Tình trạng hổn loạn sắp tới của lục địa Á-Âu.

Những nguy cơ từ những yếu kém của Trung Quốc và Nga

 

Robert D. Kaplan. Tháng Ba / Tháng 4 năm 2016 . Theo Foreign Affairs

Trần H Sa lược dịch 

Khi Trung Quốc khẳng định bản thân ở các vùng biển lân cận của nó và Nga tiến hành chiến tranh ở Syria và Ukraine, thật dễ dàng để giả định rằng hai cường quốc đất đai mênh mông của lục địa Á-Âu đang cho thấy những dấu hiệu sức mạnh vừa mới phát hiện. Nhưng điều trái ngược lại là đúng: ngày càng tăng, Trung Quốc và Nga biểu diển cơ bắp của họ không phải là vì họ mạnh mẽ mà vì họ đang yếu. Không giống như phát xít Đức, kẻ có quyền lực ở đất nước họ vào những năm 1930 đã tạo khí thế cho quân đội của họ đi xâm lược nước ngoài, sức mạnh của chủ nghĩa xét lại hiện nay đang trải qua những hiện tượng ngược lại. Ở Trung Quốc và Nga, đó là tình trạng bấp bênh bên trong nước đang nuôi dưỡng tính hiếu chiến. Điều này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử: lần đầu tiên kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ , Hoa Kỳ thấy mình ở trong một cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường.

Những điều kiện kinh tế ở cả Trung Quốc và Nga đang dần dần xấu đi. Suốt từ khi giá năng lượng bị sụp đổ vào năm 2014, Nga đã bị vướng vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Trong khi đó, Trung Quốc, bước vào giai đoạn đầu của những gì hứa hẹn sẽ là một quá trình chuyển đổi dữ dội từ tăng trưởng GDP hàng năm với hai con số; đến thị trường chứng khoán phá tan tành sự từng trải của nó trong mùa hè năm 2015 và tháng 1 năm 2016, có thể sẽ chứng minh một viển ảnh đổ vở tài chính sắp tới.

Trước khả năng bất ổn kinh tế ngày càng gia tăng trong cả hai nước, sự ổn định chính trị nội bộ của họ không còn có thể được xem vẫn cứ như củ. Trong thời đại truyền thông xã hội và thăm dò ý kiến không ngừng, thậm chí độc tài như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  và Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cảm thấy cần thiết sự chấp thuận của công chúng. Ngay từ đầu, các nhà lãnh đạo này không nghi ngờ bị một cảm giác bất an sâu sắc, khi quê hương của họ từ lâu hầu như đã được bao quanh bởi những kẻ thù, với những bình nguyên bằng phẳng mở cửa cho quân xâm lược. Và rồi, họ đang tìm thấy khó khăn hơn để phát huy quyền kiểm soát trên những vùng lãnh thổ rộng lớn của đất nước họ, với những cuộc nổi dậy tiềm tàng đang được chuẩn bị ở các vùng xa xôi của họ.

Thế giới đã nhìn thấy các thể loại hỗn loạn, mà xung đột sắc tộc, chính trị, và giáo phái có thể gây ra ở các nước vừa và nhỏ. Tuy nhiên triển vọng tình trạng hỗn loạn tới một chừng mực nào đó ở trong hai gã khổng lồ đang gặp khó khăn kinh tế thì rất đáng lo ngại. Khi tình thế tồi tệ hơn ở trong nước, Nga và Trung Quốc có thể sẽ ngày càng tăng xuất ngoại những khó khăn của họ với hy vọng rằng chủ nghĩa dân tộc sẽ đánh lạc hướng những công dân bất mãn và sự vận động cộng đồng của họ. Loại hiếu chiến này trình bày một vấn đề đặc biệt khó khăn đối với các nước phương Tây. Trong khi sự xâm lược được thúc đẩy bởi sức mạnh trong nước thường theo sau một chiến lược có phương pháp, vững chắc - cái mà có thể được giải thích bởi các nước khác, rằng có thể phản ứng một cách thích hợp từ từ - mà được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng trong nước có thể dẫn đến những hành vi táo bạo, bạo động, và bốc đồng, ở đó có nhiều khó khăn hơn để dự báo và chống lại.

Khi các nhà hoạch định chính sách Mỹ suy tính phản ứng của họ đối với sự thù địch ngày càng tăng của Bắc Kinh và Moscow, nhiệm vụ đầu tiên của họ nên làm là tránh khiêu khích vô ích những cưòng quốc cực kỳ nhạy cảm và trong nước đang bị suy giảm này. Điều đó nói rằng, họ không thể đủ khả năng để đứng yên khi Trung Quốc và Nga vẽ lại đường biên giới quốc tế và ranh giới hàng hải. Câu trả lời ? Washington cần phải rõ ràng đặt lại những làn ranh đỏ, truyền tải một cách kín đáo và sẵn sàng chứng tỏ với sức mạnh quân sự nếu cần thiết.

NGUY CƠ ở MOSCOW

Một phần vì vấn đề kinh tế của Nga còn tệ hại hơn so với Trung Quốc, sự xâm lược của Moscow rỏ ràng hơn. Sau khi sự cai trị hỗn loạn của Tổng thống Boris Yeltsin kết thúc vào năm 1999, ông Putin đã củng cố quyền lực trung ương. Khi giá năng lượng tăng vọt, ông ta xử dụng nền kinh tế giàu dầu khí của Nga để tạo ra một phạm vi ảnh hưởng ở các nước thuộc Liên Xô cũ và khối Hiệp ước Warsaw củ. Mục tiêu của Putin rõ ràng: khôi phục lại đế chế cũ.

Nhưng kể từ khi sự kiểm soát trực tiếp thông qua các đảng viên cộng sản đã tỏ ra quá tai hại, Putin ưa thích một hình thức chủ nghĩa đế quốc quanh co. Thay vì gửi quân vào các vùng cũ, ông đã xây dựng một mạng lưới theo kiểu đế chế Ai cập để kiểm soát các đường ống dẫn năng lượng, giúp các chính trị gia ở các nước láng giềng trong nhiều cách khác nhau, quản lý các hoạt động tình báo, và xử dụng bên thứ ba để mua quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông địa phương. Chỉ mới gần đây, Putin đã hành động công khai hơn trên một số mặt trận, được cổ vủ từ việc không lo sợ, do thiếu một phản ứng của phương Tây đối với chiến dịch quân sự năm 2008 của ông ở Georgia. Trong đầu năm 2014, lực lượng Nga chiếm giữ Crimea và lực lượng dân quân uỷ nhiệm người Nga bắt đầu một cuộc chiến tranh ở miền đông Ukraine. Và vào cuối năm 2015, Putin đưa quân đội Nga đi vào cuộc nội chiến Syria, đặc biệt để không những bảo lưu chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad mà còn rộng hơn nữa, khôi phục lại vị thế của Moscow ở Levant ( phía đông Địa Trung Hải ) - và đạt được lực bẩy với EU do ảnh hưởng từ dòng chảy của những người tị nạn đến châu Âu.

Không phải ngẫu nhiên, những cuộc phiêu lưu quân sự đã đi cùng với sự đảo chiều sức mạnh quyền lực kinh tế của Nga. Trong năm 2014, giá dầu sụp đổ, các nước Trung và Đông Âu tiếp tục cai nhịn khí đốt của Nga, tăng trưởng toàn cầu tiếp tục chậm làm suy giảm sự thèm muốn hydrocarbon của Nga và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, và phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt gây tổn hại cho Moscow. Kết quả là một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện, với đồng rúp mất gần một nửa giá trị của nó so với đồng đôla Mỹ kể từ năm 2014. Năm đó, tăng trưởng GDP của Nga giảm xuống gần như bằng không, và quý III năm 2015, nền kinh tế đã bị thu hẹp hơn bốn phần trăm. Trong tám tháng đầu năm 2015, vốn đầu tư giảm sáu phần trăm và khối lượng xây dựng đã giảm tám phần trăm.

Những vấn đề kinh tế của Nga bị phá thủng sâu sắc, để lại cho các nhà lãnh đạo của nó với vài lựa chọn dễ dàng để sửa chửa chúng. Trong nhiều thập kỷ, Nga đã dựa vào sản lượng tài nguyên thiên nhiên và một khu vực sản xuất làm ra hàng tiêu dùng cho thị trường trong nước (kể từ khi có ít người nước ngoài muốn mua sản phẩm phi quân sự của Nga). Mặc dù có một số nhóm giàu có khoe khoang, khu vực dịch vụ vẫn chưa phát triển. Bởi vì Putin và bè đảng của ông ta chưa bao giờ xây dựng các tổ chức dân sự hoặc một thị trường tự do thật sự; tham nhũng, nền kinh tế do xã hội đen đứng đầu của nước Nga ngày nay thể hiện sự tương đồng đến kỳ lạ với nước Liên Xô cũ.

Quay trở lại những năm 1980, khi nền kinh tế bị tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng, Mikhail Gorbachev phản ứng bằng cách mở cửa hệ thống chính trị - chỉ nhằm để được khen thưởng trước tình trạng hỗn loạn và sự sụp đổ của đế chế Nga. Putin học được bài học đắt giá này và xác định làm điều ngược lại : kềm giữ hệ thống chính trị đóng cửa trong khi đánh lạc hướng quần chúng với những hành vi khoe khoang sức mạnh của Nga ở các nước lân cận. Putin là một cựu nhân viên tình báo, không phải là một cựu công chức. Như vậy, mặc dù ông nuôi dưỡng mối hận thù lịch sử liên quan đến vị thế của Nga trên thế giới , ông ta đã không lừa dối bản thân về những vấn đề nội bộ của Nga. Khi nền kinh tế Nga phân rã hơn nữa, Putin chắc chắn biết rằng, vì lợi ích của sự chấp thuận trong nước, chính sách đối ngoại của ông phải trở nên sáng tạo và tính toán hơn, thậm chí có những khoảnh khắc giả vờ hòa giải. Theo thời gian, tôi cho rằng ông ta tìm kiếm những cách thức mới để làm suy yếu NATO và EU, ngay cả khi tuyên bố sẽ giúp phương Tây chống lại Nhà nước Hồi giáo, hoặc ISIS. Với sự hỗn loạn hơn, Putin có thể tạo ra ở nước ngoài, sự độc đoán kiên quyết hơn so với cách ông tạo ra ở trong nước. Người Nga có thể biết một cách trừu tượng rằng một xã hội tự do hơn là thích hợp hơn, nhưng họ sợ những rủi ro từ một quá trình chuyển đổi như vậy.

Tuy nhiên, ví như ông ta có thể, Putin sẽ không thể che chở cho chế độ của ông tránh khỏi lộn xộn từ sự sụp đổ kinh tế. Tuyệt vọng sẽ sinh ra đấu đá nội bộ trong tầng lớp cầm quyền, mà đã lớn mạnh nhờ vào sự chia xẻ những chiến lợi phẩm màu mỡ. Với sự vắng mặt của các tổ chức mạnh mẽ, cũng như tính chất dể vỡ và tập quyền cao độ của chế độ, một cuộc đảo chính như cuộc lật đổ Nikita Khrushchev năm 1964 không thể bị loại trừ; nước Nga vẫn mang phong cách quản trị Xô-viết. Đất nước đã trải qua những đổ nát của chế độ chuyên chế theo sau sự hỗn loạn trước đó (như trong và sau cuộc cách mạng năm 1917), và nó có thể là đủ hỗn loạn để có thể gây cho nước Nga phân mảnh một lần nữa. Vùng Hồi giáo Bắc Caucasus u ám nặng nề, cùng với khu vực các huyện vùng Siberia và Viễn Đông của Nga, cách xa trung tâm và bị đè nặng bởi chính trị đẫm máu, có thể bắt đầu nới lỏng các mối quan hệ của họ với Moscow trong trường hợp bất ổn bên trong tự thân điện Kremlin. Kết quả có thể là một hậu thân của Nam Tư : bạo lực và chủ nghĩa ly khai mà bắt đầu ở một nơi và lan rộng ở những nơi khác. Khi Moscow mất kiểm soát, phong trào thánh chiến toàn cầu có thể tận dụng lợi thế khoảng không và tiến đến những khu vực xa xôi hẻo lánh của Nga và Trung Á.

Tồi tệ như điều này thì hợp lý, mọi thứ vẫn còn có thể tồi tệ hơn. Trở lại năm 1991, nhà trí thức Ba Lan, Adam Michnik dự đoán rằng các nhà lãnh đạo tương lai ở Nga và Đông Âu sẽ lấp đầy khoảng trống, được để lại bởi sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản với "một chủ nghĩa dân tộc thô lổ và thô sơ".  Putin đã kế thừa chỉ như một kẻ dân tộc chủ nghĩa như vậy trong những năm gần đây . Ông đã ranh mãnh ủng hộ phong trào ly khai ở Abkhazia, Donbas, Nagorno-Karabakh, Nam Ossetia, và Transnistria, tạo ra những xung đột vốn có thể tránh được, dẫn đến những lãnh chúa quân phiệt. Trong những năm tới, ông ta cũng có thể lựa chọn khiêu khích nhiều hơn ở các cuộc xung đột được gọi là đang đóng băng, nhưng lần này là ở các nước thành viên NATO ở Baltic (trong đó có dân số là người Nga khá lớn và qua đó Moscow vẫn coi như là những tỉnh bị mất). Trong khi đó, Putin sẽ cố gắng để chơi trên nhu cầu của châu Âu, trước sự hỗ trợ của Nga ở Syria để buộc Châu Âu thừa nhận việc sáp nhập Crimea và sự cai trị trên thực tế của ông ở phía đông Ukraine.

Nhưng chỉ khi một phản ứng mạnh mẽ là cần thiết nhất, Châu Âu đang có vẻ ngày càng ít có khả năng để có thể đồng ý như thế. Trong một số cách, khủng hoảng hiện tại của Nga song song với khủng hoảng của châu Âu, ở đó cũng bị chia thành các khu vực cốt lõi và thứ yếu. Bất chấp những điều chỉnh của Ngân hàng Trung ương châu Âu và các biện pháp khác, một thời kỳ tăng trưởng toàn cầu chậm, cùng với sự bất lực của châu Âu để thực hiện những cải cách cơ bản, có nghĩa là các cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế của châu Âu sẽ vẫn tồn tại. Bởi các quốc gia đang hoảng sợ trở nên cũng cố lại biên giới của họ, khủng hoảng người di cư và chủ nghĩa khủng bố cũng sẽ làm trầm trọng thêm sự phân hóa của EU - và, chắc chắn, NATO cũng thế.

Mất đoàn kết như vậy sẽ làm cho những nỗ lực của châu Âu để đối đầu với Nga thậm chí còn nhiều do dự hơn và thiếu tổ chức hơn so với như họ đang có hôm nay. Khi NATO suy yếu, các nước trong khối Hiệp ước Warsaw cũ sẽ ngày càng tìm đến Hoa Kỳ vì an ninh của họ. Họ cũng sẽ phân rẻ thành các phân nhóm: như vốn có, Ba Lan, các nước Baltic và Scandinavia đang hình thành một liên minh chống lại sự xâm lược của Nga, và Tập đoàn Visegrad - bao gồm Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan và Slovakia - đang trở thành cụ thể hơn ở những nguyên tắc tư vấn chính trị và quân sự của họ. Gieo rắc chia rẽ hơn nữa là Nord Stream 2, một đường ống thứ hai được đề nghị băng ngang qua Biển Baltic mà sẽ cho phép Nga bỏ qua vùng trung và đông Âu khi gửi gas đến Tây Âu. Trong tất cả các nước này, tăng trưởng kinh tế chậm sẽ làm mạnh thêm những phong trào chủ nghĩa dân tộc cánh hữu và cánh tả, từ đó giày vò những kỳ vọng kinh tế không được thỏa mãn.

BẮC KINH bên BỜ VỰC

Tăng trưởng chậm cũng đang dẫn Trung Quốc đổ lỗi cho các nguyên nhân bên ngoài thay vì do những yếu kém nội tại của nó. Kể từ giữa những năm 1990, Bắc Kinh đã và đang xây dựng một quân đội công nghệ cao, đề cao tàu ngầm tiên tiến, máy bay chiến đấu, tên lửa đạn đạo, và các đơn vị chiến tranh không gian mạng. Cũng giống như Hoa Kỳ đã làm để loại trừ các cường quốc châu Âu ra khỏi biển Caribbean vào đầu thế kỷ XIX, Trung Quốc hiện đang tìm cách loại trừ Hải quân Mỹ ra khỏi biển Hoa Đông và Biển Đông. Các nước láng giềng của nó đã gia tăng lo ngại : Nhật Bản, xem việc mở rộng hải quân Trung Quốc như là một mối đe dọa hiện thực, đang tỏa ra sức mạnh của nó ở thái bình dương và nâng cấp lực lượng; và Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam cũng đã hiện đại hóa quân đội của họ. Những gì đã từng là tương đối yên lặng khi nước Mỹ thống trị vùng biển trong suốt cuộc chiến tranh lạnh đã trở nên ầm ỉ. Một môi trường hải quân đơn cực, ổn định đã nhường chỗ cho một môi trường đa cực, bất ổn hơn.

Tuy nhiên, như với Nga, gây hấn của Trung Quốc ngày càng phản ảnh sức mạnh nhấp nhô của nó, khi nền kinh tế chậm lại sau nhiều thập kỷ tăng tốc. Tăng trưởng GDP hàng năm đã giảm từ tỷ lệ hai con số, mà đã chiếm ưu thế trong hầu hết thập niên đầu của thế kỷ này đến một con số chính thức 6,9 phần trăm trong quý ba của năm 2015, với con số thực tế có thể thấp hơn. Bong bóng trong thị trường nhà ở và chứng khoán đã vỡ, và những mất cân bằng khác trong nền kinh tế bấp bênh của Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng tối tăm của nó, thì nhiều vô số kể.

Kế đó, có những căng thẳng sắc tộc ngày càng tăng ở đất nước rộng lớn này. Ở một mức độ nào đó, dưới tình trạng thống trị của người Hán, Trung Quốc là một nhà tù của những dân tộc khác nhau, bao gồm người Mông Cổ, Tây Tạng, và những người Uighur ; tất cả đều ở vào những mức độ khác nhau chống lại sự điều khiển của trung ương. Hôm nay, các chiến binh Uighur đại diện cho mối đe dọa ly khai gần gủi nhất. Một số đã được đào tạo ở Iraq và Syria, và khi họ liên kết với các phong trào thánh chiến toàn cầu, nguy cơ sẽ tăng nhanh. Trong những năm gần đây, đã có một sự bùng nổ mạnh mẽ các vụ đánh bom dính líu đến người Uighur ly khai trong khu vực của tỉnh Quảng Tây, một điểm trung chuyển trên tuyến đường buôn lậu từ các khu vực người Uighur thâm nhập vào Việt Nam - chống khủng bố sẽ không bị giới hạn đối với khu vực dân tộc thiểu số ở phía tây của Trung Quốc. Bắc Kinh đã cố gắng làm yên lòng các phong trào này với phát triển kinh tế - ví dụ, đề xuất vành đai kinh tế con đường tơ lụa ở Trung Á để làm suy yếu chủ nghĩa dân tộc của người Uighur ở đó. Nhưng nếu các dự án lớn như vậy chùn bước vì kinh tế chậm lại của Trung Quốc, chủ nghĩa ly khai có thể bùng phát thành bạo lực lớn hơn.

Thậm chí nhiều hơn so với ông Putin, Xi, với nhiều năm kinh nghiệm phục vụ Đảng Cộng sản ở bên trong Trung Quốc, đã phải nuôi dưỡng một ít ảo tưởng về chiều sâu các vấn đề kinh tế của Trung Quốc. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông ta biết làm thế nào để khắc phục chúng. Xi đã phản ứng với tình trạng hỗn loạn kinh tế của Trung Quốc bằng cách bắt đầu công việc chống tham nhũng, nhưng chiến dịch này đã hoạt động chủ yếu như là một cuộc thanh trừng chính trị to lớn, cho phép Xi củng cố trạng thái an ninh quốc gia Trung Quốc với bao quanh bằng người của mình. Kể từ khi các quyết định không còn được thực hiện tập thể như trước, Xi bây giờ có quyền tự chủ lớn hơn để chuyển những lo lắng trong nước trở thành sự xâm lược ở nước ngoài. Trong ba thập kỷ qua, giới lãnh đạo Trung Quốc là tương đối có thể dự đoán, sợ rủi ro, và có quyền hạn như nhau. Nhưng tình hình chính trị nội bộ của Trung Quốc đã trở nên ít lành tính hơn nhiều.

Những tham vọng của Trung Quốc muốn vươn tới còn đi xa hơn cả Nga, nhưng họ đã tạo ra ít sự quan tâm ở phương Tây vì chúng được áp dụng thanh lịch hơn. Trong khi Putin gửi những côn đồ với mặt nạ trượt tuyết và súng trường tấn công vào phía đông Ukraine, sự xâm lược của Xi bao gồm các bước gia tăng nhỏ hơn nhiều, làm cho Hoa Kỳ khó khăn đến phát bực nhằm đáp trả mà không tỏ ra phản ứng thái quá. Xi đã gửi tàu tuần duyên và tàu buôn (chứ không phải là chỉ riêng hải quân ) để quấy rối tàu chiến của Philippines, phái một giàn khoan dầu vào vùng biển được tuyên bố chủ quyền bởi Trung Quốc và Việt Nam (nhưng chỉ một vài tuần), và tham gia vào các dự án bồi đắp đất trên các hòn đảo và các rạn san hô tranh chấp (nhưng những cái đó đều không có người ở). Và từ những hành động của chính sách "bên bờ vực chiến tranh" này đang diễn ra trên biển, họ đã không gây khó khăn cho dân thường và thực tế không có thương vong trên phương diện quân sự.

Các động thái khác của Trung Quốc thì kém phần tinh tế. Bên cạnh việc mở rộng các yêu sách hàng hải của mình, Trung Quốc đang xây dựng đường giao thông, đường sắt và đường ống dẫn dầu đi sâu vào khu vực Trung Á và hứa hẹn sẽ đầu tư hàng chục tỷ đô la trong một hành lang vận chuyển mà sẽ kéo dài từ phía Tây Trung Quốc qua Pakistan tới Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc đã được tham gia vào các dự án cảng biển từ Tanzania đến Myanmar (còn gọi là Miến Điện). Khi vấn đề kinh tế của Trung Quốc xấu đi, tính sang trọng ở sự xâm lược của nó có thể yếu dần và được thay thế bởi những hành động lổ mãng, bốc đồng hơn. Xi sẽ tìm thấy khó khăn hơn để chống lại sự thôi thúc xử dụng các tranh chấp hàng hải Châu Á, để thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc, một lực lượng mà mang đến một thước đo đoàn kết trước những vấn đề xã hội đang đe dọa phân mảnh Trung quốc.

Có khả năng làm tăng thêm sự nguy hiểm, đang hiện ra lờ mờ những cuộc khủng hoảng tại các nước Trung Á: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, và Uzbekistan. Sự ổn định liên tục của các quốc gia độc tài này đã làm cho nó dễ dàng hơn cho việc Trung Quốc kiểm soát các dân tộc thiểu số Trung Á của riêng nó, nhưng có thể sẽ hết thời. Một số các chế độ này vẫn còn được dẫn dắt bởi các loại Ủy ban Trung ương thuộc kỷ nguyên Brezhnev, những kẻ đã cai trị kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Những nhà lãnh đạo này hiện nay đang lão hóa, chế độ của họ thừa kế tính hợp pháp một cách đáng ngờ, các nền kinh tế của họ vẫn gắn liền với các động cơ đang chậm lại của Nga và Trung Quốc, và cư dân của họ đang phát triển theo Hồi giáo nhiều hơn. Trung Á, nói cách khác, có thể chín muồi cho một đợt phun trào giống như Mùa Xuân Ả Rập .

Đối mặt với sự sụt giảm kinh tế song song với các mối đe dọa địa chính trị, Trung Quốc và Nga có thể bị buộc tiến tới một liên minh chiến thuật dựa trên các hệ thống độc tài tương thích của họ và nhằm mục đích quản lý khu vực biên giới của họ và trụ lại với phương Tây. Để điều này kết thúc, hai trong số họ cuối cùng giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài vào hồi cuối tháng mười một, với việc Nga từ bỏ một dải đất nhỏ ở vùng Viễn Đông được yêu sách bởi Trung Quốc. Nhưng việc bàn giao đã gây ra các cuộc biểu tình nổi tiếng ở cả hai nước : người Nga bình thường chống đối sự phục tùng của điện Kremlin, và nhiều người Trung Quốc phàn nàn rằng họ nhận lại quá ít. Ở đây một lần nữa, dư luận của công chúng có thể hạn chế độc tài, trong trường hợp này ngăn chặn khả năng của họ tiến tới một liên minh hửu ích.

SỰ HỔN LOẠN SẮP TỚI

Kiểm soát quyền lực trọng tâm - ai có nó, nguời đó chẵng làm gì - là vấn đề địa chính trị của thời đại chúng ta. Kẻ độc tài tập quyền cai trị trên những khu vực rộng lớn vốn đã có vấn đề, và tất cả mọi thứ như vậy trong một kỷ nguyên với những ý thức dân tộc, tôn giáo, và cá nhân làm gia tăng rối rắm, thời kỳ mà truyền thông điện tử có thể kích động những bất bình dựa trên tính đồng nhất. Không có gì ngạc nhiên với bản đồ của lục địa Âu Á sắp trở thành phức tạp hơn.

Các nhà hoạch định chính sách ở Washington đã bắt đầu lên kế hoạch tốt hơn vào lúc này, trước những hỗn loạn tiềm ẩn sắp xảy ra : một cuộc đảo chính ở Kremlin, một sự phân rả ra từng phần của Nga, một chiến dịch khủng bố của Hồi giáo ở miền tây Trung Quốc, một cuộc đấu đá nội bộ ở Bắc Kinh, và bất ổn chính trị ở Trung Á, mặc dù có thể chưa xảy ra, nhưng mọi thứ có khả năng đang ngày càng tăng. Bất cứ hình thức hỗn loạn nào sắp sửa xảy ra, dường như chắc chắn buộc Mỹ sẽ phải vật lộn với những vấn đề mới bằng cách này hay cách khác. Ai sẽ kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của Nga nếu sự lãnh đạo đất nước vỡ ra từng mảnh ? Làm thế nào Hoa Kỳ có thể duy trì quyền con người bên trong Trung Quốc trong khi đứng trước việc chế độ đàn áp một cuộc nổi loạn nội bộ?

Lên kế hoạch dự phòng như vậy không có nghĩa là lên kế hoạch cho một cuộc chiến tranh giải phóng, như với Iraq. (Nếu Trung Quốc và Nga từng phát triển các chính phủ tự do hơn, người dân của họ sẽ phải tự thay đổi.) Nhưng không có nghĩa là giảm thiểu khả năng rối loạn. Để tránh các cuộc khủng hoảng an ninh mà có thể dẫn đến như một cơn ác mộng, Washington sẽ cần phải phát hành những làn ranh đỏ rõ ràng. Tuy nhiên, bất cứ khi nào có thể, cần truyền đạt những làn ranh đỏ này ở chổ riêng tư, không cần phải diển thuyết với khán giả trên khán đài . Mặc dù những ngọn đuốc của Quốc hội dường như không nhận ra nó, Hoa Kỳ chẵng giành được gì từ cách cai trị nhút nhát bị cám dổ bởi lo ngại về việc mất mặt ở trên đất Hoa kỳ.

Trong trường hợp của Nga, Hoa Kỳ nên yêu cầu nó dừng ngay lại các cuộc xung đột vốn đã đóng băng ngay từ đầu. Khi Putin cố gắng đánh lạc hướng người Nga ra khỏi khó khăn kinh tế, ông sẽ tìm thấy hấp dẫn hơn để khuấy rối trong các vùng lân cận. Lithuania và Moldova có thể đứng đầu danh sách của các mục tiêu tiềm năng, trước các chính phủ dân chủ tham nhũng và dễ dàng suy yếu của họ. (Moldova đã là điểm sắp đến của tình trạng hỗn loạn chính trị.) Cả hai quốc gia này cũng có giá trị chiến lược : Moldova có thể cung cấp cho Nga với sự khởi đầu của một cửa ngõ đi vào khu vực Balkan, và Lithuania cung cấp một phần đất làm cầu nối với Kaliningrad, phần đất đã tách khỏi Nga. Đối với Putin, những xung đột đóng băng mang lợi thế là không tuyên bố chiến tranh, làm giảm lợi thế của một phản ứng có ý nghĩa của phương Tây . Đó là lý do tại sao việc đáp trả là phải tương tự như : nếu Putin thực hiện những động thái đằng sau hậu trường ở Litva hoặc Moldova, phương Tây cần tăng cường các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga và gia tăng tiến độ các buổi thao diển quân sự ở Trung và Đông Âu.

Ít nhất, NATO phải tăng thêm đáng kể việc chia xẻ thông tin tình báo giữa các nước Đông Âu và sẵn sàng nhanh chóng triển khai máy bay nhiều hơn, các lực lượng ở mặt đất, và các lực lượng hoạt động đặc biệt ở khu vực. Hàng trăm binh sĩ Mỹ, thủy quân lục chiến và thủy thủ đóng quân trên các căn cứ luân phiên tại các nước NATO thuộc nhóm cựu Hiệp ước Warsaw coi như một sự hiện diện nhỏ mà họ không có khả năng ngăn chặn sự xâm lược của Nga; nhiều tiểu đoàn hoặc thậm chí một lữ đoàn là điều cần thiết. Nói rộng hơn, Hoa Kỳ sẽ cần phải tạo ra một lực lượng quân sự sẳn sàng - một đội quân qua đó ngăn cản Nga khỏi tung ra một cuộc tấn công hạn chế ngang qua biên giới của nó nhưng không vì thế mà không gây ra một cuộc khủng hoảng. Như vậy, Mỹ chống lại những khả năng "chống tiếp cận / khắc chế khu vực" đang lớn mạnh của Nga trong khu vực Baltic có đông cư dân Nga, sẽ phải được tinh chỉnh nhiều hơn phản ứng của nó đối với Trung Quốc ở Biển Đông trống rỗng hơn.

Washington cũng cần thiết đặt lại những làn ranh đỏ rõ ràng với Trung Quốc. Ở Biển Đông, nó không thể cho phép các dự án bồi đắp cải tạo đất của Trung quốc để thành lập một cái gọi là vùng nhận dạng phòng không - không phận mà Trung Quốc bảo lưu quyền ngăn cấm máy bay nước ngoài - như nó đã tuyên bố ở Biển Hoa Đông trong năm 2013. Những động thái như vậy là từng phần của một chiến lược cố ý mơ hồ: càng có nhiều sự không rõ ràng và phức tạp hóa một bế tắc quân sự, sẽ càng có nhiều đe dọa đối với sự thống trị hàng hải của Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc công bố một khu vực như vậy ở Biển Đông, Washington phải đáp ứng bằng cách gia tăng hoạt động của hải quân Mỹ trong vùng lân cận và mở rộng viện trợ quân sự cho các đồng minh trong khu vực. Hiện tại, Hải quân Mỹ đã bắt đầu những hoạt động tự do hàng hải, tuy nhiên có vẻ miễn cưỡng, trong giới hạn 12 hải lý của quyền chủ quyền mà Trung Quốc đã tuyên bố trên các hòn đảo nhân tạo của nó. Nếu các hoạt động này không trở nên thường xuyên và rõ ràng hơn , Trung Quốc sẽ không cảm thấy nản chí.

THỜI ĐIỂM CHO SỨC MẠNH

Từ trước đến nay chưa từng, câu châm ngôn khuôn sáo của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt, "Nói chuyện nhẹ nhàng và mang theo một cây gậy lớn" được áp dụng nhiều hơn. Một cây gậy lớn có thể ngăn chặn xâm lược, cho dù nó bắt nguồn từ sức mạnh hoặc từ sự yếu đuối. Nhưng nói nhẹ nhàng thì đặc biệt thích hợp khi sự gây hấn phát sinh từ yếu đuối, vì lời lẽ gay gắt không cần thiết có thể tạo ra những nhà lãnh đạo bị dồn vào bước đường cùng. Thật vậy, quan trọng hơn đối với Hoa Kỳ là tăng sự hiện diện quân sự của mình trong các nước Baltic và biển Đông, hơn là công khai lên án Moscow và Bắc Kinh đối với những hành động của họ trong các khu vực này.

Một cây gậy lớn có nghĩa là nhanh chóng khôi phục lại ngân sách quốc phòng của Mỹ sau sự tàn phá từ sự cô lập. Quân đội Mỹ được tính gần 570.000 binh sĩ trong năm 2010 và bị thiết lập lại để thu nhỏ xuống còn 450.000 trong năm 2017. Hiện nay, các căn cứ của các lực lượng trên bộ của Hoa Kỳ ở châu Âu là 33 ngàn, giảm từ 200 ngàn trong thời Chiến tranh Lạnh. So với tàu và máy bay, quân đội mặt đất tạo ra một chứng minh đáng tin cậy hơn về sức mạnh của Mỹ, bởi vì họ công khai ca ngợi sự sẵn sàng đổ máu của đất nước để tôn vinh các cam kết của mình. Kể từ khi chiến tranh ngày càng trở nên bất quy tắc, Hoa Kỳ không còn cần đến nhiều căn cứ như lực lượng mặt đất ở châu Âu đã làm trong Chiến tranh Lạnh, nhưng việc triển khai lớn hơn vẫn được kêu gọi . Đối với các tài sản hải quân, Biển Baltic thì quá nhỏ cho việc xử dụng tối ưu của một nhóm các tàu sân bay tấn công, vì vậy Hoa Kỳ cần phải gửi thêm nhiều tàu ​​ngầm tới khu vực này.

Washington cũng nên trấn an các đồng minh của mình bằng cách hạn chế sự khoa trương của mình về các vấn đề xuyên quốc gia, chẵng hạn như biến đổi khí hậu, để cài đặt vào nơi mà nó là thích hợp chặt chẽ hơn. Tổng thống đừng bao giờ mong đợi ở Israel, Ba Lan, và Đài Loan, ví dụ, tin tưởng anh ta vì anh ta đang dẫn đầu về biến đổi khí hậu (như ông từng kín đáo yêu cầu họ nên như thế); họ muốn anh ta làm nổi bật tình huống khó xử địa chính trị của họ. Mặc dù dịch bệnh, nước biển dâng cao, và những thách thức toàn cầu khác là có thật, Hoa Kỳ có thể đủ khả năng xa xỉ trong việc tập trung vào chúng, phần lớn nhờ vào vị trí địa lý được bảo vệ riêng của mình. Nhiều đồng minh của Mỹ, bằng cách so sánh, sống gần một cách nguy hiểm với Trung Quốc và Nga và đã phải đấu tranh với các mối đe dọa hẹp hơn, truyền thống hơn. Với vị trí địa lý bi thảm của họ, các quốc gia châu Á muốn thấy nhiều tàu chiến của Mỹ ở vùng biển của họ. Đối với miền Trung và Đông Âu, họ muốn có một cam kết mạnh bạo và rõ ràng để bảo vệ họ. Bây giờ hơn bao giờ hết, vì đường lối toàn cầu hóa và cách mạng truyền thông đã tạo cho các vùng địa lý kết nối với nhau nhiều hơn, một tổng thống Mỹ có nguy cơ mất đi danh tiếng của mình vì sức mạnh diển ra trên sân khấu, nếu ông ta không đáp trả đầy đủ những gây hấn ở nơi khác.

Năm 1959, nhà khoa học chính trị Robert Strausz-Hupé định nghĩa " xung đột bị kéo dài" là một trạng thái của sự cạnh tranh liên tục mà những kẻ ủng hộ các bên vừa kiên nhẩn vừa có thể "phát triển mạnh khi xung đột là điều kiện bình thường của thế kỷ XX." Trong khi đó, những suy nghĩ của phương Tây là "chỉ tìm thấy các công cụ hòa bình," ông viết, một bên có lợi thế "biến lưỡi cày thành thanh kiếm." Strausz-Hupé đã liên tưởng đến Trung Quốc và Cộng Sản Liên Xô khi ông viết những lời đó. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cuối cùng quản lý để chống lại những kẻ thù đó thông qua chính sách ngăn chặn, mà đã kéo dài xung đột trong quyền lợi riêng của nó.

Ngăn chặn không chỉ là kiềm chế, như nhiều người bây giờ muốn tin; nó cũng là tham gia vào xâm lược được tính toán và luôn trấn an các đồng minh. Trong suốt Chiến tranh Lạnh, các tổng thống Mỹ đã thắng thế trong khi tránh chiến tranh hạt nhân bằng cách hiểu rằng sự đối đầu và xung đột, chứ không phải hòa bình, là bình thường. Ngày nay, khi Trung Quốc và Nga tiến nhanh xuống con đường của xung đột kéo dài, tổng thống Mỹ trong tương lai phải thừa nhận chân lý tương tự. Và họ cũng phải áp dụng sự pha trộn của sức mạnh và thận trọng khi họ để lại đằng sau những thập kỷ tương đối yên tĩnh của thời kỳ Chiến tranh lạnh và hậu chiến tranh lạnh, và chuẩn bị tìm ra con đường của mình trong tình trạng hỗn loạn của một lục địa Á-Âu tách ra từng mảng.

ROBERT D. KAPLAN là thành viên cao cấp ở Trung tâm An ninh mới của Mỹ và là tác giả cuốn "Trong bóng tối của châu Âu: Hai cuộc chiến tranh lạnh và một hành trình ba mươi năm qua Romania và bên ngoài".

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.