Thời khắc cho chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ Mỹ - Trung.

Ảnh: Flickr / US Air Force
Ảnh: Flickr / US Air Force

Ngày 23 tháng 9 năm 2015, Theo Michael Auslin, Time For Realism In U.S.-China Relations.

Trần Lê lược dịch

"Quan điểm của chủ nghĩa hiện thực mới không thúc đẩy một cuộc xung đột với Trung Quốc. Nó cố tránh xung đột. Chỉ có sức mạnh vững chắc ... sẽ chỉ cho Xi Jinping và các đồng chí lãnh đạo của ông ta thấy rằng nước Mỹ là người bạn không ai tốt hơn và cũng là đối thủ không ai mạnh hơn."

"Hoa Kỳ hoan nghênh một Trung Quốc đang lên mà hòa bình, ổn định, thịnh vượng, và là một cầu thủ có trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu."

Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Obama, bà Susan Rice đã khẳng định như vậy trong bài phát biểu hôm qua tại Đại học George Washington vào lúc liền kề chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Washington. Trong một bài diển văn được thiết kế để chào hàng "vòng cung sự tiến bộ" trong quan hệ Trung-Mỹ, Rice đã chỉ trích "các nhà hùng biện lờ đờ cho rằng cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi."


Rice có thể đã tạo dựng hình ảnh người rơm cho bà, nhưng không một nhà quan sát châu Á nghiêm túc nào hoặc là dự đoán hoặc là mong muốn một cuộc đụng độ với Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay cả khi bám vào các thước đo từ những khát vọng của riêng bà đã nói ở trên, rỏ ràng Trung Quốc ngày nay đang không đạt tiêu chuẩn, làm nổi lên những vấn đề nghiêm trọng trong tương lai về mối quan hệ của nó với Hoa Kỳ.

Đầu tiên là, vài nước láng giềng của Trung Quốc cảm thấy rằng Bắc Kinh nhìn chung có vẻ đang bình yên trong những ngày này. Sự cưỡng bức của nó trên lãnh hải đang tranh chấp tại Biển Đông và biển đông Trung quốc tiếp tục không suy giảm, và hiện nay nó đã xây dựng trên những hòn đảo trong vùng biển tranh chấp và đang bắt đầu quân sự hóa chúng. Sức mạnh quân sự của nó, được giới thiệu trong tháng này tại cuộc diễn hành lớn, là một thông điệp rõ ràng về sức mạnh của Trung Quốc và là một cảnh báo cho những ai chống đối nó.

Thứ hai, các nhà quan sát Trung Quốc lâu năm đang ngày càng lo ngại về sự ổn định của nó. Xi Jinping đã dàn dựng một chiến dịch đàn áp xã hội mà qua đó mang lại ấn tượng sai lầm rằng là do lo ngại của chế độ đối với sự an toàn của nó. Xi đã ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng ảnh hưởng đến sức mạnh của mình trong Đảng Cộng sản, thắt chặt kiểm soát đối với quân đội, bỏ tù các luật sư và các nhà bất đồng chính kiến, và duy trì sự áp bức lên thành phần thiểu số Tây Tạng và Uighur . Ngay cả những học giả có uy tín như David Shambaugh của Đại học George Washington bắt đầu nói rằng Đảng Cộng sản đang bước vào giai đoạn cuối cùng của nó, với các hiệu ứng ngấm ngầm trước các vấn đề ổn định xã hội.

Người Mỹ sẵn sàng bỏ qua những thiếu sót này miễn sao Trung Quốc vẫn là con ngỗng đẻ trứng vàng. Tuy nhiên, mùa hè này cho thấy rằng sự thịnh vượng của Trung Quốc, ba trong những mục tiêu của bà Rice, có thể được cho là đã hiển nhiên. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán trong vài tháng vừa qua là một dấu hiệu của các vấn đề sâu hơn trong nền kinh tế rộng lớn hơn. Tốc độ tăng trưởng chính thức đã bị đánh gục xuống 7 phần trăm, mà vài nhà kinh tế tin vào con số, cho rằng đúng là hoàn toàn có khả năng Trung Quốc đã ở trong trì trệ. Điều đó có nghĩa, như số liệu thương mại cho thấy, sản xuất công nghiệp giảm và nhập khẩu thu hẹp. Khi suy thoái chạm đến túi tiền của tầng lớp trung lưu mới phất của Trung Quốc, sau đó ổn định xã hội ngay lập tức sẽ có nhiều nguy cơ.

Một Trung Quốc bị đình trệ kinh tế và bất ổn trong nước không thể là "một cầu thủ có trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu". Trong thực tế, nó đã từng không phải như thế, bất chấp ham muốn của bà Rice. Chỉ vài ngày trước chuyến thăm Obama của Xi, chính phủ Trung quốc đã chính thức bắt giữ một công dân Mỹ về tội làm gián điệp. Điều này gửi đi một thông điệp rõ ràng cho Tổng thống Obama về những vấn đề tế nhị ngoại giao của Bắc Kinh. Nghiêm trọng hơn, tất nhiên, là các hoạt động gián điệp không gian mạng chưa từng thấy được thực hiện bởi các tin tặc Trung Quốc, mà chắc chắn được kiểm soát hoặc được hỗ trợ bởi chính phủ, chống lại các công dân và những doanh nghiệp Mỹ. Tin tặc đột nhập vào Văn phòng Quản lý nhân sự, xâm nhập các dữ liệu nhạy cảm của hàng chục triệu người Mỹ. Đáp lại, Washington đang đùa giỡn với việc ký một hiệp ước an ninh mạng với Bắc Kinh mà qua đó sẽ chẵng làm gì để ngăn chặn sự xâm nhập như vậy. Thêm vào các yêu sách của Bắc Kinh trên vùng Biển Đông và nỗ lực của nó để thống trị những vùng biển tranh chấp, từ chối gây áp lực với Bắc Triều Tiên, và chiến dịch truy tìm người Trung Quốc ra nước ngoài hiện ở Mỹ và ép buộc họ trở về Trung quốc, và hình ảnh thân thiện đầm ấm giữa Mỹ và Trung Quốc chính là sản phẩm của loại "luận điểm cải cách và hùng biện lờ đờ" bị lên án bởi Rice.

Câu hỏi đặt ra là, trên tổng thể phải làm gì ? Làm thế nào Hoa Kỳ có thể gây áp lực có hiệu quả đối với đối tác nhập khẩu lớn nhất của nó và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ? Vòng cung tiến bộ phải bảo vệ bởi Rice luôn cong về hướng thiên vị Trung Quốc ?

Đó là thời khắc cho một chủ nghĩa hiện thực mới trong quan hệ Mỹ-Trung. Chủ nghĩa hiện thực như vậy bắt đầu với một sự chấp nhận chính thức rằng chúng ta đang bị nhốt trong một cuộc cạnh tranh với Trung Quốc mà lại do Bắc Kinh lựa chọn. Các nền kinh tế của chúng ta có thể ngày càng liên kết với nhau, nhưng có thể không còn nửa việc các quan chức Mỹ run sợ đáp trả các hành động khiêu khích của Bắc Kinh chỉ vì sợ rằng quan hệ thương mại sẽ bị tổn hại. Đó là thời khắc cho các cuộc đối thoại cấp cao Mỹ-Trung phải được đặt lại, xử dụng một thuật ngữ mà một thời ở trong thiện chí của chính quyền Obama, và được tiến hành không như là một món quà biếu không cho Bắc Kinh, mà chỉ tiến hành khi nào có những mục tiêu cụ thể cần đạt được. Một nhà nước mà hành vi càng ngày càng vi phạm tiêu chuẩn toàn cầu không phải là một nhà nước nên được khen thưởng với những nghi thức trọng thể bởi các nhà lãnh đạo Mỹ.

Ngoài ra, nó là thời khắc đã qua để Mỹ đóng vai trò như là người bảo lãnh sự ổn định khu vực mà Mỹ tuyên bố. Điều đó có nghĩa là việc gửi tàu và máy bay Mỹ đến ngay biên giới các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, một cái gì đó mà chính quyền Obama thừa nhận trong lời khai của Thượng viện vào tuần trước rằng chính quyền Mỹ chưa làm được. Bởi không thách thức các yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, chúng ta mang tính chất xác nhận chúng, và gửi đi một thông điệp chính trị yếu kém đến với các đồng minh của chúng ta ở châu Á. Một Trung Quốc mà biết chúng ta sẽ xử dụng sức mạnh quân sự của chúng ta ở đâu, nơi đó Trung quốc luôn đặt vấn đề thận trọng nhiều hơn trong nỗ lực của nó để làm suy yếu các quy tắc ứng xử quốc tế.

Đối với không gian mạng, đúng là Bắc Kinh đã gây ra cuộc khủng hoảng này, và không có chính quyền Mỹ nào phải đàm phán một hiệp ước với chó sói ở trong chuồng cừu. Đầu tiên, chúng ta nên nghĩ đến việc trừng phạt tài chính và đóng băng ngoại giao như là sự trừng phạt đối với sự xâm phạm những gì đã cam kết và điều đó đã từng xảy ra.

Đó cũng là thời khắc đã qua để tung ra một vài cú hích không gian mạng để chỉ cho thấy rằng chúng ta sẽ không chỉ đơn giản là ngồi và nhận bất cứ cú đấm trái luật nào mà Trung Quốc quyết định vi phạm. Không có câu hỏi rằng Hoa Kỳ có lẽ là dễ bị tổn thương hơn Trung Quốc trên mặt trận không gian mạng, mà cần biết chúng ta đang dần bị dẫn xuống con đường hướng tới một mạng thực như Trân Châu cảng (chẳng hạn như việc cắt lưới năng lượng của chúng ta), bởi chúng ta không sẵn lòng cho thấy rằng chúng ta có thể chơi cùng một trò chơi. Đó là một suy nghĩ gây bối rối , nhưng đó là thế giới mà chúng ta đã để cho mình bị mắc kẹt vào.

Điểm quan trọng của chủ nghĩa hiện thực mới không phải là để thúc đẩy cuộc xung đột với Trung Quốc. Nó tránh xung đột. Chỉ có sức mạnh ổn định, một đáp trả mạnh mẻ, và sẵn sàng nói lên sự thật sẽ cho Tập Cận Bình và các đồng chí lãnh đạo của ông ta rằng nước Mỹ là người bạn không ai tốt hơn và cũng là đối thủ không ai mạnh hơn. Sự lựa chọn hoàn toàn nằm trong khả năng lãnh đạo của Trung Quốc. Cho đến nay, họ đã bỏ qua những lời hô hào xứng đáng nhất của Susan Rice, và thay vào đó lại thể hiện sự sẵn sàng nguy hiểm để phá hoại nền hòa bình thực sự đã cho phép đất nước của họ phát triển rất nhiều. Bằng hành động vì lợi ích tốt nhất của chúng ta, chúng ta cũng sẽ giúp làm chệch hướng Trung Quốc ra khỏi con đường mà càng ngày càng trông giống như con đường sẽ dẫn đến rủi ro lớn hơn cho sự ổn định, thịnh vượng và hòa bình.

_ Michael Auslin, một học giả thường trú tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington, DC, là tác giả của The Asia Bubble (sắp xuất bản, Yale).

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.