Câu hỏi hết sức hóc búa : Ai sẽ kiểm soát Biển Đông?

Ảnh: Flickr / Official US Navy
Ảnh: Flickr / Official US Navy

29 tháng chín năm 2015, Theo Peter Harris, The Trillion-Dollar Question: Who Will Control the South China Sea?

Trần Lê lược dịch

Một cái nhìn trở lại lịch sử đem lại một số kết luận thú vị.

Những diễn biến gần đây ở Biển Đông đã chất đống những kế hoạch chiến lược mà Mỹ đã thiết lập với một con số những tình huống lúng túng thúc bách. Hoa Kỳ có nên gửi tàu chiến chạy thông qua các tuyến đường biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền như là lãnh hải ? Bằng cách nào Washington có thể đưa tín hiệu kiên quyết và bảo đảm với các đồng minh trong khu vực mà không làm mếch lòng các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Trung Quốc ? Sự pha trộn cần phải có của ngoại giao, quân sự, và cam kết chính trị là gì ?


Những quyết định ngắn hạn này chắc chắn sẽ gây bận tâm cho những đội ngủ phụ trách châu Á có cơ sở ở Washington trong hàng tháng và, có lẽ, hàng năm tới. Nhưng chỉ tập trung vào các rủi ro ngắn hạn sẽ làm lu mờ bản chất thực sự của vấn đề chiến lược đang đối mặt với Hoa Kỳ. Hiểu một cách đúng đắn, tương lai của Biển Đông là một vấn đề địa chính trị dài hạn có lẽ có ý nghĩa chưa từng có trong khu vực Đông Á. Chính sách không nên được thực hiện để đáp ứng với nhu cầu cấp bách ngắn hạn mà nên là với mục tiêu chiến lược lâu dài trong sự chú tâm. Theo đó, điều này có nghĩa là một sự hiểu biết đầy đủ và thẳng thắn về những gì chính xác là đang bị đe dọa ở Biển Đông.

Robert Kaplan từng lập luận rằng sự kiểm soát Biển Đông như là trung tâm địa chính trị ở châu Á giống như Địa Trung Hải đối với châu Âu và biển Caribê đối với châu Mỹ. Các điểm so sánh của Kaplan, tất nhiên, là để cho thấy rằng câu hỏi "ai cầm quyền" từ eo biển Đài Loan tới eo biển Malacca cần được thực hiện rất nghiêm túc. Vì nếu bất kỳ một cường quốc đợn phương nào có thể tuyên bố chủ quyền trên đại dương rộng lớn này thì sau đó cường quốc ấy có thể vận dụng đòn bẩy to lớn đó vượt hơn các đối thủ cạnh tranh tiềm năng của nó về : chiến lược, quân sự và kinh tế.

Tại thời điểm này, Hải quân Hoa Kỳ chắc chắn có một sự hiện diện chiếm ưu thế ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương nói chung, nhưng nó thua xa với một sự kiểm soát hoàn toàn. Trong thực tế, khi Trung Quốc và nhiều quốc gia ven biển khác cố gắng giải quyết tranh chấp lãnh thổ của họ, Mỹ có ít ảnh hưởng đáng kể để ra lệnh như thế nào . Hơn nữa, sức mạnh tương đối của Mỹ dường như suy yếu dần (ít nhất là có quan hệ đến Trung Quốc). Vì vậy, chính sách dài hạn của Mỹ nên như thế nào ? Cường quốc hoặc nhóm cường quốc nào, Mỹ nên có cho việc hậu thuẩn ? Và loại chính sách gì trong tương lai giúp Mỹ ổn định trật tự theo hướng mang lại những thành quả ?

Khi nói đến việc trả lời những câu hỏi này, so sánh của Kaplan về Địa Trung Hải và Caribbean có thể giúp đỡ rất nhiều. Chắc chắn, những so sánh không mang lại điều gì cho đường lối chính sách mà Mỹ có thể đua tranh. Hãy lấy Địa Trung Hải làm ví dụ. Ít nhất kể từ trận Trafalgar (1805) trở đi, một lực lượng hải quân đã luôn luôn có thể thiết lập và duy trì kiểm soát vùng biển. Đầu tiên, là những người Anh cai trị, sự kiểm soát của London được củng cố bởi kích thước và sức mạnh của Hải quân Hoàng gia và quản lý hiệu quả eo biển Gibraltar và (từ 1882) kênh đào Suez.

Vương quốc Anh, tất nhiên, đã làm đến nơi đến chốn để duy trì tính ưu việt hải quân này. Chiếm những thuộc địa ở Malta và Síp, ví dụ, và chiến đấu trong chiến tranh tàn bạo ở Crimean chống lại Nga để ngăn chặn Dardanelles và Bosphorus khỏi rơi vào tay kẻ thù. Chẵng phải là nước Anh chưa bao giờ đối mặt với những thách thức địa vị đứng đầu của nó, sau đó - chắc chắn họ đã làm - bằng cách duy trì một đội tàu khá lớn và tích cực trong ngoại giao với liên minh xây dựng (và liên minh phá huỷ), Vương quốc Anh tỏ ra sẵn sàng trả giá cho việc duy trì sự thống trị hàng hải. Nói chung, đầu tư này trong uy quyền hàng hải đã được đền đáp: quyền làm chủ của người Anh ở Địa Trung Hải là rất quan trọng để duy trì ảnh hưởng của Anh trên lục địa - cho phép Anh thực hiện chức năng "cân bằng ngoài khơi", ví dụ - và sau đó đã chứng minh sự kiên quyết trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới I và II.

Sau Thế chiến II, đúng là Hải quân Hoa Kỳ đã chuyển sang khẳng định quyền kiểm soát ở Địa Trung Hải, Hạm đội thứ sáu khổng lồ của Mỹ nhằm ngăn chặn sự xâm lược của Liên Xô và duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực rộng lớn hơn. Với sự suy giảm chạm mức giới hạn của Vương quốc Anh và chủ nghĩa cộng sản dường như trên đường hành quân ở Đông Địa Trung Hải (đặc biệt là Hy Lạp và có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ), Tổng thống Truman bình thản ban hành "Chủ thuyết Truman" nổi tiếng của ông, tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ đánh bại chủ nghĩa cộng sản bành trướng ở bất cứ nơi nào nó có thể xảy ra - nhưng chủ yếu là ở Đông Địa Trung Hải. Học thuyết Eisenhower nhằm củng cố các chế độ chống cộng ở Trung Đông cũng có thể được coi như là một động thái địa chiến lược nhắm đến cũng cố sự kiểm soát của Hoa Kỳ trong cùng khu vực.

Nhưng Mỹ ở châu Á không thể sao chép hoặc của Vương quốc Anh hoặc lịch sử riêng của mình trong việc kiểm soát Địa Trung Hải. Với tất cả sức mạnh hải quân của mình, Mỹ vẫn thiếu một tài sản chiến lược ở Biển Đông có tầm cỡ tương tự như Gibraltar, Malta hoặc Síp; nó không kiểm soát eo biển Malacca hoặc eo biển Đài Loan như Anh đã có thể kiểm soát một cách đáng tin ở kênh đào Suez và Gibraltar. Và trong khi nước Anh đã chiến đấu và chiến thắng (và Mỹ đe dọa chiến đấu) cuộc chiến tranh để ngăn chặn các cường quốc đối thủ xâm nhập Địa Trung Hải, Trung Quốc đang xây dựng các căn cứ đảo của riêng mình ở Biển Đông - làm thay đổi, trên thực tế, nhiều địa lý biển để làm cho Bắc Kinh trở nên cuờng quốc hàng đầu trong khu vực. Trừ khi Mỹ muốn chống lại một cuộc chiến tranh Crimean riêng của mình, Trung Quốc sẽ không dừng lại.

Mỹ cũng không gieo trồng các loại quan hệ với Trung Quốc mà sẽ cho phép Washington vui vẻ nhường lại ảnh hưởng cho Bắc Kinh theo cách mà nước Anh cuối cùng đã từ bỏ ảnh hưởng hàng hải cho Hoa Kỳ (lần đầu tiên trong vùng biển Caribbean và sau đó ở Địa Trung Hải). Anh và Mỹ có một suy nghĩ giống nhau khi điều hành những quy định hàng hải chung, một cái gì đó từ những người ra quyết định quan trọng ở London có thể là khá chắc chắn. Ngược lại, ý định của Trung Quốc là chủ đề tranh luận nóng bỏng ở Hoa Kỳ hiện nay. Tốt hơn hoặc tồi tệ hơn, việc hòa dịu với Trung Quốc trên Biển Đông trông giống như một hành động nhượng bộ kẻ thù ở Mỹ và ở nước ngoài - nó sẽ gây nên sự chống đối trong các đồng minh của Mỹ, làm vững cho Trung Quốc, và gây bối rối chính trị to lớn ở trong nước.

Các mô hình mà Hoa Kỳ dường như đang theo đuổi là "xoay trục" của Anh đến Địa Trung Hải vào những năm 1890 và đầu những năm 1900, khi các đội tàu chiến của Hải quân Hoàng gia được tái triển khai từ vùng biển Caribbean và Đông Á để chống lại sự tái lập quan hệ hữu nghị Pháp-Nga ở vùng biển châu Âu và sau đó là sức mạnh hải quân có thể ngày càng lớn của Đức. Việc tái cân bằng này - thực chất là một động thái để ngăn chặn sự cân bằng quyền lực ở châu Âu khỏi bị rối rắm - thành công trong quyền bá chủ của hải quân Anh mở rộng tại vùng biển châu Âu trong nhiều thập kỷ, và có thể được coi là một nguyên mẫu ban đầu của "xoay trục" đến châu Á của chính quyền Obama.

Nhưng Anh chỉ có thể thực hiện chiến lược tái cân bằng đến Địa Trung Hải (và Biển Bắc) song song với chiến lược cắt xén ở nơi khác. Trong khuynh hướng, việc này chỉ có thể thực hiện vì Mỹ và Nhật Bản đã quá háo hức để đón lấy cơ hội ở Tây bán cầu và Đông Á: Hải quân Hoa Kỳ giữ một con mắt thận trọng trên các vùng biển Caribbean, Nam Mỹ và kênh đào Panama hết sức quan trọng , trong khi Nhật Bản nhận lấy gánh nặng cân bằng chống lại các lực lượng hải quân Nga (và sau đó là Đức) trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hôm nay, quốc gia nào là nước mà Mỹ có thể dựa vào sự đóng góp của họ để lập chính sách hệ thống hàng hải toàn cầu? Những quốc gia thân thiện nào sẽ duy trì một sự hiện diện hải quân nghiêm túc ở Vịnh Ba Tư và Địa Trung Hải trong khi Hoa Kỳ xoay sang Đông Nam Á?

Nhìn chung, Kaplan có thể đúng rằng Biển Đông ở châu Á là những gì Địa Trung Hải ở châu Âu và Caribbean ở châu Mỹ, nhưng những sự so sánh chỉ đạt được một số lượng không xác định. Rất ít bài học có thể lượm lặt từ những kinh nghiệm của Anh và Mỹ trong việc duy trì ưu thế hải quân ở Châu Âu và Tây bán cầu. Một cách tiếp cận hàng hải mới nhằm xây dựng trật tự sẽ được yêu cầu, người ta công nhận tính trung tâm chiến lược của Biển Đông đối với địa chính trị châu Á mà điều đó cũng tương xứng với ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực trong tình trạng hiện tại.
Nó vẫn còn được nhìn thấy cho dù chính sách của Mỹ sẽ mang hình thức mua bán lớn với Trung Quốc - thể loại được ủng hộ (mặc dù thay đổi theo mức độ) bởi Hugh White, Lyle Goldstein, Charles Glaser, và thực sự chính bản thân Kaplan - hoặc cho dù nó sẽ liên quan đến một sự đối đầu quân sự tương tự như cách Eisenhower và Clinton đã tìm cách "giải quyết" các cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan (1954-1955, 1958 và 1995-1996), mặc dù người trước chắc chắn trông giống người sau nhiều hơn trong việc đưa ra những cải tiến gần đây đối với hải quân và phòng thủ ven biển của Trung Quốc. Một mô hình thay thế, tất nhiên, có thể là để khuyến khích sự cai quản không gian đa phương, mặc dù nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ gia nhập một giải pháp như vậy - hoặc là nó sẽ chịu được sự thử thách của thời gian và sự gay go cùng tình trạng hổn loạn của địa chính trị .

Chính quyền Obama thường bị chỉ trích là thiếu tầm nhìn chiến lược dài hạn khi nói đến chính sách đối ngoại, nhưng lời buộc tội này luôn ở mức thấp nhất khi áp dụng cho khu vực châu Á. Thật vậy, nếu có một khu vực của thế giới mà nhóm của Obama đã nêu ra một "chiến lược lớn" thì châu Á sẽ ở đằng sau ; việc tái cân bằng và nâng cấp quan hệ chính trị và quân sự của Mỹ trong khu vực có thể được coi là một chiến lược lớn trong việc đưa vào sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á, và cuối cùng, chặn trước một số tác động đáng lo ngại hơn có thể có từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cho đến nay, xoay trục sang châu Á đã không sản xuất một sự phát biểu rõ ràng mục tiêu của Mỹ liên quan đến Biển Đông. Chính quyền sẽ làm tốt nếu đặt một kế hoạch như vậy vào vị trí, và nói rõ ràng cho bạn bè cùng những kẻ thù tiềm năng. Đơn giản chỉ cần đáp trả những cuộc khủng hoảng ngoại giao và những hành động khiêu khích ngắn hạn - mặc dù cần thiết - không thể thay thế cho một thiết kế dài hạn thích hợp, và có thể trong thực tế làm suy yếu bất cứ mục tiêu chiến lược nào của Mỹ có thể muốn đưa ra. Nó sẽ là một thách thức chính trị cho việc cân đối những chuổi sự kiện dài để biến Biển Đông thành một chổ dựa đáng tin cậy về an ninh trong khu vực Đông Á và không phải là một nguyên nhân gây ra xung đột, nhưng Washington không nên đánh mất tầm nhìn đó là một mục tiêu.

_ Peter Harris là một trợ lý giáo sư khoa chính trị học tại Đại học bang Colorado.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.