Tầm nhìn của Nhật Bản đối với trật tự an ninh Đông Á



Hải quân Đô đốc Mỹ, Harry B. Harris Jr., chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một cuộc họp tại Tokyo vào ngày 16 tháng 2 năm 2016. (Ảnh: AAP).
 Ryo Sahashi .Ngày 23 tháng 2 năm 2016 . Theo East Asia Forum 

 Trần H Sa lược dịch

Trật tự khu vực ở Đông Á thay đổi liên tục. Sự suy giảm tương đối của sức mạnh Mỹ ở châu Á đã dẫn đến những thách thức mới. Các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực và phương pháp để quản lý các chương trình nghị sự quốc tế đang bị nghi ngờ. Sự sẵn sàng của Hoa Kỳ để duy trì một vai trò tích cực trong khu vực Đông Nam Á, cùng với các hành vi của Trung Quốc và các nhóm chủ chốt như ASEAN sẽ xác định tương lai của khu vực. Các nhân tố chủ chốt này đáp ứng như thế nào đối với môi trường an ninh đang thay đổi, sẽ rất quan trọng trong việc quyết định tương lai an ninh trật tự ở Đông Nam Á.

Vậy, điều này có ý nghĩa gì đối với Nhật Bản?

Nhật Bản hôm nay có vẻ là người ủng hộ mạnh nhất trong khu vực nhằm duy trì một trật tự do Mỹ dẫn đầu trong cả hai lĩnh vực an ninh và kinh tế. Sau nhiệm kỳ ngắn ngủi của cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama, người phục vụ từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010, Nhật Bản đánh mất mơ ước của nó trong việc trở thành một kiến ​​trúc sư của trật tự khu vực. Thay vào đó, Nhật Bản đã tập trung vào việc lồng ghép chính sách châu Á của mình vào mối quan hệ song phương với Hoa Kỳ.

Nhật Bản đã không luôn luôn dựa vào tính ưu việt của Mỹ ở châu Á. Trong quá khứ Nhật Bản đã nhấn mạnh vai trò của các nhóm khu vực, bao gồm ASEAN + 3 và cơ chế ASEAN + 6 . Nhật Bản cũng tích cực theo đuổi chính sách ngoại giao song phương riêng của mình với các quốc gia Đông Nam Á, như là một phần của học thuyết Fukuda, được thành lập lần đầu tiên vào năm 1977, trong đó tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ hòa bình và hợp tác với các nước thành viên ASEAN.

Nhưng trong thập kỷ qua, các nhà hoạch định chính sách nước ngoài của Nhật Bản đã ngày càng quan sát mối quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thông qua lăng kính liên minh với Mỹ. Bất kể đảng nào cầm quyền, chính sách đối ngoại của Nhật Bản rõ ràng đã nhắm vào mục tiêu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Mỹ trong khu vực.

Để thúc đẩy các khuôn khổ liên minh với Mỹ, Nhật Bản tăng cường hợp tác an ninh với hầu hết các nước ASEAN, nâng cấp thực chất các mối quan hệ song phương với các nước ASEAN bao gồm trao đổi quốc phòng mạnh mẽ hơn. Quan điểm của Nhật Bản trong các cuộc đàm phán đối tác xuyên Thái Bình Dương - mà nó đã dành ưu tiên cao hơn các quan hệ đối tác kinh tế khác trong khu vực - cũng có nghĩa là cam kết mạnh mẽ của nó để bảo đảm sự tham gia liên tục của Mỹ ở khu vực. Các nhà hoạch định chính sách Tokyo đã tính toán rằng việc nâng cao vị thế của Mỹ trong khu vực là lợi ích chiến lược của Nhật. Quan điểm này có lẽ khó có thể thay đổi ở Nhật Bản hơn bất kỳ nước nào khác, bao gồm cả Úc và ngay chính Hoa Kỳ.

Vào tháng Tư năm 2015, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã công bố một tuyên bố chung và đã cập nhật những hướng dẫn về hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật Bản, trong đó nhấn mạnh sự hợp tác song phương và ba bên trong các nỗ lực xây dựng năng lực an ninh cho các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài ra, chính quyền Abe đã thành công trong việc đào sâu thêm đáng kể một hợp tác an ninh Nhật Bản-Ấn Độ , đặc biệt liên quan đến quốc phòng và hợp tác hạt nhân dân sự. Đây là biểu hiện của cách Nhật Bản "bảo chứng" đường lối ngoại giao ở châu Á của mình.

Hành vi của Nhật Bản là nhằm mục đích bổ sung cho cái gọi là 'xoay trục' hoặc 'tái cân bằng' của Mỹ đối với châu Á. Nhưng sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản thực sự xảy ra trước chiến lược xoay trục của Mỹ - những tín hiệu đầu tiên về định hướng chính sách đối ngoại mới này đã bắt đầu dưới thời chính quyền Abe nhiệm kỳ đầu trong 2006- 2007.

Và căng thẳng vẫn còn sót lại giữa cách tiếp cận của Mỹ và Nhật Bản đối với an ninh ở Đông Á. Nhật Bản quyết đoán hơn so với các đối tác của nó trong ước muốn kiểm soát chống lại sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và giải quyết những thách thức hàng hải bằng cách thực hiện các cơ chế dựa trên luật lệ. Quan điểm này được bắt nguồn từ nhận thức của Nhật Bản về Trung Quốc , qua đó đã thay đổi phản ứng trước ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng trên đảo Senkaku / Điếu Ngư.

Trong khi một số yếu tố trong ngoại giao truyền thống châu Á của Nhật Bản tiếp tục tồn tại bằng việc tham gia hợp tác song phương, vai trò an ninh ngày càng nổi bật trong ngoại giao châu Á của Nhật Bản là sự phát triển được minh định trong thập kỷ qua. Sức nặng trước các vấn đề an ninh trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đã dẫn các nhà ngoại giao Nhật thúc đẩy một lập trường chung Nhật Bản-ASEAN trên vấn đề tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.

Vai trò dự kiến ​​của ASEAN trong tầm nhìn chính sách đối ngoại của Nhật Bản phần lớn là không thay đổi. Nhật Bản muốn khuyến khích một ASEAN vững mạnh và thúc đẩy quá trình xây dựng cộng đồng chung ASEAN. Trong ý nghĩa này, di sản của học thuyết Fukuda vẫn tiếp tục. Ngay cả bên ngoài chính phủ, nhiều chuyên gia Nhật Bản đánh giá cao vai trò của ASEAN trong cấu trúc khu vực. Một cách tương đối, các nhà hoạch định chính sách và các học giả Trung Quốc, ở nhiều lần, lên tiếng nhiều hơn trong việc thể hiện những nghi ngờ của họ về tầm quan trọng và sức mạnh có tính cách quy chuẩn của ASEAN.

Chừng như phần lớn các nước thành viên ASEAN chống lại áp lực bên ngoài từ bất kỳ một bên thứ ba nào, đang thúc đẩy ASEAN sẽ lợi dụng Nhật Bản. Đây là lý do các nước ASEAN có thể cho phép Nhật Bản thúc đẩy chủ nghĩa khu vực, trong khi đồng thời theo đuổi các cơ chế kinh tế và an ninh bao gồm Hoa Kỳ.

Hành vi của Nhật Bản cho thấy rằng, trong tính toán lại chiến lược riêng của nó, việc duy trì ảnh hưởng của Mỹ là chìa khóa để giữ gìn trật tự khu vực. Tokyo nhận ra rằng một mình sức mạnh của Nhật Bản thì không đủ để hình thành trật tự khu vực. Do đó đối với Nhật Bản xây dựng các liên minh với các đối tác trong khu vực có mục tiêu chính trị tương tự là rất quan trọng, chẳng hạn như nước Úc.

Ngoại giao Nhật Bản đối với Đông Á đã trải qua một sự thay đổi căn bản. Là một phần của sự biến đổi này, tầm nhìn chiến lược củng cố liên minh Mỹ-Nhật đã được kéo dài để củng cố ngoại giao của Nhật Bản đối với toàn bộ khu vực Đông Á. Phần mở rộng này trong lập luận liên minh Mỹ-Nhật sẽ làm suy yếu khả năng của Nhật Bản theo đuổi một trật tự khu vực thực sự toàn diện. Đó là cao điểm mà chính sách đối ngoại của Nhật Bản đi theo hướng những lợi thế từ sự hợp tác đa phương diện giửa các quốc gia.

Ryo Sahashi là trợ lý Giáo sư Chính trị Quốc tế, Đại học Kanagawa và là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm giao lưu quốc tế Nhật Bản.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.