Rối loạn kinh tế của Trung quốc có thể bộc phát nên một cuộc chiếntranh hay không ?

Ảnh: Wikimedia Commons / Allen Zhao
Ảnh: Wikimedia Commons / Allen Zhao

06 Tháng Chín 2015, Theo Ted Galen Carpenter, Could China's Economic Troubles Spark a War ?

Trần Lê lược dịch.

Hảy biết điều này: Chẵng phải là chưa từng có việc một chính phủ cảm thấy bị vây quanh bởi những xỉa xói rồi cố gắng đánh lạc hướng công chúng bất mãn bằng cách kích động một cuộc khủng hoảng ở đường lối đối ngoại. Washington cần phải thận trọng.

Sự chú ý trên toàn cầu đã tập trung vào sự lao dốc ở thị trường chứng khoán Thượng Hải và bằng chứng càng lúc càng tăng cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại đáng kể. Hơn nữa, ảnh hưởng xấu dường như đang lan rộng, được mô tả bởi tính rất thiếu ổn định và suy giảm đáng báo động tại các thị trường vốn chủ sở hữu của Mỹ.
Những lo lắng đó sẽ phức tạp vì ở đấy luôn luôn có những nghi ngờ về tính chính xác của các số liệu thống kê kinh tế chính thức của Bắc Kinh. Ngay cả trước cuộc suy thoái hiện nay, một số chuyên gia bên ngoài tin rằng các quan chức Trung Quốc đã ghi khống những kết quả, làm cho hiệu năng của quốc gia có vẻ mạnh mẽ hơn so với nó thực sự có. Nếu Trung Quốc hiện đang đứng trên bờ vực suy thoái, các động cơ chính trị khiến cho những cán bộ che giấu mức độ thiệt hại sẽ là khá mạnh mẽ.

Sự tập trung vào những hậu quả kinh tế rộng lớn hơn có thể có từ sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng của Trung Quốc là điều dễ hiểu, vì các hệ quả có thể rất khó chịu đối với kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu. Nhưng chúng ta cũng nên thận trọng về việc kinh tế căng thẳng như vậy có thể ảnh hưởng như thế nào đến hành vi ngoại giao và quân sự của Bắc Kinh. Chẵng phải là chưa từng có một chính phủ cảm thấy bị bao vây với những xỉa xói rồi cố gắng đánh lạc hướng công chúng bất mãn bằng cách kích động một cuộc khủng hoảng ở đường lối đối ngoại. Trong Henry IV, Shakespeare mô tả rỏ ràng quá trình đó như là sự xúi dục "những cái đầu náo nhiệt quay cuồng với các cuộc tranh cãi ngoại giao."

Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc có khả năng ngày càng cảm thấy không thoải mái. Thỏa thuận ngầm mà đã diễn ra kể từ khi bắt đầu cải cách theo hướng thị trường vào cuối những năm 1970 là rằng nếu công chúng không thách thức vị trí chính trị chủ đạo của Đảng Cộng sản, Đảng sẽ cung cấp một tiêu chuẩn sống ngày càng cao cho người dân . Đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn vào năm 1989 là một lời nhắc nhở sinh động về những gì xảy ra nếu vị trí của Đảng bị thách thức. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, phần thưởng kinh tế trong thỏa thuận có vẻ an toàn, được mô tả bởi tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, với hai chữ số. Thật không chắc chắn với những gì sẽ xảy ra nếu Đảng không còn có thể duy trì một phần của thoả ước ngầm, có khả năng là một mức độ nguy hiểm từ sự bất mãn của công chúng sẽ xuất đầu lộ diện.

Bắc Kinh có thể kiềm chế không cố tình gây ra một cuộc khủng hoảng đường lối ngoại giao nghiêm trọng, vì lẻ rằng nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào thị trường xuất khẩu, và sự tiếp cận với các thị trường này sẽ bị hủy hoại bởi chiến tranh. Tuy nhiên, cần phải giữ gìn và tăng cường đoàn kết quốc gia và đánh lạc hướng công chúng từ những rối loạn kinh tế càng lúc càng tăng có thể sẽ thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận những chính sách rất cứng rắn trong ít nhất ba lĩnh vực. Và tất cả những tình huống đó đưa đến những nguy hiểm do tính toán sai lầm và có thể dẫn đến chiến tranh.

Vấn đề số một là Biển Đông. Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền cực kỳ rộng lớn bao gồm khoảng 90 phần trăm vùng biển đó. Trung Quốc đang nhấn mạnh những yêu sách của mình bằng tuần tra bầu trời, tuần tra hải quân và xây dựng các hòn đảo nhân tạo. Những chính sách đó đã mang Bắc Kinh đi vào những tranh chấp gay gắt với các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines, những nước có các yêu sách lãnh thổ đối địch, và với sức mạnh hàng hải hàng đầu trên thế giới, Hoa Kỳ, quốc gia chống lại bất kỳ biểu hiện nào cho thấy sự kiểm soát của Trung Quốc trên Biển Đông và tuyến thương mại cốt yếu đi qua nó. Tình thế đặt ra một cuộc đối đầu khó chịu. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhấn mạnh yêu sách lịch sử không chứng minh được của nước này đối với vùng biển, và đã làm cho nó rõ ràng rằng nó sẽ không khoan nhượng vì đã phải chịu sự sỉ nhục của các cường quốc bên ngoài. Lý luận như thế được thiết kế để đạt được sự ũng hộ trong nước bằng cách nhắc nhở người dân Trung Quốc về thời gian dài của đất nước với sự yếu đuối và nhục nhã trong những năm 1800 và đầu những năm 1900.

Một vấn đề thứ hai là Đài Loan. Bắc Kinh từ lâu đã cho rằng Đài Loan đúng là một phần của Trung Quốc và đã bị đánh cắp khỏi đất nước trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật vào năm 1895. Mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thể hiện sự kiên nhẫn về vấn đề thống nhất đất nước, dựa vào phạm vi rộng lớn trên các mối quan hệ kinh tế ngày càng tăng qua eo biển để lôi kéo Đài Loan cuối cùng chấp nhận kết quả đó, Bắc Kinh cũng đã phản ứng rất mạnh bất cứ khi nào các quan chức Đài Loan thúc đẩy một chương trình độc lập, như dưới thời chính quyền của Chen Shui-bian ( Trần Thụy Biển ) từ năm 2000 đến năm 2008. Sự nguy hiểm hay đối đầu mới đang tăng lên, kể từ khi các cuộc thăm dò dư luận chỉ ra rằng các ứng cử viên đảng cũ của Chen, Đảng Dân chủ Tiến bộ ũng hộ độc lập, sẽ là lãnh đạo kế tiếp của Đài Loan.

Một cuộc khủng hoảng mới ở eo biển Đài Loan sẽ là vô cùng nghiêm trọng, vì Hoa Kỳ tự bắt buộc bản thân coi bất kỳ những nỗ lực cưỡng bức nào của Trung Quốc như là một "vi phạm nghiêm trọng nền hòa bình" của Đông Á. Tuy nhiên, một phản ứng cứng rắn của chính phủ Bắc Kinh trước nỗ lực của Đài Loan đề cao sự độc lập của nó trên thực tế sẽ có được sự ũng hộ trong nước lan rộng trên đất liền, ít ai nghi ngờ điều đó. Thật vậy, có thể có nhiều nguy hiểm chính trị đối với chế độ nếu nó không có một lập trường mạnh mẽ về vấn đề đó.

Đấu trường thứ ba có thể có cho cuộc khủng hoảng là biển Đông Trung Quốc. Trung Quốc đang ngày càng cứng rắn về các yêu sách của mình trên các quần đảo Điếu Ngư / Senkaku, mà đang ở dưới sự kiểm soát của Nhật Bản. Từ quan điểm của Trung Quốc, những hòn đảo đó đã bị đánh cắp bởi hoàng đế Nhật Bản cùng thời Tokyo sở hữu Đài Loan sau cuộc chiến tranh năm 1895. Và làm nổi lên sự tức giận công khai chống lại Nhật Bản chưa bao giờ là khó khăn. Trung Quốc vừa hoàn thành lễ chào mừng kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh thế giới II, được chào hàng ở Trung Quốc như là "Chiến tranh nhân dân Trung Quốc chống Nhật bản xâm lược và chiến tranh thế giới chống phát xít". Nhắc lại cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản, và căn nguyên những tội ác, là một chủ đề nổi bật trong các sự kiện kỷ niệm khác nhau. Nhưng tình trạng thù địch không chỉ dựa trên mối bất bình lịch sử. Sự tức giận Nhật Bản qua tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông Trung Quốc và các vấn đề khác đã gây nên các cuộc bạo động chống Nhật ở các thành phố Trung Quốc, đặc trưng là các cuộc tấn công vào các doanh nghiệp và xe ô tô Nhật Bản. Có một động lực mạnh mẽ cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc có một lập trường kiên quyết trên mối thù Điếu Ngư / Senkaku, họ tự tin rằng người dân Trung Quốc sẽ ũng hộ một lập trường như vậy.

Tất cả điều này cho thấy rằng Hoa Kỳ và các đồng minh của nó cần phải tiến hành một cách thận trọng trong việc đối phó với Trung Quốc, đặc biệt là trên ba vấn đề này. Bây giờ không phải là thời gian để dồn ép một lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy bị bao vây bởi những tai ương kinh tế của đất nước. Điều cuối cùng chúng ta cần làm là cung cấp cho những nhà lãnh đạo đó sự cám dỗ hơn nữa để đánh lạc hướng người dân Trung Quốc với một cuộc đối đầu trên đường lối đối ngoại. Một chiến lược như vậy đưa đến các nguy cơ nghiêm trọng do tính toán sai lầm và leo thang, và đó sẽ là một bi kịch đối với tất cả những gì có liên quan.

Ted Galen Carpenter, một thành viên cao cấp tại Viện Cato và là một biên tập viên tại The National Interest, là tác giả của mười cuốn sách và hơn 600 bài viết về các vấn đề quốc tế. Cuốn sách mới nhất của ông, các Đối tác nguy hiểm : Lợi ích và những cạm bẫy của những liên minh của Mỹ với các Chế độ độc tài, sẽ được công bố bởi Viện Cato vào cuối tháng này.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.