Kế hoạch khống chế hải quân Trung quốc của Nhật Bản

Kế hoạch xuất sắc của Nhật Bản để tiêu diệt Hải quân Trung Quốc trong trận chiến
Ảnh: Wikimedia Commons
.

01 Tháng một 2016, Harry Kazianis.

Theo National Interest

Trần H Sa lược dịch

Có vẻ như Nhật Bản đang xây dựng kế hoạch chiến lược động thủ riêng của mình, chiến lược Chống Tiếp cận/ Khắc chế Khu vực (A2 / AD) - hoặc những gì mà một cựu quan chức Nhật Bản mô tả là "uy thế hàng hải và ưu việt bầu trời" - chống lại Hải quân Trung Quốc.

Bản thân kế hoạch, theo Reuters mô tả chi tiết, thực hiện một số lượng lớn những ý tưởng đúng đắn:

"Tokyo đang đối phó bằng cách kéo dài một tuyến chống tàu, những tập hợp tên lửa chống máy bay dọc theo 200 hòn đảo ở Biển Đông Trung Quốc trải dài 1.400 km (870 dặm) từ đất liền của Nhật bản hướng xuống Đài Loan. . .

"Trong khi việc lắp đặt không phải là chuyện bí mật, đó là lần đầu tiên các quan chức như vậy đã nêu ra rằng việc triển khai sẽ giúp kềm chế Trung Quốc ở trong vịnh  Tây Thái Bình Dương và chẵng khác gì học thuyết "chống tiếp cận/ khắc chế khu vực" mang phiên bản Nhật bản, được biết đến là "A2 / AD" trong thuật ngữ quân sự, mà Trung Quốc đang xử dụng để cố gắng đẩy Hoa Kỳ và các đồng minh của nó ra khỏi khu vực.

"Tàu Trung Quốc đi từ bờ biển phía đông của họ phải vượt qua rào cản tập hợp tên lửa liền mạch này của Nhật Bản để đi đến Tây Thái Bình Dương, tiếp cận với vùng biển này là yếu tố sống còn đối với Bắc Kinh ở cả hai : vừa là một tuyến đường tiếp tế cho phần còn lại của các đại dương trên thế giới vừa là để phóng chiếu sức mạnh hải quân của họ".

Bài báo cũng giải thích rõ ràng một sự hiện diện quân sự lớn hơn của Nhật Bản trên toàn diện Biển Đông Trung Quốc, qua đó chắc chắn sẽ không làm hài lòng Trung Quốc:

"Trong năm năm tới, Nhật Bản sẽ gia tăng lực lượng tự phòng vệ của mình trên các đảo ở Biển Đông Trung Quốc khoảng một phần năm lên gần 10.000 nhân viên.

"Những toán quân đó, cung cấp nhân lực cho các tập hợp tên lửa và các trạm radar, họ sẽ được yểm trợ bởi các đơn vị Thuỷ quân lục chiến trên đất liền, tàu ngầm tàng hình, máy bay chiến đấu F-35, xe chiến đấu đổ bộ, tàu sân bay lớn loại mũi bằng như trong Chiến tranh thế giới thứ hai và cuối cùng là Đệ thất Hạm đội của Mỹ có trụ sở tại Yokosuka, phía nam Tokyo".

Phải chăng kế hoạch này nghe có vẻ quen thuộc ? Có thể thế nếu bạn đã từng theo dỏi chủ đề. Những ý tưởng như vậy đã được lưu hành ở cộng đồng an ninh quốc gia Mỹ trong một vài năm nay. Toshi Yoshihara, một cộng tác viên trong quá khứ của National Interest và là giáo sư tại trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, người cũng được trích dẫn trong bài báo của Reuters, đã trình bày một ý tưởng tương tự như là một phần trong chiến lược A2 / AD lớn hơn nhiều của Nhật Bản, ở Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS ), được báo cáo lại trong năm 2014:

"Quần đảo Ryukyu tự nó có thể hỗ trợ các lực lượng chống tiếp cận của Nhật Bản. Ví dụ, các đơn vị tên lửa chống hạm và chống máy bay gắn trên xe tải phân tán trên các quần đảo sẽ dựng lên một rào cản đáng gờm. Trong thời chiến, các hoạt động ngăn chặn có hiệu quả sẽ thu hút các chỉ huy PLA vô hiệu hóa những nhóm kiểm soát này. Tuy nhiên, những cố gắng như vậy, sẽ lấy mất những phần đáng kể khả năng tham chiến của Trung Quốc trong khi nhân lực và trang thiết bị đang yếu kém. Bởi nguyên thủy các đảo ít nắm giử giá trị đối với Bắc Kinh, lãnh đạo Trung Quốc có thể quyết định leo thang chiến đấu ở đó là một nổ lực không có giá trị".

Ông cũng giải thích rằng Trung Quốc có thể không dễ dàng tiêu diệt các tên lửa:

"Bất kỳ nỗ lực nào để loại bỏ mối đe dọa tên lửa hành trình diệt hạm (ASCM) của Nhật Bản sẽ yêu cầu PLA mở rộng một trận địa khoảng 600 dặm. Một chiến dịch áp đảo của Trung Quốc liên quan đến sức mạnh không quân, tên lửa đạn đạo - và tên lửa hành trình tấn công, sẽ đẩy nhanh tốc độ mà qua đó PLA sẽ xử dụng cạn kiệt kho dự trử hữu hạn của Trung quốc về đạn dược, khung sườn máy bay và phi công. Kết quả có thể sẽ chứng minh cho sự thất vọng, tương tự như sự thất bại 'săn tên lửa Scud' của lực lượng liên minh trong chiến tranh chống Iraq 1990-1991. Tấn công đổ bộ, cách chắc chắn nhất để đánh bật các lực lượng phòng vệ đảo, cũng sẽ miêu tả cho cách rủi ro nhất, với sự tàn phá của các lực lượng đổ bộ Nhật Bản và Mỹ ".

Yoshihara tiếp tục, nói rỏ những lợi ích rõ ràng đối với Nhật Bản:

"Kỷ thuật chế tạo vũ khí dồi dào, có khả năng tồn tại lâu bền, rẻ tiền như xe tăng (type 88), tàu khu trục (Type 12) và các đơn vị phòng không cơ động khác có thể dụ Trung Quốc đi đến cạn kiệt các loại vũ khí tấn công quá tốn kém và khan hiếm của họ, để thu được những lãnh thổ ít ỏi và những triển vọng không chắc chắn về một bước đột phá ở vùng biển Thái Bình Dương. Các khoản đầu tư tương đối khiêm tốn trong các lực lượng này có thể kéo mỏng sự trang bị của lực lượng Trung Quốc trong một không gian sinh động do Nhật bản muốn.

"Ngoài những lợi ích chiến thuật, những lợi ích chiến lược sẽ cộng dồn cho Nhật Bản. Việc sở hửu các tùy chọn gia tăng các đơn vị chống hạm và tên lửa chống máy bay ở Ryukyus là một sự báo trước chứng minh quyết tâm của Nhật Bản, trong khi củng cố đáng kể năng lực của Tokyo để hoạt động hiệu quả trong thời điểm khủng hoảng. Lực lượng ngăn chặn của Nhật Bản có lẽ sẽ hạn chế quy mô gây chết người cho các đơn vị quân đội Trung Quốc đang hoạt động trong dân chúng và trên lãnh thổ Nhật Bản. Sự kiềm chế không gian địa lý như vậy sẽ làm giảm khả năng leo thang và ăn khớp với tư thế định hướng phòng thủ của Tokyo, củng cố quan điểm ngoại giao của Nhật thường tường thuật trên sân khấu thế giới".

Kế hoạch của Nhật Bản củng cố phòng thủ và hạn chế quyền tự do hành động của Hải quân Trung Quốc và có thể bao gồm các phương tiện khí tài trên bầu trời là một trò chơi thông minh. Tuy nhiên, Tokyo cũng phải làm việc để chống lại những gì có thể là một thách thức cấp bách hơn: sự gia tăng các nền tảng tên lửa tiên tiến và ngày càng lớn của Bắc Kinh, có thể nhắm mục tiêu đến các căn cứ của Nhật Bản và đồng minh. Yoshihara, như là một phần trong hồ sơ CNAS của ông, nói rõ một số cách thông minh để làm điều này. Như tôi thích nói, đọc toàn bộ báo cáo - có vẻ có khả năng chính phủ Nhật Bản đã làm điều đó.

Harry Kazianis là cựu biên tập viên điều hành của The National Interest. Ông cũng phục vụ như là thành viên không thường xuyên với Chính sách quốc phòng tại Trung tâm The National Interest, thành viên không thường xuyên tại Viện Chính sách Trung Quốc ,cũng là một thành viên trong Vấn đề an ninh quốc gia tại The Potomac Foundation.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.