Rối loạn trên lĩnh vực ngân hàng Việt Nam - không dể sửa chửa.
28 Tháng Tám 2015. Phân tích của FT Confidential Research.Vietnam’s troubled banking sector – no easy fix
Trần Lê lược dịch.
Ngành ngân hàng của Việt Nam đang gánh những khoản nợ xấu mà đã tác động như một lực cản đối với tăng trưởng. Chính phủ tuyên bố đang nhức đầu hành động để giải quyết các vấn đề, nhưng chúng tôi quan tâm đến các vấn đề cơ cấu dài hạn vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Tóm lược.
Chúng tôi nghĩ rằng cổ phiếu ngân hàng Việt Nam gần đây có thu hoạch hiệu quả - ở mặt sau của tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ và cải cách lạc quan - sẽ được chứng minh chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi vì sự miễn cưỡng trên lĩnh vực chính trị trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu.
Các khoản nợ xấu ( non-performing loan = NPL) cao hơn đáng kể so với các khoản nợ chính thức, khoảng 15% trong năm 2014 theo các cơ quan đánh giá. Giảm tỷ lệ nợ xấu chính thức - giảm xuống còn 3,15% trong tháng Năm năm 2015, từ 4,2% trong tháng 12 năm 2012 - trong thực tế phản ảnh các ngân hàng chỉ đơn giản là đảo các khoản nợ xấu ra khỏi các bảng kết toán của họ.
Hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã bị cùm lại bởi các khoản nợ xấu từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng giải quyết vấn đề này rất phức tạp do sự chống cự về chính trị và quyền sở hữu không rõ ràng. Những tin đồn về việc cho phép các ngân hàng làm ăn thua lỗ được phá sản cho đến nay đã được chứng minh khá giả dối, với sự ổn định là ưu tiên để thực hiện cải cách thực sự.
---
Tìm cách nâng cao hiệu quả vốn, ngân hàng trung ương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đang tìm kiếm giảm tỷ lệ nợ xấu chính thức của hệ thống ngân hàng trong nước xuống dưới 3% vào cuối tháng Chín, và khuyến khích một làn sóng hợp nhất qua đó giảm số lượng các ngân hàng trong nước từ 40 (trong đó có tám ngân hàng sở hửu nhà nước, 30 NH tư nhân và hai NH chính sách ) xuống còn 15 vào năm 2017.
Chúng tôi cho rằng kế hoạch đó là quá tham vọng. Giảm số lượng các ngân hàng trong nước gần hai phần ba là một thách thức rất lớn và chính phủ phải đối mặt với một trận chiến khó khăn để thực hiện những thay đổi sâu rộng như vậy trong thời hạn hai năm. Trong khi đó, đồng thời giảm nợ xấu là một mục tiêu đáng khen ngợi, mục tiêu chính thức phần lớn lại là rỗng tuếch; các cơ quan xếp hạng toàn cầu ước tính tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam ở mức khoảng 15% vào năm 2014.
Tác động của việc thay đổi thực sự trong hệ thống tài chính là một thách thức do hệ thống sở hữu ngân hàng của Việt Nam không rỏ ràng. Về lý thuyết người chơi ở khu vực tư nhân không thể sở hữu hơn 20% của bất kỳ một ngân hàng nào, nhưng điều này thường đi bằng đường vòng, kể cả các đảng viên Cộng sản, và những quyền lợi được bảo đảm bất di bất dịch này đặt ra những trở ngại đáng kể cho cải cách.
Hệ thống ngân hàng vẫn được vỗ béo từ nhà nước.
Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam thường chỉ gồm có một ngân hàng : Ngân hàng Nhà nước. Trong cuối những năm 1980, các nhà lãnh đạo đất nước theo sự dẫn dắt của Trung Quốc thành lập bốn ngân hàng quốc doanh để phục vụ cho các lĩnh vực khác nhau : nông nghiệp, thương mại, công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Đến cuối năm 2014, sau tự do hóa đáng kể, 42 ngân hàng nội địa của Việt Nam làm chủ một số vốn đăng ký 325 ngàn tỷ việt nam đồng ( 14.9 tỷ usd ) , tăng từ 90 ngàn tỷ VNĐ ở bảy năm trước đó (xem biểu đồ 1). Thật vậy, từ đầu những năm 2000 trở đi, tăng trưởng tín dụng trung bình hơn 25% mỗi năm. Phần lớn các khoản vay này đến trực tiếp từ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), mà hiện nay chiếm khoảng 60-70% của dư nợ tín dụng.
Dưới sự thâm nhập tràn lan - và cuối cùng là nguy hại - quan điểm tin tưởng rằng Việt Nam có thể sao chép tăng trưởng GDP của Trung Quốc nếu bắt chước mô hình đầu tư của TQ, các chính quyền cấp tỉnh và các doanh nghiệp nhà nước vay nhiều để đầu tư vào tất cả các doanh nghiệp. Nhưng họ nhanh chóng thất bại, dẫn đến một vụ khủng hoảng ở thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bắt đầu từ năm 2007 và trở nên tồi tệ hơn bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những thị trường này vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, và sự sụt giảm mạnh trong tăng trưởng tín dụng đã xảy ra sau đó trong vòng năm năm qua (xem biểu đồ 2).
Hệ thống không rỏ ràng gây phức tạp cho việc đối phó với nợ xấu.
Ngoài sự ức chế tăng trưởng tín dụng, những tai nạn không tránh khỏi này dẫn đến một gia tăng của nợ xấu. Khối lượng đáng kể của các khoản nợ xấu vẫn bị nhốt kỷ trong bất động sản và các doanh nghiệp râu ria khác thuộc nhiều doanh nghiệp nhà nước có thế lực, nhưng với phạm vi rộng của các doanh nghiệp dính líu - từ khai thác mỏ đến vận chuyển đến khách sạn - và sự thiếu minh bạch, rất khó để đánh giá chính xác mức độ tổng thể của nó.
NHNN tuyên bố tỷ lệ nợ xấu chỉ là 3,15% tính đến tháng Năm, nhưng giới có thẩm quyền ở Việt Nam đã nổi tiếng về việc làm giả các số liệu chính thức, và chúng tôi đang nghiêng nhiều hơn về phía tin rằng các số liệu không chính thức cao hơn nhiều so với các cơ quan đánh giá (xem biểu đồ 3).
Số lượng tham nhũng và gian lận nổi tiếng bị bắt giữ trong những năm gần đây là minh chứng cho sự thiếu liên tục - và trở ngại cho - sự minh bạch.
Trong tháng Bảy, ví dụ, cựu chủ tịch tập đoàn dầu mỏ nhà nước PetroVietnam, Nguyễn Xuân Sơn, bị bắt qua việc quản lý yếu kém 800 triệu VNĐ tại Ngân hàng Thương mại Đại Dương - được gọi là Ngân hàng Đại Dương - là một phần thuộc sở hữu của PetroVietnam. Điều này theo sau các vụ bắt giữ nổi tiếng những đầu nậu ngân hàng khác như Nguyễn Đức Kiên, người đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) (ACB: VN), những người nắm giữ cổ phần tại một số ngân hàng lớn khác vẫn còn ở trong tù cùng với các giám đốc cao cấp khác của ACB.
Chúng tôi tin rằng những vụ bắt giữ này là đỉnh của tảng băng, với tham nhũng - và các kết nối giữa nhà quản lý ngân hàng và các nhân vật cấp cao của đảng - đang sâu rộng và lan khắp.
Những cuốn sổ xóa nợ ngân hàng.
Trong một nỗ lực giảm dần nợ xấu trong hệ thống tài chính, tháng 5 năm 2013 Ngân hàng Nhà nước thành lập Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VAMC), được ủy nhiệm để tái cơ cấu hoặc bán lại các khoản nợ.
VAMC mua nợ xấu theo giá trị sổ sách bằng cách phát hành trái phiếu không lãi suất, đòi hỏi một số lượng vốn tự có hạn chế. Năm ngoái, họ đã mua nợ xấu giá trị nợ 5,8 tỷ usd, và năm nay họ có kế hoạch mua thêm 3,5 tỷ usd. Tuy nhiên, trong năm tháng đầu năm 2015, nó chỉ giải quyết mua được một giá trị 600 triệu usd, chỉ 17% mục tiêu của nó.
Một thách thức lớn đối với VAMC là bán lại các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng của Việt Nam là một quá trình tế nhị. Hóa giá các tài sản nhà nước thấp hơn giá trị ghi chép - luôn cao hơn so với giá trị thực - có thể được xem như là lừa đảo nhà nước và rủi ro bị tố tụng hình sự. Điều này chắc chắn làm chậm tiến độ.
Hơn nữa, nó không có năng lực nội bộ để cơ cấu lại hơn 10 tỷ usd giá trị nợ, sự sẵn sàng và khả năng của chính quyền cung cấp quỹ của nhà nước cho việc tái cấp vốn vẫn còn hạn chế. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp VAMC chỉ đơn giản là tham gia vào các khoản nợ xấu, mà chẵng tái cấp vốn hoặc xóa bỏ những số nợ khó đòi, thay vì để những số nợ đó vẫn ở trong bảng kết toán.
Tiếp quản các ngân hàng gặp khó khăn.
Chính sách cũng đã có ý tốt nhưng thiếu thực chất trong việc cải thiện hiệu suất của ngân hàng. Vào đầu năm nay, Chính phủ ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận các ngân hàng đang gặp khó khăn và buộc họ phải phá sản. Trong thực tế, ngân hàng trung ương sẽ không có hành động như vậy vì hiệu ứng "tung bóng" trên lĩnh vực ngân hàng nói chung sẽ là quá lớn, và đúng ra là cảnh giác sự bất ổn trước mốc điểm đại hội đảng vào đầu năm tới. Thật vậy, theo một tài liệu nội bộ của Ngân hàng Nhà nước được xem bởi FT Confidential Research, nó sẽ giải cứu các ngân hàng làm ăn thua lỗ với bất cứ giá nào.
Đây không phải là nói rằng Ngân hàng Nhà nước đã không làm gì. Trong tháng Hai, nó buộc phải tiếp quản Ngân hàng Xây dựng Việt Nam thua lỗ và tiếp sức cho Vietcombank sở hửu của nhà nước (VCB: VN) - ngân hàng lớn nhất của Việt Nam về vốn thị trường - để quản lý các công ty cho vay gặp khó khăn. Nó cũng đã tiếp quản Ocean Bank và giao cho Vietinbank sở hửu nhà nước (CTG: VN) để điều hành nó.
Hơn nữa, trong tháng Bảy NHNN mua lại Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu vì nó không thể tăng vốn đăng ký tối thiểu quy định bởi luật - 3 ngàn tỷ VNĐ ( 145 triệu usd ). Mức này đã được nêu ra trong tháng 1 năm 2011 từ 1 ngàn tỷ để cải thiện tỷ lệ an toàn vốn trong ngành.
Các ngân hàng đẩy thị trường chứng khoán tăng điểm.
Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề đang diễn ra với nợ, tham nhũng và kém hiệu quả ; cổ phiếu ngân hàng tại Việt Nam đã tốt hơn, tăng chung 40% trong năm tính đến ngày 25 tháng 8 ngoại trừ sụt giảm gần đây, do sự tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ (xem biểu đồ 4). Chỉ số chứng khoán chính của Việt Nam đã giảm 2,7% so với cùng kỳ - hiệu suất tương đối vững chắc, suy giảm ở những nơi khác, được hỗ trợ bởi việc dỡ bỏ hạn chế quyền sở hữu cổ phần của người nước ngoài trong một số lĩnh vực và một số dấu hiệu cải thiện trong thị trường bất động sản. (Asean ngày 11 tháng 12 2013, Bất động sản).
Chúng tôi không cho rằng thành quả tốt đẹp này kéo dài. Trong khi nhiều áp lực hơn nữa đã được đặt vào các ngân hàng để thực hiện lý thuyết mục tiêu 3% tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước vào tháng Chín, các ngân hàng của Việt Nam có vấn đề về cấu trúc thầm kín, qua đó sẽ tiếp tục làm hỏng hiệu quả vốn và kéo theo hệ thống tài chính và nền kinh tế.
Giải quyết những vấn đề này đúng sẽ đòi hỏi các ngân hàng không có năng lực ấy phải đối phó với gánh nặng nợ nần vốn có của họ. Nhưng các nhà chức trách sẽ không để điều này xảy ra, với các phe phái có thế lực hiện đang chạy đua địa vị không muốn mạo hiểm với bất ổn kinh tế và xã hội. Quá nhiều quyền lợi được bảo đảm bất di bất dịch đã kết nối với đảng có quá nhiều thứ để mất, và hăng hái làm suy yếu những nỗ lực giải quyết cơ cấu sở hữu ngân hàng không rỏ ràng của Việt Nam - những điều chúng tôi sẽ xem xét sâu trong một báo cáo sắp tới. Các vấn đề nợ xấu là một biểu hiện của một tình trạng bất ổn mang tính thể chế sâu hơn, nhưng cải cách quan trọng là không, bất kể ai được chọn làm lãnh đạo trong năm tới.
FT Confidential Research là một dịch vụ nghiên cứu độc lập từ Financial Times, cung cấp phân tích sâu và những hiểu biết được thống kê ở các thị trường mới nổi chủ chốt.