Sự sụp đổ ấn tượng của Trung Quốc.

TQ2808 DD
29 Tháng 8 , 2015 |

Theo The Economist, The Great Fall of China

Trần Lê lược dịch.

Nỗi sợ hãi về nền kinh tế Trung Quốc có thể là quá trớn. Nhưng các nhà đầu tư có quyền lo lắng.

Trước kia, nhạc nền cho một cuộc khủng hoảng tài chính là tiếng la hét của các thương nhân trên sàn hối đoái tài chính. Bây giờ nó có nhiều khả năng là sự ấp úng không nói nên lời của hệ thống máy chủ trong trung tâm dữ liệu, khi các thuật toán cố gắng làm khớp lệnh giửa người mua với người bán. Nhưng mỗi bán tháo kinh khủng đã thu hút nổi sợ hãi cảm tính, lan tràn . Sự thôi thúc bán cổ phiếu lấn át những lời chỉ bảo (nó) đứng vững.


Những cái bụng đang bấn ruột thêm một lần nữa sau khi thị trường chứng khoán của Trung Quốc phải chịu đựng sự sụp đổ lớn nhất diển ra trong vòng một ngày kể từ năm 2007; thậm chí phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi ngày 24 tháng 8 là ngày "Thứ Hai đen". Từ đồng rand ( tiền tệ của Nam Phi ) cho đến đồng ringgit ( tiền tệ Malaysia ), các loại tiền tệ của thị trường mới nổi giảm mạnh. Giá hàng hóa rơi vào nổi khiếp sợ chưa từng thấy kể từ năm 1999. Các thị trường phương Tây cũng bị lây nhiễm. Chỉ số DAX của Đức giảm tới hơn 20% so với mức đỉnh của nó. Cổ phiếu Mỹ cũng thảm hại : General Electric đã có lúc giảm hơn 20%.

Những thị trường của thế giới giàu có đã lấy lại một số tư thế đĩnh đạc của họ. Nhưng có ba nỗi sợ hãi vẫn còn : rằng nền kinh tế của Trung Quốc đang gặp rắc rối sâu; rằng các thị trường đang nổi lên dễ bị tổn thương đi đến một cuộc khủng hoảng toàn diện; và rằng sự phục hồi chậm trể tại các thị trường giàu có trên thế giới đang kết thúc. Một số khía cạnh của những nỗi lo lắng này bị cường điệu hóa và những việc khác được đặt không đúng chỗ. Mặc dù vậy, hoảng loạn của tuần này chứa một thông điệp đáng sợ rằng tình trạng bất ổn trong nền kinh tế thế giới là có thật.

Chuồn trước, đặt vấn đề sau.

Trung Quốc, nơi giá cổ phiếu tiếp tục sụt giảm mạnh, là nguồn gốc của sự lây lan. Khoảng 5 ngàn tỷ $ đã bị xóa khỏi các thị trường chứng khoán toàn cầu kể từ khi đồng nhân dân tệ mất giá hồi đầu tháng này. Sự thay đổi đó, kết nối với một chuỗi các con số kinh tế xấu và các nỗ lực bất thành của chính quyền để ngăn chặn sự trượt dốc trong sàn chứng khoáng Trung Quốc, đã làm tăng lo ngại rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang hướng đến một hạ cánh cứng. Xuất khẩu đã và đang giảm. Thị trường chứng khoán đã mất hơn 40% kể từ khi đạt đỉnh vào tháng Sáu, một sự sụt giảm lớn hơn sự tồi tệ của dotcom. ( Ghi chú của người dịch : Bong bóng Dotcom góp phần cùng nhiều nhân tố khác tạo ra sự thịnh vượng kinh tế của Hoa Kỳ trong nửa cuối thập niên 1990. Việc vỡ và xẹp bong bóng Dotcom mở đầu cho thời kỳ suy thoái kinh tế đầu thập niên 2000 ở Hoa Kỳ).

Tuy nhiên, những người giỏi tiên đoán đã đi quá xa. Thị trường bất động sản quan trọng hơn nhiều đối với nền kinh tế Trung Quốc so với thị trường cổ phiếu của nó. Nguồn kích bất động sản lên đến một phần tư GDP và giá trị của nó là nền tảng cho hệ thống ngân hàng; giá cả và giao dịch của nó trong vài tháng vừa qua đều được khỏe mạnh. Tương lai của Trung Quốc nằm với giới tiêu thụ của nó, chứ không phải là xuất khẩu, và các dịch vụ, thu nhập và tiêu dùng đang co giản. Nếu xảy ra điều tồi tệ nhất, ngân hàng trung ương có rất nhiều phạm vi để nới lỏng chính sách. Sau khi cắt giảm lãi suất trong tuần này, tỷ lệ ( lãi suất ) trên một năm vẫn đứng ở mức 4,6%. Nền kinh tế đang chậm lại, nhưng thậm chí tăng trưởng 5% trong năm nay - kết thúc mức thấp của các ước tính hợp lý - sẽ gia tăng sản lượng thế giới nhiều hơn so với việc phát triển 14% mà Trung Quốc đã thông báo vào năm 2007.

Trung Quốc không ở trong cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, khả năng của nó để phát triển suôn sẻ từ một nền kinh tế chỉ huy đến một nền kinh tế thị trường là một câu hỏi hơn bao giờ hết. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thường sung sướng đắm mình trong một danh tiếng về năng lực qua đó làm cho các viên chức chân đất quan liêu phương Tây phải xấu hổ. Điều này đã trở nên tồi tệ theo sau vụng về của họ - và lác đác - những nỗ lực ngăn chặn các cổ phiếu khỏi xuống giá. Tệ hơn nữa, những kế hoạch cải cách có thể không chống nổi sự sợ hãi của chính phủ qua việc đưa ra sự kiểm soát những thị trường tự do. Đảng muốn làm cho các công ty nhà nước có hiệu quả hơn, nhưng không đặt chúng ở các thương vụ đầy cạnh tranh. Nó muốn để cho đồng nhân dân tệ tự do hơn, nhưng tỏ ra khó chịu rằng một đồng tiền suy yếu sẽ thúc đẩy sự bay vốn. Nó cho rằng các chính quyền địa phương nên có kỷ luật hơn nhưng, được thúc đẩy bởi sự cần thiết phải tăng trưởng, lại rót tín dụng theo cách của họ (muốn ).

[caption id="attachment_5953" align="alignnone" width="290"]Sụp đổ thị trường của Trung Quốc có thể không báo hiệu sự tận số, nhưng nó đặt ra vấn đề về sức khỏe kinh tế của nền kinh tế Sụp đổ thị trường của Trung Quốc có thể không báo hiệu sự tận số, nhưng nó đặt ra vấn đề về sức khỏe kinh tế của nền kinh tế[/caption]

Những lo ngại về Trung Quốc đang nuôi dưỡng điều lo lắng thứ hai - rằng các thị trường mới nổi có thể đau khổ chịu đựng một sự lặp lại như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998. Những tương đồng tồn tại : đáng chú ý là một cuộc di cư vốn ra khỏi các thị trường mới nổi vì viển ảnh chính sách thắt chặt tiền tệ ở Mỹ. Nhưng những bài học của cuộc khủng hoảng châu Á cũng đã được học. Nhiều loại tiền tệ không còn bị trói buột mà là trôi nổi tự do. Hầu hết các nước ở châu Á chứa được những dự trữ ngoại hối lớn và những thặng dư tài khoản vãng lai. Hệ thống ngân hàng của họ ít dựa vào các chủ nợ nước ngoài hơn là họ đã có.

Nếu mối quan tâm đó là phóng đại, những điều khác thì không. Một Trung Quốc chậm lại đã kéo xuống các thị trường mới nổi, như Brazil, Indonesia và Zambia, điều đó xảy ra do phụ thuộc vào việc ngốn quặng sắt, than đá và đồng theo cách của họ (xuất khẩu nông nghiệp ở trong hình thức tốt hơn). Từ bây giờ, nhu cầu nhiều hơn mà Trung Quốc tạo ra sẽ đến từ các dịch vụ - và được thỏa mãn ở TQ. Nguồn cung dư thừa sẽ gây áp lực lên giá cả hàng hóa và còn do các lý do khác nửa. Ví dụ, sự suy sụp của dầu, cũng phản ánh sản lượng nhiều hơn thường lệ của Saudi Arabia và khả năng phục hồi của sản xuất khí đốt từ đá phiến của Mỹ. Những đồng tiền đang trượt dốc tăng thêm gánh nặng lên các doanh nghiệp của thị trường mới nổi với các khoản thu nội tệ và nợ bằng đồng USD. Về cơ bản, sự phát triển của thị trường mới nổi đã bị chậm lại kể từ năm 2010. Các quốc gia từ Brazil và Nga đã lãng phí cơ hội ban hành những cải cách nâng cao năng suất và đang phải gánh chịu. Ấn Độ cũng vậy, có thể chưa trả một mức giá cao.

Các nước giàu đang có nổi sợ từ sự suy giảm của Trung Quốc ít nhất. Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc chiếm ít hơn 1% GDP, năm ngoái. Nhưng nó hầu như là miễn nhiễm. Đức, động cơ kinh tế của Liên minh châu Âu, xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia thành viên nào khác. Chia sẻ giá là dễ bị tổn thương vì những công ty lớn nhất đều có tính toàn cầu : doanh số S & P 500 trong năm 2014, 48% là người nước ngoài, và đồng USD đang tăng so với các đồng tiền đối tác giao dịch. Ngoài ra, thị trường đầu cơ giá đã kéo dài từ năm 2009 và chỉ số giá cả đã vượt quá mức trung bình dài hạn. Một sự sụp đổ man rợ trong cổ phiếu sẽ đổ vào nền kinh tế thực.

Đầu cơ giá đang lão hóa.

E là điều đó xảy ra, trong tuần này đã nhấn mạnh một ít khả năng các nhà hoạch định chính sách phương Tây kích thích nền kinh tế của họ như thế nào. Fed sẽ là sai lầm với tăng lãi suất trong tháng Chín, vì nó dại dột hướng dẫn các thị trường mong đợi. Những ngân hàng trung ương khác cũng có trách nhiệm. Tiền đang văng ra khỏi các thị trường mới nổi có thể cố gắng tìm cách đến với người tiêu dùng Mỹ, dẫn đến việc hộ gia đình vay mượn tăng cao và nguy hiểm - và thông thường - biến dạng trong nền kinh tế. Vì vậy, châu Âu và Nhật Bản cần nới lỏng hơn nữa để kích thích nhu cầu.

Chính sách tiền tệ chỉ là sự khởi đầu. Nhiệm vụ khó khăn hơn, ở phương Tây và nơi khác, là nâng cao năng suất. Tín dụng phong phú và mở rộng không ngừng của Trung Quốc đã giữ thế giới chạy nhẹ nhàng qua nhiều năm. Bây giờ sự tăng trưởng phụ thuộc vào các chính phủ có những quyết định khó khăn về mọi thứ, từ những cải cách tài chính đến chi tiêu cơ sở hạ tầng. Đó là bài học khắc nghiệt từ sự hoảng loạn của Trung Quốc.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.