Bất bình đẳng tạo nên lực lượng nhà nước Hồi giáo ?

Trong bức ảnh không đề ngày tháng này, các chiến binh
 của nhóm Nhà nước Hồi giáo phô diển các loại vũ khí
và vẫy cờ trong một đoàn xe đi qua thành phố Raqqa
ở Syria trên một con đường dẫn tới Iraq. ( AP)
Đây có thể là lý thuyết gây tranh cãi nhất cho những gì đằng sau sự nổi lên của ISIS.

Jim Tankersley ngày 30 tháng 11, Theo Washington Post

Trần H Sa lược dịch

Một năm sau khi tác phẩm dày 700 trang "Capital in the Hai-First Century" của ông đột chiếm danh sách hàng đầu bán chạy nhất của Mỹ, Thomas Piketty đưa ra một lý luận mới về sự thu nhập bất bình đẳng. Nó có thể cho thấy nhiều tranh cãi hơn so với cuốn sách của ông, trong đó tiếp tục tạo ra tranh luận trong giới chính trị và kinh tế.

Các lập luận mới, mà Piketty nêu ra gần đây trên tờ báo Pháp, Le Monde, là : bất bình đẳng là một động lực chính của tình trạng khủng bố ở Trung Đông, bao gồm cả các cuộc tấn công của Nhà nước Hồi giáo tại Paris hồi đầu tháng này - và chính các quốc gia phương Tây, phần lớn đã bị đổ lỗi cho sự bất bình đẳng đó.

Piketty viết rằng hệ thống chính trị và xã hội của Trung Đông đã tạo nên tính mỏng manh bởi sự giàu có từ dầu lửa đã đổ dồn vào một số ít quốc gia có dân số tương đối ít. Nếu bạn nhìn vào khu vực giữa Ai Cập và Iran - trong đó bao gồm Syria - bạn tìm thấy một số quốc gia dầu lửa mà chế độ quân chủ kiểm soát từ 60 đến 70 phần trăm sự giàu có, trong khi nơi ăn chốn ở chỉ nhỉnh hơn 10 phần trăm một chút trong con số 300 triệu người dân sống trong khu vực đó. (Piketty không xác định ông nói về nước nào, nhưng xét từ một nghiên cứu năm ngoái mà ông là đồng tác giả về bất bình đẳng ở Trung Đông, dường như ông nói đến Qatar, Ả Rập Saudi, Kuwait, Saudi Arabia, Bahrain và Oman. Bằng số liệu của ông , họ chiếm 16 phần trăm dân số của khu vực trong năm 2012 và gần 60 phần trăm tổng sản phẩm trong nước.)

Việc tập trung rất nhiều của cải vào những nước với một dân số được dự phần quá nhỏ, tạo nên khu vực "bất bình đẳng nhất trên hành tinh.", ông nói,

Trong những chế độ quân chủ đó, ông tiếp tục, một phần nhỏ kiểm soát hầu hết các sự giàu có, trong khi một lượng lớn - bao gồm cả phụ nữ và người tị nạn - bị quản lý trong tình trạng "bán nô lệ." Những điều kiện kinh tế ấy, ông nói, đã trở thành những lý lẽ biện minh cho các chiến binh thánh chiến, cùng với những tổn thất của một loạt các cuộc chiến tranh trong khu vực được kéo dài mãi bởi các cường quốc phương Tây.

Danh sách của ông bắt đầu với chiến tranh vùng Vịnh trước tiên, trong đó ông nói rằng kết quả là các lực lượng đồng minh hoàn trả dầu "cho các tiểu vương." Mặc dù ông không dành nhiều không gian kết nối các ý tưởng đó, hàm ý rõ ràng là sự túng thiếu về kinh tế và những nỗi kinh hoàng của chiến tranh mà chỉ dành riêng cho một ít cư dân trong khu vực được hưởng lợi, trộn lẫn với nhau, trở thành những gì ông gọi là một "thùng thuốc nổ" cho chủ nghĩa khủng bố trên toàn khu vực.

Piketty đặc biệt gay gắt khi ông đổ lỗi cho phương Tây về sự bất bình đẳng trong khu vực, và sự tồn tại của các chế độ quân chủ dầu kéo dài : "Đây là những chế độ mà về mặt quân sự và chính trị được hỗ trợ bởi các cường quốc phương Tây, tất cả niềm vui là có được một số lượng nhỏ tài trợ cho các câu lạc bộ [bóng đá] của họ hoặc bán một số vũ khí. Không lạ gì bài học của chúng ta về công bằng xã hội và dân chủ ít được hoan nghênh trong giới trẻ ở Trung Đông.

Khủng bố bắt nguồn từ sự bất bình đẳng, Piketty tiếp tục, là sự chống lại thực trạng kinh tế bất công một cách tốt nhất.

Để đạt được sự tín nhiệm từ những người không được hưởng sự thịnh vượng của khu vực, các nước phương Tây phải chứng minh rằng họ có nhiều liên quan với sự phát triển xã hội của khu vực, hơn là với lợi ích tài chính của mình và mối quan hệ với các gia đình cầm quyền. Làm điều này như thế nào, ông nói, là bảo đảm rằng tiền dầu của Trung Đông phải được tài trợ cho "phát triển trong khu vực", bao gồm giáo dục nhiều hơn.

Ông kết luận bằng cách nhìn vào bên trong, tại Pháp, công khai chỉ trích sự phân biệt đối xử trong việc thuê người nhập cư và mức độ thất nghiệp cao trong thành phần đó. Ông nói rằng châu Âu phải quay lưng lại với "thắt lưng buộc bụng" và tái củng cố mô hình hội nhập và tạo ra việc làm, và lưu ý rằng châu lục này đã chấp nhận 1 triệu người nhập cư mỗi năm trước khủng hoảng tài chính.

Cho đến nay sự tranh luận đã không được chú ý nhiều tại Hoa Kỳ. Nó dựa trên một số nguyên tắc gây tranh cãi, không phải ít trong số đó là các câu hỏi về việc Trung Đông bất bình đẳng như thế nào khi được so sánh với phần còn lại của thế giới - một vấn đề bắt nguồn từ chất lượng yếu kém của khu vực trên lĩnh vực thống kê kinh tế. Trong bài viết năm ngoái, Piketty và là đồng tác giả kết luận bất bình đẳng trên thực tế là khá cao.

"Theo các giả thuyết đáng tin cậy," bài viết nêu rỏ về khía cạnh lý thuyết, thu nhập thuộc nhóm hàng đầu với 10% dân số hưởng lợi có thể lên đến 60% tổng thu nhập (so với Trung Đông) , và trong nhóm hàng đầu với 1% có thể hưởng lợi vượt quá 25% (so với Hoa Kỳ 20% , 11% ở Tây Âu, và 17% ở Nam Phi). "

Lợi tức thu nhập của nhóm 1 phần trăm, năm 2012.
Dưới một " bất bình đẳng cao", mô hình của các nhà kinh tế Facundo Alvaredo và Thomas Piketty cho thấy, bất bình đẳng ở Trung Đông vượt quá ngay cả Hoa Kỳ.

Dữ liệu của Đức là từ năm 2010. Dữ liệu của Đức và Mỹ bao gồm lợi nhuận đầu tư. Nguồn: Alvaredo và Piketty (2014), Cơ sở dữ liệu thu nhập thế giới, wapo.st/wonkblog

Trên thực tế, những thứ đó có những mức độ không đồng đều nhau. Chúng là những thứ cao cùng tột trong kịch bản mà Piketty đưa ra trong bài báo. Liệu chúng có phải là nguyên nhân gốc rễ của Nhà nước Hồi giáo hay không, đó là một cuộc tranh luận mà rất có khả năng chỉ mới bắt đầu.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.