Trung Quốc thực sự nghĩ gì về Biển Đông ( Và Vai trò của Mỹ ) ?

Ảnh: Flickr / Bộ Quốc phòng
Ảnh: Flickr / Bộ Quốc phòng

Ngày 26 tháng chín năm 2015, Theo Jeff M. Smith. What Does China Really Think About the South China Sea (And America's Role)?

Trần Lê lược dịch

Cánh cửa duy nhất mở vào những gì Bắc Kinh thực sự suy nghĩ về sự căng thẳng lấp kín Biển Đông.

Qua tin tức những sự kiện tranh chấp ở Biển Đông thấy được trên báo chí Mỹ trong năm nay, một trong những quan điểm quan trọng rỏ ràng đã vắng mặt : quan điểm của Trung Quốc.

Đúng như thế, quan điểm "chính thức" của Trung Quốc về các vụ tranh chấp, được cung cấp thường xuyên, qua những chỉ thị buồn ngủ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, là không có gì quá bí mật. Tuy nhiên, đường lối chính thức được cung cấp trong các chỉ thị này và trong báo chí nhà nước rốt cuộc chỉ như những câu thần chú đọc như vẹt của Trung Quốc "chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông từ hơn 2.000 năm nay". Đáng tiếc họ cho chúng ta biết quá ít về việc Trung Quốc thực sự nghĩ gì trên những tranh chấp ở Biển Đông và sự tham gia của Mỹ tại đó.


Với nền chính trị Trung Quốc vẫn còn bị bao phủ trong chiếc áo choàng trì độn ghê gớm, ngay cả những phân tích có hiểu biết nhất từ ý kiến của giới tinh hoa ở Bắc Kinh vẫn không hoàn hảo và không đầy đủ. Nhưng sự tương tác thường xuyên với các quan chức và học giả Trung Quốc, đặc biệt là ở bên ngoài sự hạn chế của các cuộc họp chính thức nặng phần nghi lễ, tương đối cung cấp một số kết cấu bổ sung và sắc thái về những quan điểm và động cơ của Trung Quốc. Trong lúc vẫn còn hiếm khi nghe được các đại diện Trung Quốc ở bất kỳ năng lực nào trực tiếp đi ngược lại đường lối của Đảng về các chủ đề đặc biệt nhạy cảm, tuy nhiên, trong những năm gần đây, họ đã chứng tỏ sự linh hoạt và vô tư với mức độ lớn hơn trong việc thảo luận các vấn đề về nhập khẩu chiến lược.

Trò giải trí nặc danh của một cuộc thảo luận gần đây về đề tài như vậy ở dưới đây được thiết kế để cung cấp cho người đọc :

  • 1. Một sự hiểu biết chi tiết hơn về quan điểm của Trung Quốc trên Biển Đông và vai trò của Mỹ ở đó;

  • 2. Một sự hiểu biết lớn hơn của các quan điểm chống Mỹ và ít nhất một quan điểm của Mỹ về vấn đề này, và;

  • 3. Một cơ hội để đo lường những tính chất nhất quán hợp lý (hoặc thiếu) trong lập luận của cả hai bên.


  • Lập luận của Trung Quốc: Mỹ phải biết rằng Trung Quốc là nạn nhân trong những tranh chấp ở Biển Đông. Những vùng lãnh thổ này đã thuộc về Trung Quốc trong nhiều thế kỷ và chúng tôi có tài liệu của ngư dân và các nhà thám hiểm của chúng tôi dẫn đến việc tuyên bố chủ quyền đối với những hòn đảo này cách đây hàng thế kỷ. Việc này đã không có tranh chấp và chúng tôi đã không có vấn đề gì ở Biển Đông cho đến những năm 1970 khi dầu được tìm thấy và các nước nhỏ hơn bắt đầu xâm lược lãnh thổ Trung Quốc. Ví dụ, Philippines đã từ chối thừa nhận yêu sách Biển Đông của họ trong Hiệp ước Paris 1898, nhưng sau năm 1970 nó chiếm tám hòn đảo và rạn san hô ở lãnh thổ của Trung Quốc.

    Thậm chí sau đó, chúng tôi duy trì hòa bình và thống nhất "xếp xó" các tranh chấp cho các thế hệ tương lai giải quyết. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Việt Nam, Philippines và các nước khác đã thực hiện thậm chí nhiều hành động khiêu khích ở Biển Đông và đệ trình những tuyên bố mới tại Liên Hợp Quốc. Họ đã cố gắng tạo ra những sự kiện mới nhạy cảm và người dân Trung Quốc sẽ không chấp nhận điều này lâu hơn nửa vậy nên chúng tôi đã hành độnh để bảo vệ quyền lợi của chúng tôi. Những gì chúng tôi không hiểu là : tại sao phải Mỹ phải tự liên quan trong các tranh chấp này ? Mỹ nên để các bên liên quan giải quyết chúng một cách song phương và không đứng về phía nào. Sự tham gia của Mỹ chỉ đơn giản là làm phức tạp thêm tình hình.

    Lập luận của Mỹ : Như bạn biết Mỹ không có bất kỳ quan điểm gì trên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Chúng tôi tin rằng đó là trách nhiệm của các bên liên quan giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và ngoại giao và ...

    Lập luận của Trung Quốc: Chúng tôi biết điều này là chính sách của chính quyền bạn nhưng nhiều người ở Trung Quốc tin rằng Washington đang "nói một đằng làm một nẻo." Có vẻ như bạn đang khai thác tình hình và tăng thêm căng thẳng để đẩy các nước láng giềng của Trung Quốc đến chổ "kiềm chế Trung Quốc." Đó là quan điểm chủ đạo ở Trung Quốc.

    Lập luận của Mỹ : Trái với những nhận thức này, Mỹ đã không tìm cách làm nặng thêm và khai thác những căng thẳng ở đó, hoặc khuyến khích các nước trong khu vực kiềm chế Trung Quốc. Trong thực tế, Washington đã thảo luận rất thẳng thắn với các đối tác của chúng tôi về sự cần thiết để kiềm chế hành vi của họ và không cần thiết phải khiêu khích Trung Quốc. Bất kỳ hành động nào làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, thách thức tình trạng bình ổn, hoặc cản trở tự do hàng hải là những gì làm cho Mỹ băn khoăn. Một số hành động gần đây của Trung Quốc đã làm nổi lên mối quan ngại về cả ba tội danh.

    Lập luận của Trung Quốc: Bạn đang đề cập đến việc xây dựng các "hòn đảo nhân tạo" ở Biển Đông ? Điều này là hoàn toàn hợp pháp theo luật quốc tế và đang được tiến hành trong lãnh thổ có chủ quyền thuộc Trung Quốc. Có vẻ như bạn không có vấn đề với Việt Nam và Philippines đang hoạt động "khai hoang" trong quá khứ. Chỉ khi Trung Quốc làm điều đó thì bạn phản đối và nói tất cả mọi người phải dừng lại. Phải chăng đây là một tiêu chuẩn kép ?

    Lập luận của Mỹ : Nói rõ ràng, Mỹ không công nhận toàn bộ Biển Đông là "lãnh thổ có chủ quyền" của Trung Quốc, nhưng bạn nói đúng : cải tạo đất và xây dựng đảo nhân tạo không bị cấm theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) . Nó cũng đúng khi Mỹ không phản đối các dự án cải tạo đất bởi những nước khác trong quá khứ. Tuy nhiên, vào năm 2002 Trung Quốc và các nước trong khu vực đã ký kết một Bộ Quy tắc ứng xử (CoC), theo đó tất cả các bên thoả thuận không có các hành động đơn phương làm phức tạp những tranh chấp. Trong những năm gần đây tất cả các bên tranh chấp khác kết hợp lại đã cải tạo khoảng 100 mẫu đất. Trung Quốc đã cải tạo 3.000 mẫu. Và trong khi những nước khác khiêm tốn mở rộng hoặc bổ sung các tiền đồn có sẳn, Trung Quốc đang tạo ra "những hòn đảo nhân tạo" mới trên một phạm vi và quy mô chưa từng có . Điều mà Mỹ quan tâm nhất là Trung Quốc dường như vừa quân sự hóa những hòn đảo này vừa tuyên bố quyền chủ quyền rộng lớn đối với những hòn đảo không được quyền theo UNCLOS. Mỹ chỉ đơn giản là kêu gọi đóng băng các dự án mới và quân sự hóa những hòn đảo này bởi tất cả các bên. Bắc Kinh dường như đồng ý khi nói đang dừng công việc cải tạo đất hồi đầu mùa hè này, nhưng hình ảnh vệ tinh cho thấy công việc cải tạo và xây dựng đã trở lại một lần nữa.

    Lập luận của Trung Quốc: Chúng tôi không bao giờ nói chúng tôi sẽ dừng công việc hoàn toàn. Chính phủ Trung Quốc đã rất rõ ràng, chúng tôi đã tạm thời đình chỉ công việc. Tất cả điều chúng tôi đang cố gắng làm là củng cố các lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của chúng tôi và cải thiện các điều kiện sống của người dân và làm việc ở đó. Điều này không nên tranh cãi.

    Lập luận của Mỹ : Nhưng bạn đang xây dựng đường băng và công sự theo tiêu chuẩn quân sự. Nó cũng có vẻ như là bạn đã đặt pháo di động trên một trong những hòn đảo hồi đầu mùa hè này. Điều này không gợi ra ý định hòa bình.

    Lập luận của Trung Quốc: Có vấn đề gì sao ? Đây là lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc và chúng tôi có quyền bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài. Chúng ta phải tôn trọng quyền lợi của nhau. Và chúng tôi không thể hiểu Mỹ làm thế nào mà có thể rao giảng cho chúng tôi biết về luật pháp quốc tế khi Mỹ thậm chí đã không ký kết UNCLOS.

    Lập luận của Mỹ : Bất kể chuyện Quốc hội Mỹ phê chuẩn UNCLOS hay không, Mỹ đã luôn ủng hộ các thể loại hàng hải được quy định theo UNCLOS. Và những gì Trung Quốc đang cố gắng làm với các đảo nhân tạo của nó là trực tiếp đi ngược lại UNCLOS. Hiệp ước cho phép một khu vực an toàn 500 mét đối với các tính năng chìm dưới nước, một lãnh hải 12 hải lý đối với một rạn đá nổi trên mặt nước khi thủy triều xuống thấp, và thêm 200 hải lý Khu đặc quyền kinh tế (EEZ) đối với những hòn đảo tự nhiên. UNCLOS rõ ràng không mập mờ rằng cát nạo vét ở trên đỉnh rạn đá và các tính năng chìm dưới nước không thể thay đổi trạng thái của nó để trở thành "hòn đảo tự nhiên" hoặc cung cấp cho chúng một EEZ. Có vẻ như Bắc Kinh đang cố gắng để làm điều đó, nhưng chúng ta không thể chắc chắn bởi vì Trung Quốc đã từ chối xác định chính xác tính pháp lý khi tuyên bố yêu sách đối với những hòn đảo nhân tạo. Như với "đường 9 đoạn" chẵng hạn, tuyên bố yêu sách mơ hồ đó trên tất cả vùng biển Đông, là sự thiếu rõ ràng đang tạo ra nhiều bất ổn và biến động.

    Lập luận của Trung Quốc : Vâng, tôi hiểu đây là một vấn đề. Ngay cả Bộ Ngoại giao cũng không biết chính xác đường 9 đoạn nghĩa là gì nhưng chúng tôi chưa bao giờ nói rằng Biển Đông là "lãnh hải" - chúng ta hảy rõ ràng về điều đó. Tuy nhiên, đây là lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc. Có vấn đề gì nếu các tính năng này là rạn đá hay đảo? Tự do hàng hải ở Biển Đông chưa bao giờ là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề.

    Lập luận của Mỹ : Nó có tầm quan trọng rất lớn. Trong khi Tự do lưu thông hàng hải cho các tàu thương mại không phải là một vấn đề, ​​tự do lưu thông hàng hải đối với tàu quân sự thì có. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã liên tục quấy nhiễu và đe dọa máy bay Mỹ và các tàu hoạt động trong vùng EEZ ngoài khơi đảo Hải Nam và EEZ của Trung Quốc đại lục. Trung Quốc nhấn mạnh rằng tàu khảo sát nước ngoài phải được sự cho phép của nó trước khi vào EEZ của mình nhưng diển giải đó từ UNCLOS bị phản đối bởi Mỹ và phần lớn ở các thủ đô trên thế giới. Nếu bây giờ Trung Quốc tuyên bố những EEZ mới và mở rộng ở Biển Đông nó sẽ gây nên tranh chấp của chúng tôi ở đó, tạo ra nhiều cơ hội cho sự đối đầu và tính toán sai lầm, và kéo Mỹ kiên quyết tiến vào biển Đông hơn bao giờ hết. Máy bay Mỹ bay gần các hòn đảo nhân tạo bên ngoài 12 hải lý đã bị cảnh báo phải rời khỏi vì chúng đang bước vào một "khu vực cảnh báo quân sự của Trung Quốc" . Không ai bên ngoài Trung Quốc công nhận một "khu vực cảnh báo quân sự" như vậy dành cho các tính năng này.

    Lập luận của Trung Quốc: Nếu máy bay của bạn bay chung quanh các đảo, chúng tôi không có vấn đề gì, chỉ không nên đến gần các hòn đảo. Ở Trung Quốc điều này được coi là bất lịch sự và thô lỗ, như thể bạn đang nhìn chăm chú vào cửa sổ người hàng xóm của bạn. Đó là cách cư xử xấu. Hảy nghe đây, sách giáo khoa cũ của Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa là mũi phía nam của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi không muốn thêm một tấc nào cả. Chúng tôi không phải là một cường quốc bành trướng. Chúng tôi không có tham vọng bá quyền. Nếu chúng ta có thể tôn trọng quyền lợi của nhau ở đây, chúng ta sẽ không có vấn đề.

    Lập luận của Mỹ : Không thêm một tấc nào sao ? Bạn không tuyên bố yêu sách 90.000 km vuông ở Ấn Độ - nơi mà bạn gọi là Nam Tây Tạng ? Còn quần đảo Senkaku / Điếu Ngư thì sao ? Chúng tôi đã thấy một xu hướng mở rộng về sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc kể từ năm 2008 và không chỉ Hoa Kỳ là có liên quan mà còn liên quan bởi - tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc đang thể hiện sự lo lắng rằng Trung Quốc đã từ bỏ sự "trỗi dậy hòa bình."

    Lập luận của Trung Quốc : Vâng, có rất nhiều vấn đề do lịch sử để lại đã làm phức tạp thêm tình hình ở châu Á và sự trổi dậy của Trung Quốc. Có lẽ trong quá khứ, giới lãnh đạo đã không nhạy cảm với "dư luận" nhưng bây giờ người dân Trung Quốc đang đòi hỏi chúng tôi có một lập trường cứng rắn về vấn đề lãnh thổ và không một lãnh đạo Trung Quốc nào có thể được xem như là yếu đuối đối với người dân Trung Quốc. Điều này thường bị bỏ qua ở nước bạn. Bạn nói rằng Trung Quốc đã quyết đoán hơn trong vài năm qua - đó là bởi vì nếp suy nghỉ của người dân Trung Quốc đã thay đổi và chúng tôi phải tôn trọng mong muốn của họ. Họ sẽ không còn bị làm nhục nữa.

    Lập luận của Mỹ : Không có nghi ngờ rằng người dân Trung Quốc đang thực sự đam mê về những vấn đề này. Nhưng ngay cả khi bạn đúng và các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất nhạy cảm với những ý tưởng bất chợt của "dư luận" mà đã phát triển dân tộc chủ nghĩa trong những năm gần đây, ai chịu trách nhiệm cho điều đó? Không gian công cộng của Trung Quốc đã phát triển vô cùng nhưng khi các bài bình luận tự do tiếp tục bị kiểm duyệt và ngăn cản, các phương tiện thỏa mãn cho dân tộc chủ nghĩa đã được phép sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân. Các Tướng PLA được phép kêu gọi đánh chìm tàu chiến của Mỹ nhưng báo chí bị đóng cửa khi thảo luận về các quyền dân sự. Đây là những quyết định chiến lược và chính trị được thực hiện bởi một chính phủ có ảnh hưởng đáng kể trên các diễn đàn công cộng. Đơn giản là không đủ để nói: ". Đây là ý kiến chung - chúng tôi tay trong tay."

    Lập luận của Trung Quốc: Chế độ kiểm duyệt phải được cải cách nhưng tình hình của chúng tôi là duy nhất và chúng tôi là một nước đang phát triển với những bất đồng và thách thức to lớn - kiểm duyệt được yêu cầu tùy thuộc ở các điều kiện này để duy trì sự ổn định.

    Lập luận của Mỹ : Điều này luôn gây ấn tượng khác thường cho tôi : rằng người dân Trung Quốc là duy nhất so với tất cả các dân tộc khác trên thế giới và phải bị cô lập khỏi các thông tin. Cho sự ổn định ? Một xã hội hài hòa ? Ấn Độ có nhiều thách thức về phát triển, nhiều cuộc nổi dậy bạo lực hơn, và có nhiều sắc tộc, chính trị, ngôn ngữ, tôn giáo, và phân chia giai cấp mà vẫn không cảm thấy cần thiết để kiểm soát các dòng thông tin với nhân dân của họ. Xã hội đã không thoái hóa thành hỗn loạn vì người Ấn Độ có thể Google bất cứ điều gì họ muốn hoặc công khai lên tiếng phản đối.

    Lập luận của Trung Quốc : Điều quan trọng mà bạn cần hiểu là các lãnh đạo Trung Quốc có thể không dễ dàng quay trở lui một khi nó đã đi về phía trước. Và bạn phải hiểu điều này là những gì được viết trong sách giáo khoa của chúng tôi - Biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc. Điều này được truyền lại cho chúng tôi từ tổ tiên của chúng tôi. Đây là những gì mà người Trung Quốc tin tưởng.

    Lập luận của Mỹ : Tôi hiểu những gì có trong sách giáo khoa của bạn. Nhìn từ quan điểm của Mỹ điều đó không hợp pháp. Sách giáo khoa Pakistan thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và đòi hỏi Kashmir phải là lãnh thổ của Pakistan. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận một cuộc xâm lược của Pakistan đối với Kashmir ? Tất nhiên là không. Đối với chúng tôi - với trật tự quốc tế hiện nay - "tuyên bố lịch sử" không biện minh cho việc xử dụng vũ lực hoặc sáp nhập lãnh thổ. Nó đi ngược lại tất cả các quy tắc và chuẩn mực đã được chấp nhận.

    Lập luận của Trung Quốc: Đây không phải là về các quy tắc và chuẩn mực. Nó thuộc về sức mạnh.

    Lập luận của Mỹ : Tôi đánh giá cao sự thẳng thắn của bạn nhưng thật là phiền hà khi nghe bạn nói thế. Một hệ thống mà trong đó những quy tắc sức mạnh trở về với miền Tây hoang dã. Đất nước chúng tôi được sinh ra từ miền Tây hoang dã, hảy tin chúng tôi khi chúng tôi nói rằng nó không phải là một khuôn mẫu lành mạnh cho các vấn đề quốc tế. Một hệ thống khống chế được sức mạnh sẽ có lợi cho Mỹ rất nhiều. Chúng tôi đã từng hành động như mọi vị bá chủ khác trước chúng tôi bị sức mạnh ám ảnh, chúng tôi cũng đã có thể thôn tính lãnh thổ và chiếm dụng tài nguyên theo ý muốn, và làm tất cả mọi thứ bằng sức mạnh của mình để ngăn chặn sự trổi dậy của bất kỳ đối thủ tiềm năng nào, bao gồm cả Trung Quốc. Chúng tôi đã không làm những điều đó bởi vì chúng tôi tin vào sự cai trị của luật pháp và việc ổn định được tạo nên bởi một hệ thống pháp luật và các chuẩn mực quốc tế. Chúng tôi không sợ sức mạnh nhưng chúng tôi thất vọng về tình trạng hỗn loạn được tạo ra bởi một hệ thống mà trong đó những quy tắc sức mạnh không bị kiềm chế. Và thẳng thắn mà nói, Trung Quốc cũng nên như vậy.

    _ Jeff M. Smith là Giám đốc Chương trình An ninh châu Á tại Hội đồng Chính sách đối ngoại của Mỹ và là tác giả của "Cold Peace: China-India Rivalry in the 21st Century."

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.