Khủng hoảng biển Đông và "Cuộc chiến dầu lửa"

Ba tàu DDG lớp Arleigh Burke của Mỹ trong
những cuộc tập trận ở Thái Bình Dương

Brian Kalman, Nghiên cứu toàn cầu, 13 Tháng 1 2016.

Theo GlobalRechearch

Trần H Sa lược dịch.

Một cuộc khủng hoảng trường kỳ với những đám mây đen báo bảo trên cả hai quy mô "khu vực và toàn cầu" đã và đang gây sốt ở Biển Đông trong những năm gần đây, giữa các bên tranh chấp một loạt các đảo, đá ngầm, bãi cát ngầm và quan trọng hơn là quyền truy cập vào tài nguyên dầu và khí đốt tự nhiên có giá trị hàng nghìn tỷ USD. Tuy tranh chấp này, hoặc xác định một cách chính xác hơn, nhiều vụ tranh chấp riêng tư và lồng ghép vào nhau, đi đến mức quan trọng trong những năm gần đây; thực ra chúng đã từng là nguyên nhân tranh chấp trong nhiều thế kỷ.

Việc phát hiện ra những khối lượng dự trữ khổng lồ dầu và khí đốt tự nhiên cùng với sự quyết đoán của một Trung Quốc đang trỗi dậy, đã khơi dậy một tranh chấp âm ỉ kéo dài, hoạt động trở lại với một mức độ quan trọng mang tầm quốc tế.

"Tranh chấp" có thể được chia thành ba lĩnh vực tranh luận chính.

Thứ nhất là vấn đề phân định vùng biển lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho mỗi quốc gia riêng lẻ có giáp với biển Đông, và cách thức chồng chéo lên nhau như thế nào mà các khu vực EEZ này thường có thể chồng chéo nhau.

Vấn đề thứ hai là quyền hợp pháp để thăm dò, khai thác dầu và khí đốt tự nhiên, khoáng sản và các nguồn tài nguyên tái tạo ở các vùng EEZ chồng chéo cũng như các vùng biển quốc tế nằm bên ngoài khu vực lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Vấn đề tranh cãi thứ ba là sự tự do đi lại của giao thông thương mại quốc tế và của các tàu chiến thông qua việc phân định vùng biển "thuộc quốc tế" của Liên Hiệp Quốc.

Thoạt nhìn nó có vẻ dễ dàng dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS, 1982) để giải quyết các vấn đề này; tuy nhiên, một số yếu tố làm cho điều này trở nên khá khó khăn.

UNCLOS tồn tại trong phần thiết lập tình trạng pháp lý của lãnh hải và đề ra một khuôn khổ để xác định ai có quyền thừa hưởng sản vật của các đại dương trên thế giới, giữa các quốc gia với ranh giới trên biển lẫn những ai đang có đất bao quanh biển. Nó cũng thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp. Khuôn khổ giải quyết tranh chấp này tồn tại một phần do thực tế là phương pháp được áp dụng để xác định phạm vi các vùng EEZ thường dẫn đến sự chồng chéo EEZ giữa hai hay nhiều quốc gia. Đây là trường hợp ở Biển Đông.

Thêm vào sự mơ hồ của pháp luật, có những yếu tố lịch sử mà chỉ phóng đại thêm sự mơ hồ. Ví dụ, người nào có quyền sở hữu các hòn đảo mà chưa từng có ai xây dựng các khu định cư vĩnh viễn khi mà sự xác định vị trí của họ đã được biết đến trong nhiều thế kỷ ? Bây giờ các mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên rộng lớn có thể nằm bên dưới những khu vực hẻo lánh này mà bản thân các hòn đảo đó vốn không thể độc lập hỗ trợ cho con người cư trú, một số quốc gia đang đòi dựa trên những tiền lệ lịch sử để sở hữu, bất kể việc họ không từng xử dụng các hòn đảo này, và quan điểm không can thiệp vào việc người khác một cách chung chung đối với chủ quyền của họ trong hàng trăm năm (!).

Trung Quốc đã đệ trình một vụ kiện chính thức tại Liên Hiệp Quốc vào năm 2009, đặt ra yêu sách của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông. Những gì đã được biết đến như là "tuyên bố yêu sách đường chín đoạn" (cái mà Trung Quốc đã khẳng định trong một hình thức khác nhau trong nhiều năm) khẳng định rằng gần như toàn bộ Biển Đông là vùng biển chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trung Quốc nhắm vào cả hai yếu tố lịch sử và sự diễn giải của họ về UNCLOS để hỗ trợ cho tuyên bố này. Một nhóm các quốc gia giáp Biển Đông, đồng thời là những nước có các yêu sách xung đột với tuyên bố này bác bỏ quan điểm của Trung Quốc. Một số quốc gia không có bất kỳ khiếu nại pháp lý nào đối với vùng biển này cho các mục đích lãnh hải hoặc vùng EEZ, cũng bác bỏ yêu sách của Trung Quốc vì một số lý do quan trọng.

Lãnh hải và Vùng đặc quyền kinh tế EEZ

UNCLOS quy định rõ ràng cách thức biên giới lãnh hải của một quốc gia được thành lập và đã mô tả:
_ Điều 2 : Chế độ pháp lý của lãnh hải và vùng trời ở trên lãnh hải cũng như đáy và lòng đất dưới đáy của lãnh hải
  • Chủ quyền của một quốc gia ven biển được mở rộng, vượt ra ngoài lãnh thổ đất liền và vùng biển nội thuỷ và, trong trường hợp của một quốc gia quần đảo, vùng nước quần đảo của nó, vành đai giáp biển, được mô tả như là lãnh hải.
  • Chủ quyền này mở rộng đến bầu trời trên lãnh hải cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy biển của nó.
  • Chủ quyền lãnh hải được thực hiện tuân theo Công ước này và các quy định khác của pháp luật quốc tế.
Hơn nữa:
_ Điều 3 : Bề rộng của lãnh hải.
Mỗi quốc gia có quyền thành lập chiều rộng lãnh hải của mình đến một giới hạn không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở xác định theo Công ước này.

_ Điều 4 : Ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải.

Hơn nữa, nó ít rõ ràng trong việc quy định cụ thể cách thức mà phạm vi và ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế thuộc một quốc gia (EEZ) được thành lập như thế nào và đã mô tả:
_ Điều 55 : Chế độ pháp lý cụ thể của vùng đặc quyền kinh tế.
Vùng đặc quyền kinh tế là một khu vực bên ngoài và đi liền với lãnh hải, tùy thuộc vào chế độ pháp lý cụ thể thành lập trong phần này, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác được điều chỉnh bởi các quy định có liên quan với Công ước này.

_ Điều 56 : Quyền, quyền tài phán và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế.
  • 1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:
    • a) Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
    • b) Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:
      • i. Lắp đặt và xử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;
      • ii. Nghiên cứu khoa học về biển;
      • iii. Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;
    • c) Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.
  • 2. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, quốc gia ven biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác và hành động phù hợp với Công ước.
  • 3. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nêu trong điều này được thực hiện theo đúng phần VI.

_ Điều 57 : Chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế.
Vùng đặc quyền kinh tế không được mở rộng ra ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở mà từ đó bề rộng của lãnh hải được đo.
(Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, 1982)

Rõ ràng, những định nghĩa này đã được tạo ra bởi các luật sư, họ hơi mơ hồ và để lại nhiều khả năng lập luận vô hạn trong tương lai; những lập luận như vậy bảo đảm cho các luật sư một kế sinh nhai kể từ thời xa xưa. Họ đã tạo ra một tác phẩm chắp vá ở vấn đề chồng lấn EEZ và tán thành về mặt pháp lý đối với việc phác họa lãnh hải hàm chứa các tranh chấp lãnh hải .

Yêu sách của Trung Quốc

UNCLOS cố gắng phân định một cách hợp pháp vùng lãnh hải và cung cấp các vùng EEZ được thành lập vì lợi ích của các quốc gia ven biển. Điều đó nói lên rằng, thật là khá dễ dàng để thấy rằng Trung Quốc có một yêu sách dễ dàng hơn nhiều để biện minh, cả lịch sử và pháp lý đối với hầu hết quần đảo Hoàng Sa. Phần lớn các đảo trong quần đảo Hoàng Sa nằm trong EEZ của Trung quốc, họ đã xây dựng những khu định cư và những kho quân sự trên một số hòn đảo, và họ đã chiến đấu và chiến thắng ít nhất hai cuộc đụng độ hải quân trong quá khứ với Việt Nam (năm 1974 và 1988) để thực thi chủ quyền. Một yêu sách hợp lý đối với quần đảo Trường Sa hay bải cạn Scarborough của Trung Quốc là một vấn đề khác hoàn toàn. Bản đồ dưới đây minh họa một cách dễ dàng các đặc khu kinh tế được thành lập (như đề xuất theo UNCLOS, mà Trung Quốc là một bên ký kết).

Bản đồ các vùng EEZ và vùng biển quốc tế ở Biển Đông
 Các yêu sách xung đột ở Biển Đông

Rõ ràng, Trung Quốc đã quyết định thúc đẩy yêu sách của họ đối với phần lớn Biển Đông bằng cách thực sự thiết lập nơi sinh sống và các cơ sở vật chất rộng lớn ở cả hai ý nghĩa thương mại và quân sự trên một số hòn đảo trong cả hai chuỗi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chung quanh bãi cạn Scarborough (mặc dù ở đó với mức độ thấp hơn).

Trung Quốc rõ ràng đang chơi trò thành ngữ cổ "việc sở hữu nắm hết 9/10 pháp luật". Khi người ta xem xét chiến lược này cùng với việc hiện đại hóa và mở rộng đáng kể của Trung Quốc về quyền kiểm soát lĩnh vực hải quân và khả năng từ chối tiếp cận trong hai thập kỷ qua, rõ ràng là Trung Quốc có mục đích đạp đổ hiện trạng. Hiện trạng cũ không hỗ trợ lợi ích của Trung Quốc, vì vậy họ có mục đích thay đổi nó. Các bên khác trong cuộc xung đột, đặc biệt nhất là Hoa Kỳ thì mong muốn duy trì hiện trạng.

Những nỗ lực cải tạo đất của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập
 trong quần đảo Trường Sa tháng 8 năm 2014 - tháng 1 năm 2015
. Việt Nam đã chọn một cách tiếp cận lịch thiệp và sắc thái hơn. Việt Nam quyết định tìm kiếm sự hỗ trợ ngoại giao quốc tế cho yêu sách của mình, hòa giải ngoại giao, cũng như một chiến lược hiện đại hóa hải quân mạnh mẽ với ít tham vọng . Trong khi Hoa Kỳ cam kết 18 triệu $ (USD) để giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải và bờ biển của mình vào tháng Sáu năm 2015, một lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ từ lâu vẫn còn hiệu lực. Việt Nam đã từng phụ thuộc vào vũ khí hải quân Nga trong 40 năm; tuy nhiên điều này đang thay đổi khi Việt Nam có vẻ đang bổ sung lực lượng hải quân tương đối nhỏ với vũ khí và tàu tuần tra của phương Tây .

Việt Nam đã lựa chọn chiến lược xây dựng một lực lượng hải quân dọc theo bờ biển mạnh mẽ và thiết thực hơn, bằng kế hoạch mua những chiếc tàu có sức rẻ nước nhỏ hiện đại hơn như tàu tuần tra, tàu hộ tống và tàu khu trục. Điều này sẽ tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam, trong khi không kích động một cuộc chạy đua vũ trang mà họ không có hy vọng chiến thắng người láng giềng lớn, Trung Quốc.

Tàu tuần tra TT-400TP của Hải quân nhân dân
Việt Nam được sản xuất ở trong nước
. Hoa Kỳ và vấn đề tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế

Vấn đề tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông là một mối quan tâm đúng đắn bởi nhiều bên "trung lập". Đây là một khái niệm củ đã có hàng thế kỷ; rằng cần phải luôn luôn được tự do và không bị cấm cản trong việc lưu thông thương mại và quân sự (cả trên mặt nước và bây giờ cũng ở trên bầu trời) trên các tuyến đường thủy được công nhận thuộc quốc tế ở biển khơi. Những hành lang quá cảnh thuộc quốc tế được tự do là một nền tảng cốt lõi của thương mại và hợp tác quốc tế qua đó luôn luôn phải duy trì tính trung lập và không thuộc chủ quyền của bất kỳ ai. Chúng, được diển đạt khá đơn giản , thuộc về tất cả các quốc gia và các cá nhân trên thế giới với mục đích giao thông vận tải và thương mại.

Khái niệm cũ này là điều cần thiết để duy trì những gì cần là một khái niệm bao quát, phổ biến, bình đẳng giữa mọi dân tộc và mọi quốc gia có chủ quyền trên thế giới và quyền bình đẳng, minh bạch của họ đối với thương mại và theo đuổi hòa bình trên biển khơi. Sự xác định của Hoa Kỳ để bảo vệ quan niệm này là vinh dự, chính đáng và cần thiết; tuy nhiên, nó không thông qua sự công bình và lòng vị tha đơn phương mà chính phủ của quốc gia đó buộc phải chấp nhận một lập trường như vậy. Ở một số điểm trong quá khứ, khi mà Hoa Kỳ vẫn giữ nền tảng đạo đức cao và tuân theo luật pháp quốc tế trong tất cả các khía cạnh một cách trung thực, có thể đi đến một kết luận như vậy; nhưng bất cứ khái niệm nào về ý định thực sự vị tha trong vận động địa chính trị của bất kỳ quốc gia nào là một khái niệm ngây thơ. Tất cả các quốc gia hành động vì lợi ích riêng của họ, bất kể dân tộc, hay thời đại nào trong lịch sử nhân loại.

Hoa Kỳ có lợi ích không thể phủ nhận trong việc giữ cho Biển Đông là một đường thủy thuộc quốc tế, tự do không bị bất kỳ quốc gia nào điều khiển. Một ước tính khoảng 5 ngàn tỷ $ (USD) trong thương mại quốc tế đi qua đường thủy này hàng năm. Nó cũng có nhiều tự lợi được đáp ứng trong việc giữ các nguồn lực của khu vực này chia cho một loạt các bên tranh chấp.

Như chúng ta cũng từng thường thấy mọi chuyện trong lịch sử gần đây, chẳng hạn như ở Trung Đông, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã tập trung vào việc giải thể, phân mảnh sức mạnh và nguồn lực của bất kỳ nguồn tài trợ đơn phương tiềm năng nào khác hơn, so với chính nó. Trong những tình huống cực kỳ đơn giản, đó là một chiến lược phân chia và chinh phục cổ điển. Gieo rắc bất hòa và bất đồng trong một vụ tranh chấp khu vực, trong khi đó chèn một ảnh hưởng quốc tế bên ngoài có tính chất quân sự ở những quy mô phóng đại, sẽ chẵng làm được điều gì, nhưng làm bất an tình hình và không chỉ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang hải quân trong khu vực , mà còn buộc tất cả các bên tìm kiếm một giải pháp quân sự mà ở đó một sự kết hợp của ngoại giao và răn đe quân sự tương ứng, sẽ vốn dĩ cung cấp một câu trả lời hợp lý hơn theo thời gian.

Sự thật đơn giản là rằng Hoa Kỳ nhận ra rằng thời gian ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp này. Trung Quốc sẽ có thêm rất nhiều nguồn lực về ngoại giao, kinh tế và quân sự để ném vào việc xác định tranh chấp này trong lợi thế của mình, hơn nhiều so với tất cả các bên tranh chấp khác cộng lại. Hoa Kỳ cần phải xử dụng sức mạnh quân sự của mình trong một cách qua đó vô hiệu hóa tất cả các bên tham gia và không phải là một chổ dựa đối với các bên tranh chấp mà nó ủng hộ.

Kết luận

Các tranh chấp lãnh thổ hiện nay ở Biển Đông đã được mưng mủ trong nhiều thế kỷ, nhưng việc phát hiện các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên quan trọng trong khu vực, tương đối gần đây, đã thêm vào một cảm giác cấp bách và xác thực vốn đã vắng mặt trong lịch sử. Khi các quốc gia trong khu vực tranh giành các nguồn lực cần thiết mà họ sẽ cần để phát triển và thịnh vượng trong những thập kỷ tới, họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với những tranh chấp về quyền pháp lý đối với các nguồn tài nguyên và chủ quyền, và sẽ bị thử thách để tìm kiếm một phương tiện giải quyết những tranh chấp này. Hiện nay đang tồn tại cả những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực trên cả hai nỗ lực giảm bớt căng thẳng và giải quyết xung đột.

Tất cả các bên liên quan rõ ràng có những yêu sách hợp pháp đối với các khu vực nhất định trong tranh chấp, phụ thuộc vào cơ sở pháp lý và tiền lệ lịch sử. Không thể nào có một yêu sách hợp pháp đối với tất cả các khu vực mà chúng đã được quy định nên thuộc thẩm quyền hay chủ quyền trong UNCLOS của họ. Trung Quốc rõ ràng không có yêu sách nào được bảo vệ một cách hợp pháp theo UNCLOS, hoặc được hỗ trợ bởi bất kỳ bằng chứng lịch sử nào đặc biệt xứng đáng dành cho tất cả các khu vực trong yêu sách "Đường Chín đoạn" (đường chử U, hay đường lưỡi bò) của họ.

Trung Quốc đang dựa vào sự khéo léo, công nghiệp và sức mạnh của riêng họ trong việc mong muốn phát triển các khu vực này và thực hiện chúng theo ý riêng của mình trong những lĩnh vực rất quan trọng. Họ đang chiếm giữ và phát triển các hòn đảo mà chưa bao giờ được xử dụng cho con người sinh sống dưới bất kỳ ý nghĩa nào, bởi bất cứ ai trong tiến trình lịch sử nhân loại; ở một quy mô chưa từng có. Trong trường hợp như vậy, tại sao họ chưa có một tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo này, và nếu họ làm, những gì là sẽ được quốc tế công nhận và công nhận với mức độ nào? Có chăng một quốc gia phát triển một cách hòa bình ở một khu vực trước đây cằn cỗi của thế giới, đã không có bất kỳ yêu sách chủ quyền nào đối với nó, vào khi nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền trên mảnh đất  mà vốn nó đã thay đổi qua tay nhiều lần như một kết quả của chiến tranh và chinh phục? Những gì đã hợp pháp hóa yêu sách của Hoa Kỳ đối với Saipan hoặc Guam, hoặc yêu sách của Anh đối với Gibraltar, so ra sẽ khác với lập luận về tính hợp pháp của một cuộc chinh phục đế quốc hoặc các kết quả thuận lợi của chiến tranh có lợi cho họ ? Đây là một hiện trạng cho cơ sở chủ quyền mà Trung Quốc đang thách thức.

Hoa Kỳ có thể sử dụng sức mạnh quân sự và ảnh hưởng ngoại giao để hòa giải một cách vô tư trong nguyên tắc luật pháp quốc tế và khái niệm danh dự và không thể thiếu tự do hàng hải trên biển. Đây sẽ là một nỗ lực được hoan nghênh trong con mắt của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hoa Kỳ cũng có thể đóng một vai trò tiêu cực và phản tác dụng khi khích động ở bên ngoài và bắt nạt trong sân chơi, như nó thường xuyên đã làm trong các vấn đề quốc tế trong những năm gần đây. Chúng tôi chỉ có thể hy vọng rằng, ở Mỹ, nghệ thuật khôn khéo và sự khôn ngoan của các nhà chính trị vượt qua sự kiêu căng của đế quốc, và rằng ở Trung Quốc, chủ nghĩa thực dụng vượt qua những tham vọng.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.