, được hứa hẹn trong năm 1984 như là một phần của một thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự, lần đầu tiên được gọi là "thỏa thuận 1-2-3" với Trung Quốc. Kể từ thời điểm đó, Bắc Kinh xây dựng Bộ An ninh quốc gia từ một số ít các văn phòng thành một mạng lưới toàn quốc. Bộ Công an đã chi hàng tỷ USD và hàng năm trời để hiện đại hóa bộ máy giám sát của mình. Và lúc này, Trung Quốc tuyên bố đã gặp khó khăn lớn trong việc xác định và ngăn chặn tình trạng phổ biến vũ khí hạt nhân. Vào những lúc nhà chức trách có thể đã đạt được tiến bộ trong việc cắt giảm bớt một số công ty Trung Quốc có liên quan, vấn đề hạt nhân của nước này vẫn được chứng tỏ có sự rò rỉ đi qua nước thứ ba, chẳng hạn như Bắc Triều Tiên và Iran. Cũng từ năm 1984, Trung Quốc đã trải qua ba quá trình chuyển đổi lãnh đạo ở tầm cao (nhiều hơn nếu bạn đếm những thay đổi ở thẩm quyền hoạch định chính sách dưới thời Đặng Tiểu Bình).

Có lẽ quyết định gây tổn hại nhất mà Bắc Kinh đã thực hiện, ít nhất là từ góc độ lợi ích của Mỹ, là sự thất hứa các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ, một phần trong việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mặc dù khuôn khổ pháp lý của Trung Quốc "phần lớn đáp ứng các cam kết WTO", nhưng những nỗ lực do nhà nước Trung Quốc chủ đạo muốn giành được công nghệ và chuyên gia khoa học nước ngoài thì hoàn toàn thật thà và cởi mở.

Ví dụ, Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống thư viện khắp cả nước để thu nhận, xử lý, và, theo yêu cầu, phân tích các ấn phẩm nước ngoài theo giá trị của họ trong quá trình nghiên cứu. Nhưng sự trộm cắp được nhà nước bảo trợ trên các công nghệ độc quyền nước ngoài và những bí mật thương mại đang diễn ra trên một phạm vi rộng lớn chưa từng có - với một số nhà quan sát am hiểu cho thấy các công ty Mỹ bị thiệt hại hàng tỷ đô la. Trong một số trường hợp, nhà nước đảng quyền Trung Quốc đang trực tiếp tham gia, như Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã chứng minh với bản cáo trạng các sĩ quan quân đội Trung quốc tham gia vào việc "hack" các công ty Mỹ. Trong những nơi khác, Bắc Kinh khuyến khích người Trung Quốc ở nước ngoài nắm bắt cơ hội đánh cắp công nghệ và trở về nước khởi động việc kinh doanh riêng của họ. Dù bằng cách nào, đây là những kết quả từ các quyết định của chính phủ và không phải là, như cựu Thứ trưởng Ngoại giao, James Steinberg mô tả hành động của Trung Quốc trong không gian mạng là những vấn đề do sự ngờ vực .

Những quyết định này có thể đảo ngược ở các mức độ khác nhau. Trung Quốc sẽ sống với những kết quả của nền giáo dục dân tộc chủ nghĩa trong những năm tới. Nếu Quân đội Giải phóng Nhân dân và các cơ quan an ninh khác trung thành như họ được tin tưởng, các hành vi trộm cắp dữ liệu của các công ty Mỹ sau đó có thể giảm đáng kể ngay tức thì.

Tuy nhiên, tại một số điểm Washington đã phải thừa nhận rằng những quyết định này đã được thực hiện và rằng rỏ ràng chúng nói lên một cái gì đó có liên quan với ý định của Trung Quốc. Bắc Kinh không ăn không ngồi rồi ở ngã tư đường.

Tùy chọn "mở" của Trung Quốc có nghĩa là vai trò của Washington trong các mối quan hệ là nhằm duy trì các mối quan hệ tốt và giữ cho cánh cửa hội nhập được mở ra để cho Trung Quốc làm quen dần. Điều này khuyến khích các nhà quan sát đánh giá sức khỏe mối quan hệ Mỹ-Trung dưới dạng Hoa Kỳ gìn giữ sự hợp tác Trung-Mỹ tốt đẹp như thế nào. Nói cách khác, điều này làm nên mục đích của mối quan hệ Mỹ-Trung, mối quan hệ Mỹ-Trung, mặc dù thực tế rằng việc trao đổi mua bán và việc tiếp xúc giửa nhân dân hai nước đã trở nên mạnh mẽ, đủ để khó mà phá vỡ. Các số liệu đơn giản này đánh giá chính sách Trung Quốc của Mỹ và quan hệ Mỹ-Trung làm cho Bắc Kinh dễ dàng thao túng các nhà hoạch định chính sách Mỹ và những người Mỹ đối thoại với nó.

Một trong những kết quả là tin xấu cho lợi ích của Mỹ, như "Mối quan hệ siêu cường kiểu mới" của Tập Cận Bình nhận được một phiên điều trần không bị gián đoạn, đáng kể, và nghiêm trọng hơn so với trường hợp khác. Bất kể bản chất tư tưởng một chiều rõ ràng, các nhà phân tích nghiêm túc và các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã chấp nhận khái niệm, ít nhất ở điểm mô tả nó như là một khuôn khổ hữu ích cho việc di chuyển các quan hệ Mỹ-Trung trở lại vào một quỹ đạo hợp tác và tránh sự kình địch. Điều này đến từ các cấp cao nhất. Như Cố vấn An ninh Quốc gia, cả Tom Donilon và Susan Rice lặp đi lặp lại khẩu hiệu của Bắc Kinh và nói rằng một phần quan trọng trong chính sách Trung Quốc của Mỹ liên quan đến việc vận hành mối quan hệ siêu cường kiểu mới.

Chừng như "kiểu mới" của mối quan hệ có vẻ như là câu trả lời cho một khả dĩ "chiếc bẩy Thucydides" (*) của Mỹ-Trung, Bắc Kinh không thừa nhận, ít nhiều giải thích, bất kỳ lợi ích nào của Mỹ và trách nhiệm cho mối quan hệ này chỉ duy nhất ở trong tay Washington. Lý do tại sao Hoa Kỳ có trách nhiệm, theo Bắc Kinh, là rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ xâm phạm lợi ích cốt lõi hay chính trị nội bộ của một quốc gia khác. Điều này không có chỗ cho những thỏa hiệp hợp lý hoặc một con đường tiến bộ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhau.

Một hậu quả khác là khi các đề xuất của Mỹ áp đặt các hậu quả đối với các hành động của Trung Quốc thường được đáp ứng bởi dàn hợp xướng "Trung Quốc sẽ làm gì để đáp ứng ? " và các nhà quan sát dự đoán những cuộc chiến thương mại hay sự trả đũa của Trung Quốc vào những khu vực không liên quan mà ở đó Washington muốn hợp tác. Áp đặt giá là tương đương với việc cắt con đường Trung Quốc trở thành một "cổ đông có trách nhiệm" hay bất kỳ câu thần chú hiện hành nào mà chính quyền hiện tại đang lầm rầm rao bán. Trong một vài trường hợp này, phía Trung Quốc là bên khởi động; phía Mỹ là bên bị đơn. Sự lựa chọn ban đầu là ở Bắc Kinh, không phải Washington.

Không có gì là sai trái với việc có một ý nghĩ về sự cân đối hoặc tránh những cuộc đấu khẩu lườm nguýt nhau vì những mục tiêu vô nghĩa. Và có một số lĩnh vực mà Washington đã có những lựa chọn tồi, chẳng hạn như việc khuyến khích Bắc Kinh và Moscow xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, trong mỗi quyết định của Trung Quốc đã thảo luận ở trên, Trung Quốc đã thực hiện sự lựa chọn không đếm xỉa đến các thỏa thuận đã ký kết hay các hành động của Mỹ. Trách nhiệm nằm với Bắc Kinh để giải quyết vấn đề. Việc bán non các thỏa ước của Mỹ về các vấn đề này, chỉ có Bắc Kinh mới có thể phục hồi lại sự thiệt hại.

Không nên tự hào cho là Hoa Kỳ đã theo đuổi cùng một chính sách đối với Trung Quốc qua hơn tám nhà cầm quyền. Hiệu ứng chồng chất những thay đổi ở Trung Quốc và các quyết định từ các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực chính sách - chưa nói đến Đông Á như một tổng thể - chắc chắn thay đổi bối cảnh cho chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc và quan hệ Mỹ-Trung. Một số trong những quyết định gần như chắc chắn đã có một tác động lâu dài đến khả năng trong tương lai của Trung Quốc. Ngụy biện rằng các tùy chọn của Bắc Kinh vẫn không ngừng "mở" là bỏ qua những gì các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng và chưa từng làm những điều tốt xấu ở đất nước của họ.

Peter Mattis là thành viên trong chương trình Trung Quốc tại The Jamestown Foundation

(*) Xem bài "rạn san hô nhỏ, vấn đề lớn".

© Tiếng chuông rè.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.