Cạnh tranh quân sự Mỹ - Trung và kết quả ?

Ảnh: Wikimedia Commons / Kremlin.ru 
Năm tình thế chiến tranh với Trung Quốc có thể được bắt đầu ... hoặc ngăn ngừa.

Một sự thay đổi cân bằng hải quân ở Thái Bình Dương có thể biến thành một sự chết chóc như thế nào.

Robert Haddick, 12 tháng 12 năm 2015. Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch

 Chẵng bao lâu nửa, có lẽ trước khi kết thúc năm nay, Hải quân Mỹ có thể thực hiện một cuộc tuần tra tự do hàng hải khác ở quần đảo Trường Sa, lần này ở gần Mischief Reef, một nơi nửa chìm nửa nổi khác mà Trung Quốc đã xây dựng cùng khắp với việc nạo vét cát. Việc tuần tra như vậy gần đây, được tiến hành vào ngày 27 bởi tàu USS Lassen gần Subi Reef, là một nhiệm vụ bất thành trong quan điểm của nhiều nhà phân tích, kể từ khi nó để lại cho các nhà quan sát sự lo ngại tự hỏi liệu phải chăng Hoa Kỳ đã vô tình củng cố tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Chuyến tuần tra sắp tới ở Mischief Reef có thể cung cấp một cú đánh "Mulligan" rất cần thiết ( cú đánh cho phép đối thủ đánh trở lại trong môn đánh gôn, nó trái luật ) cho chính quyền Obama vẫn đang phấn đấu để đạt được sự tín nhiệm đối với chính sách "tái cân bằng châu Á" của nó.

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ đáp trả cuộc tuần tra kế tiếp này như thế nào ? Sau hành trình của USS Lassen, PLA phái máy bay chiến đấu J-11B đến căn cứ không quân trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa ở gần đó, và sau đó tiến hành các buổi tập huấn luyện với máy bay phòng thủ có thể tấn công trên Biển Đông. Trung Quốc có khả năng thiết lập năng lực chống máy bay và chống tàu đáng kể ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc sẽ đáp trả cuộc tuần tra sắp tới như thế nào vẫn còn là một bí ẩn và không nghi ngờ nó sẽ góp phần vào sự bất kham rõ ràng của chính quyền Obama ở Biển Đông.

Những gì chúng ta biết là các nhà lãnh đạo của Trung Quốc tin rằng sẽ có một ngày họ có thể thách thức vị thế quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Chúng ta biết điều này vì trong hai thập kỷ, Trung Quốc đã chi tiêu rất lớn, và vẫn đang phát triển nhanh chóng, các nguồn lực trong việc xây dựng một lĩnh vực đầy đủ gồm không quân, hải quân, tên lửa và sức mạnh không gian quân sự trong khu vực, tất cả được thiết kế đặc biệt để chống lại sự can thiệp của lực lượng viễn chinh Hoa Kỳ. Chúng ta phải thừa nhận rằng các chính quyền liên tiếp của Trung Quốc sẽ không có được sự đầu tư này nếu họ không tin nó có thể mang lại kết quả.

Nhưng việc tăng cường quân sự của Trung Quốc liệu có sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là sự đảo ngược rõ ràng vị thế quân sự ở Tây Thái Bình Dương, dẫn đến một tương quan lực lượng mới mà sẽ buộc các nhà hoạch định chính sách và các nhà lập kế hoạch quân sự của Mỹ ngồi yên chấp nhận một trật tự do Trung Quốc dẫn đầu ? Sử gia Geoffrey Blainey giải thích trong cuốn sách bậc thầy của ông "Nguyên nhân của chiến tranh" (1973) rằng khi các cầu thủ cạnh tranh quan tâm đến những tương quan sức mạnh của họ (ai đang thống trị và ai không), xung đột là không thể. Uy thế của Mỹ có nghĩa là Trung Quốc đã không thể thách thức việc triển khai hai nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ trong khủng hoảng eo biển Đài Loan vào năm 1996. Các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh hôm nay có lẽ cũng đã thiếu tự tin để phản đối chuyến tuần tra của USS Lassen (và cũng có thể kết luận rằng sự thắng cược vào lúc này giá trị không bằng cho một thử thách như vậy).

Nhưng khoảng một thập kỷ nửa, khi sự xây dựng của PLA vươn tới mạng lưới cảm biến không gian mạng, lực lượng tên lửa chống tàu và hạm đội tàu ngầm được trưởng thành nhiều hơn nữa, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh có thể hy vọng rằng tất cả các cầu thủ sẽ đi đến một thỏa thuận mới về mối tương quan giửa các sức mạnh, và một lần nữa, như trong năm 1996, tránh một cuộc xung đột khi một cuộc khủng hoảng mới xuất hiện. Một thỏa thuận mới giả định như vậy có lẽ sẽ còn là dấu chấm hết cho những thách thức tự do hàng hải của Mỹ ở quần đảo Trường Sa và các nơi khác ở phía tây Thái Bình Dương .

Đương nhiên, quá trình chuyển đổi từ cầu thủ đang thống trị sang cầu thủ khác tạo ra một khoảng thời gian rất nguy hiểm. Thật vậy, mục tiêu sáng kiến "Third Offset" (*) của Lầu Năm Góc là để ngăn chặn một quá trình chuyển đổi như vậy, hoặc thậm chí được xem xét. Như Blainey suy luận, "các cuộc chiến tranh thường bắt đầu khi hai quốc gia không đồng ý về những tương quan sức mạnh của chúng." Cho dù các nhà quyết định ở hoặc Washington hay Bắc Kinh sẵn sàng leo thang nguy cơ quân sự, điều đó sẽ phụ thuộc vào sự tự tin mà họ có trong các khái niệm khác nhau về chiến đấu trong chiến tranh, cùng với quân lính và thiết bị, những thứ sẽ thực hiện các khái niệm đó. Nếu Blainey đúng, chiến tranh có thể xảy ra, bị xúi giục bởi, dự đoán, sự kháng cự thẳng thừng của PLA đối với một cuộc tuần tra tự do hàng hải của Mỹ trong tương lai, vì bất đồng (hay ngộ nhận) của các cầu thủ trên kết quả của ít nhất năm khái niệm mà từ trước đến nay chưa từng được kiểm tra trong một cuộc chiến tranh quy mô lớn.

1. Liệu "Phức hợp tấn công thăm dò" của PLA sẽ có kết quả ?

Theo các chương trình phức hợp tấn công thăm dò của Liên Xô từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh trước đây, các hệ thống riêng của PLA cũng đã bao gồm vệ tinh, những thứ ở trên không và các cảm biến khác; một cơ cấu chỉ huy và kiểm soát; và một loạt tên lửa đạn đạo hành trình tầm xa chống hạm được thiết kế để tấn công các lực lượng đặc nhiệm hải quân đối phương. Trung Quốc vượt xa Hoa Kỳ ở tên lửa đạn đạo tầm giao tranh (Hoa Kỳ không có), cũng như các tên lửa hành trình chống tàu, trong khi tên lửa hành trình của PLA được đánh giá vượt xa tên lửa của Hoa Kỳ về phạm vi, tốc độ, chủng loại và số lượng. Không quân PLA đã có những cải tiến lớn trong học thuyết chống tàu và được đào tạo, đặc biệt là trong các hoạt động sâu dưới đại dương, một xu hướng chắc chắn sẽ tiếp tục trong những thập kỷ tới. Ngoài ra, báo cáo hàng năm từ Lầu Năm Góc và các Ủy ban đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung làm rõ rằng PLA tiếp tục nhanh chóng mở rộng năng lực cảm biến giám sát vũ trụ và không gian đại dương của nó.

Những gì còn lại là chưa biết ban tham mưu chiến đấu của PLA đã liên kết như thế nào các mạng cảm biến và hệ thống thông tin liên lạc để tạo một khả năng "chống hải quân" mạnh mẽ sẽ được tổ chức khi xảy ra căng thẳng. Cũng chưa rõ về độ tin cậy của các tên lửa chống tàu tầm xa khác nhau của PLA khi xử dụng với các mục tiêu chuyển động và được bảo vệ trên biển. Nhiều thử nghiệm trong những năm tới có thể trả lời câu hỏi và những điều không chắc chắn liên quan đến khả năng của Trung Quốc trong tương lai. Nếu không, những bất ổn vẫn tồn tại và tranh luận sẽ góp phần cho "mối nguy hiểm bất đồng" của Blainey.

2. Liệu hệ thống tên lửa phòng thủ của tàu sân bay Mỹ sẽ có kết quả ?

"Phóng đi từ các tàu sân bay" từng là một kỹ thuật đáp trả khủng hoảng của Mỹ từ lâu. Thật vậy, nó đã được xử dụng bởi hai nhóm tàu sân bay tấn công dưới thời Tổng thống Bill Clinton trong đỉnh điểm khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996 mà đã là nguyên nhân làm cho Trung Quốc co vòi - và sau đó khởi động sự tăng cường quân sự chống tiếp cận trung tâm của PLA, và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Mặc cho các mối đe dọa tên lửa ngày càng tăng đối với tàu sân bay Mỹ, các chính khách Hoa Kỳ gần như theo quán tính chuyển sang các tàu chiến này như là những phương sách nổi bật trong các cuộc khủng hoảng. Đó có thể là một thảm họa nếu tên lửa phòng thủ của nhóm tàu sân bay không đủ cho các mối đe dọa trong tương lai.

Hải quân Mỹ đang phấn đấu mãnh liệt để cải thiện tên lửa phòng thủ của mình. Ví dụ, khái niệm Navy Integrated Fire Control – Counter Air - NIFC-CA (*) sẽ hoàn tất tích hợp các bộ cảm biến tân tiến, liên kết dữ liệu và vũ khí chống tên lửa từ một loạt các nền tảng rộng, và sẽ tạo ra những tên lửa phòng thủ của tàu sân bay ở phạm vi xa hơn nhiều so với hiện hành. Một khái niệm tương phản thay vào đó là sẽ xử dụng một hàm lượng lớn các tên lửa đánh chặn tầm ngắn và tên lửa phòng thủ tập trung vào những khắc cuối cùng trước khi tên lửa của đối phương va chạm vào tàu của Mỹ. Hơn nữa trong tương lai, Hải quân đang tìm kiếm laser công suất lớn và súng phóng lửa bằng điện từ trường thay cho tên lửa phòng thủ, mặc dù có sự hoài nghi trong một số kỹ sư về tính khả thi của các hệ thống này.

Súng phun lửa bằng điện từ trường của Hải quân Mỹ
Trong thập kỷ tới, liệu hàng không mẫu hạm phòng thủ của Hải quân sẽ có thể ngăn chặn hoàn toàn một cuộc tấn công tên lửa bao gồm hơn một trăm tên lửa, phóng từ hai hoặc nhiều trục ? Thậm chí một số tàu bị trúng đích, dự đoán, có tỷ lệ ít hơn 95 phần trăm được đánh chặn bởi tên lửa phòng thủ của Hải quân, điều này sẽ được ghi nhận như là một trận chiến thất bại cho Hải quân. Như đã giải thích ở trên, các quan chức Hải quân có kinh nghiệm không đồng ý với nhau về phương pháp gì để làm để bắt kịp với các mối đe dọa tên lửa ngày càng tăng. Sự bối rối bề ngoài qua cách như thế nào là tốt nhất để bảo vệ các tàu này có thể tăng cường sự tự tin (được bảo hành hay không) của các nhà hoạch định PLA. Và đó có thể là một mục khác có thể ghi vào sổ cái "bất đồng" của Blainey.

3. Liệu tên lửa của PLA có thể áp đảo thành công các căn cứ Mỹ ở Tây Thái Bình Dương ?

Bắt đầu từ cuối những năm 1990, các nhà phân tích quân sự Mỹ đã bắt đầu lo lắng về các mối đe dọa tên lửa tấn công đối đất của PLA dành cho các căn cứ không quân và hải quân của Mỹ và đồng minh ở Tây Thái Bình Dương. Mối quan tâm đó được thể hiện trong các báo cáo từ RAND, Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung và chính Lầu Năm Góc. Các báo cáo này giải thích khả năng ngày càng cao của PLA để khống chế, ít nhất là tạm thời, các căn cứ lớn của Mỹ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa và Guam với các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình . Như thế, sẽ dể dàng ngăn chặn khả năng của Không quân xuất phát những phi vụ chiến thuật và có thể gây hại cho các tàu Hải quân đang cập cảng và khả năng hỗ trợ cho những tàu khác đang thi hành nhiệm vụ.

Các nhà hoạch định quốc phòng Mỹ đã phản ứng bằng cách nhấn mạnh vào không quân và tên lửa phòng thủ, tăng khả năng tên lửa phòng thủ ở hiện trường, cải cách đường băng và sửa chữa năng lực của các cơ sở . Cuộc cạnh tranh do đó không chỉ bao gồm các loại tên lửa chống lại "chống tên lửa", mà còn là tên lửa chống lại các công trình bê tông dã chiến. Một khía cạnh khác của cuộc chạy đua là sự thích ứng khái niệm "Rapid Raptor", qua đó các phi đội không quân phân tán nhỏ máy bay chiến đấu tấn công và máy bay hỗ trợ các chuyến bay chở hàng đến các cảng hàng không viễn chinh rải rác khắp khu vực. Thuỷ quân lục chiến Mỹ lên kế hoạch cho một khái niệm tương tự với các phi đội F-35B tương lai của nó.

Phân tán mỏng tài sản trong một cuộc khủng hoảng dường như có ý nghĩa. Nhưng nó có thể không tăng thêm sự an toàn, nếu các địa điểm viễn chinh mới cuối cùng bị phát hiện nhưng lại không được bảo vệ tốt bằng các căn cứ trung tâm lớn. Ngoài ra, những khó khăn của hậu cần hỗ trợ cho tốc độ xuất kích cao từ các căn cứ nhỏ rãi rác có thể tương tự như xén bớt các hiệu quả mong đợi. Cuộc cạnh tranh có thể đi xa hơn trong "tên lửa chống căn cứ" , mà ở những khoảnh khắc khác nhau sẽ bổ sung thêm hy vọng hay nhầm lẫn cho các nhà quy hoạch ở cả hai bên.

4. Liệu chương trình "làm mù" chống lại mạng lưới cảm biến sẽ có kết quả ?

Cả giới quân sự Hoa Kỳ và PLA có kế hoạch ngăn chặn khả năng đối thủ của họ thu thập thông tin tình báo chiến trường và truyền những kết quả đó cùng các lệnh tiếp theo cho các đơn vị trên chiến trường. Ví dụ, Trung Quốc có chương trình chống không gian năng động nhất trên thế giới và bây giờ thường xuyên kiểm tra các tên lửa chống vệ tinh phóng trực tiếp. Không quân Mỹ đã thử nghiệm một loại vũ khí chống vệ tinh vào năm 1980 và Hải quân đã chứng minh khả năng chống vệ tinh phóng trực tiếp trong năm 2008, khi nó hạ một vệ tinh bị trục trặc của Mỹ với một tên lửa SM-3. Những khả năng như vậy có thể nhắm mục tiêu vào các vệ tinh trinh sát khác nhau trong quỹ đạo gần trái đất và có lẽ gồm cả các vệ tinh thông tin liên lạc và điều hướng trong quỹ đạo cao hơn.

Bên ngoài những tác động "làm mù" và "gây điếc" của chiến tranh không gian, cả hai bên cũng đang gia tăng tập trung của họ trên chiến tranh điện tử (EW), cả hai gây nhầm lẫn cho tên lửa của đối phương và phá sóng thông tin liên lạc của đối thủ . Lầu Năm Góc đã thành lập một Ủy ban điều hành chiến tranh điện tử để bảo vệ vị thế EW của Mỹ và phối hợp hoạt động EW qua các dịch vụ. Theo trung tâm tình báo của Không quân Mỹ, chiến tranh điện tử là một thành phần quan trọng của học thuyết chiến đấu và đào tạo của PLA và Trung Quốc hiện đang sản xuất tại trong nước các thiết bị chiến tranh điện tử tiên tiến cho các nền tảng khác nhau của nó.

Bên nào sẽ thắng thế trong cuộc cạnh tranh "làm mù" trong tương lai ? Như là "đội chủ nhà" và một sức mạnh lục địa, Trung Quốc sẽ có nhiệm vụ dễ dàng hơn. Nó sẽ có nhiều lãnh thổ và các căn cứ để hoạt động từ đó, so với lực lượng viễn chinh của Mỹ, sẽ hoạt động từ một số ít các căn cứ ở hải đảo và các lực lượng đặc nhiệm hải quân. Nếu cả hai bên quấy nhiễu mạng lưới vệ tinh của nhau, Trung Quốc sẽ có một thời gian dễ dàng hơn trong việc tái lập mạng lưới giám sát trên không và mạng lưới tiếp âm thông tin liên lạc để hỗ trợ cho chiến dịch tại khu vực nhà của mình. Mặt khác, hệ thống đồng minh của Mỹ trong khu vực sẽ là một tài sản lớn và sẽ là đặc biệt hữu ích cho việc hỗ trợ và tái lập trinh sát và truyền thông. Như với các khái niệm khác đã thảo luận, không có gì chắc chắn đối với kết quả của các chương trình làm mù của cả hai bên mà chúng có khả năng phát triển.

5. Liệu các hoạt động tấn công mạng có sẽ ảnh hưởng đến những tác động chiến thuật ?

Các hoạt động thu thập tình báo mạng của Trung Quốc cũng được biết đến. Các hoạt động này được cho là bao gồm các cuộc tấn công mạng xâm nhập vào hồ sơ thiết kế F-35 của Lockheed Martin, xâm nhập vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cơ sở dữ liệu tín dụng của Mỹ, và được cho là ăn cắp hai mươi hai triệu hồ sơ cá nhân từ Văn phòng Quản lý nhân sự Mỹ. Khả năng của PLA xử dụng vũ khí không gian mạng để làm gián đoạn, bóp méo và làm hỏng cảm biến và mạng lưới chỉ huy của quân đội Mỹ thì chưa rỏ ràng, đặc biệt là trong những giai đoạn quan trọng của các hoạt động quân sự. Thành công của Trung Quốc ở các hoạt động tình báo mạng có lẽ được xác định chỉ là khả năng làm gián đoạn mạng gây khó chịu, ngay cả nếu khả năng này vẫn chưa được quan sát thấy.

Về phần mình, Hoa Kỳ cũng đang nghĩ đến sở hửu năng lực tấn công không gian mạng cấp cao. Bất chấp các áp lực ngân sách trong những năm gần đây, Lầu Năm Góc đã liên tục mở rộng năng lực mạng của nó. Xây dựng một phạm vi kiểm tra không gian mạng quốc gia, là nơi hiện giờ thường xuyên tiến hành mô phỏng và huấn luyện các cuộc chiến không gian mạng đối đầu.

Mặc dù vậy, các quan chức quốc phòng Mỹ gần như không bao giờ thảo luận về khả năng tấn công không gian mạng của họ, cũng không có những năng lực như vậy được chứng minh một cách công khai. Các hoạt động tấn công mạng có hiệu quả ra sao trên các hoạt động quân sự chiến thuật của đối phương vẫn còn là một bí ẩn, ít nhất là đối với người ngoài. Các cuộc tấn công mạng Stuxnet chống lại chương trình hạt nhân của Iran, được cho là một nỗ lực chung của Mỹ và Israel, chỉ tạo ra thiệt hại tạm thời và ít thay đổi quỹ đạo lâu dài của chương trình. Nếu không có những chứng minh rõ ràng hơn về các ảnh hưởng của tấn công không gian mạng , kẻ thù có khả năng nuôi dưỡng sự bất đồng rộng rải về những dính líu của không gian mạng đối với các hoạt động quân sự.

Có vẻ những bất đồng về những vấn đề kỹ thuật và chiến thuật (và nhiều thứ khác) đang gia tăng, các nhà hoạch định quân sự và hoạch định chính sách ở cả hai bên sẽ cảm nhận được và lĩnh hội được những cơ hội cho lợi thế quân sự. Lịch sử đầy dẫy với những bất đồng như vậy, mà đã dẫn cả hai bên kết luận rằng kế hoạch chiến tranh của họ sẽ có kết quả. Phải xảy ra một cuộc chiến tranh để tìm ra ai là đúng:

Quân đội Iraq tại Kuwait vào năm 1991 sẽ có thể phản công gây thương vong đáng sợ cho lực lượng liên minh  giống như cách gần trước đó họ đã chống lại Iran? Saddam nghĩ có, các chỉ huy Mỹ nghĩ không.

Quân đội Nhật Bản vào năm 1942 có thể tấn công xuống khu rừng nhiệt đới ở bán đảo Malay và chiếm Singapore từ phía bắc? Tướng Yamashita nói có, tướng Percival nói không.

Hải quân Anh vào năm 1982 có thể phát động một cuộc tấn công đổ bộ vượt đại dương thành công để lấy lại quần đảo Falkland? Chỉ huy Argentina nói không , chỉ huy người Anh nói có.

Hôm nay, các nhà lập kế hoạch và các nhà hoạch định chính sách quân sự Trung Quốc và Mỹ có thể thoả thuận về tương quan lực lượng ở Tây Thái Bình Dương. Nhưng với xu thế hiện nay, thỏa thuận đó sẽ thay đổi sự bất đồng, làm gia tăng đáng kể nguy cơ xung đột. Khi điều đó xảy ra, các tác động  lôi kéo PLA phản đối mạnh mẽ sự tuần tra tự do hàng hải của Mỹ trong tương lai hoặc một cuộc đụng độ khác như vậy sẽ gia tăng.

Các quan chức Mỹ có thể ngăn chặn đà trượt bất đồng nguy hiểm bởi hoặc đảo ngược xu hướng thảo luận với năm khái niệm này, hoặc bằng cách củng cố khác, các khái niệm mới có thể sẽ loại bỏ bất kỳ nghi ngờ nào về hậu quả từ sự leo thang và xung đột.

Robert Haddick là một thành viên thỉnh giảng cao cấp tại Viện Nghiên cứu Không gian vũ trụ Mitchell  và là tác giả của cuốn sách "Lửa trên nước : Trung Quốc, Mỹ, và tương lai của Thái Bình Dương".

_ Chú thích :

(*) Third Offset: Sáng kiến đổi mới của bộ Quốc phòng Mỹ được công bố vào tháng Mười năm 2014. Một thành phần cốt lõi của sáng kiến này là sự hình thành một chương trình Kế hoạch phát triển và nghiên cứu dài hạn nhắm mục tiêu vào một số lĩnh vực công nghệ, bao gồm cả robot và hệ thống tự trị, thu nhỏ kích thước, dữ liệu lớn, sản xuất tiên tiến, trong khi cũng tìm cách cải thiện sự hợp tác quân sự của Mỹ với các doanh nghiệp khu vực tư nhân có tính sáng tạo.

(*) NIFC-CA : dựa trên việc xử dụng các dữ liệu liên kết để cung cấp cho mỗi máy bay và tàu về hình ảnh của toàn bộ chiến trường.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.