Ấn Độ - Trung Quốc, hợp tác hay cạnh tranh ?

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch
Trung Quốc Xi Jinping bắt tay nhau 
trước một cuộc họp
 ở Xian, tỉnh Shaanxi , China, May 14, 2015.
 REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Shivshankar Menon | 04 Tháng Ba 2016. Theo Viện Nghiên Cứu Brookings

Trần H Sa lược dịch

Những thành tựu kinh tế của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua với tăng trưởng GDP hơn 10 % đã truyền cảm hứng thích thú trên thế giới. Chúng ta đều biết kết quả - sự tích tụ sức mạnh cứng trong tất cả các hình thức của nó, Trung Quốc là công xưởng sản xuất của thế giới , hàng nghìn tỷ USD thặng dư ngoại hối, khả năng quyết định giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới, sự hiện diện của Trung Quốc ở hầu hết các giá trị toàn cầu và các dây chuyền sản xuất , vân vân... Tốc độ và quy mô chuyển đổi của Trung Quốc là đáng kinh ngạc. Trong khi đó, là một cường quốc đang lên, Trung Quốc được xác định có một tiếng nói độc lập trong trật tự kinh tế, chính trị và an ninh chung quanh nó, và trên thế giới.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc có ý nghĩa gì đối với Ấn Độ ?

Làm phức tạp thêm cảnh quan

Thiếu những thay đổi quyết liệt ở các hành vi của Trung Quốc hoặc Mỹ - mà tôi coi như không thể - sự trỗi dậy của Trung Quốc hứa hẹn một thời gian dài bất ổn về chính trị và an ninh trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Sẽ không có sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, và cạnh tranh an ninh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ vẫn là mâu thuẫn chính, như Mao đã nói. Việc Trung Quốc quyết đoán mà chúng ta đã thấy từ năm 2008 vẫn còn kéo dài đến trong một tương lai gần. Vấn đề an ninh tiến thoái lưỡng nan giữa Trung Quốc và Nhật Bản; Trung Quốc và Ấn Độ; Trung Quốc và Việt Nam; và những nước khác sẽ sâu sắc thêm.

Nói cách khác, môi trường mà trong đó Ấn Độ theo đuổi lợi ích của mình sẽ trở nên phức tạp nhiều hơn. Và tình hình rất phức tạp ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cung cấp cho Ấn Độ một sự lựa chọn các đối tác và cộng tác viên, để cùng hoạt động trong việc theo đuổi lợi ích của mình.

Một Trung Quốc quyết đoán là không thể tìm kiếm một giải pháp sớm cho các vụ tranh chấp biên giới đang diễn ra với Ấn Độ. Sự ổn định trên biên giới trong 50 năm qua cho thấy rằng sự nhân nhượng lẫn nhau về hiện trạng là hợp lý nhất. Nhưng những quan tâm khác của Trung quốc - mối quan hệ của nó với Pakistan, những nghi ngờ về Tây Tạng, và mong muốn duy trì đòn bẩy trong các mối quan hệ với Ấn Độ - cho thấy rằng một giải pháp về biên giới không phải là một ưu tiên của Trung Quốc hiện nay. (Cũng không kém, nó chẵng có vẻ là một ưu tiên của chính phủ hiện nay ở New Delhi.)

Những ưu tiên khác của Trung quốc - chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và khủng bố ở Tân Cương; tiếp cận bằng đường bộ đến Ấn Độ Dương; kềm giữ, ngăn cản Ấn Độ như đang là một cánh cửa công nghệ vũ khí của phương Tây; trách nhiệm và sự hiện diện của Trung Quốc ở Kashmir bị chiếm bởi Pakistan - đã làm cho Pakistan thậm chí quan trọng hơn đối với những mục đích của Trung Quốc. Trò chơi Pakistan là để lôi kéo Ấn Độ vào một cuộc đối đầu, từ đó thiết lập sự hửu dụng của Pakistan cho những ai cảm thấy cần thiết xử dụng nó, nhằm cân bằng sự trỗi dậy của Ấn Độ (bao gồm cả Trung Quốc, Hoa Kỳ, và những nước khác). Hôm nay, Nga bán vũ khí cho Pakistan, Mỹ cung cấp vũ khí cho và thảo luận với Pakistan về vũ khí hạt nhân của Pakistan và tương lai của Afghanistan , và Trung Quốc đã cam kết 46 tỷ $ cho một hành lang kinh tế từ tây nam Pakistan đến khu tự trị Tân Cương Tây Bắc Trung Quốc và cảng Gwadar ở Pakistan. Mỗi một thứ trong những điều này tượng trưng cho một cam kết ràng buộc thêm với Pakistan, là một trình tự mở rộng ảnh hưởng lớn hơn bao giờ hết. Ấn Độ yêu cầu phương Tây kềm chế hỗ trợ Pakistan, nhưng các quốc gia ấy sẽ hành động theo lợi ích riêng của họ. Vì vậy, miễn là khủng bố Pakistan không phải là một mối đe dọa đối với họ, họ sẽ không dùng máu hay vật quý của họ nhằm loại bỏ chủ nghĩa khủng bố nhắm đến Ấn Độ có nguồn gốc từ Pakistan .

Trung Quốc, trong khi đó, vẫn còn phụ thuộc vào Ấn Độ Dương và có những nghi ngờ về hợp tác quốc phòng và phối hợp chiến lược Mỹ-Ấn . Tóm lại, tất cả những yếu tố này tạo nên khả năng rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục giử vấn đề tranh chấp biên giới cứ tiếp diển, như một đòn bẩy trong quan hệ với Ấn Độ. Tuy nhiên, sự nổi bật tổng thể của biên giới trong các mối quan hệ đã giảm đáng kể, Hiệp định hòa bình biên giới hiện nay và Hiệp định Tranquility năm 1993 và các biện pháp xây dựng lòng tin sau đó, đã ổn định hiện trạng.

Phạm vi làm việc cùng nhau

Trong quan hệ song phương, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ trên phương diện hàng hóa, trong khi hai nước cạnh tranh nhau trước thị trường toàn cầu. Hôm nay, hơn 11.000 sinh viên Ấn Độ du học tại Trung Quốc, và có những cơ chế để đối phó với các vấn đề như những con sông xuyên biên giới, thâm hụt thương mại, và những vấn đề khác.

Một số vấn đề toàn cầu trong các diễn đàn đa phương, chẳng hạn như Tổ chức Thương mại Thế giới và các cuộc đàm phán biến đổi khí hậu, hai nước đã làm việc cùng nhau, mỗi bên theo đuổi lợi ích riêng của họ. Vì vậy, nói chung, triển vọng thì tốt - cả song phương lẫn làm việc cùng nhau trên sân khấu thế giới.

Về cơ bản, mối quan hệ là đồng thời vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Tính hai mặt đó rõ ràng trong các chuẩn mực lợi ích cốt lõi quốc gia . Cả hai nước đều có lợi ích trong việc cải thiện về an ninh và trật tự kinh tế hiện nay. Đây là lý do tại sao Ấn Độ đã là một trong những nước sáng lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á và Ngân hàng Phát triển mới. Nhưng hai nước cạnh tranh ở ngoại vi những vấn đề mà họ chia xẻ, do đó đã có sự lưỡng lự của Ấn Độ ở sáng kiến "Một Vành đai, ​Một Con đường", và sự nhạy cảm của nó về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở vùng duyên hải Ấn Độ Dương. Và chẵng bên nào cho rằng bên kia chấp nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.

An ninh hàng hải là một ví dụ rỏ nét về tính hai mặt đó. Cả hai quốc gia đều có lợi ích chung trong việc giữ gìn các làn thông tin liên lạc tuyến biển mở, nhưng mỗi bên sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực nào của bên kia nhằm kiểm soát các vùng biển và eo biển mà qua đó các tuyến thông tin liên lạc đường biển đi qua.

Ấn Độ, Trung Quốc và thế giới

Trong tình huống này, phần còn lại của thế giới chỉ có thể là những nhân tố có khả năng hạn chế trong quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc, xử dụng cạnh tranh Ấn Độ-Trung Quốc cho mục đích riêng của họ. Cuối cùng mối quan hệ là một yếu tố quan trọng mà sẽ quyết định tương lai của cả hai nước, và chỉ họ mới có thể xác định quỹ đạo của nó. Hôm nay chúng ta dường như đang bước vào một giai đoạn mới trong mối quan hệ, và tôi hy vọng chúng ta sẽ thành công trong việc đạt được một trạng thái cân bằng mới một cách êm ả .

Trong ngắn hạn, mô hình hợp tác cạnh tranh có thể sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, một sự phát triển khó chịu, là sự gia tăng quyền lực ở cả hai quốc gia bảo thủ, những trung tâm độc đoán. Một số các nhà lãnh đạo quốc gia đã gia tăng quyền lực từ năm 2012 nhưng có ít kinh nghiệm về chính quyền trung ương và chính sách đối ngoại, và giữ những khuynh hướng tư tưởng mạnh mẽ đối với dân tộc chủ nghĩa và thậm chí là sô-vanh khoa trương. Trong khi họ cẩn thận trong những phát biểu công khai của họ, các chuẩn mực mà qua đó chính sách an ninh và chính sách đối ngoại được thảo luận ở Trung Quốc và Ấn Độ (cũng như Nhật Bản), đã trở nên càng lúc càng chói tai. Quan điểm chống nước ngoài, khẩu hiệu sô-vanh hiếu chiến, ý tưởng cố chấp, và cách cư xử hết sức xấu, bây giờ thì phổ biến hơn. Những điều này sẽ không thành vấn đề trong những lúc bình thường, nhưng các chính phủ hiện nay đang bị căng thẳng - và các nhà lãnh đạo có thể tìm kiếm ở các vấn đề đối ngoại để làm giảm bớt những khó khăn nội bộ.

Một rủi ro khác trong quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc đến từ khoảng cách giữa nhận thức và thực tế, lẫn nhau. Trung Quốc mà tôi thấy, được mô tả trong bài bình luận của Ấn Độ mang chút tương đồng với Trung Quốc mà tôi đã làm việc với, sống trong, và nhìn thấy ở những chuyến thăm viếng của tôi. Điều này cũng đúng trong nhận thức của Trung Quốc về Ấn Độ, mặc dù ở một mức độ thấp hơn. Vấn đề đã trở nên nghiêm trọng hơn trong thời gian gần đây, và câu chuyện xung đột không thể tránh khỏi, có thể là những lời tiên tri tự thể hiện.

Không cần phải nói, tôi tin chắc rằng chúng ta đang ở vào một thời điểm cơ hội cho quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc. Điều này là do sự phát triển nhanh chóng của cả hai nước trong ba mươi năm qua, với những gì họ đã đạt được qua song phương, và sự phát triển của tình hình quốc tế. Nó sẽ có lợi cho lợi ích cốt lõi của mỗi nước để làm việc với nước kia.


Shivshankar Menon là một thành viên lỗi lạc trong chương trình chính sách đối ngoại ở Brookings. Trước khi gia nhập Brookings, Menon từng là cố vấn an ninh quốc gia cho Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 5 năm 2014 và là bộ trưởng ngoại giao của Ấn Độ từ tháng 10 năm 2006 đến tháng Tám năm 2009. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại New Delhi.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.