Ai sẽ đương đầu với Trung Quốc trong năm nay?

Ảnh: Wikimedia Commons / Hải quân Mỹ 
Liên minh Mỹ-Nhật không thể làm điều đó một mình. 

John Hemmings. 12 Tháng Ba 2016. Theo National Interest 

 Trần H Sa lược dịch

Sự nổi cộm ở Biển Đông là một lĩnh vực hàng đầu trong mối quan tâm của liên minh Mỹ-Nhật Bản, thứ nhì có lẽ là sự đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, là một trong những xu hướng chính trong bốn năm qua. Biển Hoa Đông, từng là một mối quan tâm nghiêm trọng, đã lặng lẽ lùi xa khi Trung Quốc - theo khuynh hướng Tập Cận Bình - hướng sự chú ý và tập trung vào việc bảo đảm tính ưu việt của Trung Quốc bên trong đường chín đoạn ( đường chử U ). Mùa xuân sắp tới đây, vụ án của Philippines về tính hợp pháp của đường này sẽ được quyết định bởi Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague. Bằng nhiều bản báo cáo, và bởi những yếu kém vốn có trong các tuyên bố của Trung Quốc, kết án có thể sẽ có lợi cho Manila.

Những người quản lý liên minh Mỹ - Nhật bây giờ phải suy nghĩ về những hậu quả gì sẽ đến từ một bản án như vậy. Rõ ràng, một kết án như vậy sẽ không thay đổi hoặc đảo ngược chiến lược lớn của Trung Quốc ở bên trong vùng biển. Tập Cận Bình được cho là ủng hộ mạnh mẽ chiến lược, các thành phần trong nước khác nhau, ở trong quân đội, ở các doanh nghiệp năng lượng nhà nước và các ngành công nghiệp có liên quan đến đánh bắt cá cũng như vậy. Đứng trên hết, đó là sự hỗ trợ mạnh mẽ công khai đối với các yêu sách của Trung Quốc ở trong công chúng. Hơn nữa, Trung Quốc đã báo cho biết nó sẽ không bị ràng buộc bởi bất kỳ phán quyết nào.

Dù trong hoàn cảnh nào, phán quyết đưa ra một tình huống mang tính bước ngoặt, trong đó tính hợp pháp của chiến lược khu vực của Trung Quốc sẽ được thử thách ở mức độ toàn cầu. Bắc Kinh sẽ phản ứng với kết luận như vậy như thế nào? Nó sẽ phản ứng như thế nào để tạo cho chiến lược của mình lột bỏ cái như là "bất hợp pháp"? Nhiều người ở Washington dự đoán rằng Trung Quốc sẽ phản ứng bằng cách công bố một vùng Nhận dạng phòng không khác, xứng hợp với cái đã được thành lập ở Biển Hoa Đông. Trong National Interest , Harry Kazianis lập luận rằng một ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông chỉ là một vấn đề thời gian. Một số nhà tư tưởng Trung Quốc, Feng Zhang , cố gắng tranh luận rằng Trung Quốc chỉ thiết lập ADIZs trong phản ứng đáp trả sự khiêu khích, kiên quyết đùn đẩy trách nhiệm từ những hành động của mình cho người khác. Một số người như Prashanth Parameswaran, lập luận rằng ADIZ đang được thiết lập trong thực tế bằng việc xây dựng các đường băng ở Trường Sa, và bố trí các hệ thống tên lửa ở quần đảo Hoàng Sa.

Dù kết quả như thế nào, điều quan trọng là liên minh Mỹ-Nhật bắt đầu thành lập một chính sách chung bằng một động thái như, xử dụng Cơ chế Hợp tác Liên minh (ACM) mới . Bất kỳ một phản ứng nào đó cũng nên là chiến lược, chính trị và kinh tế. Trong trường hợp thứ nhất, phản ứng chiến lược rõ ràng là dành cho Hải quân hoặc Không quân Hoa Kỳ lờ đi việc khai báo và ngay lập tức bay qua ADIZ. Trong khi có thể bị thúc đẩy quá nhiều, nó sẽ là một động thái có khuynh hướng tiến bộ khó ngờ để Nhật Bản xem xét thực hiện hành động tương tự. Washington và Tokyo thậm chí có thể thuyết phục Canberra cùng làm như vậy. Cả Nhật Bản và Australia đều có máy bay trinh sát hàng hải. Phụ thuộc vào sự hỗ trợ đầy đủ của Philippines, họ có thể bay bằng máy bay Orion AP-3C và Kawasaki P-1 từ Philippines, do đó một nỗ lực được thực hiện bởi bốn quốc gia. Đã từ lâu, có một nỗi sợ hãi trong việc đẩy Trung Quốc vào một góc, bằng một hành động đa phương. Sợ hãi như vậy đã cản trở mọi nỗ lực hợp lý để định hướng các hành vi của Trung Quốc.

Tình huống hợp pháp và bất kỳ một hành động leo thang kèm theo nào của Trung Quốc, đặt ra cho liên minh Mỹ-Nhật một cơ hội ngoại giao không thể ngờ, cả trong khu vực và giữa các đối tác thương mại của Trung Quốc ở châu Âu. Sự xâm lấn ngày càng tăng liên tục của Trung Quốc về quyền và lãnh thổ của các nước khác, đi ngược lại các tiêu chuẩn khu vực, và mối đe dọa tiềm ẩn của nó đối với các chuyến bay chống lại thái độ của khu vực hướng tới việc giải quyết vấn đề. Chỉ rỏ chúng mâu thuẫn với luật pháp quốc tế nhằm làm xói mòn uy tín của Trung Quốc trong một số cách. Với tính cách khu vực, các nhà ngoại giao Mỹ, Nhật Bản, Philippines và Úc nên chỉ dẫn tường tận cho các nước thành viên ASEAN, trước khi phán quyết lộ ra sự phức tạp của vụ án, và khuyến khích một quan điểm chung về tính pháp lý. Các nhà quản lý liên minh Mỹ-Nhật không nên tự lừa gạt mình. Điều này sẽ không phải là dễ, khi có nhiều nước chia xẻ một số khía cạnh trong phương pháp tiếp cận của Trung Quốc đối với UNCLOS. Tuy nhiên, trong việc phủ nhận đường chín đoạn, phán quyết có sức mạnh đoàn kết các bên tranh chấp khác nhau vượt qua những gì là không thể đồng thuận.

Nếu đạt được một sự đồng thuận ngoại giao là khó khăn, nó có lý do để cho việc phát triển các chính sách chung có thể là một cây cầu quá xa, tuy nhiên, tạo được một sự đồng thuận trong khu vực, trước tiên sẽ đặt Trung Quốc vào một bước thụt lùi trong một thời gian dài. Đã quá lâu, Philippines mang vác những gánh nặng của cuộc chiến ngoại giao và pháp lý này. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hoa Kỳ nên đưa vấn đề vào chương trình nghị sự của bất kỳ cuộc họp nào diễn ra với các nước ASEAN, và chắc chắn, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cần thúc đẩy sự hiểu biết chung về vấn đề, trong tháng mười tại cuộc họp phòng thủ song phương ASEAN-Mỹ ở Hawaii.

Các nhà ngoại giao Nhật Bản, Mỹ, Philippines và Úc nên mang thông điệp đến các cấp lãnh đạo châu Âu. Đã quá lâu rồi, có một sự trôi dạt trong các nhà hoạch định chính sách châu Âu đi xa ra khỏi các vấn đề toàn cầu và châu Á, bị tác động bởi cuộc khủng hoảng lâu dài ở Trung Đông và chính sách phục thù của Nga gần đây. Thực tế là trường hợp đang được nhìn thấy tại Tòa án Trọng tài Thường trực The Hague là một cơ hội ngoại giao quan trọng. Bản kết án đúng là đang xảy ra ở sân sau của EU và các tổ chức cùng các cơ quan kèm theo của nó. Hơn nữa, Tòa án, tình trạng hợp pháp của nó, tính hợp pháp của nó, và vị trí của nó trong hệ thống dựa trên luật lệ hiện hành đại diện cho tất cả những gì tốt nhất, của các cơ quan giải quyết tranh chấp bằng đường lối hòa bình của châu Âu. Họ cần được khuyến khích rằng, phán quyết này không phải là một "vấn đề châu Á", cũng không phải là một vấn đề "Mỹ-Trung" , mà là một cuộc tranh luận về tương lai của trật tự toàn cầu. Đó là một cuộc đàm luận mà họ phải được đại diện.

Đương nhiên, bị khiển trách bởi các đối tác châu Âu cũng sẽ không ngăn cản được sự xâm lấn của Trung Quốc, nhưng nó sẽ định hình nhận thức của giới thượng lưu châu Âu, đặc biệt là trong các lĩnh vực an ninh và chính sách. Vì đến nay, Trung Quốc có một danh tiếng khá lành tính ở châu Âu. Việc bán phá giá thép hồi năm ngoái, kết hợp với một quyết định khoe khoang bởi một tổ chức hợp pháp quan trọng có trụ sở ở châu Âu sẽ chơi xấu trong năm mà, nếu EU quyết định cấp cho Trung Quốc danh nghĩa nền kinh tế thị trường, theo quy định trong các yêu cầu gia nhập WTO. Nó cũng có thể làm giảm bớt sự nhiệt tình của một số chính trị gia châu Âu, những người nhìn Trung Quốc qua một ánh sáng hết sức hồng. George Osborne, một viện trưởng đại học danh dự ở Anh và là một ứng cử viên mạnh mẽ cho chức Thủ tướng, đã thúc đẩy một mối quan hệ thương mại mạnh mẽ với Bắc Kinh mang nhiều phong cách phù hợp với các chính sách về một Trung Quốc lạc quan của thập niên 1990.

Tất cả điều này nói lên rằng, đột ngột có chiến tranh, liên minh Mỹ-Nhật Bản không có thể làm gì để ngăn chặn Trung Quốc từ bỏ tiếp tục các chiến lược hiện tại của nó ở Biển Đông. Tuy nhiên, liên minh có thể cắt giảm sức mạnh mềm, uy tín và tính hợp pháp cả trong khu vực lẫn trên toàn cầu của Trung Quốc. Thật khó để nói điều này sẽ ảnh hưởng được bao nhiêu đối với các tính toán của Trung Quốc, nhưng ít nhất nó cũng cung cấp cơ hội để buộc Trung quốc phải trả một cái giá. Hơn nữa, nó đặt ra một giải pháp ngoại giao đa phương với một bước gần hơn thực tế bằng cách cho nhiều bên khác nhau - trừ Trung Quốc - một hình ảnh hoạt động chung. Điều đó có vẻ như không nhiều, nhưng sự gắn kết có nghĩa là một thế giới của sự khác biệt đang lột xác.

John Hemmings là thành viên phụ tá tại Pacific Forum CSIS và là một ứng viên đệ trình tiến sĩ tại Trường Kinh tế London (LSE), ở đó ông đang hoạt động về chiến lược liên minh của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.