Kết thúc sự trổi dậy của Trung Quốc

Một thương nhân Trung Quốc đơn độc ngủ trưa ngắn ngủi
tại sàn chứng khoán Thượng Hải, ngày 10 tháng 2
năm 2003. Claro Cortés / REUTERS

Daniel Lynch, 18/1/2015 .
Theo Foreign Affairs

Trần H Sa lược dịch

Vẫn mạnh nhưng mất uy.

Trong ba tháng qua, sự không chắc chắn trong quá trình phát triển của Trung Quốc đã tăng cao, với một dòng chảy đều đặn chủ yếu là những tin tức kinh tế xấu: thêm một cú lao xuống nửa trong thị trường chứng khoán, vốn đã sẵn đổ nát và lơ lửng chỉ bởi sự can thiệp vụng về của nhà nước ; nợ của các công ty càng lúc càng tăng; và thất thoát dự trữ ngoại hối, đã nói lên một vài điều. Thực tế là Trung Quốc đang nhìn chằm chằm vào bộ mặt kinh tế trì trệ, và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang hoảng loạn. Đảng dường như đã thừa nhận tai ương kinh tế của nó đã ở mức độ nghiêm trọng, mà chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn bởi một lực lượng lao động suy giảm và lão hóa, khi họ thông báo vào cuối tháng Mười rằng sẽ thay thế chính sách một con trong nhiều thập niên qua bằng một chính sách hai con vào Tháng Ba. Trung Quốc đang rất cần những người trẻ tuổi hơn, không chỉ để điền vào các nhà máy, nhân viên văn phòng và trường học mà còn để gia tăng tiêu thụ với mục đích đất nước có thể thay đổi từ đầu tư - đến tiêu thụ nội địa - một mô hình dẫn dắt phát triển kinh tế.

Nhưng một sự thay đổi chiến lược như vậy không thể nào thành công trong việc ngăn chặn kịp sự trỗi dậy của Trung Quốc thoát khỏi sự kết thúc. Không chỉ phải có một khoảng thời gian sau khi giảm đầu tư (mà chỉ vừa đủ để bắt đầu ngay bây giờ) cho phép tiêu thụ cá thể bước vào lấp đầy khoảng trống trong nhu cầu; mà sự cắt giảm đầu tư, chính nó cũng sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ; người dân sẽ mất việc làm của họ, và các khu vực doanh nghiệp đã mắc nợ nhiều sẽ kiếm được ít tiền hơn để đầu tư vào các lĩnh vực mà họ thực sự cần đầu tư. Không có quốc gia nào trong lịch sử dựa nhiều vào đầu tư mà được cả hai "kích thích tăng trưởng GDP và duy trì cấu trúc GDP hiện có" như Trung Quốc. Nhưng khi đầu tư gia tăng tương đối so với tiêu dùng trong nước, một quốc gia cũng có thể tăng xuất khẩu để bán ra sản lượng thặng dư hoặc bằng cách khác, giảm gấp đôi và thậm chí giảm nhiều hơn đối với đầu tư, hy vọng cho một phép lạ hạ cánh.

Trung Quốc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu trong những năm 2000, nhưng tất cả điều đó đã phải kết thúc khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động vào năm 2008. Sau cuộc khủng hoảng, lựa chọn khả thi duy nhất là đầu tư phải tăng gấp đôi so với trưóc, bằng cách tung ra các chương trình kích thích tiền tệ lớn nhất mà thế giới đã từng thấy . (Nếu không, ĐCSTQ sẽ phải chấp nhận một thời kỳ giảm phát lâu dài khi nó phó mặc cho sự tăng trưởng do đầu tư dẫn dắt. Đến năm 2009, ĐCSTQ quá phụ thuộc về phương diện chính trị ở các nhóm lợi ích đặc biệt phải chấp nhận một tình trạng giảm phát lâu dài, điều đó cũng có nghĩa là kết thúc sự trổi dậy của nó.) Như một hệ quả, ĐCSTQ tránh được một cuộc suy thoái và thậm chí tạo ra một hình ảnh vô địch sai lầm. Nhưng trên thực tế, chương trình kích thích kinh tế đã tạo nên vấn đề mất cân bằng kinh tế một cách tồi tệ đáng kể.

Năm 2009, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã chỉ đạo việc tổng nới rộng nguồn cung tiền của quốc gia, bằng tiền mới và các khoản vay với tổng số bằng tổng số tiền lưu hành đã gia tăng từ bốn năm trước đó. Ngân hàng trung ương thậm chí bị mất kiểm soát một thời gian ngắn trong việc phát hành tín dụng, khi chính quyền địa phương và giới đặc quyền kinh tế mà họ luôn gắn chặt đặc lợi với ngân hàng, sáng chế những cách sáng tạo mới để mở rộng cho vay và thực hiện những đầu tư mới. Kết quả không thể tránh khỏi là vô số các khoản cho vay không có kế hoạch chặt chẻ được cấp cho các doanh nghiệp liên doanh với nhà nước và các tầng lớp cá thể, những người này xử dụng tín dụng để đầu cơ bất động sản hoặc tăng năng lực sản xuất trong các ngành công nghiệp (như thép) mà vốn đã được sản xuất nhiều hơn so với sức tiêu thụ của Trung Quốc. Nợ tăng vọt. Tỷ lệ nợ trên GDP tăng từ khoảng 170% trong năm 2007 đến 280% vào giữa năm 2015, và nó có thể tiếp tục tăng sau khi đảng đưa ra gói kích thích kinh tế khác, hồi tháng Năm: đây là điều đã được dự báo cho sự sụt giảm thị trường chứng khoán trong mùa hè (mặc dù các chương trình kích thích kinh tế nhỏ đã được khởi xướng gần như vào mỗi mùa xuân). Bảo trì và trả nợ - phần lớn là nợ của cả tư nhân và của các tập đoàn sở hửu nhà nước - sẽ rút các nguồn lực ra khỏi các nhu cầu xã hội cấp bách như làm sạch môi trường và cung cấp an sinh xã hội cho người già và người bệnh. Đó cũng là do các con nợ đáo hạn phải trả tiền lãi lẫn tiền gốc, rồi quay lại ngân hàng và được cho vay ngầm. Trừ phi các tổ chức này hoàn toàn thay đổi cách làm của họ, với cách củ, họ sẽ quay vòng đồng tiền trở lại cho các tầng lớp cũ, và được ném vào bất động sản và đầu tư - bao gồm cả các doanh nghiệp sở hửu nhà nước mong muốn đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài không rõ ràng. Tại Trung Quốc, thị trường thì quá yếu so với nhà nước để thay đổi xu hướng tầm quốc gia này. Vì vậy, ngay cả khi lực lượng thị trường thể hiện một nhu cầu nguồn lực để phân bổ cho các dự án quốc gia quan trọng, chẳng hạn như sức khỏe cộng đồng và bảo tồn sinh thái, nhà nước của đảng sẽ hành xử một quyền lựa chọn ưu tiên trong đầu tư vốn. Ví dụ, chính sách "một vành đai, một con đường" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nằm trong số những thứ khác, lại mang tiền đầu tư đi xây dựng một mạng lưới tuyến đường sắt cao tốc vô cùng tốn kém trên khắp khu vực Trung Âu-Á.

Trong khi đó, bất cứ điều gì mang lại lợi ích chính đáng, có thể có được từ các chương trình kích thích kinh tế trong nước, lại đang phai tàn nhanh chóng. So với cuối những năm 2000, bây giờ phải mất gấp mấy lần tiền trong các khoản vay mới tăng được 1% GDP. Đấy chủ yếu là do rất nhiều các khoản vay mới được xử dụng để trả lại các khoản vay cũ, mà chúng đã bị đầu tư lãng phí vào các dự án thua lỗ. Cuối cùng, tỷ lệ giửa các khoản vay mới với GDP sẽ đạt đến một điểm mà tại đó, chi phí của nhiều gói kích thích vượt quá bất kỳ lợi ích nào có thể tưởng tượng được. Ở giai đoạn này, Trung Cộng phải ngừng bơm tiền một cách hợp lý vào nền kinh tế và chấp nhận một thời gian dài giảm phát. Từ góc độ kinh tế, chuyển đổi lịch sử này sẽ diễn ra ngay. Nhưng về mặt chính trị, đó sẽ là nổi khó khăn ghê gớm dành cho ĐCSTQ, đối mặt với những hậu quả từ các việc họ đã làm.

Mặc dù sự trổi dậy của Trung Quốc dường như đang ở bên bờ vực, người ngoài nên thận trọng trong cách giải thích sự thay đổi đáng kể này. Nó không nhất thiết, ví dụ, dẫn tới "sự sụp đổ" của Trung Quốc. Một số người báo trước điểm sụp đổ của Trung Quốc với sự tan rã của Liên bang Xô viết : một siêu cường cộng sản cải cách nửa vời. Một so sánh thích hợp hơn sẽ là Nhật Bản và "hàng thập kỷ bối rối" của nó từ khoảng năm 1990 đến hôm nay. Sau một thời kỳ "vô tận" (hoặc có lúc nó có vẻ ), những giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng mà có liên quan đến giá bất động sản và thị trường chứng khoán tăng cao, giá cả tài sản của Nhật Bản vở bong bóng và đất nước rơi vào vòng xoáy giảm phát lâu dài mà vẫn chưa nổi lên được. Sự trổi dậy phi thường của Nhật Bản do đó kết thúc, nhưng chẵng bị sụp đổ, nó vẫn là một trong những nền kinh tế hàng đầu của thế giới. Trung Quốc, tất nhiên, khác hoàn toàn so với Nhật Bản, không chỉ ở chỗ hôm nay nó nghèo hơn so với Nhật Bản vào năm 1990, mà còn bởi vì hệ thống chính trị độc đoán của nó dường như vốn sẵn sàng gây hại cho người dân của mình và gây ra những xích mích vĩnh viễn càng lúc càng tăng với nước ngoài. Việc kết thúc sự trỗi dậy của Trung Quốc rất có thể sẽ gây tổn thương cho ĐCSTQ nhiều hơn so với giới cầm quyền Nhật Bản đã từng nếm trải.

Mặc dù vậy, nên nói rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc đang kết thúc thì không giống như nói rằng Trung quốc sẽ sụp đổ. Các nước nghèo, các nước độc tài có thể trì trệ trong nhiều thập kỷ và chưa từng phải đối mặt với sự sụp đổ chính trị. Hơn nữa, Trung Quốc ngày nay không phải là một nước nghèo. Giá trị tài sản của Trung Quốc chắc chắn đã được phóng đại bởi sự tăng trưởng tiền tệ quá mức, nhưng Trung Quốc vẫn là quốc gia giàu đứng thứ hai thế giới trên tổng thể và là một sức mạnh quân sự đáng gờm. Trung Quốc sẽ duy trì tình trạng đó và tiếp tục va đụng với Hoa Kỳ và các nước khác, đặc biệt là ở châu Á, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, tin tặc và trộm cắp tài sản trí tuệ, biến đổi khí hậu, cùng các vấn đề khác.

Thú vị nhất để xem là những gì mà việc kết thúc sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến bản thân ĐCSTQ như thế nào . Các nhà kinh tế học tài năng của Trung Quốc rõ ràng nhận ra những triển vọng kinh tế ảm đạm của đất nước - gần như chắc chắn, khi Thủ tướng Lý Khắc Cường hành động. Các nhà kinh tế học nói riêng đã từng chỉ trích một cách cay nghiệt, và có tính thuyết phục, những thỏa thuận kinh tế của đất nước trong nhiều năm qua - và Lý, ít nhất, có vẻ như chia sẻ quan điểm của các nhà kinh tế.

Một nhà đầu tư đang xem trước một bảng điện tử
hiển thị thông tin chứng khoán tại một nhà môi giới
ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, 12 tháng 2 năm 2009./ REUTERS
 
Tuy nhiên, vẫn còn chưa rõ ràng, các thành viên khác của liên minh thái tử đảng - bao gồm Xi - nhận thức ra mức độ nghiêm trọng và cấp bách của vấn đề đang trở thành này như thế nào . Những sĩ quan quân đội dân tộc chủ nghĩa và các nhà chiến lược lớn về chính sách đối ngoại đầy tham vọng, (bao gồm cả những kẻ huênh hoang khoác lác nổi tiếng cũng như  giới chóp bu trong chính sách an ninh lặng lẽ ảnh hưởng) đã dính líu rất rõ ràng trong việc theo đuổi một chính sách đối ngoại quyết đoán và va đụng, mà thật là đáng ngờ, liệu họ có hay không một chút ý tưởng nào về tình hình của Trung Quốc đang trở thành không thể đứng vững như đang diển ra. Tất nhiên, sớm hay muộn, nhóm chóp bu vùi đầu trong cát này phải đối mặt với thực tế rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc đang kết thúc, đặc biệt là vòng xoắn ốc giảm phát sau đam mê đầu tư, bắt đầu diễn ra. Vào thời điểm đó, thách thức chính sách đối ngoại cấp bách đối với cả Trung Quốc và phần còn lại của thế giới sẽ trở nên là, làm thế nào để định nghĩa và giải quyết những phân chia phức tạp của một thế giới, trong đó Trung Quốc không còn trổi dậy: thế giới sẽ đối phó như thế nào trước cú đánh vào sự tự tin của giới tinh hoa kinh tế của thế giới, hoặc những thách thức cụ thể hơn được đặt ra bởi một nhà nước Trung Quốc có thể mất một số quyền kiểm soát xã hội cứng nhắc của mình? Các vụ đánh bom của người Uighur tại một ngôi đền ở Bangkok vào tháng Tám - rõ ràng để giết du khách Trung Quốc (và thành công) - có thể sẽ trở nên thường xuyên hơn khi Trung Quốc vừa không cải cách chính trị lẫn kết thúc sự trổi dậy.

Có lẽ sớm hơn chứ không phải chậm hơn, đảng sẽ phải đối mặt với những thách thức về tính chính trị chính đáng của nó, mà sẽ bị quấy nhiểu bởi sự kết thúc tăng trưởng kinh tế. Điều này là nghiêm trọng. ĐCSTQ không còn đưa ra các dữ liệu thích hợp, mà sẽ đưa ra cái được gọi là các sự cố hàng loạt ( biểu tình, đình công, bạo động) vốn đã tăng gấp ba lần trong những năm 2000 và có thể tiếp tục tăng trong những năm sau. Khoảng 650 triệu người Trung Quốc hiện nay thường xuyên truy cập Internet. Nếu điều kiện kinh tế ngày càng tồi tệ và nhận thức được sự trổi dậy của quốc gia đang kết thúc, nó sẽ tăng cường những bất mãn chính trị, chế độ có thể sẽ tìm thấy khó khăn hơn nhiều so với trong quá khứ khi xử dụng đàn áp hay bạo lực nhằm duy trì quyền lực. Ngày nay, xã hội mạnh hơn nhà nước nhiều nếu so với các thời kỳ kinh tế kém hiệu quả trước đây, bao gồm cả các giai đoạn 1989-91 và 1997-98. Những khó khăn về kinh tế mà Trung Quốc hiện đang đối mặt cũng nghiêm trọng hơn: nó không chỉ đơn giản là sự suy giảm theo chu kỳ từng kinh qua như trong quá khứ.

Tuy nhiên, có một số hy vọng về một kết quả cuối cùng là tích cực. 650 triệu người Trung Quốc thường xuyên truy cập mạng Internet đang được liên kết - bất chấp đại tường lửa - không chỉ với một người khác mà còn cho bạn bè và cộng sự trong vô số các quốc gia khác. Khắp thế giới, người xử dụng Internet có nhiều khả năng là những người trẻ, thành công, có hiểu biết tốt, và trong suy nghĩ của họ mang tính toàn cầu hơn so với các nhóm khác vẫn còn ở bên ngoài mạng. Do dân số lão hóa và sự suy giảm lực lượng lao động của Trung Quốc, người xử dụng Internet chính là những người mà Trung Quốc sẽ cần phải dựa vào nhiều hơn trong tương lai, để giải quyết các vấn đề kinh tế phức tạp, môi trường, và nhân khẩu học mà đất nước hiện đang phải đối mặt. Nói một cách hợp lý, người trẻ hơn nên càng trở nên "có giá trị" cho xã hội Trung Quốc khi họ tiến đến tạo thành một sự gắn bó thiểu số nhưng quan trọng . Có một số bằng chứng cho thấy những thanh niên Trung Quốc, cũng giống như đối tác của họ trong các xã hội khác, ngày càng trở nên "hậu hiện đại" trong quan điểm chính trị và văn hóa : khoan dung hơn về sự đa dạng, mạo hiểm trong nghiên cứu và nghề nghiệp của mình, và tập trung vào tinh thần nhiều hơn là vật chất . Đặc biệt, họ đã trở nên ý thức mạnh mẽ về một nhu cầu cấp thiết để bảo vệ và nuôi dưỡng môi trường. Khi ĐCSTQ ngày càng thấy bản thân mình chịu ơn phân mảnh này ( giới trẻ ) của xã hội, nó có thể bị bắt buộc phải chấp nhận một sự chuyển đổi dần dần trong chính bản thân đảng, một trong những kết quả đó là một tổ chức cởi mở và minh bạch hơn. Đây là một tầm nhìn dài hạn. Nó có thể không được nhận ra trong mười đến 20 năm tới, nhưng nó là một kết quả mà tất cả mọi người có quan tâm đến tình hình nên, chí ít, hy vọng.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.