Chẵng ai biết, Đặng tàn nhẫn, khát máu.

Ảnh từ :  History/Bridgeman Image Đặng Tiểu Bình tại một cuộc diển binh, tháng 9 năm 1981
Ảnh từ : History/Bridgeman Image
Đặng Tiểu Bình tại một cuộc diển binh, tháng 9 năm 1981


Jonathan Mirsky, Điểm sách.

Đặng Tiểu Bình: Cuộc đời cách mạng, Alexander V. Pantsov với Steven I. Levine

Trần Lê lược dịch từ : The Bloodthirsty Deng We Didn’t Know

"Đặng là ... một kẻ độc tài khát máu, cùng với Mao, chịu trách nhiệm về cái chết của hàng triệu người dân vô tội, do những cải cách xã hội và nạn đói khủng khiếp chưa từng có trong giai đoạn 1958-1962." Đây là kết luận tiểu sử Đặng Tiểu Bình của Alexander Pantsov và Steven Levine, một cuốn sách mà, cuối cùng, cho thấy Đặng là kẻ bạo lực và nguy hiểm khi làm cố vấn và sùng bái Mao Trạch Đông. Nó cũng giải thích rằng, việc nổi tiếng trứ danh của Đặng Tiểu Bình như là một nhà cải cách kinh tế dựa nhiều vào những nông dân nghèo ham thích kinh doanh của Trung Quốc, cũng như dựa vào những đồng nghiệp đọc nhiều hiểu rộng và những quan chức kém can đảm.


Giống như tiểu sử xuất sắc trước đó của các tác giả, Mao: Câu chuyện có thật (2012), một trong những điều này lần đầu tiên được viết bằng tiếng Nga bởi Pantsov và xuất bản tại Moscow vào năm 2013. Levine dịch, biên tập và rút ngắn. Ông cũng đã thực hiện một số bổ sung. Cuốn sách được dựa trên những nguồn tin chính thức từ Trung Quốc, Liên Xô, Tây Âu, và Hoa Kỳ; hồi ký của những người thân, bạn bè và đồng nghiệp của Đặng Tiểu Bình, như vệ sĩ của Đặng, và các cuộc phỏng vấn với một số người trong số họ. Nó bao gồm những gì Pantsov học được khi đến thăm nơi sinh của Đặng Tiểu Bình và phỏng vấn những người Trung Quốc mà họ đã có mặt tại Quảng trường Thiên An Môn trong cuộc tấn công vào tháng Sáu năm 1989. Ngọn núi tài liệu lưu trữ của Liên Xô, như những gì viết về tiểu sử Mao của các tác giả, đã không bao giờ được xử dụng trước đó và nhờ nó xử dụng ở đây nên Pantsov có được những quan hệ tốt với các nhân viên lưu trữ của Nga. Trong một thông tin cá nhân, ông nói với tôi:

"Ngoài các người thân riêng tư của Đặng Tiểu Bình, hai người vợ, người chú của ông ấy, Chu, Mao và những người khác, tôi xử dụng công văn của các nhà ngoại giao Nga, những người đã làm việc tại các Đại sứ quán Nga ở Bắc Kinh và Washington DC."

Có những tiểu sử trước đó của Đặng Tiểu Bình, bao gồm một của Richard Evans, một thời là đại sứ của Anh quốc ở Bắc Kinh, và, đáng chú ý nhất, một tiểu sử của Đặng gần đây của Ezra Vogel, trong đó chỉ đóng góp một phần tư cuộc đời của Đặng - ông được sinh ra vào năm 1904 - trước khi ông tiếp cận quyền lực tối cao sau khi Mao chết năm 1976. [1] Vogel nói Đặng Tiểu Bình là

"ông đã quan tâm rất lớn để thu phục sự hợp tác và hỗ trợ của người dân trong khu vực. Trong những bài phát biểu, các bài viết trên báo chí, Đặng giải thích nguyên tắc của chế độ Cộng sản cho các quan chức chính quyền địa phương và nhân dân .... Đặng đã ca ngợi Mao về những thành công của ông ấy trong cải cách ruộng đất bằng cách tấn công địa chủ, giết chết một số địa chủ phát canh lớn nhất, phân bổ đất địa chủ cho nông dân, vận động nông dân địa phương hỗ trợ giới lãnh đạo mới."

Đây là một ví dụ về cách viết tiểu sử vòng vo trước đây hoặc tránh sự trình bày ngay thẳng, như một trích dẫn ở trên rằng Đặng Tiểu Bình đã chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người vô tội. Tuy nhiên, thậm chí Pantsov và Levine (cũng như Vogel) dám chắc rằng "Đặng chắc chắn là một nhà lãnh đạo xuất sắc mang tính cách mạng, một nhà cải cách kinh tế và xã hội to lớn" , "một chiến lược gia tài năng" và là người tổ chức chính trị, một sự kết hợp những phẩm chất mà người ta sẽ không dễ dàng áp dụng cho Hitler hoặc Stalin. Họ để lại ấn tượng rằng một tập hợp các đặc điểm sẽ được cân bằng bởi những thứ khác bằng cách nào đó.

Tôi ghi nhận sự cân bằng tương tự này trong cuốn tiểu sử Mao của các tác giả, ở đó họ cũng xử dụng các nguồn tin của Liên Xô mà cho đến nay vẫn chưa được tra xét. Ở đó, họ viết: "Một ham muốn bạo lực không thể kìm nén ... chưa bao giờ được dập tắt ở trong Mao .... Suốt đời Mao tin tưởng theo một công thức sai lầm rằng 'ở đâu không có sự phá hủy, ở đó không thể có sự sáng tạo ....' ."Trong năm 1966 khi Hồng vệ binh bắt đầu cuộc tàn sát những kẻ thù của Mao, ông ta nằm ườn loanh quanh trong hồ bơi của mình "cùng với những cô gái xinh đẹp 17 - 18 tuổi "

Trong lời tựa của họ, Pantsov và Levine nói, ai đó có thể suy nghĩ chẵng cần tranh cãi, "tội ác chống lại loài người của Mao không ít khủng khiếp hơn những hành động gian ác của Stalin và của các nhà độc tài khác trong thế kỷ XX. Quy mô tội ác của ông ta còn lớn hơn nữa". Nhưng sau đó họ khẳng định về Mao :

"Không ít đa nghi hoặc gian manh hơn Stalin, nhưng Mao vẫn không tàn nhẫn như Stalin.... Hơn nữa, Mao đã không trả thù kẻ thù cũ của mình [và] chân thành cố gắng sửa lại cách sống và ý thức của hàng triệu người .... Quy mô cuộc sống của ông ta quá lớn được rút gọn thành một ý nghĩa duy nhất .... Những thành tựu của Mao Trạch Đông [mà họ lên danh sách] là không thể chối cãi. Tuy nhiên, những sai sót và tội ác của ông ta cũng như vậy.

*

Nhiều độc giả am hiểu sẽ được làm quen với nhiều câu chuyện trong cuốn tiểu sử mới của Đặng Tiểu Bình. Các trường hợp ngoại lệ đáng kể là những gì đã xảy ra ở phía tây nam Trung Quốc, bao gồm Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, và Tây Tạng, nơi mà ông ta đã là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự; và các sự kiện tại Moscow vào năm 1956 khi Đặng Tiểu Bình và các đồng nghiệp của ông tranh luận với các đối tác Nga và đưa ra quan điểm đối nghịch của họ trước cuộc tấn công chỉ trích của Khrushchev về những bế tắc của Stalin ( vừa chết ), mà qua đó Mao không ngạc nhiên tìm thấy sự đe dọa đến việc sùng bái cá nhân Mao. Phái đoàn Trung Quốc đã không nghe những trình bày thực tế của Khrushchev, và sau đó đã kinh ngạc khi họ được thông báo bởi các vị chủ nhà về những điểm chính của các nhà lãnh đạo Xô Viết; họ chỉ có thể đọc được nội dung của bài diễn văn khi nó được xuất bản ở phương Tây.

Trong khi toàn bộ câu chuyện của Đặng Tiểu Bình là một câu chuyện hấp dẫn, tôi sẽ nhấn mạnh đến tính khát máu của ông ấy, mà dường như với tôi nét đặc trưng chính của ông ấy là từ năm 1950. Những gì chúng ta nhìn thấy cho đến khi Đặng gần năm mươi tuổi, Đặng là con trai yêu quý của một người cha nông dân khá giả và cũng là một người yêu nước quyết tâm đưa Trung Quốc thoát khỏi những kẻ chinh phục Mãn Châu. Trong nhiều năm, Đặng tạm bằng lòng tôn thờ Mao, kẻ mà ông ta dần dần trở nên gần gũi, và Đặng Tiểu Bình đứng về phía Mao trong buổi đầu sự nghiệp của Mao khi ông ấy chưa trở thành lãnh đạo tối cao. Trong thời gian đó, Mao là thuộc cấp của Chu Ân Lai. Đúng là lòng trung thành mà qua đó Mao tưởng nhớ, ngay cả khi ông ta thanh trừng Đặng vào lúc bắt đầu cuộc Cách mạng Văn hóa vào năm 1966, vì vậy mà trong khi Đặng Tiểu Bình và Zhuo Lin, người vợ thứ ba tận tụy của ông, bị chửi rủa, bị nhổ nước bọt, và bị đánh đập bởi Hồng vệ binh, bị chia tách khỏi con cái của họ, và bị trục xuất đến làm việc ở các nhà máy cách xa Bắc Kinh, các tác giả cho thấy không chỉ là cuộc sống của Đặng Tiểu Bình chưa bao giờ gặp nguy hiểm, mà ông ta vẫn còn giữ vai trò đảng viên và được trả lương chính thức, và sau hai năm đã được gọi trở lại thủ đô và phục hồi cấp bậc cao.

Trong toàn bộ sự nghiệp của mình, hơn nữa, ông đã học được từ Mao mà rất ít các đồng chí cho là vô giá, và với các mục tiêu thường xuyên thay đổi của Mao, bất kỳ người nào cũng như số đông những người bình thường đều có thể bị hy sinh và, sau này, có thể được "phục hồi". Đặng cũng đã làm điều này, thường là với một số lý do tại sao việc cải tạo là trở nên cần thiết.

Điểm tuyệt vời ở đây là Đặng đã được coi là người tử tế và sớm trung thành với sự nghiệp của mình, vậy mà như Pantsov đưa ra,

"những đức tính cơ bản như phẩm giá con người, niềm tự hào, và nguyên tắc đạo đức chẵng có ý nghĩa gì với Đặng. Chúng đã không còn tồn tại trong ông ấy từ thời trai trẻ, khi số phận ông ấy đi cùng với phong trào cộng sản .... Bản tính hay thay đổi do đạo đức giả đã trở thành một phần cá tính của ông ta trong suốt những năm dài của cuộc đời chính trị của ông. Chẵng đáng ngạc nhiên khi Mao coi ông ta là một tài năng lớn."

Pantsov nói thêm chi tiết về quan điểm này trong một e-mail ông gửi cho tôi:

" Một phần, tôi tìm thấy từ các báo cáo bí mật cũ rằng Đặng Tiểu Bình không phải là một thành viên của nhóm Chu Ân Lai, nhưng ông ta có phe cánh quân sự của riêng mình mà, đơn giản là cộng tác với những người của Chu trong chính phủ chống lại 'bè lũ bốn tên'.... Chúng ta có thể hiểu rõ hơn Đặng Tiểu Bình như là một chính trị gia và là một gã vô lại. Ông ta không cần đến Chu, ông chỉ xử dụng Chu."

Điều này thách thức quan điểm thông thường. Cả ở nước ngoài lẫn ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã được coi là một đồng minh của Chu, một con người thực dụng vừa phải và là người đã cố gắng kiềm chế những thảm họa của cuộc Cách mạng Văn hóa. Pantsov cho thấy rằng cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng giữa các phe phái khác nhau ở Trung Quốc là phức tạp hơn những gì chúng ta biết.

Đó là một dạng quan sát chính xác, điều mà rất thường xuyên trong cuốn tiểu sử mới, khiến tôi mỉm cười khi các tác giả nhấn mạnh, "Chúng tôi không ca ngợi một cách rõ ràng hay đổ lỗi cho Đặng, cũng như chúng tôi không ca ngợi một cách rõ ràng hay đổ lỗi cho Mao. Nhưng họ cũng nói điều này vốn của Đặng Tiểu Bình: "Hắn ta tin vào người lãnh đạo vĩ đại như tin Thiên Chúa và mù quáng phụ thuộc bản thân mình vào Mao".

*

Làm thế nào mà niềm tin này xảy ra là điều khó hiểu. Đặng lớn lên được quý trọng vì là con trai đầu lòng. Pantsov đã đến thăm dòng họ sung túc khá giả của ông ta, ở đó người hướng dẫn nói về ông ta với ít nhất một lời nói dối. Ngay cả khi Đặng Tiểu Bình là một thiếu niên sống ở nước ngoài không có dấu hiệu của loại người tàn nhẫn mà ông sẽ trở thành. Trong thời gian ở Pháp, nơi ông đã đến vào năm 1920 để tham gia vào nhóm chính trị cấp tiến, nhưng không cộng sản, để hoạt động chính trị, ông đã làm việc trong các nhà máy và văn phòng, nơi được gọi là "Ông Rô nê ô", Đặng dường như được thoải mái nhất để nghe ngóng, ghi chép, và âm thầm kín đáo. Nhưng Đặng cảm thấy bị bỏ qua trong "một xã hội không có chỗ cho ông ta," và trong khi ngây thơ với học thuyết Marxist, Đặng càng ngày càng thiên tả.

Từ năm 1923, dưới ảnh hưởng của Chu, người cũng đã đến Pháp, Đặng Tiểu Bình "cống hiến bản thân cho công việc Bolshevik nguy hiểm", và năm 1925 gia nhập chi nhánh châu Âu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các công việc nguy hiểm bao gồm xuất bản những bài viết chống chủ nghĩa tư bản, tổ chức các cuộc biểu tình bên ngoài nơi làm việc, và phân phát tài liệu tuyên truyền. Ông "đã viết một bức thư cho cha mẹ để chấm dứt mối quan hệ của mình với họ". Thật vậy, ông không bao giờ trở về nơi sinh của mình dẫu cho nhiều năm sau đó ở Trung Quốc, khi ông đã trở thành một Đảng viên đầy quyền lực, Đặng quan tâm đến một số người thân khác.

Năm 1926, trong khi tiếp tục học tập Bolshevik tại Moscow, Đặng bắt tay vào đọc Mác-xít và các văn bản Liên Xô , hấp thụ "chất liệu mới giống như một người ăn bám" . Ông viết vào thời điểm đó, "Từ bây giờ tôi sẽ hết lòng chấp nhận sự giáo dục của đảng, phục tùng sự lãnh đạo của đảng, và luôn luôn đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp vô sản". Trong các cuộc đấu tranh nội bộ đảng của Xô-viết, nó đã rèn luyện cho ông ta "rằng cấm nói về dân chủ trong một đảng mà đảng đó tham gia vào một cuộc đấu tranh với ý đồ duy nhất là giành chiến thắng cách mạng". Đánh giá của ông ta trong hồ sơ của Liên Xô cho thấy :" Đặng không có khuynh hướng phi Đảng phái ... [ông] rất chú trọng đến kỷ luật của Đảng". Bản đánh giá đã đề nghị rằng Đặng thích hợp nhất với tuyên truyền và" công tác tổ chức", loại công việc đã được dành cho ông trong nhiều năm tới khi trở về Trung Quốc vào năm 1927.

Vào năm đó, ngồi trong một góc và ghi chép tại một cuộc họp ở Hán Khẩu của ban chấp hành Trung ương thu gọn, lần đầu tiên Đặng Tiểu Bình ( 23 tuổi ) gặp Mao Trạch Đông ba mươi bốn tuổi . Mao nói sau đó rằng ông không nhớ Đặng tại cuộc họp đó, nhưng ngay lập tức Đặng "trở thành một người có ý nghĩa, ít nhất là trong giới ngầm." Sau đó các đồng nghiệp của ông nhớ Đặng là "một người lắm chuyện không mệt mỏi, khôi hài và quá khứ gây ấn tượng". Ông kết hôn với người vợ đầu tiên, một phụ nữ trẻ xinh đẹp, đã chết trong khi sinh con, "một đứa con trai hoang đàng và thường xuyên vô ơn" cho dù nhận tiền của Đặng.

Năm 1929, ông được gửi đến tây nam tỉnh Quảng Tây , nơi mà hầu hết nông dân gốc không phải là người Trung Quốc và họ ghét người Hán. Pantsov nhận xét rằng điều này có lẻ gây trở ngại cho Đặng, bởi thấy rằng lời kêu gọi "huynh đệ" dành cho tất cả người dân bị áp bức trong khu vực là vô nghĩa, do sự hàm ơn từ "mối quan hệ gần gủi" giữa nông dân và địa chủ. Năm 1931, sau khi thất bại trong một cuộc nổi dậy chống lại Quốc Dân đảng, trong đó Đặng Tiểu Bình là một phần tử lãnh đạo, ông bỏ đi Thượng Hải để báo cáo với ban chấp hành Trung ương. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Hồng vệ binh đã buộc tội ông hèn nhát. Ông thừa nhận những gì ông đã làm "là một trong những sai lầm tồi tệ nhất của cuộc đời tôi", nhưng ngay lập tức bổ túc, sau khi thừa nhận lỗi, rằng hành động của ông là "hợp pháp trong ý thức tổ chức."

*

Năm 1931, tại một hội nghị của Đảng, Mao đã bị lên án vì "lệch hướng tiểu địa chủ" và những thất bại quân sự. Ông cũng bị cáo buộc "chủ nghĩa khuynh hữu" và Đặng cũng bị tấn công, không chỉ vì bảo vệ Mao, mà còn vì những sai lầm trong tiến hành chiến tranh du kích. Đặng đã liên tục viết tự phê bình trước những người cùng chỉ trích, thừa nhận, như Pantsov diển tả, rằng "thà mất mặt nhiều lần vẫn tốt hơn mất cái đầu chỉ một lần". Mặc dù Đặng đăng bài của mình như là Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, ông không bị khai trừ khỏi Đảng. Nhưng người vợ thứ hai của ông bỏ rơi ông ta và kết hôn với "kẻ thù tồi tệ nhất" của Đặng, Li Weihan. Như Pantsov quan sát, cả Đặng lẫn người vợ thứ hai của ông là "cách mạng chỉ đạo tình yêu." Đến giờ, ông đã giành được sự chú ý thuận lợi của Mao, được đánh giá cao rằng Đặng Tiểu Bình đã được đặt tên cùng với chính Mao như là một "tội phạm".

Năm 1934, đánh bại Quốc Dân đảng, Hồng quân - hầu hết các thành viên bị mất mạng dọc đường - phô trương ở Long March, trong đó Mao nắm giữ quyền lực tối cao tại một cuộc họp tại Zunyi, ở đó, như ông ta vẫn thường làm thế, "Đặng ngồi trong góc và sốt sắng từng phút". Mao đã trở thành ông"thầy giáo chính và là quan cai trị", và Đặng Tiểu Bình "nhìn lên Mao từ bên dưới".

Tham vọng không rõ ràng nhưng đã sải bước tiến lên, Đặng Tiểu Bình được thăng chức vụ lãnh đạo trong công tác tuyên truyền và các hoạt động giáo dục trong quân đội và, như đã nói ở trên, được coi là khôi hài giỏi bởi các đồng chí của mình. Vào năm 1937, ông đã bay lên nhóm dẫn đầu tại trụ sở chính của Mao ở Yanan. Nhưng Đặng, con người sẽ sớm được kính sợ cũng như tôn trọng vẫn chưa xuất hiện.

Điều này xảy ra sau khi Đặng được nâng cao vào tháng Giêng năm 1938 đến chức chính ủy của một bộ phận quân đội ở phía tây nam, phục vụ tướng Liu Bocheng, một trong những chỉ huy tốt nhất của Mao. Ở đây có nhiều nguồn tài liệu mới. "Đó là thời gian tốt nhất của Đặng" theo Pantsov và Levine. Đặng "bây giờ là một tay quân phiệt khu vực với sức mạnh quân sự rất lớn tập trung trong tay của mình". Evans Carlson, đại diện chính thức của Tổng thống Roosevelt trong khu vực, mô tả ông ta "lùn, mập, thân thể cứng rắn, và ý tưởng của ông ta thì gay gắt như mù tạt". Đây chỉ là người đầu tiên trong số rất nhiều người mà Đặng gây ấn tượng, thậm chí sợ hãi, những người Mỹ đã gặp ông ta, như ông ta đã làm với Henry Kissinger và Tổng thống Jimmy Carter.

Liu Bocheng và quân đội của Đặng Tiểu Bình gặt hái những thành công bất thường sau khi bắt đầu cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Cộng Sản, khi Mao bị buộc phải ra khỏi thành trì Yanan của mình. Chính trong thời gian này, theo các tác giả, Đặng Tiểu Bình đã kêu gọi "những người nông dân nghèo, tầng lớp hạ lưu nông thôn và những người nghèo khổ chống lại những địa chủ giàu có, tổ chức các cuộc họp thôn mà ở đó buộc họ phải 'bố trí những bản giải trình' với 'các đối tượng khai thác,' để chiếm đoạt đất đai của những ai bị gán cho là địa chủ , và phân phối lại bằng nhau". Họ viết, ông ta dường như không biết rằng trong khu vực của mình "như thông thường ở Bắc Trung Quốc, đất cho nông dân thuê là chỉ tiêu trong sản xuất và ít có địa chủ".

Một Đặng mới nổi lên. Do sự kết hợp của Đặng với tướng Liu, ông đã trở thành một người lính lành nghề đến nổi "các sĩ quan tham mưu đã săn đón những chỉ thị của Đặng liên quan đến mọi vấn đề." Ông bây giờ "được sợ" cũng như tôn trọng bởi các đồng nghiệp của mình, và "cực kỳ khắt khe với tất cả thuộc cấp và tàn nhẫn đối với những người vi phạm kỷ luật". Đó là những bài học cuối cùng của chủ nghĩa Mao "đồng chí nhỏ hơn ra chổ khác chơi ", như Mao đã mô tả ông ta với Khrushchev, mường tượng trước sức mạnh của mình để trở thành.

Năm 1950, sau nhiều lời cảnh báo với người Tây Tạng không thể chống cự, quân đội từ phía tây nam, nơi mà Đặng Tiểu Bình là bí thư đầu tiên, vượt qua vào Tây Tạng, giết chết 5.700 người bảo vệ. Đặng không tham gia vào cuộc xâm lược này. Chính phủ Đức Đạt Lai Lạt Ma cầu xin hỗ trợ từ Liên Hợp Quốc, Mỹ, Anh, Ấn Độ và không được trả lời, khởi đầu của những gì là những thập niên im lặng từ phương Tây về các hành vi của Bắc Kinh ở Tây Tạng.

Các khu vực rộng lớn của "Cục Tây Nam" mà Đặng Tiểu Bình chịu trách nhiệm, bây giờ bao gồm Tây Tạng, là một khu vực đa dạng nơi sinh sống của những gì Pantsov gọi là nhiều "bộ lạc", một số trong đó có thói quen "ăn thịt người". Nhưng cũng tại khu vực này có 90.000 tàn dư của quân đội Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch. Bắc Kinh đã ra lệnh rằng những "kẻ cướp" và "phản cách mạng" này phải bị trừ khử, chủ đạo, nói theo cách Pantsov, "những vụ hành quyết điên cuồng". Đặng Tiểu Bình hành quyết người đầu tiên, nhưng cũng không có nghĩa là người cuối cùng. Từ tháng 11 năm 1950 đến tháng 4 năm 1951, trung bình bốn mươi sáu người bị xử tử hàng ngày, Đặng cho là hợp lý trong báo cáo gửi Mao như là việc loại bỏ các "điệp viên, địa chủ, hoặc các thành phần xấu khác". Thậm chí Mao đã bị bối rối bởi con số chết chóc này và đề nghị rằng "chuẩn mực hàng ngày" nên giảm xuống chín hoặc mười người.

Thật khó để ước tính con số đã được thi hành trong các chiến dịch như vậy. Frank Dikötter, trong "Bi kịch của Giải phóng: Một lịch sử của Cách mạng Trung Quốc, 1945-1957" (2013), đã tuyên bố con số tử vong lên tới hàng triệu trên khắp Trung Quốc, không phải tất cả đều chết trong tay của Đặng Tiểu Bình; Ước tính của Pantsov thấp hơn mặc dù vẫn còn lớn. Đặng, luôn gần gũi với Mao, không thực hiện, từ giải trình của họ, dường như đã bị bối rối về những cái chết tiếp theo của hàng triệu người trong nạn đói do Mao gây ra trong giai đoạn 1958-1962.

*

Bạo lực Thiên An Môn ngày mồng 3 và 4, tháng sáu năm 1989, được mô tả chính xác trong cuốn tiểu sử mới, với những vụ giết người được mô tả sai như là bắt đầu vào buổi chiều ngày 03 tháng 6, thực sự nó bắt đầu vào cuối đêm đó. Thật lạ lùng thay Pantsov và Levine không vạch trần vai trò của Đặng Tiểu Bình - bấy giờ là "nhà lãnh đạo lão thành" - trong những gì họ ước tính hàng trăm đến vài ngàn người tử vong, mặc dù họ cho thấy cơn giận dữ ngày càng tăng của Đặng với những gì đang diễn ra ở trung tâm của Bắc Kinh . Họ có thể đã rỏ ràng. Trên những tờ báo Thiên An Môn vào ngày mồng 2 tháng sáu, mà Pantsov và Levine trích dẫn, Đặng, bị thúc đẩy bởi hầu hết các "lảo thành" khác , nói những lời giết người này :

"Tôi ... đề nghị các binh sĩ quân luật bắt đầu tối nay tiến hành kế hoạch dọn sạch và hoàn thành trong vòng hai ngày .... Nếu họ [công dân và học sinh] từ chối rời khỏi, họ sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả." [2]

Thật là kinh tởm vào cuối năm 1989 khi xem và nghe Brent Scowcroft, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống George Bush, nắm tay Đặng Tiểu Bình và nói với ông ấy "tổng thống của tôi muốn bạn biết rằng ông ấy là bạn của ông mãi mãi."

Pantsov và Levine cũng cho thấy, nhiều chi tiết hơn so với các nghiên cứu khác, sự nhiệt tình cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình, thường được trích dẫn là một cách để tránh bản án cuối cùng từ những bạo lực của mình. Nông dân của Trung Quốc bắt đầu cải tổ hoạt động của họ sau khi Mao chết, đôi khi, Pantsov viết, trong những ngôi làng rất nhỏ. Đồng thời, một số người Trung Quốc, giống như Su-Shaozhi - người sau đó đã trốn sang Mỹ - đã bị ảnh hưởng bởi Nikolai Bukharin, nạn nhân của Stalin . Họ thúc giục rằng giải phóng nông dân sẽ dẫn đến sự thịnh vượng. Đó là sự thật, tất nhiên, mà Đặng Tiểu Bình, người luôn thừa nhận ông ta không có lý thuyết gì, đã chấp nhận quyền tự do hơn cho nông dân, những người có thu nhập tăng vào cuối những năm 1980, mặc dù khoảng cách thu nhập giữa họ và công nhân đô thị ngày càng giàu có hơn, những người mà ông cũng khuyến khích, đã mở rộng.

Tôi nhấn mạnh rằng cả sự tàn ác của Đặng Tiểu Bình đối với những người chung quanh lẫn bạo lực của Đặng trên một quy mô lớn đều do ông ta đi theo di sản của thần tượng Mao Trạch Đông. Và đó chính là những phẩm chất tàn nhẫn đã chi phối các tường thuật của Pantsov và Levine. Đặng thực sự là một "nhà độc tài đẫm máu, cùng với Mao, chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người dân vô tội." Đó là thực tế rất lớn phân biệt những gì là cuốn tiểu sử độc đáo, ghi lại một cách toàn diện, và đáng sợ này. Tuy nhiên, những sinh viên thông minh của Trung Quốc tại Đại học Oxford, Cambridge, và LSE, và không có nghi ngờ tại các trường đại học Mỹ, thường nhấn mạnh rằng Đặng thậm chí còn vĩ đại hơn Mao, trong khi cũng khẳng định, rằng Thiên An Môn là một cuộc bạo động mà trong đó, như một số người đã nói, "cảnh sát và binh sĩ của chúng ta" đã bị tấn công. Khi cuốn sách này được xuất bản ở phương Tây và nhập lậu vào Trung Quốc, một số trong số họ có thể thay đổi suy nghĩ của họ.

Như Pantsov và Levine hy vọng kết luận:

"Khi các khái niệm về tự do và quyền dân sự một ngày nào đó sẽ được chấp nhận bởi hầu hết người Trung Quốc, thế hệ mới của người dân Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm được một nơi thích hợp hơn cho Đặng Tiểu Bình trong lịch sử lâu dài và đau khổ của họ."


_ Chú thích :

[1] Richard Evans, Đặng Tiểu Bình và việc thực hiện mô hình Trung Quốc hiện đại (Viking, 1994); Ezra F. Vogel, Deng Xiaoping và sự biến đổi của Trung Quốc (Belknap Press / Harvard University Press, 2011).

[2] Các tờ báo Tiananman , biên soạn bởi Zhang Liang, biên tập bởi Andrew Nathan và Perry Link (Little, Brown, 2001), p. 362. ↩

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.