Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ trong âm mưu Great Game ở Ấn Độ Dương.

Bắc tay và ra vũ đài chiến đấu.
Bắt tay và ra vũ đài chiến đấu.

03 Tháng 8 2015. Theo Salman Rafi Sheikh, China, India, Japan, US in Indian Ocean Great Game

Trần Lê lược dịch.

Mặc dù Ấn Độ và Trung Quốc dự kiến ​​sẽ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhau, triển vọng của một cuộc xung đột ở Ấn Độ Dương giữa hai quốc gia cũng đang gia tăng, với Great Game (*) đang nổi lên ảnh hưởng.


Những phát triển quan trọng diễn ra trong năm qua, hoặc của một trong những quyết định gần đây nhất của Nhật Bản tham gia cùng Ấn Độ và Hoa Kỳ trong cuộc tập trận Hải quân song phương hàng năm của họ, Malabar . Vào ngày 22, tháng 7 Nhật Bản đã công bố quyết định tham gia vào cuộc tập trận Malabar . Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên, năm đặc biệt này chắc chắn đi kèm với một số quan niệm địa chính trị trước đây, ghi thêm ý nghĩa cho nó.

Ấn Độ đã giử phần lớn các buổi tập trận Malabar được giới hạn trong một song phương với Mỹ sau khi Trung Quốc phản đối phiên bản 2007 của nó tại vịnh Bengal khi cuộc tập trận đã được mở rộng để bao gồm các lực lượng hải quân Australia, Nhật Bản và Singapore. Tuy nhiên, năm nay có vẻ là một ngoại lệ, một bắt rễ sâu sắc từ cuộc tranh luận mới nổi.

Các cuộc tranh cải ở Ấn Độ Dương rõ ràng đã bắt đầu hình thành khi Trung Quốc xâm nhập vào các nước láng giềng gần gũi của Ấn Độ và Ấn Độ cố gắng khôi phục vị trí của mình như là một sức mạnh hàng hải thống trị. Mặt khác, sự hòa nhập của Nhật Bản trong diển tập năm nay là một phần của riêng Tokyo định hướng chống lại một Bắc Kinh ngày càng quyết đoán. Nhật Bản đã quan tâm đến tham gia cuộc tập trận tại một thời điểm khi nó đã được mở rộng vai trò quân sự của mình. Với bao gồm Nhật Bản, cuộc tập trận Malabar năm nay do đó đã có cách bố trí chống Trung Quốc rõ ràng, qua đó là sẽ để lại cả Ấn Độ và Trung Quốc trong một tình huống địa chính trị phức tạp.

Quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc dường như yên lành, trên thực tế, bối rối vô cùng. Cái gọi là "êm thấm" phần lớn được duy trì trong suốt chuyến thăm Trung Quốc tháng 9 năm 2014 của Tổng thống Ấn Độ. Như vậy, phần lớn còn lại không nói ra là những lo lắng sâu sắc ở Ấn Độ qua sự điều khiển của Trung Quốc trong số các quốc gia ven biển, nơi mà vị trí của Delhi` đang bị thách thức liên tục bởi hàng tỷ đô la viện trợ từ Bắc Kinh và các dự án xây dựng khổng lồ của Trung Quốc.

Điều thú vị là, những lý do căn bản cho cuộc xung đột này không phải là địa - chiến lược. Chúng là địa - kinh tế. Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản đang ngày càng đến gần với điểm xung đột ở Ấn Độ Dương qua các tàu chở dầu di chuyển qua Ấn Độ Dương, mang theo 80 phần trăm dầu của Trung quốc, 65 phần trăm của Ấn Độ và 60 phần trăm của Nhật Bản.

Chiến lược ngoằn ngoèo của Trung Quốc, nhằm tăng cường vị thế của mình so với các đối thủ của nó, đúng là có thể nhìn thấy không chỉ trong chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mà còn ở trong các chuyến thăm ông đã thực hiện ngay trước khi đến đó. Ví dụ, trước khi đến Ấn Độ, Xi thăm hai đồng minh thời ấy của Trung Quốc, Maldives và Sri Lanka. Tại Maldives, ảnh hưởng của Trung Quốc đã tăng đều đặn. Các nguồn ảnh hưởng là đầu tư của Trung Quốc như là một phần của chiến lược "Chuỗi ngọc trai" , bây giờ bị loại bỏ trong thiện chí Con đường tơ lụa trên biển , bao gồm đầu tư của Trung Quốc tại các cảng như Colombo ở Sri Lanka và Gwadar ở Pakistan. Trung Quốc đã xây dựng một cảng khổng lồ trong thị trấn Hambantota một thời yên tĩnh, mặc dù Tổng thống mới được bầu, Maithripala Sirisena, đã lùi xa Trung Quốc hướng đến nắm lấy Ấn Độ và Mỹ.

Thủ tướng Modi trở lại chỉ vài ngày trước chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc từ một chuyến đi rất thành công sang Nhật Bản, đối thủ ác liệt của Trung quốc, mang về nhà lời cam kết hàng tỷ đô la viện trợ và đầu tư cùng với các thỏa thuận tăng cường an ninh và quan hệ kinh tế. Trong cùng thời điểm, Chủ tịch Ấn Độ và Việt Nam đã ra một tuyên bố chung kêu gọi "tự do hàng hải" ở biển Đông và biển Đông Trung Quốc, một nhát đâm mạnh rỏ ràng vào sự quyết đoán hung hăng của Bắc kinh trong khu vực.

Tuy nhiên, câu chuyện sẽ vẫn không đầy đủ nếu không chú ý đến sự tham gia của Mỹ. Không chỉ Mỹ thổi bùng những gì là một số lựa chọn được gọi là "cạnh tranh rỏ nét" của thế kỷ 21 giữa Ấn Độ và Trung Quốc, mà còn là chính bản thân sự cạnh tranh cho phép Mỹ thu lợi về kinh tế. "Cạnh tranh rỏ nét" này không thể duy trì, chắc chắn không chỉ một mình Ấn Độ, nếu không có vũ khí Mỹ, đạn dược và các hệ thống vũ khí hiện đại. Vì vậy, Mỹ bây giờ và sau này nhất định xen vào "các hiệp định quốc phòng" ở đó.

Theo một báo cáo gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã từng ủng hộ những thỏa thuận nào đó với Ấn Độ để mang các công ty quốc phòng Mỹ gần gủi hơn hầu giúp hải quân Ấn Độ xây dựng tàu sân bay riêng và khuyến khích hợp tác về động cơ phản lực. Trong nổ lực phát huy ảnh hưởng của Mỹ qua cái gọi là sự cạnh tranh rõ nét, Carter trong một động thái chưa từng có, thực hiện chuyến thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới một căn cứ hải quân quan trọng của Ấn Độ và tổ chức các cuộc họp cấp cao ở New Delhi hồi tháng trước, tập trung vào những gì mà Lầu Năm Góc gọi là "hợp tác an ninh hàng hải".

Bố trí chiến lược của Mỹ với sự quan tâm đến Ấn Độ Dương và các liên minh của nó với Ấn Độ trong lợi ích này khá rõ ràng. Carter báo cáo là đã tuyên bố "hợp tác quốc phòng kỹ thuật" với Ấn Độ là một ưu tiên lớn đối với Hoa Kỳ, cũng như là "một ưu tiên lớn đối với chính phủ Ấn Độ." Chuyến thăm của Bộ trưởng Carter đến một trong những bộ tư lệnh chính yếu của Ấn Độ sẽ gửi một tín hiệu quan trọng và chứng tỏ "sự hội tụ rõ ràng giữa tái cân bằng của Mỹ và cách tiếp cận 'Hướng Đông' của Ấn Độ", một quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết.

Nói cách khác, chuyến thăm của Carter đến Ấn Độ chỉ là một nỗ lực của Mỹ trong việc hình thành các mối quan hệ trước đây với Trung Quốc vào một khuôn khổ cụ thể và, như vậy, một tiềm năng đóng góp cho sự dịch chuyển cạnh tranh của Ấn Độ - Trung Quốc đi vào xung đột. Dù có sự ũng hộ tích cực của Carter về mối hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Mỹ lớn hơn, Mỹ cũng mạnh mẽ ủng hộ việc mở rộng thường xuyên diễn tập quân sự Malabar.

Robert Scher, trợ lý bộ trưởng quốc phòng các lĩnh vực chiến lược, kế hoạch và năng lực, đã tường trình là đã ủng hộ ý kiến ​​mở rộng thường xuyên diển tập bao gồm những đối tác này thay vì làm như vậy trên cơ sở đặc biệt. Ông cũng nói rằng việc mở rộng diển tập sẽ là một minh chứng hữu hình cho việc Washington và New Delhi làm việc cùng nhau trên vấn đề an ninh hàng hải ở Ấn Độ Dương.

Bất kể cạnh tranh Ấn Độ - Trung Quốc, khá rõ ràng rằng nó là cái gì đó phục vụ lợi ích chiến lược của Mỹ - do đó, có một sự nhấn mạnh ngày càng tăng chưa từng có về việc thành lập quan hệ đối tác chiến lược đa phương. Đối với Ấn Độ, giai đoạn phôi thai đang thúc đẩy các yếu tố kế tiếp là sự mở rộng của hải quân Trung Quốc trong và chung quanh Ấn Độ Dương.

Cuộc cạnh tranh này - miễn là nó vẫn còn cạnh tranh - là quan trọng cho sức khỏe kinh tế của cả hai nước, vì nó liên quan đến các giao dịch thương mại khổng lồ. Tuy nhiên, sự biến đổi cuộc cạnh tranh này để đi vào xung đột chắc chắn sẽ là động thái chống lại lợi ích kinh tế của cả Ấn Độ và Trung Quốc, nếu không nói cả thế giới.

Salman Rafi Sheikh là một học giả Pakistan.

(*) _ Chú thích : " Great Game" là sự xung đột và cạnh tranh chiến lược giữa đế quốc Anh và Đế quốc Nga tranh giành uy quyền tối cao ở Trung Á . Thời kỳ Great Game cổ điển thường được coi ở vào khoảng từ Hiệp ước Nga-Ba Tư năm 1813 đến hiệp định Anglo -Russian năm 1907 . Trong giai đoạn hậu thuộc địa sau Thế chiến thứ II , thuật ngữ này tiếp tục được sử dụng để mô tả những mưu đồ địa chính trị của các siêu cường và các cường quốc khu vực do việc họ tranh giành sức mạnh địa chính trị và ảnh hưởng trong khu vực.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.