AIPAC, Israel , Iran và Washington.

Ảnh: Flickr / Nhà Trắng 
Washington có thể tách chính sách Iran của họ ra khỏi Israel ?

Trita Parsi, 02 tháng 12 2015, Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch

Không phải Israel lúc nào cũng nhìn thấy nước Cộng hòa Hồi giáo Iran như là một mối đe dọa gây bất ổn.

Một quan chức cấp cao Đức nói với tôi trong năm 2010, khá tự hào, rằng dưới sự lãnh đạo của Angela Merkel, chính sách Iran của Đức đã trở thành một chức năng trong quan hệ với Israel. Liệu Đức sẽ xử phạt Iran hay tham gia vào phương thức ngoại giao, nó phụ thuộc rất nhiều vào phản ứng của Israel. Trong dạng đơn giản nhất, quan chức Đức đã giải thích với tôi quá trình "Israel hóa" Iran - đó là, biến chính sách của một ai đó đối với Iran đại khái thành một chức năng quan hệ của nước đó với Israel.

Không một quan chức Mỹ nào đã từng mô tả chính sách của Mỹ đối với Iran trong những tình huống như thế với tôi. Và nếu họ đã làm, nhiều khả năng, nó đã không được đúng đắn. Nhưng trong quá trình hai năm gần đây, đặc biệt là vào mùa hè vừa qua, chúng ta thấy rằng Israel đã phải trả giá cho vai trò lớn hơn trong chính sách Iran của Mỹ so với nhiều năm trước đây như đã có thể nhìn thấy. Và đối với nhiều người ở quốc hội, thực tế là Iran chủ yếu được nhìn nhận qua lăng kính của Israel.

Đây sẽ là một vấn đề lớn đối với Tổng thống Obama, và cho chính quyền tiếp theo tìm cách duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran. Không phải vì Washington không muốn thấy những thay đổi đáng kể trong cách nhìn của Iran đối với Israel, hoặc là không tin rằng Iran tiếp tục thái độ thù địch đối với Israel sẽ không phải là một mối đe dọa cho thỏa thuận hạt nhân, mà vì sự loại bỏ đòn phép Israel hóa-Iran đòi hỏi nhiều hơn chứ không chỉ là một sự thay đổi trong chính sách của Iran nhằm vào Israel.

Để hiểu lý do tại sao, trước tiên chúng ta phải nhận ra lý do tại sao và làm thế nào mà Iran lại được nhìn từ một ống kính Israel trước tiên bởi rất nhiều người ở Washington.

Iran không phải là một vấn đề của Israel tại Washington trong thập niên 1980, bất chấp những lời lẽ thù địch của nhà cai trị Iran sau đó, Ayatollah Ruhollah Khomeini. Ngược lại, Israel đã dành vốn liếng ngoại giao quan trọng tại Washington vào thời điểm đó để cố gắng thuyết phục chính quyền Reagan tiếp cận với Tehran và đi đến thỏa thuận với chế độ thần quyền Iran. Những gì sau đó quay vào vụ bê bối Iran-Contra chỉ là một trong nhiều sáng kiến mà ​​Israel đã thực hiện vào thời điểm đó để có được Washington và Tehran trở lại trên bàn đàm phán. Quay lại sau đó, Israel chủ yếu đề cập tới các khả năng quân sự thông thường của các quốc gia Ả Rập thù địch và xem Iran là một đồng minh tiềm năng và là một sự cân bằng chống lại các cường quốc Ả Rập.

Tương tự như vậy, các tổ chức ủng hộ Israel ở Washington, dẫn đầu bởi AIPAC, đã tập trung vào việc chống lại người Palestine và các nước Ảrập thù địch. Iran không hề ở trong tầm rà soát của họ.

Khi quá trình Oslo chuyển đổi lãnh đạo Palestine Yasser Arafat từ một kẻ thù khủng bố đến một đối tác hòa bình, thái độ của Israel đối với Iran bắt đầu thay đổi một cách đáng kể. Để bán rẻ thỏa thuận trong nước, Thủ tướng kế nhiệm Yitzhak Rabin cảm thấy rằng một mối đe dọa khác cần phải được hiện ra lờ mờ ở chân trời. Rabin đặt ra câu hỏi một cách khá xảo biện về những gì thực sự đe dọa đối với Israel : người Palestine yếu kém hay là người Iran đang mạnh lên?

Hơn nữa, trong thực tế địa chính trị mới của khu vực sau sự sụp đổ của Liên Xô và sự thất bại của Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, các mối đe dọa phổ biến mà đã cung cấp cơ sở cho liên minh Israel - Iran trong thời đại Shah, và sự hỗ trợ của Israel đối với các cuộc đối thoại Mỹ-Iran trong thập niên 1980, bây giờ đã biến mất. Một sự tái lập quan hệ Mỹ-Iran trong những trường hợp này sẽ dẫn đến những mất mát lợi ích của Israel chứ không phải là nâng cao vị thế của Israel trong khu vực. "Có một cảm giác ở Israel rằng vì sự kết thúc Chiến tranh Lạnh, quan hệ với Mỹ đã bị hạ nhiệt và chúng tôi cần một số chất keo mới cho liên minh Mỹ - Israel. Và chất keo mới ... là Hồi giáo cực đoan. Và Iran là Hồi giáo cực đoan ", nhà phân tích Israel, Efraim Inbar nói với tôi trong tháng 10 năm 2004.

Một chiến dịch lớn đã được đưa ra để miêu tả Iran là "mối đe dọa lớn nhất [cho hòa bình] và là vấn đề lớn nhất ở Trung Đông". Iran và hệ tư tưởng Shia của nó chính là nguồn gốc của trào lưu chính thống Hồi giáo và là một mối đe dọa không thể cứu vãn, Israel lập luận.

Việc tập trung vào Iran là một cú quay 180 độ hoàn chỉnh của Israel, những người chỉ một vài năm trước đó đã ép Washington nói chuyện với Iran, bán vũ khí cho Iran và làm ngơ những hùng biện chống Israel của Iran.

Lúc đầu, phương pháp mới của Israel về Iran đã được đáp ứng với thái độ hoài nghi. Iran bất ngờ là mối đe dọa mới cho khu vực là "một ý tưởng gây tranh cãi" với có ít sự tin tưởng, theo The Washington Post. "Tại sao Israel đợi cho đến khá gần đây mới mạnh tiếng báo động Iran là một sự rắc rối", lập luận của New York Times. (Xem treacherous Alliance - Các Giao dịch Bí mật của Israel, Iran và Mỹ để biết chi tiết.)

Quan điểm này đã được chia sẻ bởi chính quyền Clinton, những người cảm thấy rằng Israel đã phóng đại mối đe dọa Iran vì lợi ích chính trị, chú ý đến thực tế là chiến dịch được đưa ra tại một thời điểm khi Tehran đã hạ thấp quan điểm của mình về vấn đề Palestine. "Vào thời điểm đó, đã có những nỗ lực của Iran khéo léo làm mềm các ngôn ngữ gốc của Khomeini," Keith Weissman, nhân vật trọng điểm tại AIPAC giải thích với tôi trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2004. "Không nghi ngờ gì nữa, đã có một cuộc phỏng vấn với Rafsanjani nổi tiếng ... ở đó ông nói rằng nếu vấn đề không sao với người Palestine, nó cũng không sao với chúng tôi".

Tuy nhiên, đối với AIPAC, sự thay đổi của Israel đối với Iran đã gặp may mắn. Những thất bại của người Palestine như là một kẻ thù được đánh đổi bằng những vận động mạnh mẻ đắt giá, và tiến trình hòa bình, nếu thành công, có thể tước đi lý do tồn tại của AIPAC. AIPAC lúc này có thể tự tái tạo lại một động năng mà đơn thuần chỉ là việc chống lại ảnh hưởng của Ả Rập ở Washington đã trở nên lỗi thời.

"AIPAC khiến cho Iran trở thành một vấn đề lớn vì họ không có bất kỳ vấn đề nào khác để tồn tại". Shai Feldman ở học viện Israel cho biết trong chuyến tôi viếng thăm văn phòng của mình ở Tel Aviv vào năm 2004. "Hoa Kỳ đã ủng hộ tiến trình hòa bình, vì vậy họ sẽ thúc đẩy những gì? ". AIPAC cần một vấn đề mới, và Israel cần sự giúp đỡ trong việc biến Washington chống lại Iran. Đó là một tình huống 2 bên cùng thắng. (win-win)

Iran bước đầu là một món quà mà không bao giờ dừng dâng hiến. Miêu tả Iran như là mối đe dọa lớn thì không mấy khó khăn, đặc biệt là luận điệu chống Mỹ và chống Israel của Tehran, mặc dù trong thực tế nó đang theo đuổi chính sách ôn hòa hơn trong thập niên 1990 so với thập kỷ trước. Và một khi Ahmadinejad lên nắm quyền ở Iran và bắt đầu đặt câu hỏi về Holocaust, ít người ở Washington cảm thấy cần bất kỳ sự thuyết phục nào từ Israel hoặc AIPAC. "Ahmadinejad theo nghĩa đen là những chữ gây quỹ cho AIPAC", một cựu thành viên AIPAC nói với tôi. "Tất cả những gì AIPAC cần làm chỉ là trích dẫn báo cáo mới nhất của Tổng thống Ahmadinejad và tiền sẽ được đổ vào túi."

Ngay cả cuộc chiến trên thỏa thuận hạt nhân - mà AIPAC thua thiệt - là tốt cho việc kinh doanh theo cựu quan chức AIPAC, Steven Rosen. "Cuộc chiến này từng tốt cho AIPAC ở chỗ nó mang lại rất nhiều tiền," ông nói với Foreign Policy hồi tháng Chín.

Buông bỏ Ahmadinejad sau khi ông ta hết làm tổng thống Iran là không dễ dàng cho AIPAC. Buông bỏ các vấn đề hạt nhân sẽ còn khó khăn hơn. Các trận thua mà nó chiến đấu trong mùa hè vừa qua để diệt bỏ thỏa thuận trong Quốc hội gây ấn tượng mạnh mẻ. Nhiều thái độ bất khả chiến bại của tổ chức xuất phát từ khả năng của họ chọn những trận đánh mà họ biết họ sẽ chiến thắng và ngăn chặn những cuộc xung đột mà họ có khả năng sẽ thua ngay từ ​tiên khởi. Việc đương đầu với thỏa thuận Iran là ngược lại. AIPAC đã thất bại trong việc ngăn chặn các cuộc đàm phán, họ đã thất bại trong việc thúc đẩy chính quyền Obama thông qua làn ranh đỏ, qua đó sẽ buộc Iran phải bỏ bàn đàm phán, và khi một thỏa thuận cuối cùng đã kết thúc, họ cảm thấy họ không có lựa chọn, nhưng vẫn đứng lên chống lại Tổng thống Hoa Kỳ, mặc dù cơ hội thành công đã bị hạn chế.

Sau hết, Iran đã đứng đầu chương trình nghị sự của AIPAC kể từ năm 1995. Ngồi bên ngoài cuộc chiến họ đã có, cách nói của Rosen "mất 10 năm chuẩn bị ", có thể mang đến cho AIPAC điều tồi tệ nhất trong tất cả những cơn ác mộng là : không thích hợp. Vào thời điểm khi AIPAC bị thách thức từ cánh hửu do một nhóm mới của tổ chức ủng hộ Israel (một số được tài trợ bởi ông trùm sòng bài Sheldon Adelson, người được biết xem AIPAC là quá ôn hòa), và từ cánh tả bởi J Street, trung lập là điều tồi tệ nhất trong tất cả các tùy chọn.

Tuy nhiên, tất cả đã không bị thua vì AIPAC qua thỏa thuận hạt nhân. Thực tế chỉ là rằng Tổng thống Obama đã phải chi dùng rất nhiều vốn liếng chính trị để bảo vệ thỏa thuận và bảo đảm hỗ trợ cho nó ở Quốc hội và có thể gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến với tổng thống tương lai : Dù cuối cùng bạn có thể đánh bại AIPAC trong một cuộc chạm trán đầu đối đầu, nó sẽ gây cho bạn hao tổn rất nhiều vốn liếng chính trị mà bạn có thể phải bỏ đi một ít điều đáng kể vì các ưu tiên khác của bạn. Vì vậy, ngay cả trong thất bại, AIPAC có thể tăng cường sự răn đe của nó.

Hơn nữa, những trận thua đau thì rất tốt cho việc gây quỹ. Những nguyên nhân rỏ ràng, ngay cả khi thua, là thích hợp hơn để thiếu trong sáng. Nói cách khác, đòn phép Israel hóa Iran có thể sẽ vẫn tốt cho các doanh nghiệp, bất chấp sự ra đi của thỏa thuận hạt nhân. Rosen nói về các nỗ lực của AIPAC đối với thoả thuận Iran : "Trận chiến cuối cùng này, có thể được nhớ đến như là khởi đầu của một giai đoạn bộc phát khác."

Vì vậy, ngay cả việc giảm mối đe dọa hạt nhân từ Iran cũng như sự tiếp nối của Iran tự tách khỏi Israel, rõ ràng là hữu ích, nhưng cuối cùng không đủ để loại bỏ đòn phép Israel hóa Iran. Cũng giống như năm 1993, khi AIPAC từ bỏ Arafat và chấp nhận Iran là mối đe dọa chính của họ, việc từ bỏ Iran hôm nay có thể chỉ diễn ra nếu một mối đe dọa mới xuất hiện thay vào vị trí của nó. Có lẽ phong trào Tẩy chay, Tước bỏ và Chế tài sẽ là mối đe dọa đó. Nhưng trừ phi một cái gì đó nổi lên để thay thế Iran, có rất ít để cho thấy rằng Israel, AIPAC và Netanyahu đã sẵn sàng để cho Iran được loại khỏi đòn Israel hóa.

Trita Parsi là nhà ngoại giao đặc trách Iran của tổng thống Obama

Chú thích :
AIPAC là viết tắc của American Israel Public Affairs Committee, Uỷ ban sự vụ cộng đồng người Mỹ gốc Do Thái, hoạt động chính là chuyên vận động hành lang với chính quyền Mỹ trong các chính sách bảo vệ quyền lợi người Do Thái cũng như cho chính quốc của họ, Israel

Iran Contra là một vụ bê bối hồi 1986 liên quan đến tổng thống Reagan. Nó liên quan đến việc bất chấp lệnh cấm vận, chính quyền Reagan đã bán vũ khí cho Iran để Iran giúp giải thoát cho các con tin bị một tổ chức Hồi giáo cực đoan cầm giữ tại Beirut và chính quyền Reagan cũng tài trợ trái phép cho phiến quân Nicaragua.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.