Ý nghĩa của Kissinger.

 Henry Kissinger at Harvard, 07/ 1969. ALFRED EISENSTAEDT / LIFE PICTURE COLLECTION / GETTY IMAGES .
Henry Kissinger at Harvard, 07/ 1969. ALFRED EISENSTAEDT / LIFE PICTURE COLLECTION / GETTY IMAGES


Xét lại một con người duy thực.

Tháng Chín / tháng 10 năm 2015.

Theo Niall Ferguson, The Meaning of Kissinger

Trần Lê lược dịch.

Có những lẻ phải khác hơn tuổi thọ của ông ta, tại sao rất nhiều nhà lãnh đạo thế giới - trong đó có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - tiếp tục tìm kiếm những lời khuyên bảo của Henry Kissinger, con người rút khỏi vị trí bộ trưởng bộ ngoại giao Hoa Kỳ gần bốn thập kỷ trước. Ở khía cạnh này, Barack Obama thì lại khác.
Ông là tổng thống Mỹ đầu tiên kể từ Dwight Eisenhower không tìm lời khuyên của Kissinger. Một cách định kỳ, các nhà bình luận kêu gọi Obama cần có "đặc tính Kissinger" (Kissinger­ian) nhiều hơn. Những người khác cho rằng Obama có đặc tính Kissinger trong thực tế, nếu không ở trong lời nói. Nhưng chính xác thuật ngữ Kissinger­ian này nghĩa là gì?

Câu trả lời thông thường đánh đồng Kissinger với chủ nghĩa hiện thực, một triết lý đặc trưng bởi sự trơ tráo đánh giá chính sách đối ngoại theo xu hướng trần trụi lợi ích quốc gia ích kỷ, hay, trong cụm từ của nhà báo Anthony Lewis "một nỗi ám ảnh về trật tự và quyền lực không có ích cho nhân loại". Viết vào năm 1983, cựu đồng nghiệp ở Harvard của Kissinger, Stanley Hoffmann miêu tả Kissinger như là một "người thủ đoạn quỷ quyệt", loại người tin rằng việc duy trì nhà nước. . . đòi hỏi cả sự tàn nhẫn lẩn dối gạt làm mất uy tín các đối thủ nước ngoài và trong nước". Nhiều nhà văn đơn giản đã giả định rằng Kissinger nhào nặn chính bản thân ông ta vào cái được ông ta cho là anh hùng, ví như chính khách Áo, Klemens von Metternich và nhà lãnh đạo Phổ, Otto von Bismarck, những người tiên phong về chính sách thực dụng của châu Âu cổ điển .

Tuy nhiên, học giả quan hệ quốc tế, Hans Morgenthau, con người thật sự là một người thực tế, một lần đã mô tả đáng ghi nhớ Kissinger là, y như Odysseus, kẻ "nhiều mặt." Ví dụ, trong những năm đầu thập niên 1960, khi câu hỏi gây đau đớn nổi lên rằng Hoa Kỳ nên chống đỡ cho chính phủ Nam Việt Nam theo cách nào, Kissinger ban đầu tin rằng quyền tự quyết của Nam Việt Nam có một giá trị nào đó cho tính mạng của Hoa kỳ. Morgenthau , nhà hiện thực đích thực, kịch liệt phản đối.

Trong những năm 1950 và 1960, Kissinger đã thực sự viết về Metternich và Bismarck. Nhưng một vài người đã không đọc (hoặc những người cố ý hiểu sai) những gì ông viết hầu có thể nghiêm túc tranh luận rằng ông ta đã phô trương trong những năm 1970 để nhân rộng cách tiếp cận của chúng vào chính sách đối ngoại. Ngược hẳn một người thủ đoạn quỷ quyệt, Kissinger ngay từ đầu sự nghiệp của mình là một người lý tưởng trong ít nhất ba ý nghĩa.

Thứ nhất, ngay cả khi Kissinger chưa bao giờ là một người lý tưởng trong truyền thống của Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson, người đã mưu cầu một nền hòa bình phổ quát thông qua luật pháp quốc tế và an ninh tập thể, Kis vẫn không phải là một người thực tế. Kissinger bác bỏ "chủ nghĩa duy tâm Wilson" vì ông cảm thấy ý tưởng cao siêu của nó là một công thức làm tê liệt chính sách. Khi Kis đưa nó cho bạn bè của mình là nhà sử học Stephen Graubard vào năm 1956, "nhấn mạnh vào đạo đức thuần túy chính là tư thế vô đạo đức nhất", vì nó thường dẫn đến chiến trận. Nhưng Kissinger biết rằng chủ nghĩa hiện thực cũng có thể bị tê liệt. Là một người tị nạn từ nước Đức Hitler, năm 1944 ông trở về trong bộ quân phục Mỹ, một phần sắm vai trong thất bại cuối cùng của chủ nghĩa phát xít, Kissinger đã phải trả một giá đắt cho bản thân trước những thất bại ngoại giao của những năm 1930. Thế nhưng, như ông đã chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn năm 1957, các kiến ​​trúc sư "chính sách nhân nhượng" người Anh, Stanley Baldwin và Neville Chamberlain, đã "suy nghĩ chính họ là những người thực tế nghiêm túc."

Thứ hai, trong lúc là một sinh viên tại đại học Harvard, đắm mình với tác phẩm của Immanuel Kant, Kissinger là một người lý tưởng trong ý nghĩa triết học. Luận án tốt nghiệp chưa xuất bản của ông, "Ý nghĩa của lịch sử", là một bài phê bình ngưỡng mộ triết học lịch sử của Kant. Lập luận chủ chốt của Kissinger là "tự do là. . . một kinh nghiệm nội tâm có từ cuộc sống như một quá trình quyết định lựa chọn có ý nghĩa"; "hòa bình vĩnh cửu" thực sự có thể là cái tốt nhất, mục tiêu chắc chắn phải xảy ra của lịch sử, như Kant lập luận, nhưng từ quan điểm khác, cái chắc chắn phải xảy ra đó không phải là một sự hạn chế tự do. Như Kissinger viết trong luận án của mình, "Bất cứ quan niệm gì của ai đó về sự cần thiết của các sự kiện, tại thời điểm thực hiện điều chắc chắn phải xảy ra có thể không dẫn đến tranh chấp. . . . Tuy nhiên chúng ta có thể giải thích tranh chấp trong sự nghiên cứu quá khứ, kết quả của chúng xảy ra với sự lựa chọn của niềm tin nội tâm".

Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger lắng nghe khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tổ chức một cuộc họp để thảo luận về Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược tại Nhà Trắng, tháng 11 năm 2010. LARRY DOWNING / REUTERS
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger lắng nghe khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tổ chức một cuộc họp để thảo luận về Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược tại Nhà Trắng, tháng 11 năm 2010. LARRY DOWNING / REUTERS


Thứ ba, từ giai đoạn đầu trong sự nghiệp của mình, Kissinger là một người chống chủ nghĩa duy vật ăn theo, như chống đối các hình thái tư bản chủ nghĩa theo thuyết "định mệnh kinh tế" y như ông là người của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thật là nguy hiểm, ông lập luận trong luận án tốt nghiệp của mình, thừa nhận "một lý luận về dân chủ [để] trở thành một cuộc thảo luận về hiệu quả của hệ thống kinh tế, những thứ ở vào mức độ cần thiết khách quan và do đó gây tranh cãi." Ngược lại, "trực giác hướng nội của tự do. . . sẽ bác bỏ chủ nghĩa toàn trị ngay cả khi nó có nền kinh tế hiệu quả hơn". Thái độ này tương phản một cách rỏ ràng với những người đương thời của Kis, chẳng hạn như nhà kinh tế và lý luận chính trị Walt Rostow, người cho rằng Chiến tranh Lạnh có thể thắng miễn là tốc độ tăng trưởng của tư bản cao hơn tốc độ tăng trưởng của cộng sản. Kissinger viết trong "Sự cần thiết phải lựa chọn", "Trừ phi chúng ta có thể làm cho các khái niệm về tự do và tôn trọng phẩm giá con người có ý nghĩa với các quốc gia mới , sự cạnh tranh kinh tế được ca tụng nhiều giữa chúng ta và Cộng sản. . . sẽ không có ý nghĩa". Nói cách khác, những lý tưởng tự do dân chủ phải được bảo vệ vì mục đích riêng của chúng, không dựa trên sự thành công vật chất của chủ nghĩa tư bản làm nền tảng cho chúng. Đây là chủ đề mà Kissinger trở lại nhiều lần trong những năm 1960 khi là một cố vấn và là chuyên viên viết diễn văn cho Nelson Rockefeller, kẻ có ba lần ứng cử không thành công để được đề cử của đảng Cộng hòa mà Kis ủng hộ.

Như Kissinger tiến hành trong tập đầu tiên của cuốn hồi ký của mình, "chính phủ chủ trương ra quyết định, không thực chất. . . . Trên tổng thể, giai đoạn ở trong chính phủ phá hủy hết vốn liếng trí tuệ; nó không tạo ra được trí tuệ". Gần như tất cả sự chú ý của học thuật về vốn liếng trí tuệ riêng của Kis đã tập trung vào thời gian mà Kissinger ở trong chính phủ, - ý tưởng của ông ta đã được phát triển giữa các năm 1950 và cuối năm 1960 ở Đại học Harvard, tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, và phục vụ cho Rockefeller - đã được nghiên cứu không đầy đủ. Hiểu một cách đúng đắn đó là một sự phê bình sáng tạo đối với chính sách thực dụng, ý tưởng của Kis cung cấp ít nhất bốn cái nhìn chính vào chính sách đối ngoại mà Obama, chưa kể đến người kế nhiệm, cũng nên am hiểu để học hỏi :

  • lịch sử là chìa khóa để hiểu đối thủ và đồng minh;

  • người ta phải đương đầu với những vấn đề của giả thuyết, với những phần thưởng bất đối xứng của nó

  • nhiều quyết định trong chính sách đối ngoại là sự lựa chọn giữa các cái "xấu ác"

  • và các nhà lãnh đạo cần phải cảnh giác với những nguy hiểm của một hiện thực ngớ ngẩn về mặt đạo đức.

Lịch sử là ký ức của Nhà nước

Sau triết lý chủ nghĩa duy tâm, điều quan trọng nhất Kissinger học được ở Harvard là vai trò thiết yếu của lịch sử dùng để hiểu biết các vấn đề an ninh quốc gia. "Không có những kết luận quan trọng có thể có trong các nghiên cứu đối ngoại - việc nghiên cứu các quốc gia đóng vai trò như những việc đơn lẻ - không có một nhận thức về bối cảnh lịch sử", ông viết trong luận án tiến sỉ, được xuất bản vào năm 1957, A World Restored: "Ký ức của các quốc gia là sự thử thách của sự thật đối với chính sách của họ. Càng nhiều kinh nghiệm ở điểm khởi thủy, tác động của nó càng sâu sắc hơn trên cách giải thích hiện trạng của một quốc gia qua ánh sáng của quá khứ". Sau cùng, Kissinger hỏi:" Ai là kẻ cãi nhau với cách giải thích của một người về quá khứ của họ ? Nó là phương tiện duy nhất để đối mặt với tương lai, và những gì 'thực sự' đã xảy ra thường ít quan trọng hơn so với những gì được cho là đang và sẽ xảy ra". Với các nhà khoa học chính trị, quốc gia có thể "xuất hiện. . . như các yếu tố trong một thỏa thuận an ninh". Với các luật sư, quốc gia là cái mà họ có vẻ dường như thích sự hoán đổi của các đảng phái cầm quyền trong các vụ kiện quốc tế nối tiếp nhau bất tận. Trong thực tế, Kissinger đã viết , tất cả các quốc gia "tự coi mình như là những biểu hiện của quyền lực lịch sử. Nó không phải là tình cảm khi một giai đoạn lịch sử kết thúc có liên quan đến họ. . . mà là một phương tiện hướng tới việc thực hiện nguyện vọng lịch sử của họ".

Một chủ đề thường xuyên trong văn bản ban đầu của Kissinger là sự thiếu hiểu biết lịch sử của giới ra quyết định điển hình của Mỹ. Những luật sư, ông nhận xét vào năm 1968, là " nhóm quan trọng duy nhất trong chính phủ, nhưng họ vấp phải nhược điểm này - sự kém cỏi về lịch sử" . Đối với Kissinger, lịch sử thì quan trọng gấp đôi: là nguồn gốc của những phép loại suy làm sáng tỏ và là nhân tố quyết định trong việc tự hiểu biết của quốc gia. Người Mỹ có thể nghi ngờ tầm quan trọng của lịch sử, nhưng, như Kissinger đã viết, "người châu Âu, sinh sống trên một lục địa được bao phủ với những tàn tích, chứng thực những viển kiến có thể sai lầm của nhân loại, cảm thấy trong những bất hòa của họ rằng lịch sử thì phức tạp hơn so với việc phân tích hệ thống."

Những Ẩn số không ai biết

Không giống như hầu hết các học giả, Kissinger sớm phân biệt trong sự nghiệp của mình rằng các quyết định chính sách chạy đua có thưởng cao thường phải được thực hiện trước tất cả các sự kiện đang manh nha. "Sự lựa chọn giữa. . . các chính sách không nằm trong "các sự kiện", mà ở trong cách giải thích chúng", ông lập luận trong A World Restored. "Nó liên quan đến những gì căn bản là một hành động đạo đức: một ước tính phụ thuộc vào giá trị của một quan niệm về những mục tiêu và quan niệm này phải đầy đủ như sự hiểu biết đầy đủ về các tài liệu đã có sẵn."

Đây là một ý tưởng Kissinger sau đó đã xây dựng là "vấn đề của sự phỏng đoán trong chính sách đối ngoại." Việc làm ra quyết định, ông lập luận trong một bài giảng năm 1963,

đòi hỏi [các] khả năng diển đạt rỏ ý vượt quá sự hiểu biết. Và khi một trong các lĩnh vực vừa mới hình thành, sau đó đạt đến một tình trạng tiến thoái lưỡng nan qua đó thực sự có rất ít hướng dẫn trong việc hoạch định chính sách ngoại trừ những niềm tin gì mà quý ông mang đến cho nó. . . . Mỗi chính khách phải lựa chọn tại một số điểm giữa hoặc anh ta chắc chắn muốn hoặc anh ta muốn dựa vào sự đánh giá tình hình của mình . . . . Nếu ai đó muốn có thể chứng minh chứng cớ, người đó ở trong một cảm giác trở thành tù nhân của các sự kiện.

Nếu các xã hội dân chủ đã chuyển động chống lại Đức quốc xã vào năm 1936, Kissinger lập luận, "ngày hôm nay chúng ta sẽ không biết liệu có phải Hitler là một người chủ nghĩa dân tộc sai lầm, liệu có phải ông ta đã có những mục tiêu có giới hạn, hoặc có phải ông ta thực ra là một tên điên hay không. Các xã hội dân chủ biết được rằng ông ta thực ra là một tên điên. Họ đã chắc chắn nhưng họ đã phải trả giá cho điều đó với một vài triệu mạng sống ".

Sự thấu hiểu này có ý nghĩa sâu sắc đối với thời đại nguyên tử, khi số thương vong tiềm năng của một cuộc chiến tranh thế giới có thể lên tới hàng trăm triệu. Cũng trong năm 1963, trong một báo cáo chưa được công bố mang tên "Ra quyết định trong một thế giới hạt nhân", Kissinger đã tổng kết những gì ông gọi là "tiến thoái lưỡng nan khủng khiếp" đối đầu với những người ra quyết định trong chiến tranh lạnh:

Mỗi nhà lãnh đạo chính trị có sự lựa chọn giữa việc đánh giá những gì đòi hỏi sự nỗ lực tối thiểu hoặc thực hiện một đánh giá qua đó đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn. Nếu ông ta thực hiện việc đánh giá đòi hỏi nỗ lực tối thiểu, sau đó là thời gian hằn lên trên, có thể bật ra rằng ông ta đã sai lầm và sau đó ông ta sẽ phải trả một giá đắt. Nếu ông ta hành động trên cơ sở của một tiên đoán, ông ta sẽ không bao giờ có thể chứng minh rằng những nỗ lực của mình là cần thiết, nhưng ông ấy có thể tự bảo vệ mình trước nhiều phiền toái về sau. . . . Nếu ông ấy hành động sớm, ông ta không thể biết phải chăng nó là cần thiết hay không. Nếu ông ta chờ đợi, ông ấy có thể may mắn hoặc có thể không may mắn.

Điểm mấu chốt về các vấn đề của giả thuyết ở trong sự bất đối xứng của các phần thưởng. Một hành động phủ đầu thành công không được khen thưởng theo tỷ lệ lợi ích của nó bởi vì, như Kissinger đã viết, "nó nằm trong bản chất của những chính sách thành công mà hậu thế dể dàng quên mọi thứ có thể đã khác đi như thế nào". Các chính khách ưu tiên liên quan có nhiều khả năng bị lên án vì những cái giá dự chi cho quyền ưu tiên, hơn là được ca ngợi trong việc ngăn ngừa tai họa. Ngược lại, đánh bạc với thời gian - bản chất của chính sách nhượng bộ trong thập niên 1930 - không nhất định phải dẫn đến thảm họa. Và việc thực hiện các nỗ lực tối thiểu cũng thường là phương pháp có ít đối kháng trong nước nhất.

Cái ít tệ hại hơn trong những tệ hại

"Không chỉ có đúng hay sai mà còn nhiều sắc thái ở giữa", Kissinger lúc trẻ đã viết vào năm 1948, trong một bức thư trần tình với cha mẹ. "Những bi kịch thực sự trong cuộc sống không ở trong sự lựa chọn giữa đúng và sai", ông lập luận, bởi vì "chỉ có những ai nhẫn tâm nhất mới lựa chọn những gì mà họ biết là sai lầm. . . . Tình huống khó xử thực sự là những khó khăn của tâm hồn, những đau đớn khiêu khích". Một cách đơn giản, những lựa chọn khó khăn nhất trong chính sách đối ngoại chắc chắn là ở giữa những điều xấu ác, và vì vậy hành động thực sự đạo đức là chọn lựa cái ít ác hơn (ngay cả khi nó là lựa chọn khó khăn hơn về mặt chính trị).

Ví dụ, năm 1957, trong "vũ khí hạt nhân và chính sách đối ngoại", Kissinger lập luận rằng việc duy trì một sự cân bằng quyền lực trong chiến tranh lạnh sẽ yêu cầu những lựa chọn khó khăn như :

Chúng ta chắc chắn sẽ phải đối mặt với những tình huống bất thường không rõ ràng , chẳng hạn như những cuộc nội chiến hay đảo chính trong nước. . . . Có thể không nghi ngờ rằng chúng ta nên tìm cách chặn trước những sự cố như vậy. Nhưng một khi chúng đã xảy ra, chúng ta phải tìm ý chí để hành động và quản lý các rủi ro trong một tình huống qua đó cho phép chỉ có một lựa chọn trong số các điều xấu ác. Trong khi chúng ta không bao giờ nên từ bỏ các nguyên tắc của chúng ta, chúng ta cũng phải nhận ra rằng chúng ta không thể duy trì các nguyên tắc của chúng ta, trừ phi chúng ta tiếp tục tồn tại.

Nền tảng triết học của cuốn sách là một điều rõ ràng đáng ghê tởm, chẳng hạn như một cuộc chiến tranh hạt nhân hạn chế, có thể là ít ác hơn nếu các lựa chọn thay thế là đầu hàng hoặc bị tiêu diệt. Trong chương cuối cùng của mình, Kissinger nêu rõ ra một lý thuyết chung về cái "xấu ác ít hơn" có thể được đọc như một loại phương châm:

Đúng là sẽ được an ủi nếu chúng ta có thể hạn chế các hành động của chúng ta với các tình huống mà trong đó các quan điểm đạo đức, pháp luật và quân sự của chúng ta là hoàn toàn ở trong sự hài hòa và ở đó tính hợp pháp là sự phù hợp nhất với yêu cầu của sự sống còn. Nhưng khi là lực lượng mạnh nhất thế giới, chúng ta có thể sẽ không bao giờ một lần nữa được ban cho những lựa chọn đạo đức đơn giản mà chúng ta có thể đòi hỏi trong quá khứ an toàn hơn của chúng ta. . . . Để đối phó với các vấn đề giả định mơ hồ như vậy bên trên một hành động đạo đức: một sự sẵn sàng để quản lý các rủi ro trên kiến ​​thức từng phần và sự áp dụng những nguyên tắc ít hoàn hảo hơn của ai đó. Sự khẳng định chân lý. . . là một quy định cho sự ù lì.

Sau đó, vào năm 1966, Kissinger đã lập luận tương tự về Việt Nam: ". Chúng ta không có được đặc quyền quyết định chỉ đáp ứng những thách thức đó trong khi phần lớn mơ tưởng về các ý định ​​đạo đức của chúng ta". Nhưng sau đó, ông nhận ra rằng cuộc chiến chống lại Bắc Việt Nam có thể được kết thúc chỉ bằng thương lượng. Hoa Kỳ, ông đã thừa nhận cho chính bản thân ông, "thiếu bất cứ khái niệm tổng thể nào để tiến hành các hoạt động quân sự chống lại các đám du kích, và để xây dựng một quốc gia". Cách giải quyết củ rích trên các nguồn tài nguyên dồi dào và sự quan liêu phức tạp là không phù hợp. Một hòa bình bằng thương lượng là một điều ác nhỏ hơn so với một vội vàng bỏ rơi miền Nam Việt Nam hoặc một leo thang hơn nữa các nỗ lực quân sự của Mỹ chống lại Bắc Việt Nam.

Ảo tưởng của chủ nghĩa hiện thực

Trong bài viết của ông về Metternich và Bismarck - rõ ràng nhất là trong bản thảo của cuốn sách chưa hoàn thành, sau này ông đã viết - Kissinger đã nói rõ rằng ông coi chủ nghĩa hiện thực thuần khiết trong chính sách đối ngoại là mối nguy hiểm tiềm tàng. "Những tầng lớp thượng lưu thì không thể đủ can đảm hoài nghi", ông viết trong một chương chưa được công bố trên Bismarck. "Việc nhấn mạnh vào con người như là những sinh vật bé nhỏ, tầng lớp thượng lưu là lực lượng luôn dẫn đầu một sự thành công làm xói mòn mọi sự tự chủ. Bởi vì tầng lớp thượng lưu hoạt động bằng sự đánh giá 'gần đúng' chứ không chính xác và bởi vì họ không có đủ sự lổi lạc ưu việt, một học thuyết về quyền lực như là một phương tiện có thể kết thúc bằng cách làm cho quyền lực kết thúc".

Đúng như thế, có rất nhiều điều trong chiến lược của Bismarck mà Kissinger ngưỡng mộ. Đó là thông qua nghiên cứu Bismarck mà ông hóa ra thấy tầm quan trọng thiết yếu của các đối thủ giằng co với nhau. Theo Kissinger, sau khi nước Đức thống nhất, trật tự châu Âu mới của Bismarck phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng của mình để "điều khiển các cam kết của các cường quốc khác, đến mức nước Phổ sẽ luôn luôn được gần gũi hơn với bất kỳ bên tranh chấp nào hơn là các bên tranh chấp có với nhau". Đặc biệt, Kissinger trở nên chiêm ngưỡng sự mơ hồ thanh lịch từ hiệp ước "Tái bảo hiểm" năm 1887 của Bismarck - một sự thoả thuận bí mật theo đó Đức và Nga sẽ tuân theo thái độ trung lập nếu một bên tham gia vào một cuộc chiến tranh với một nước thứ ba, trừ phi Đức tấn công Pháp hoặc Nga tấn công đồng minh Áo hoặc Hungary của Đức - sự ruồng bỏ mà trong đó những người kế nhiệm Bismarck đã mở đầu một sự cứng nhắc tai hại cho ngoại giao châu Âu. Tuy nhiên, trong bài tiểu luận "The White Revolutionary" Kissinger lập luận rằng Bismarck, với quan điểm căn bản của Darwin về quan hệ quốc tế như là một cuộc đấu tranh phi luân lý để tồn tại, Kis đã bị ràng buộc với thất bại trong việc thể chế hoá thành tích địa chính trị của ông.

Otto von Bismarck với con chó của mình, năm 1891. Wikimedia Commons
Otto von Bismarck với con chó của mình, năm 1891.
Wikimedia Commons


Một vấn đề chủ chốt của thời đại dân chủ, như Kissinger đã nhìn thấy, là mọi người có xu hướng thích các nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn cho đến loại chính khách xảo quyệt. "Những tuyên bố của các vị tiên tri," Kissinger viết trong A World Restored, "là một lời khuyên tốt nhưng khó hoặc không thể thực hiện được. . . . [Nhưng] những xã hội không tưởng không thể đạt được ngoại trừ bằng một quá trình cào bằng và hổn loạn mà ở đó phải phá hủy tất cả các khuôn mẫu bổn phận. . . [Khi] dựa hoàn toàn vào độ tinh khiết đạo đức của một cá nhân là từ bỏ các khả năng kiềm chế". Chống lại các tiên tri, Kissinger đã đứng về phía các chính khách, những người "phải vẫn mãi mãi nghi ngờ những nỗ lực này, không phải vì anh ta thích những nhỏ nhen của sự thao túng , mà vì anh ta phải chuẩn bị cho những việc bất ngờ tồi tệ nhất". Một phần bi kịch của chính khách là anh ta luôn luôn ở trong thành phần thiểu số, vì" nó không được hài hòa qua đó truyền cảm hứng cho con người nhưng lại được nhiều người biết, không an toàn nhưng lại có danh tiếng muôn thuở".

Đó là cơ hội của thập niên 1970

Trong nhiều cách, kinh nghiệm của Kissinger trong chính phủ minh họa điểm cuối cùng này quá rõ. Mặc dù ban đầu được thổi phồng trên báo chí như là "Super K," sau này Kis trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công cay độc từ cả cánh tả lẩn cánh hửu, người trước cáo buộc ông là tay tội ác chiến tranh trong thế giới thứ ba, người sau cáo buộc ông cúi đầu quỳ lạy Kremlin. Có lẽ do vậy, có rất ít bằng chứng cho thấy những hiểu biết của Kissinger trong chính sách đối ngoại đã được thể chế hóa hoặc thậm chí được hồi tưởng.

"Không có những điều như vậy khi là một người trong chính sách đối ngoại của Mỹ" , Kissinger đã viết trong một bài viết được xuất bản vào năm 1968. Chỉ có "một loạt các động thái qua đó sản xuất một kết quả nhất định" rằng chúng "không có thể đã được lên kế hoạch sản xuất" và để "các tổ chức nghiên cứu và tình báo, hoặc nước ngoài hoặc của quốc gia, cố gắng cung cấp một sự hợp lý và nhất quán. . . mà đơn giản là không có". Hơn 40 năm sau, ngày hôm nay được nói rằng điều đó có thể tốt như nhau. Lời giải thích của Kissinger cho sự thiếu liên kết chiến lược xuất phát từ các bệnh lý của nền dân chủ hiện đại. Không giống như các nhà lãnh đạo của thế kỷ XIX, ông giải thích, "các nhà lãnh đạo chính trị tiêu biểu của xã hội quản lý hiện đại là một con người với một ý chí mạnh mẽ, một khả năng cao để bản thân được bầu ra, nhưng không có quan niệm vĩ đại về những điều anh ta sẽ làm gì khi anh ta nhậm chức". Một lần nữa, ngày hôm nay cũng có thể nói như thế.

Obama và các cố vấn của ông không có khuynh hướng về mặt lịch sử. Ở một trong những lời nói đùa đáng nhớ nhất của chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2012, Obama chế giễu đối thủ đảng Cộng hòa, Mitt Romney: "Hiện nay, thập niên 1980 đang kêu gọi đòi hỏi quay trở lại chính sách đối ngoại của chúng, bởi vì chiến tranh lạnh đã đi qua hơn 20 năm " . Obama cười nhạo sự mô tả của Romney về Nga là "kẻ thù địa chính trị số một của chúng ta." Tuy nhiên, chỉ 17 tháng sau, Nga sáp nhập Crimea, coi thường luật pháp quốc tế. Tự hào của Obama, vào tháng Giêng năm 2014, rằng ông đã không "thực sự thậm chí cần George Kennan ngay bây giờ" chẵng mấy chốc nghe có vẻ rổng tuếch.

Có lẽ, tuy nhiên, không phải là thập niên 1980 mà là thập niên 1970 đã kêu gọi. Sau đó, cũng như bây giờ, nền kinh tế Mỹ trải qua một cú sốc nặng, để lại một dư vị lâu dài. Cú sốc dầu mỏ năm 1973 có sự tuơng tự với cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 2008. Giống như Richard Nixon, Obama thừa hưởng một cuộc chiến tranh không bị thua về quân sự nhưng điều đó đã trở nên hết sức không được ưa thích tại Mỹ. Iraq là Việt Nam của thế hệ này, ngoại trừ rằng, nhờ sự lãnh đạo nâng cao do các chỉ huy như David Petraeus và Stanley McChrystal, Obama thừa hưởng một cuộc chiến tranh đang được chiến thắng.

Cũng giống như Nixon, Obama phải đối mặt với một nước Nga ít quan tâm đến mối quan hệ thân mật hơn là đôi khi giả vờ rằng : nó dễ dàng quên nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev, mà trong triều đại đó, ông ấy là một nhân vật giống như Putin, ý định xử dụng quyền lực không chỉ ở sân sau của Nga mà còn ở tất cả các nơi trên thế giới. Và cũng giống như Nixon, Obama tìm kiếm đồng minh ở cả châu Âu lẩn châu Á cực kỳ khó khăn để quản lý. Tây Âu ngày nay chi tiêu về quốc phòng thậm chí ít hơn so với thu nhập quốc gia của họ như là họ đã làm trong những năm 1970. Họ đã quên câu ngạn ngữ cổ của Kissinger rằng "bất cứ khi nào hòa bình - hiểu như là tránh chiến tranh - đã từng là mục tiêu chính của một quyền lực hoặc một nhóm quyền lực, hệ thống quốc tế ở tại lòng thương xót của thành viên tàn nhẫn nhất trong cộng đồng quốc tế". Trong khi đó, những người châu Á đang đi theo hướng ngược lại, phát triển các chiến lược quân sự của mình để đối phó với sự nổi lên của Trung Quốc trong niềm tin rằng cái được gọi là xoay trục sang châu Á của Obama là giả dối. Và Trung Đông bây giờ ít nhất là thùng thuốc súng lớn y như khi Kissinger còn tại chức.

Henry Kissinger gặp Tổng thống Gerald Ford và Phó Tổng thống Nelson Rockefeller ở Nhà Trắng, tháng Tư năm 1975. THƯ VIỆN VÀ BẢO TÀNG TỔNG THỐNG Gerald R. FORD
Henry Kissinger gặp Tổng thống Gerald Ford và Phó Tổng thống Nelson Rockefeller ở Nhà Trắng, tháng Tư năm 1975. THƯ VIỆN VÀ BẢO TÀNG TỔNG THỐNG Gerald R. FORD


Bất cứ cái gì người ta có thể tranh luận về chính sách đối ngoại của chính quyền Nixon và Ford, không thể phủ nhận rằng vào giai đoạn đầu của sự nghiệp của mình như là cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Kissinger ít nhất đã phát triển một khuôn khổ chiến lược trong đó để giải quyết những thách thức Hoa Kỳ đương đầu và rằng mỗi thành phần của chiến lược này dựa trên bốn nguyên tắc được nêu ở đây.

Chiến lược Kissinger bắt đầu đưa ra vào giữa những năm 1960 đã có ba phần riêng biệt. Thứ nhất, ông tìm cách làm sống lại các liên minh xuyên Đại Tây Dương với Tây Âu. Để chống lại các lực lượng mạnh mẽ nhưng hướng nội của sự hợp nhất Tây Âu và chính sách bình thường hóa quan hệ với Đông Âu và Liên xô của Tây Đức, ông đã cố gắng để làm sống lại mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và ba cường quốc châu Âu: Pháp, Đức, và Vương quốc Anh. Thứ hai, ông đã tìm cách sống động hóa khái niệm về hòa dịu bằng cách tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, nhất là trong kiểm soát vũ khí chiến lược, mà không cần loại bỏ những nguyên lý cơ bản rằng việc mở rộng của Liên Xô cần được chống lại và ngăn chặn quyền lực của Liên Xô. Cuối cùng, và quan trọng nhất, ông bắt đầu phân biệt rằng mặc dù nhân vật rõ ràng là mang tính cách mạng, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể được đưa vào cán cân quyền lực và sự đối kháng Trung-Xô có thể được khai thác bằng cách lôi kéo Hoa Kỳ gần gũi hơn với mỗi bên đang tranh chấp hơn là họ có với nhau. Những nhà phê bình Kissinger đã tìm thấy các lổi chiến thuật trong việc thực hiện chiến lược này, đặc biệt là ở các nước mà ông coi là có tầm quan trọng thứ yếu. Họ đã không thể phủ nhận rằng có một khái niệm chiến lược. Hôm nay, chúng ta thấy những thành quả của gần bảy năm mà không có một khái niệm như vậy.

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ (và không chỉ trong chính quyền hiện tại) đã đánh giá thấp quá lâu tầm quan trọng của lịch sử trong sự tự hiểu biết của các quốc gia, ở trong từng quyết định, họ đã thất bại trong việc nắm bắt ý nghĩa của vấn đề phỏng đoán, đôi khi đánh giá thấp lợi ích của việc đánh đòn phủ đầu, đôi khi đánh giá thấp giá phải trả nếu không hành động. Họ đã cúi xuống lựa chọn khó khăn giữa các điều ác không thể so sánh với nhau, đằng sau một bức màn phát biểu ngớ ngẩn , luyện tập một chủ nghĩa hiện thực hoài nghi qua đó sẽ luôn luôn thiếu tính hợp pháp ở cả trong và ngoài nước. Đối với tất cả những lý do này, Hoa Kỳ tìm thấy mình ở trong gần như là một mớ chiến lược hỗn độn to lớn như nó đã ở vào cuối năm 1968. Một cách tiếp cận Kissingerian là rất cần thiết ( nguyên văn : A Kissingerian approach is badly needed ; một lối chơi chử, có thể hiểu = Một cách tiếp cận Kissingerian là nhu cầu vô đạo đức). Nhưng trước tiên các nhà hoạch định chính sách - và công chúng - cần phải hiểu ý nghĩa của Kissinger.

NIALL FERGUSON là giáo sư sử học ở trường đại học Harvard, một viên chức cao cấp tại Viện nghiên cứu Hoover, và tác giả của cuốn sách sắp tới, Kissinger 1923-1968 : Người lý tưởng hoá.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.