Đồng Yuan sẽ phá nát nền kinh tế toàn cầu ?

Một cử chỉ giao dịch tiền tệ tại các phòng giao dịch ngoại hối
 của Ngân hàng Korea Exchange có trụ sở tại Seoul,
Hàn Quốc, tháng 8/ 2015. © Ahn Young-joon / PA

Một ngàn tỷ USD đã rời khỏi đất nước - và áp lực đang càng lúc càng tăng.

George Magnus / 12 tháng 1 2016.
Theo Prospect

Trần H Sa lược dịch

Giảm khoảng 1 phần trăm kể từ đầu năm, thấp hơn khoảng 2 phần trăm so với sau mùa hè lảo đảo năm ngoái và thấp hơn khoảng 5,5 phần trăm so với tuần trước đó. Hầu hết mọi người sẽ không thể nhắm mắt làm ngơ khi điều này không phải là điều gì lạ mà là tiền tệ của Trung Quốc. Vậy mà đồng nhân dân tệ (Yuan) đã trở thành "nóng" một lần nữa trong thị trường tài chính, một phần vì mối quan ngại càng lúc càng tăng rằng nó có thể đẩy nền kinh tế thế giới đi vào một cuộc suy thoái toàn cầu.

Làm thế nào có thể như thế được , bạn có thể hỏi, nếu nó đã dịch chuyển rất ít, và đặc biệt là kể từ khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tức ngân hàng trung ương Trung Quốc, duy trì sự ghìm chặt thị trường tiền tệ và các giòng vốn trong - và đặc biệt là ở bên ngoài - Trung Quốc . Như để chứng minh cho tính hiệu quả, ngân hàng trung ương đã can thiệp vào cái gọi là thị trường đồng Yuan bên ngoài, gọi là thị trường CNH, nhằm ổn định đồng tiền đang sụp đổ bằng cách đẩy tỷ lệ lãi suất qua đêm lên đến hơn 13 phần trăm vào ngày thứ hai, và 68 phần trăm hôm nay. Những người "bán khống" đồng tiền sẽ được an toàn và thực sự bị áp lực phải bán. Lần đầu tiên kể từ cuối mùa hè năm ngoái, sự khác biệt lớn giữa tỷ lệ CNH và tỷ lệ bên trong, gọi là CNY, đã bị loại. Bất cứ ai vẫn còn tin rằng hệ thống tiền tệ của Trung Quốc đang dần dần được tự do hoá cần có cái nhìn khác về những gì vừa xảy ra.

Nhưng những gì đang làm hoảng sợ các nhà đầu tư là một bản "tứ tấu" của những sự không chắc chắn phức tạp. Thứ nhất, những thay đổi kỹ thuật và tiền lời đối với sự quản lý hệ thống tỷ giá hối đoái từ mùa hè năm ngoái đã không thành công trong việc tăng cường niềm tin vào đồng nhân dân tệ, qua đó phản ánh mối quan tâm về kinh tế và tài chính sâu hơn.

Thứ hai, sự ưu tiên của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho một đồng Yuan ổn định chống lại một loạt rộng rãi các đồng tiền, qua đó cho phép một sự sụt giá giới hạn nhằm chống lại một đồng đô la Mỹ mạnh mẽ, không phải là một sự đồng thuận hay là một quan điểm rỏ rệt ở Bắc Kinh. Đằng sau hậu trường, một số dường như ủng hộ cho một sự suy giảm mạnh hơn.

Thứ ba, sự bay vốn theo chu kỳ có thể gây khó khăn cho các PBC nắm giữ biên độ giảm giá đồng Yuan của mình. Tuần trước, nó đã thông báo rằng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm hơn 512 tỷ USD vào năm 2015. Cho rằng Trung Quốc kiếm được khoảng 600 tỷ USD từ thương mại quốc tế và mạng lưới đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), Trung Quốc có thể đã có khoảng 1 nghìn tỷ USD giòng vốn, một tỷ lệ cao trong giòng vốn đó đã bỏ chạy ra nước ngoài, liên quan phần nào đến triển vọng và hiệu năng kinh tế yếu kém ở trong nước.

Thứ tư, khả năng ở một số giai đoạn xa hơn nhưng quan trọng hơn là tiền tệ mất giá, hoặc thậm chí một sự phá giá chính thức có khả năng vẫn còn để ngỏ. Nếu điều đó xảy ra, điều này có thể gửi những chấn động xuyên qua nền kinh tế toàn cầu và có lẽ thậm chí đẩy nó vào một cuộc suy thoái khác.

Điều này sẽ xảy ra như thế nào ?

Xét cho cùng, Trung Quốc là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới, và chiếm khoảng 13,5 -16,5 phần trăm GDP thế giới (tùy thuộc vào việc đo lường theo tỷ giá thị trường, hoặc cái được gọi là sức mua tương đương, mặc dù cách gọi trước là phù hợp hơn). Điều này so sánh với khoảng 24 phần trăm đối với EU và 23 phần trăm đối với Mỹ.

Các tin tốt là Mỹ và EU có quy mô rộng lớn, và cơ cấu kinh tế tương đối khép kín nên được bảo vệ tương đối, nhưng cũng không tránh khỏi những diển biến bất lợi ở Trung Quốc. Tin xấu là hầu hết các xứ khác với 40 phần trăm GDP thế giới, được coi như là các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, quan trọng nhất trong số đó đã sa vào một gián đoạn tăng trưởng kinh tế kéo dài không xác định được. Một đóng góp quan trọng là suy thoái của Trung Quốc đã tự thể hiện ở một sự đảo ngược nghiêm trọng trong giá cả hàng hóa, qua đó làm tê liệt nền kinh tế phụ thuộc hàng hóa ở Mỹ Latinh, Phi châu và Úc. Sự yếu kém và bất ổn tại các nước mới nổi lớn nhất sẽ có hậu quả tiêu cực rõ ràng đối với các khoản thu nhập và triển vọng của nhiều công ty phương Tây.

Một đồng Yuan phá giá hoặc mất giá lớn hơn cũng sẽ làm trầm trọng thêm những xu hướng này khi các nhà đầu tư và các tập đoàn thu lại những dòng vốn đầu tư hoặc chuyển về nước họ, từ các nước bị ảnh hưởng.

Một đồng Yuan mất giá một mình nó, có lẽ sẽ không thể là một đòn sát thủ đánh tới được chu kỳ kinh tế trong các nền kinh tế tiên tiến có liên quan. Nhưng nó sẽ là rắc rối. Bởi sự mất giá sẽ đại diện cho xuất khẩu của Trung Quốc giảm phát, nó sẽ làm hỏng những hy vọng ở Washington, London, Berlin, và như vậy, lạm phát có thể từ từ bắt đầu khuấy động, và làm tổn thương lợi nhuận doanh nghiệp và giá cổ phiếu. Rất có thể việc tăng lãi suất có liên quan của Dự trữ liên bang FED đứng sững lại ngay tại chổ, hoặc có thể thúc đẩy một sự đảo ngược. Các cơ hội hạn chế sự gia tăng lãi suất của Anh sẽ tan biến thành sương khói.

Mối đe dọa thực sự của việc phá giá đồng Yuan thì nhiều hơn so với những gì nó sẽ biểu hiện. Các nhà chức trách Trung Quốc có thể bị buộc vào một chính sách như vậy, ví dụ, vì một cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện ra lờ mờ hay có thực, hoặc là vì tăng trưởng kinh tế đã sụp đổ xuống, dự đoán, 2 phần trăm hay một cuộc suy thoái. Trong hoàn cảnh này, tăng trưởng kinh tế đây đó có thể sẽ chững lại hoặc giảm, thúc đẩy các cuộc thảo luận khẩn cấp mới, về những gì mà các ngân hàng trung ương trên trái đất có thể làm - cái gọi là chính sách Cứu trợ trực tiếp (helicopter money) đã được phô bày - và phải chăng các chính phủ có thể phải từ bỏ các chiến lược ngân sách hiện hành. Thay đổi rõ ràng không phải là quan trọng hơn hết trong tâm trí các quan chức của Vương quốc Anh qua bài phát biểu gần đây của ông Cardiff, nhưng nếu Trung Quốc bỏ đi một vùng đệm, nó sẽ dấy lên trên cùng trong chương trình nghị sự của ông ấy.

Các quốc gia dễ bị tổn thương nhất đối với sự mất giá lớn của đồng Yuan, được đo bằng số lượng thương mại thực hiện với Trung Quốc, là Hàn Quốc (17 phần trăm), theo sau là Đài Loan. Các nước châu Á khác bị đặt vào tình huống nguy hiểm với sự mất giá của Trung Quốc bao gồm Thái Lan, Malaysia và Philippines. Các nước đang phát triển khác không sản xuất dầu lửa, ở bên ngoài chuỗi cung ứng khu vực của Trung Quốc ở châu Á nhưng đã chuyển đổi thương mại của họ ngày càng tăng đối với Trung Quốc thì bao gồm Brazil và Nam Phi.

Tại thời điểm này, rất nhiều đồng tiền trên thế giới đang vùng vẫy trước đồng đô la Mỹ mạnh, và nhân dân tệ đã tăng so với hầu hết trong số chúng. Theo số liệu từ Ngân hàng Thanh toán quốc tế, giá trị thương mại có điều chỉnh của đồng Yuan đã tăng nhiều nhất từ giửa ​​2010 - 2015. Nhưng một sự mất giá đồng Yuan lớn, gần như chắc chắn sẽ thấy có nhiều nước cố gắng loại bỏ sự đánh giá cao đối với loại tiền tệ này vì đồng tiền riêng của họ sau đó phải bị lệ thuộc. Họ sẽ muốn cố gắng giữ gìn sức cạnh tranh thương mại, bằng cách tự kích hoạt sự mất giá đồng tiền của họ hơn nữa, có lẽ đây là lúc bắt đầu khởi động một giai đoạn khác của cái được gọi là cuộc chiến tranh tiền tệ.

Một đồng Yuan mất giá sẽ gần như chắc chắn được phản ánh trong việc đánh giá cao đồng đô la Mỹ một cách toàn diện hơn nửa, mang lại sự căng thẳng tài chính mới cho cả hai nhà sản xuất hàng hóa, và cho các công ty phi tài chính mà họ đã vay bằng đô la Mỹ. Cả hai chủ đề đã hiện ra nổi bật trên danh mục theo dỏi trong bất ổn tài chính của IMF trong một thời gian.

Tại thời điểm này, rất có thể là các nhà chức trách Trung Quốc, ý thức được tất cả các rủi ro này, và mong muốn truyền tải một ấn tượng tích cực trong ngoại giao tài chính của nó, với mong muốn cố gắng giữ cho đồng Yuan tương đối ổn định. Việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, thành viên của Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Right) , và sự thành công của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, ví dụ, phụ thuộc hoàn toàn vào một đồng tiền ổn định và đáng tin cậy. Chương trình nghị sự tái cân bằng kinh tế, thậm chí quan trọng hơn ở Trung quốc cũng đòi hỏi một đồng Yuan duy trì tương đối vững chắc, cung cấp cho chính quyền sẵn sàng và có khả năng giải quyết vấn đề nợ, dư thừa công suất và xử dụng các chính sách an ninh tài chính và xã hội một cách thích hợp, và bằng cách đền bù.

Nhưng rất khó để bảo đảm nguyên trạng sẽ tồn tại. Cuối cùng, chính trị của Trung Quốc sẽ quyết định. Nếu, dường như có khả năng, tốc độ tăng trưởng chậm và sự dè dặt chính trị cho ra rìa những cải cách kinh tế quan trọng, và chính phủ vẫn phải dựa vào việc tạo ra tín dụng để củng cố mục tiêu tăng trưởng GDP cao, Trung Quốc sẽ lao đầu vào một con đường nhiều nguy hiểm hơn. Nó sẽ phải chịu bị đánh bởi cả hai, một bên là sự bay vốn, một bên là nguy cơ lớn hơn của một cuộc khủng hoảng ngân hàng, và sau đó là khả năng của một  thời kỳ khủng hoảng đe dọa trên toàn cầu ở những nơi có mặt đồng Yuan. Nó sẽ không là trong ba tháng tới, nhưng cũng không phải là ba năm nữa.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.