Quân đội Trung quốc là con cọp giấy, không đáng sợ.

Ảnh: Creative Commons
15 tháng 10 năm 2015, Theo Paul Dibb, Not So Scary: This Is Why China's Military Is a Paper Tiger

Trần Lê lược dịch


 Đúng là chuyện tầm phào khi quảng cáo rùm beng mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc và coi thường khả năng quân sự của Mỹ. Phần lớn bài bình luận này làm cho tôi nhớ về những báo cáo vào giữa những năm 1980 rằng Liên Xô cũ đã sẵn sàng vượt qua Mỹ về sức mạnh quân sự. Đây không phải là biện luận rằng Trung Quốc đang ở trong giai đoạn cuối cùng của sự tan rã như Liên Xô, mà nó là để khẳng định rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đang biểu lộ những trình độ nghiệp vụ dể gảy vở và mỏng manh như tờ giấy của một quân đội mà chưa bao giờ chiến đấu trong một cuộc chiến tranh hiện đại và có những thiết bị quân sự được ca tụng nhiều mà chưa bao giờ được thử nghiệm trong chiến đấu.
Với một nền kinh tế đang chậm lại, và với những căng thẳng về cấu trúc kinh tế và xã hội đang trở nên tồi tệ hơn chứ không phải là tốt hơn, Trung Quốc là một cường quốc lớn nhưng dể gảy được cai trị bởi một đảng dễ bị tổn thương, không thể đủ khả năng đối phó với bất kỳ thảm họa kinh tế và đối ngoại, cho phép phát động một cuộc chiến tranh đơn phương với Mỹ. Nền kinh tế Trung quốc về cơ bản là phụ thuộc với tự do thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Chiến tranh đối với Trung Quốc sẽ là một thảm họa kinh tế và xã hội.

 Hơn nữa, Bắc Kinh có rất ít bạn bè mạnh mẽ hay có ảnh hưởng trong khu vực và trở nên tồi tệ vì bị cô lập chiến lược, điều mà đang phát triển tồi tệ nhiều hơn là nó đang kiêu căng ngạo mạn. Bắc Kinh không có bất cứ một tí kinh nghiệm gì về chiến tranh hiện đại. Kinh nghiệm cuối cùng của nó là cuộc xung đột vũ trang vào năm 1979 khi nó thậm tệ không dạy nổi cho Việt Nam một cái gọi là 'bài học'. Ẩu đả biên giới với Ấn Độ và Liên Xô trong những năm 1960 và gửi quân đội loại nông dân vào chiến tranh Triều Tiên trong năm 1950 hầu như không được đánh giá như là chiến đấu hiện đại. Sức mạnh của PLA phụ thuộc chủ yếu vào việc bảo vệ Đảng Cộng sản cầm quyền, đó là những gì mà lời tuyên thệ trung thành đã biểu thị, và không phải bảo vệ Trung Quốc như là một quốc gia. Sĩ quan PLA vẫn còn lãng phí quá nhiều thời gian học tập về các giáo điều cộng sản không liên quan, chứ không phải là ưu tiên để huấn luyện quân sự. Sau đó có các vấn đề tham nhũng ở những cấp cao nhất của PLA và mua bán chức quyền.


 Đó là sự thật rằng, trong nhiều thập kỉ qua, PLA đã thực hiện một số bước tiến ấn tượng về công nghệ. Nhưng mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc phải trở thành một cường quốc hàng hải mạnh mẽ, vấn đề địa lý đang chống lại nó. Trước đây một cường quốc lục địa lớn thực sự làm cho nó như là một cường quốc hải quân là vào lúc nào? Chắc chắn không phải là Liên Xô, Pháp hoặc Đức. Các nhà bình luận ở Úc lặp lại rất nhiều các khẳng định nín thở về việc chống truy cập và khu vực khắc chế của Trung Quốc. Và có thể có nghi ngờ rằng hoạt động trong việc tiếp cận Trung Quốc đang trở thành nguy hiểm hơn, đặc biệt là trước số lượng quân sự mà phần nào Trung Quốc có thể tích lũy gần nhà. Nhưng chúng tôi thực sự nghỉ rằng phải chăng người Mỹ đang ngồi khoanh tay không làm gì về công nghệ trong các lĩnh vực như xe lượn siêu tốc, súng lửa điện từ trường, tàng hình, máy bay không người lái và tấn công mạng ?

 Trong các lĩnh vực chính của công nghệ quân sự Trung Quốc vẫn luôn ở sau Mỹ 20 năm. Khả năng chống chiến tranh tàu ngầm của nó là rất thấp và nhiều trong số các tàu ngầm của nó thì ồn ào. ( Tàu ngầm ) Trung Quốc thiếu sự yên thấm cần thiết và thúc đẩy các công nghệ cần thiết để xây dựng bất cứ thứ gì được điều khiển từ xa so với một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ hay của Nga. Thậm chí những tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp Jin mới nhất của Trung Quốc ầm ỉ hơn so với Delta III SSBN trong những năm 1970 thời kỳ Xô viết . Và loại tàu ngầm hạt nhân 95 sắp tới sẽ ồn ào hơn so với Akula có vỏ bằng titan vào cuối những năm 1980 của Liên Xô, theo nguồn tin của Mỹ. Khả năng phòng không của Trung Quốc có những lổ hổng thiếu sót trong việc chống lại bất kỳ kẻ thù công nghệ tiên tiến nào. Hơn nữa, Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào Nga về kỹ thuật quân sự đảo chiều và cung cấp các động cơ phản lực quân sự hiệu suất cao, mà nó đã thất bại trong việc làm chủ trong 30 năm qua.

 Bắc Kinh đã có những bước tiến quan trọng với các công nghệ tên lửa đạn đạo, nhưng DF-21 chưa bao giờ phá hủy được một mục tiêu hải quân di chuyển ở tốc độ trận đánh. Hơn nữa, nó dựa chủ yếu vào các vệ tinh tình báo và 'radar tầm xa vượt đường chân trời' trong việc thu nhắm mục tiêu. Đó là những thứ dể bị thâu tóm và dễ bị tổn thương trước những tấn công quân sự phủ đầu của Mỹ. Không phải là rõ ràng trong mọi trường hợp, theo Lầu Năm Góc, cho dù Trung Quốc có khả năng thu thập thông tin mục tiêu chính xác và thông qua nó ban bố những bài diển thuyết buồn chán về những cuộc tấn công hiệu quả chống lại các mục tiêu ở xa trên biển. Đối với những khả năng ICBM của Trung Quốc, chẳng hạn như DF-5B với những chiếc xe trượt tự vận hành xoay trở nhắm vào nhiều mục tiêu (MIRVs), điều này thì khó có một bước đột phá về công nghệ hạt nhân. Năm 1974, khi là Trưởng ban tham mưu đánh giá Quốc gia, tôi đã được thông báo của CIA về MIRVs trên SS-18 ICBM của Liên Xô. Đó là tiến bộ công nghệ đáng chú ý cách đây 40 năm.

 Có một số sĩ quan quân đội Trung Quốc và các học giả đang bắt đầu khoe khoang về khả năng chiến tranh chống hạt nhân của Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc có khả năng đánh trả tự vệ hợp lý, đó là một trong những cường quốc lớn dễ bị tổn thương nhất đối với chiến tranh hạt nhân dốc toàn lực do mật độ dân số và phân bố dọc theo bờ biển phía Đông. Ngay cả Trung Quốc có dân số 1,4 tỷ người, không có nghĩa là nó sẽ tồn tại sau cuộc tấn công hạt nhân khủng khiếp. Đó là một lý lẻ mạnh, theo quan điểm của tôi, đối với Mỹ để giữ một lực lượng tấn công hạt nhân lớn, cả hai loại hoạt động lẫn dự trữ trong hoạt động, với vài ngàn đầu đạn hạt nhân chiến lược. Tất cả điều này là để tranh luận rằng chúng ta cần phải đặt những khả năng quân sự đang nổi lên của Trung Quốc vào một số phân tích so sánh hợp lý với những thứ của Mỹ và trong bối cảnh lịch sử. Chúng ta cần nhớ rằng Hoa Kỳ là quốc gia sáng tạo nhất trên thế giới và không đứng yên khi đối mặt với những tiến bộ quân sự của Trung Quốc, nhiều thứ trong đó kém cỏi thật sự.

  Paul Dibb là giáo sư danh dự của Nghiên cứu Chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia.
.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.