Mỹ và Nga ở Syria : Siêu cường đối đầu hay cơ hội ( hợp tác ) ?

 Ảnh: Creative Commons / Flickr.
Ảnh: Creative Commons / Flickr.

02 tháng 10 2015, Theo Michael O'Hanlon, America and Russia in Syria: Superpower Showdown or Opportunity?

Trần Lê lược dịch

Theo tin đã đưa, Washington và Moscow đang làm việc theo cách thức loại bỏ những hoạt động quân sự với chiến thuật đối nghịch của họ bên trong Syria từ những hậu quả (tai hại ) sau khi quân đội Nga tiếp cận hiện trường trong những tuần gần đây. Đó là tin tốt. Điều cuối cùng chúng ta cần có là hai siêu cường hạt nhân không cố ý, hoặc thậm chí cố ý, bắn nhau trong một số tình trạng sa lầy ở Trung Đông.


Nhưng theo một nghĩa khác, dĩ nhiên, chiến lược của hai quốc gia ở Syria không có chỗ nào đến gần việc loại bỏ xung đột.

Tổng thống Putin tuyên bố rằng mục tiêu của ông ta ở Syria là để chống ISIL. Mục tiêu qua miệng lưỡi nhiều hơn của ông ấy, được phản ảnh trong sự lựa chọn quân sự ở các mục tiêu đánh bom ban đầu, là để duy trì quyền lực kiểm soát đang lung lay của Tổng thống Assad bằng cách tấn công quân nổi dậy đang tiến gần ngay cả khi họ tương đối ôn hòa và không liên kết với ISIL hay al-Nusra. Putin muốn bảo vệ những kẻ do ông ta ủy nhiệm, giữ quyền tiếp cận của Nga với cơ sở hải quân dọc theo bờ biển Địa Trung Hải tại Tartus - và nhiều khả năng - gây rắc rối cho Hoa Kỳ trong khi thể hiện tầm vươn toàn cầu của Nga. Trong khi chắc chắn có dính líu với ISIL ở một mức độ nào đó, ông ta dường như không cố gắng đánh bại nó về mặt quân sự, gây nên những nguy hiểm và khó khăn đi kèm cho bất kỳ nhiệm vụ nào như vậy. Ông ta sẽ để lại vấn đề đó cho chúng ta. Thực tế là Assad đã giết một phần tư triệu người, họ đã chết trong cuộc chiến này cho đến nay, và y cũng gây ra hầu hết nạn chuyển đổi nơi ở và những dòng người tỵ nạn, vấn đề là nhỏ đối với Putin nhẫn tâm, kẻ mà trong mọi trường hợp có thể đổ lỗi cho sự ngây thơ của Mỹ nhiều hơn bất kỳ yếu tố nào khác trước một thực tế rằng cuộc chiến này đã kéo dài trong bốn năm rưỡi bi thảm.

Tuy nhiên, sự hoài nghi của ông Putin về cuộc chiến này có thể không ngăn cản sự hợp tác Mỹ-Nga trên một con đường thực tiễn hướng về phía trước. Nếu chúng ta hình dung một số loại mô hình ở Bosnia cho những gì chúng ta đang cố gắng đạt được ở Syria và hoạt động hướng về quá khứ, ít nhất có thể là mục tiêu của Nga và Mỹ có thể được hòa giải phần lớn - hay xử dụng cách nói ngày nay, ít nhất là loại bỏ đối đầu.

Xét về lợi ích của Mỹ, chúng ta cần phải đánh bại ISIL và cuối cùng là lật đổ Assad, đồng thời giảm nhẹ thảm họa nhân đạo đang xảy ra cho Syria càng nhanh càng tốt. Putin cần sự ngăn chặn ISIL trước khi những chi nhánh của nó khiêu khích ở Moscow, như các nhóm chiến binh thánh chiến trước đây đã làm trong những năm qua. Ngoài ra, ông ta cũng muốn xử dụng đòn bẩy và ảnh hưởng Nga trên sân khấu Trung Đông theo cách nâng cao uy tín quốc gia Nga. Tôi xin trình bày rằng hầu hết nếu không phải là tất cả, các mục tiêu này ít nhất đều có nguồn gốc phù hợp với nhau.

On the Net
On the Net


Một Syria trong tương lai có thể là một liên minh của nhiều khu vực - một Alawite chính yếu và phần lớn dọc theo bờ biển Địa Trung Hải; một khu khác của người Kurd dọc theo hành lang bắc và đông bắc của đất nước, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ; có thể có một khu thứ ba, Druse, ở phía tây nam; ít nhất có một sự phối hợp căn bản nhiều hơn với các tín đồ Hồi giáo Sunni; và sau đó cuối cùng là một khu trung tâm của những nhóm trộn lẫn trong vành đai dân cư chính của đất nước từ Damascus đến Aleppo. Vùng cuối cùng sẽ khó khăn để ổn định nhưng những nơi khác vốn đã thuận buồm xuôi gió có thể không khó giải quyết.

Với sự sắp xếp này, cuối cùng Assad sẽ phải rút lui khỏi quyền lực ở Damascus - nhưng có lẽ ông ta có thể ở lại trong khu vực Alawite, như một sự thỏa hiệp. Một chính quyền trung ương yếu kém sẽ thay thế ông ta, nhưng quyền lực nhất và hầu hết các lực lượng vũ trang trong tương lai của đất nước sẽ cư trú bên trong những khu vực tự trị riêng biệt (và thuộc về các chính phủ khu vực khác nhau ). ISIL sẽ là mục tiêu chung của tất cả mọi người. Toàn bộ sự việc chắc chắn sẽ yêu cầu lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế nắm giử, một khi một thỏa thuận đã xuôi chèo mát mái. Quân đội Nga có thể hổ trợ với nhiệm vụ này dọc theo biên giới vùng Alawite với các bộ phận khác của đất nước, ví dụ như thế.

Tìm ra một điểm mà ở đó một thỏa thuận như vậy thậm chí còn có thể sẽ mất thời gian và nỗ lực rất lớn. Việc đào tạo và trang bị của chúng ta cho lực lượng đối lập ôn hòa sẽ phải được mở rộng đáng kể. Tiêu chuẩn rà soát sẽ phải được nới lỏng trong nhiều cách. Hơn nữa, Mỹ và các giảng viên nước ngoài khác sẽ cần phải triển khai bên trong Syria để đẩy nhanh tiến độ huấn luyện mà ở đó - những tân binh được thực sự sống (và phải ở lại, nếu họ cần bảo vệ gia đình của họ).

Những khu vực ấy có thể được tiếp cận bởi các lực lượng quốc tế, có lẽ bắt đầu với các khu vực người Kurd và Druse, có thể nhận được cứu trợ nhân đạo trên một thang điểm mở rộng nhiều hơn. Theo thời gian, số lượng các khu vực tiếp cận sẽ được tăng lên, khi lực lượng đối lập ôn hòa được tăng cường. Quá trình này có thể giúp giảm bớt phạm vi khổ đau, và quy mô dòng chảy người tị nạn, ngay lập tức - thậm chí nếu nó được thừa nhận sẽ mất một vài năm cho chiến lược tổng thể để có được cơ hội thành công thực sự.

Nhưng trong khi có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm để đạt được kết quả như mong muốn, cần nói rõ loại tầm nhìn hiện nay qua đó có thể cung cấp một cơ sở để làm việc cùng với nhau, hoặc ít nhất là không hoạt động chống lại, những người chơi quan trọng khác ở bên ngoài trong cuộc xung đột bao gồm cả Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia vùng Vịnh và Iraq. (Tôi không cho rằng hợp tác với Iran là thực tế - đó sẽ là một bất ngờ đáng hoan nghênh, nhưng một bất ngờ lớn, có thể được chứng minh là trường hợp sẽ xảy ra.)

Chắc chắn, sự can thiệp của Nga trong cuộc chiến này đã không có động cơ tốt. Hơn nữa, trong ngắn hạn, nó làm cho mọi thứ phức tạp hơn nhiều. Nhưng nếu chúng ta xử dụng dịp này để nhận ra rằng chiến lược của phương Tây hiện nay là không thể lay chuyển làm cho Syria yếu dần, chúng ta có thể tìm thấy một con đường chuyển tiếp tốt hơn và cuối cùng tìm thấy nhiều điểm hòa hợp hơn là những bất đồng giữa Moscow và Washington, và, quan trọng hơn, điều đó gắn chặt một cách thực tế nhiều hơn với những thực tại quyền lực và chính trị bên trong mãnh đất tuyệt vọng này.


_ Michael O'Hanlon là một thành viên cao cấp tại Brookings, thành viên của Sáng kiến An ninh châu Phi có, và là tác giả của cuốn sách mới, The Future of Land Warfare.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.