Trung quốc, Nổi lo chính trị hay kinh tế.

Chúng ta nên lo ngại về chính trị của Trung Quốc chứ không phải là kinh tế của nó.
FT3008 28-8-15.

Theo Bill Emmott, We should worry about China’s politics not the economics

Trần Lê lược dịch.

Trong tất cả các tiếng ồn ào và tranh luận, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán ( Trung quốc ) nổi lên ba câu hỏi lớn.

Các cuộc tranh luận về kinh tế Trung Quốc, giữa những tiếng ồn ào và đầy kịch tính đến từ sự bùng nổ bong bóng thị trường chứng khoán, chủ yếu là về việc liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của nó thực sự có thể là 5 phần trăm chứ không phải là chính thức 7 phần trăm, hay - bị sốc, kinh dị - thực sự có thể thấp với 4 phần trăm, qua đó không thể hội đủ điều kiện như là một thảm họa. Hoặc nó có thể có nghĩa là chẵng có bất cứ điều gì, cho thấy rằng thị trường chứng khoán Trung Quốc về căn bản chỉ là sào huyệt của trò cờ bạc mà qua đó kết nối yếu ớt với nền kinh tế rộng lớn hơn.
Vì vậy, bỏ lỗi cho tôi vì đã không cảm nhận được cái rất sôi nổi về nó. Những lý do thực sự đáng được quan tâm, và thậm chí lo lắng, nằm ở chính trị, không phải ở kinh tế.

Những sự kiện của Trung Quốc làm nổi lên ba câu hỏi chính trị lớn. Phải thừa nhận, câu thứ nhất có liên quan nhiều hơn đến "Niềm vui trên sự thống khổ của kẻ khác".

Nhiều năm qua, chúng ta đã được cho biết rằng một trong những lợi thế to lớn của Trung Quốc là chính phủ độc đoán của nó có khả năng tốt hơn để thực hiện và thi hành các quyết định và chỉ đạo thay đổi nền kinh tế yếu ớt hơn chúng ta, nền dân chủ tự xem mình là trung tâm. Những gì chúng ta đang thấy là một bài kiểm tra xem liệu có một tí sự thật nào không trong sự cố này hay đơn giản là để gia tăng khả năng tước bỏ thẩm quyền của mọi người khi các tuyến đường sắt cao tốc mới hoặc sân bay mới sẽ được xây dựng.

Tám năm kể từ Ôn Gia Bảo, thủ tướng tiền nhiệm, đã thực hiện một bài phát biểu được ghi nhận và được ngưỡng mộ tại Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, nói rằng sự tăng trưởng của Trung Quốc là "không ổn định, không cân bằng, lạ thường, rời rạc và không bền vững". Giả sử điều này - và các sáng kiến ​​liên quan làm sạch môi trường của Trung quốc - là để báo trước một giai đoạn mới của cải cách, một quá trình chuyển đổi mới không cần nhiều vốn đầu tư, sự tăng trưởng bị ô nhiễm chuyển theo hướng sạch, công nghệ cao hơn và tính đa dạng từ nhu cầu của giới tiêu dùng.

Tuy nhiên một số rất nhỏ đã xảy ra. Không khí và nước uống của Trung Quốc bẩn hơn bao giờ hết, và nếu có ai nghĩ rằng việc kiểm soát môi trường đã được siết chặt ở mọi nơi, các vụ nổ hóa chất nguy hiểm đầu tháng này tại trung tâm Thiên Tân, lấy đi hơn 120 mạng sống, đã giúp họ tỉnh ngộ. Trong nền kinh tế, vốn đầu tư đã thực sự bị làm lu mờ như là một động cơ cho sự phát triển, có nghĩa là sự tiêu thụ tính theo phương pháp số học có vẻ quan trọng hơn nó đã có. Nhưng đây chỉ là một kết quả phụ thuộc vào phương pháp thống kê : các nguồn khác của tăng trưởng đã không được lộ diện để nhận một vị trí đầu tư.

Quá trình chuyển đổi như vậy là khó khăn. Nhưng, như các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã biết rất rõ, một trong đó là việc ông Ôn Gia Bảo đã kêu gọi vào năm 2007, là khó khăn chưa từng thấy. Đúng như vậy, một loại chuyển tiếp tương tự đã diễn ra tại Nhật Bản trong những năm 1970 và ở Hàn Quốc vào những năm 1990.

Trong những quá trình chuyển đổi như vậy, những cải cách cần phải được thực hiện, qua đó, làm tổn thương một số nhóm lợi ích có thế lực và có thể gây ra thất nghiệp tăng lên, do đó, các nhà lãnh đạo chính trị cần trung hòa giữa các lợi ích đó, trong khi duy trì niềm tin của công chúng và sự gắn kết xã hội.

Tại Nhật Bản, điều này đã được xử lý bởi một nền dân chủ. Ở Trung Quốc, nó đang được xử lý bởi đảng cộng sản mà trong hai năm qua cũng đã cố gắng thắt chặt kiểm soát về chính trị của đất nước. Vì vậy, đến nay, bản án sẽ phải là chế độ độc tài đang ở vào một tình trạng tệ hại trong việc đạt được những cải cách kinh tế này, hay nói cách khác, trong việc điều hòa các mục tiêu thường xuyên cạnh tranh của riêng mình.

Câu hỏi về chính trị lớn thứ hai phát sinh từ đây. Nếu sự sụp đổ của thị trường chứng khoán không thực sự có bất kỳ hậu quả nào ở trong nước, nó sẽ đến từ sự giận dữ của các nhà đầu tư bán lẻ bị lỗ vốn. Điều đó có thể chứng minh là một yếu tố thứ yếu, nhưng nó tăng thêm sự giận dữ do thảm họa nhân tạo chẳng hạn như ở Thiên Tân, và rất có thể ở tình trạng thất nghiệp tăng cao, và bạn có khả năng sẽ thấy một phản ứng dữ dội của một số lượng công chúng đáng kể ở các thể loại mà các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản luôn luôn lo lắng về nó.

Vì vậy, vấn đề là phản ứng dữ dội như vậy sẽ trở thành lớn lao như thế nào, và đảng đối phó ra làm sao nếu nó trở nên nghiêm trọng. Cũng như quyền lực của các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương ngăn chặn sự thay đổi, một lời giải thích cho sự thất bại của Trung Quốc đối phó với "bốn Không" của ông Ôn Gia Bảo là một sự nhạy cảm của đảng trước sự hổn loạn của công chúng và muốn tránh nó bằng mọi giá.

Vào lúc này rối loạn như vậy có thể là khó tránh khỏi. Có nghĩa là nó sẽ phải được quản lý, một cách nào đó. Và tất cả chúng ta còn nhớ nó đã được quản lý như thế nào trong tháng sáu năm 1989 trên các đường phố chung quanh Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, và ở các thành phố khác của Trung Quốc đã bị chấn động bởi các cuộc biểu tình do các cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra tại thời điểm đó.

Chúng ta không thể trả lời câu hỏi trước sự kiện . Điều này cũng áp dụng cho câu hỏi chính trị lớn thứ ba, đó là kinh tế căng thẳng như thế nào thì có thể ảnh hưởng đến hành vi của Trung Quốc đối với các nước láng giềng ở Đông và Đông Nam Á.

Đây cũng có thể là lý do lớn nhất để lo lắng. Các nước châu Á đã hoạt động rất tốt trong thương mại với Trung Quốc trong 20 năm qua đang trở nên tồi tệ từ sự suy giảm trong trao đổi mua bán đó. Có thể có ảnh hưởng xấu đến các nguồn tài chính và nền kinh tế khác xảy ra, như đã có trong cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997-98. Nhưng sự lây lan kinh khủng nhất là nếu trong phản ứng với căng thẳng kinh tế chính phủ Trung Quốc, hoặc có lẽ chỉ là quân đội Trung Quốc, được nhồi thêm một chủ nghĩa dân tộc và leo thang những tranh chấp lãnh thổ quốc gia sẵn có với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và những nước khác, ở biển Đông Trung Quốc và Biển Đông ( biển ĐN Á ).

Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ làm cho vụ khủng hoảng thị trường chứng khoán nom như một sự loạn xị vốn chẳng liên quan gì.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.