Liệu Mỹ sẽ tham chiến vì Philippines ?

Image: Flickr/U.S. Navy.
Quân đội Mỹ đang trở lại Philippines - nhưng tranh chấp giửa Phi với Trung Quốc trên những hòn đảo vẫn tồn tại.
Richard Javad Heydarian. 27 Tháng một / 2016. 
Theo National Interest 

Trần H Sa lược dịch

Mao Trạch Đông, tay lèo lái vĩ đại, đã nói một câu nổi tiếng: "Ở đâu đối phương tiến lên, chúng tôi rút lui. Ở đâu địch rút lui, chúng tôi truy đuổi". Ở những xứ như Trung Đông, nơi mà Hoa Kỳ được nhận thức đang bận rộn vào một rút lui chiến lược, Trung Quốc đang tiến công. Các cường quốc châu Á đã tiếp cận với các đồng minh chủ chốt của Mỹ như Saudi Arabia và Ai Cập cũng như thông báo biện pháp chế tài với Iran, quốc gia được dự kiến sẽ đóng một vai trò tự phụ nhiều hơn trong việc tạo ra một trật tự "hậu Hoa kỳ" trong khu vực.

Iran được dự kiến sẽ sớm gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) do Trung Quốc dẫn đầu , trong đó phần lớn được xem như là đối thủ mới nổi đối với liên minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) . Và Iran, dang rộng giửa đại lục và vành đai Á-Âu, sẽ thực sự là trung tâm của sáng kiến Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc. Trên khắp phạm vi ảnh hưởng của lục địa Hồi giáo, trải dài từ Trung Á đến Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc đã tham gia vào một chiến lược "Tây tiến" nhằm gia tăng dấu chân của nó trên đống đổ nát từ các can thiệp quân sự bất thành của Nga và phương Tây. Tận dụng số vốn lớn và công nghệ, Trung Quốc đã ve vãn cả các đồng minh bất mãn lẫn những đối thủ yếu đuối của Mỹ. Ví dụ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Tehran hồi đầu tuần này.


Chiến lược của Trung Quốc ở Trung Đông không chỉ là về cơ sở hạ tầng, dầu, xuất khẩu, và (trong chiều hướng gia tăng của ISIS và tác động của nó đối với các cuộc nổi dậy của người Uighur ở Tân Cương) chống khủng bố. Nhưng như Wang Jisi - một chiến lược gia hàng đầu Trung Quốc tại đại học Bắc Kinh - lập luận: nó cũng là sự chống đối - theo châm ngôn của Mao - chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ, mà vốn nhằm mục đích hạn chế sự khẳng định lãnh thổ của Bắc Kinh trong bức tranh vẻ cảnh biển ở Đông Á. Như Mỹ thúc đẩy chống lại Trung Quốc ở Đông Á, chiến lược " Tây tiến" của Trung quốc với hy vọng sau này chận bỏ ảnh hưởng của phương Tây ở Tây Á.

Mặc dù chắc chắn có một "Great Game" (*) Trung-Mỹ mới nổi trên khắp đại lục Âu-Á, ưu tiên chiến lược của Bắc Kinh vẫn còn ở trong sân sau của mình, đặc biệt là vùng biển đông Trung Quốc và Biển Đông, mà nó xem như là "vùng đất xanh" của đất nước Trung quốc. Nhấn mạnh quyết tâm của mình để củng cố các tuyên bố chủ quyền ở những vùng biển lân cận, Trung Quốc bắt đầu ra bóng với một cú va chạm bằng cách thực hiện nhiều chuyến bay thử nghiệm đến đường băng mới làm gần đây trên đảo đá Chử Thập ở Biển Đông. Điều này xảy ra theo sau báo cáo quyết định của Trung Quốc (một lần nữa) triển khai giàn khoan dầu khổng lồ của nó , Haiyang Shiyou 981, đến vùng biển thuộc yêu sách của Việt Nam, ngay khi Hà Nội vật lộn với những gì trông giống như một quá trình chuyển đổi chính trị gay gắt.

Tuy nhiên, Mỹ, nhận được một thúc đẩy chiến lược quan trọng khi Tòa án Tối cao Philippines làm sáng tỏ việc thực hiện Hiệp định Hợp tác Quốc phòng nâng cao (EDCA). Hiệp ước an ninh mới cho phép Mỹ, lần đầu tiên tiếp cận các phương tiện và các căn cứ quân sự Philippines, bao gồm cả những nơi ôm lấy biển Đông. Vết chân quân sự của Lầu Năm Góc tăng cường ngay trong khu vực, tuy nhiên, quản lý nguy cơ theo cách quá khiêu khích với Trung Quốc, sẽ đẩy cao những căng thẳng trong khu vực, nhưng cũng quá ít để kềm chế hoàn toàn tham vọng của Trung Quốc.

Những nền tảng của thế kỷ hai mươi mốt

Được ký kết ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Manila vào giữa năm 2014, EDCA ngay lập tức phải đối mặt với một phản ứng dữ dội ở Thượng viện Philippines, qua đó khẳng định rằng hiệp ước mới là một hiệp ước quốc tế đòi hỏi phải được họ phê chuẩn. Cuối cùng vấn đề được chuyển lên Tòa án Tối cao Philippines, sau gần một năm cân nhắc, tòa đã phán quyết rằng EDCA là một thỏa thuận liên quan đến việc quản lý nằm trong đặc quyền của chính quyền Benigno Aquino. Vị thế của Philippines ở Biển Đông trở nên xấu hơn, đặc biệt là trong ánh sáng vết chân mở rộng của Trung Quốc trong chuỗi đảo Trường Sa, trọng tâm rõ ràng là ở phán quyết thuận lợi của tòa án tối cao.

Không giống như những ngày chiến tranh lạnh, Philippines sẽ không nhận được hàng tỷ đô la qua việc cho Mỹ thuê các căn cứ của họ. Trong thực tế, nước chủ nhà sẽ gánh vác chi phí vận chuyển và chi phí các tiện ích trong việc ghé thăm của các lực lượng Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ, sẽ đạt được thỏa thuận, hàng thập kỷ luân phiên tiếp cận vào các cơ sở quân sự quan trọng nhất của Philippines , bao gồm cả những thứ ở Subic và Clark - trụ sở các căn cứ lớn nhất ở nước ngoài của Mỹ trong Chiến tranh lạnh - cũng như Vịnh Oyster ở Palawan, tất cả đều ở gần vùng biển tranh chấp tại biển Đông. Điều này cho phép Hải quân Mỹ đáp ứng nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn trước bất kỳ sự cố bất ngờ nào trong khu vực đang ngày càng biến động, mà rất có thể sẽ trở thành chiến trường mới của châu Á. Có thể cho rằng, EDCA đại diện cho một thành phần quan trọng trong việc vận hành các nhân tố quân sự trong "xoay trục" của Mỹ đối với khu vực.

Tại Philippines, những người ủng hộ thỏa thuận đã mô tả EDCA như là một sáng kiến khẩn cấp cần thiết để nâng cấp liên minh song phương của nước này với Mỹ. Rốt cuộc, hiệp ước mới, được xây dựng từ Hiệp định Các Lực lượng Thăm viếng vào năm 1998 , tạo điều kiện cho việc mở rộng các cuộc tập trận chung và tăng cường khả năng tương tác giữa các lực lượng vũ trang Mỹ - Phi. Để thích ứng với nền tảng quân sự lớn của Mỹ, Manila hy vọng Washington sẽ nâng cấp các cơ sở vật chất cũng như cơ sở hạ tầng chung quanh các căn cứ được chỉ định của Philippines. Hai nước đồng minh cũng đang dự tính triển vọng tuần tra chung gần các tính năng đất ở Biển Đông bị Trung Quốc chiếm đóng.

Trong tương lai, Manila hy vọng rằng Mỹ sẽ gia tăng viện trợ quân sự ít ỏi của Mỹ cho đồng minh Đông Nam Á, điều đó sẽ được nắm bắt qua một vụ tranh chấp hàng hải ác liệt với người khổng lồ Trung Quốc. Ví dụ, một quốc gia như Ai Cập nhận được lên đến 1.3 tỷ USD viện trợ quân sự hàng năm, trong khi Philippines, một nền dân chủ đầy sức sống và là một thuộc địa cũ mà đã chiến đấu vai kề vai với Mỹ trong suốt những cuộc xung đột ở thế kỷ XX, chỉ được chuyển cho 40 triệu USD. Quân đội mạnh nhất ở Trung Đông, Israel, đang tìm kiếm 5 tỷ $ viện trợ hàng năm qua việc đền bù cho sự hợp tác của nó trong quá trình đàm phán và thực hiện thỏa thuận hạt nhân Iran. Nói một cách đơn giản, có rất nhiều khả năng để cải thiện mối quan hệ an ninh Philippines-Mỹ.

Trung Quốc không bỏ phí thời gian trong việc đưa ra những đã kích về các thỏa thuận mới được chấp thuận giữa Philippines và Mỹ. Hảng thông tấn Tân Hoa Xã , cổng thông tin sở hửu nhà nước hàng đầu của Trung Quốc, cáo buộc Manila "quay sang chú Sam, dựa vào tham vọng của nó để chống Trung Quốc", cảnh báo rằng Philippines sẽ "chịu những hậu quả tiêu cực do các động thái ngu xuẩn của họ [nhấn mạnh riêng của tác giả] trong tương lai". Nó thúc giục Philippines thay vào đó nên giải quyết "tranh chấp với Trung Quốc thông qua các cuộc đàm phán mà không tìm kiếm sự giúp đỡ từ một bên thứ ba." Zhu Feng, một chuyên gia tại Đại học Nam Kinh, đã cảnh báo rằng việc thực hiện EDCA sẽ làm cho những nơi tranh chấp có khả năng xảy ra những sự kiện quan trọng "dày đặc hơn, và nguy cơ cho một cuộc xung đột quân sự sẽ tiếp tục tăng lên.

Sự bạo ngược trong tình trạng không rỏ ràng

Tuy nhiên, không có gì trong EDCA cam kết dẫn Mỹ đi đến việc giúp đỡ Philippines trong trường hợp có xung đột giữa Manila và Bắc Kinh trên các tính năng tranh chấp. Chính quyền Obama tiếp tục nói không rõ ràng về vấn đề liệu Hiệp ước Quốc phòng Hổ tương (MDT) 1951 có bao gồm các tính năng đất mà Philippines tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông hay không. Trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã bị dao động về vấn đề cụ thể này.

Quay trở lại những năm 1970, Ngoại trưởng Henry Kissinger, trong một điện tín ngoại giao, đã làm cho nó rõ ràng rằng "có những sự nghi ngờ đáng kể qua đó lực lượng quân sự [Philippines] trên các đảo trong nhóm đảo Trường Sa sẽ ở trong vòng bảo vệ của (MDT)", thay vì chỉ cung cấp "các hành động giúp đở chính trị" trong một sự kiện xung đột giữa Philippines và một bên thứ ba. Trong trường hợp không có một giải pháp ngoại giao và dựa trên luập pháp cho những tranh chấp này, Kissinger nói rõ rằng "[chúng ta] không thấy cơ sở pháp lý tại thời điểm này, tuy nhiên, việc hỗ trợ yêu sách đối với quần đảo Trường Sa của một quốc gia vượt trên sự hổ trợ các bên tranh chấp khác."

Đối với những viên chức hàng đầu như Kissinger, cam kết hạn chế của Mỹ là do thực tế rằng việc ký kết MDT xảy ra trước việc chiếm hữu có hiệu lực của Philippines trên các tính năng như đảo Thị Tứ (Pag-Asa), cộng với một điều thiết yếu là bảo đảm rằng các nghĩa vụ an ninh song phương sẽ không được khai thác như một sự được toàn quyền hành động dành cho những hành động phiêu lưu lãnh thổ của Philippines. Như Kissinger lập luận, trong sự vắng mặt của một sự dàn xếp quốc tế, điều quan trọng là "một chiếm đóng liên tục, không bị tranh cải, và quản lý lãnh thổ có hiệu lực", nhưng " sự chiếm đóng của [Philippines] khó có thể được gọi là không bị tranh cãi khi đối diện với khiếu nại và phản đối của Trung Quốc và Việt Nam."

Tuy nhiên, Mỹ đã bày tỏ ý kiến, mặc dù với những cảnh báo nhất định, cam kết của Mỹ để đi đến cứu hộ cho Philippines là, nếu tàu và quân đội của bên thứ hai bị tấn công ở những nơi quan trọng tại Thái Bình Dương - nhưng không nhất thiết với điều kiện có liên quan đến một cuộc đối đầu quân sự trên các tính năng đất tranh chấp. Kissinger đã làm cho nó rõ ràng rằng "MDT có thể áp dụng trong trường hợp bị tấn công, các lực lượng của [Philippines] triển khai đối với các nước thứ ba, trong đó. . . có sự khác nhau cơ bản là ngoại trừ trường hợp mà qua đó sự triển khai quân đội có mục đích mở rộng lãnh thổ của Philippines. "

Đây là lý do tại sao Hoa Kỳ đã chọn để khuyến khích Philippines tìm một thỏa hiệp ngoại giao khi Trung Quốc giành lấy quyền kiểm soát các tính năng mà Philippines tuyên bố chủ quyền, ở Mischief Reef (1994) và Scarborough Shoal (2012). Tuy nhiên, trong tính toán của Manila, tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trên đất của mình sẽ được phục vụ như là một "răn đe tiềm ẩn" chống lại chính sách trả thù lâu dài hơn của Trung Quốc đối với vùng đặc quyền 200 hải lý của Phi. Xét cho cùng, Trung Quốc chỉ bắt đầu chiếm đoạt các tính năng của Philippines tuyên bố chủ quyền khi các căn cứ Mỹ bị bỏ trống trên đất nước Phi vào năm 1992.

Ngoài ra, sẽ là khó khăn về chính trị đối với nước Mỹ để dứt bỏ hành động giúp đỡ đầy ý nghĩa cho một Philippines bị quấy rầy, khi một số lượng quân đội Mỹ đáng kể đang đóng trên đất của quốc gia Đông Nam Á này. Tóm lại, Mỹ sẽ buộc phải hành động nếu tranh chấp Trung-Phi vượt ra khỏi tầm kiểm soát và biến thành một cuộc đối đầu đầy đủ. Đây là lý do tại sao EDCA có nghĩa là, Trung Quốc sẽ phải có một suy xét nghiêm túc hơn về một đáp trả quân sự của Mỹ, nếu và khi nó chọn cưỡng chiếm các tính năng được tuyên bố chủ quyền và được kiểm soát bởi Philippines.

Tuy nhiên, không có bảo đảm rằng điều này sẽ đủ để kềm chế tham vọng của Trung Quốc trong khu vực. Chưa kể, trong thực tế, Trung Quốc có thể đẩy mạnh các hoạt động xây dựng của nó, mở rộng tuần tra bán quân sự và tăng cường dấu chân quân sự của nó trong chuỗi đảo Trường Sa, với mục đích chiếm trước các yếu điểm được dự kiến ​​trong sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực. Tuy nhiên, điều rõ ràng là, các nước láng giềng của Trung Quốc như Philippines đang rất cần để được sự giúp đỡ của Mỹ hơn bao giờ hết.

Richard Javad Heydarian là một giáo sư trợ lý trong các vấn đề quốc tế và khoa chính trị tại Đại học La Salle De, trước đây từng là cố vấn chính sách tại Hạ Nghị Viện Philippine. Là một chuyên gia về địa chính trị châu Á và các vấn đề kinh tế.
_ Chú thích :
(*) " Great Game" là sự xung đột và cạnh tranh chiến lược giữa đế quốc Anh và Đế quốc Nga tranh giành uy quyền tối cao ở Trung Á . Thời kỳ Great Game cổ điển thường được coi ở vào khoảng từ Hiệp ước Nga-Ba Tư năm 1813 đến hiệp định Anglo -Russian năm 1907 . Trong giai đoạn hậu thuộc địa sau Thế chiến thứ II , thuật ngữ này tiếp tục được sử dụng để mô tả những mưu đồ địa chính trị của các siêu cường và các cường quốc khu vực do việc họ tranh giành sức mạnh địa chính trị và ảnh hưởng trong khu vực.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.