Trung quốc và tương lai trật tự an ninh Đông Á

Máy bay ném bom H6  ở chương trình biểu diển máy bay tại Chu Hải,  2014 
(Ảnh: Wendell Minnick)
 Báo cáo an ninh của Nhật Bản báo hiệu những vấn đề lớn với Trung Quốc 

Wendell Minnick, ngày 08 Tháng 3 năm 2016. Theo Defense News 

 Trần H Sa lược dịch

TAIPEI - Với tựa đề "Phạm vi mở rộng các hoạt động của PLA và Chiến lược của quân đội Trung Quốc ", báo cáo an ninh Trung quốc hàng năm lần thứ sáu phát hành bởi Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia (NIDS) có trụ sở tại Tokyo, cho biết "Có khả năng rằng Trung Quốc sẽ làm đảo lộn trật tự an ninh Đông Á".

Phát hành vào tuần trước, báo cáo nghiên cứu những ảnh hưởng lớn đang thúc đẩy hiện đại hóa quân sự trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), lực lượng không quân, hải quân, lực lượng song pháo, và tiềm năng của những ảnh hưởng này sẽ tác động vào khu vực và vào vai trò bảo vệ truyền thống của quân đội Mỹ kể từ thế chiến II.

Tetsuo Murooka, giám đốc NIDS, Cục Nghiên cứu An ninh đã viết : "Mỗi loại trong các dịch vụ này có chiến lược cơ bản riêng của nó, và bản Báo cáo phân tích xu hướng chung đối với những nỗ lực đi kèm với sức mạnh quân sự lớn hơn để tạo cho những chiến lược này hoàn toàn có hiệu lực" .

Khi PLA trở nên hoạt động nhiều hơn trên biển ở một quy mô rộng lớn hơn, nó đã nhiều lần ngăn cản tàu quân sự và máy bay của Mỹ ở Biển Đông đang hoạt động phù hợp với các quy định quốc tế. Quân đội Trung Quốc đã tăng cường các cuộc tập trận chung trên thực tế ở Tây Thái Bình Dương và tìm những cách khác nhau để tăng cường năng lực răn đe hạt nhân nhằm vào Mỹ, trong đó có việc triển khai các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới.

Báo cáo này được viết bởi Masafumi Iida, thành viên cao cấp NIDS, Bộ phận Đông Bắc Á, Vụ Nghiên cứu Khu vực, với chuyên môn về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, và Shinji Yamaguchi, thành viên nghiên cứu NIDS, Bộ phận Châu Phi và Châu Á, Cục Nghiên cứu Khu vực, có chuyên môn về quan hệ dân sự-quân sự ở Trung Quốc và chính sách an ninh của Trung Quốc.

"Nếu PLA tiếp tục thách thức sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á, và nếu những thách thức như vậy được chứng minh có hiệu quả, trật tự hiện có của an ninh ở Đông Á có thể thay đổi đáng kể", báo cáo cho biết. "Và nếu Hoa Kỳ đẩy mạnh hoạt động của nó được thiết kế để duy trì trật tự bằng việc đối đầu với những nỗ lực đó của Trung Quốc, điều này sẽ có nghĩa là một gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ song phương của họ."

Báo cáo chỉ ra rằng vào lúc này, Trung Quốc có thể dự kiến ​​sẽ tăng cường sự hiện diện của nó ở vùng biển ngoài khơi và trên không với mục đích nhằm thiết lập ưu thế trong các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và các quyền và lợi ích hàng hải. Mục đích là để ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ đối với lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Ở Biển Hoa Đông, tàu hải quân Trung Quốc bị bao bọc bởi một Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) sát thủ, với radar điều khiển hỏa lực, và máy bay chiến đấu của Trung Quốc có lúc đã đến rất gần máy bay của JSDF. Ở Biển Đông, tàu hải quân Trung Quốc đã cản trở đường đi của tàu hải quân Mỹ, trong khi máy bay chiến đấu Trung Quốc có lần đã bay gần đến mức nguy hiểm kế cận máy bay tuần tra của Mỹ.

Tăng cường khả năng tấn công các lực lượng hải quân tiếp cận từ Hawaii hay lục địa Mỹ, ở vùng biển cách xa lục địa Trung Quốc, là một phương tiện quan trọng đối với Hải quân PLA (PLAN) để ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ và làm giảm hiệu quả sự can thiệp.

Trung Quốc đã kích hoạt cải tạo đất và củng cố cơ sở của mình trên bảy tính năng, bao gồm Johnson South Reef (Chiguajiao) và Fiery Cross Reef (Yongshujiao) trong quần đảo Trường Sa (Nansha), từ đó tạo ra mối quan tâm của quốc tế. Trung Quốc xây dựng một đường băng dài 3.000 mét, mà dường như có thể được xử dụng bởi loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa Xian H-6K mới, đã thu hút sự chú ý đặc biệt của quốc tế.

Tại Đại hội nhân dân toàn quốc năm 2014, một đề nghị đã được nêu ra, nhưng đã không hành động, đó là một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông. Một ADIZ đã được thực hiện cho Biển Hoa Đông vào năm 2013. Có nhiều lo ngại rằng khi Trung Quốc mở rộng, cải tạo đất trong vùng biển Đông cùng với việc thành lập các căn cứ không quân và các phương tiện phòng không thì một ADIZ là không thể tránh khỏi.

Không quân PLA (PLAAF) đang thực hiện các chuyến bay thường xuyên hơn trên Biển Hoa Đông, và những chuyến đột ngột cất cánh của máy bay chiến đấu của JSDF nhằm đánh chặn máy bay Trung Quốc cũng đã gia tăng với tốc độ nhanh chóng, từ 38 chuyến trong năm 2009 lên đến 464 chuyến trong năm 2014.


Hoả tiển CX-1 được đẩy bằng động cơ phản lực thẳng tại  Chu Hải, 2014  
 (Ảnh: Wendell Minnick)
Phiên bản cập nhật của H-6K có tầm hoạt động hiệu quả 2.000 km và có thể mang tên lửa hành trình CJ-10 (DF-10) "không đối đất" với sự ra đời của động cơ D-30KP2, sẽ tăng phạm vi của nó lên đến 3.500 km . Điều này có thể đặt Guam ở trong tầm ngắm của H-6K. Tính đến năm 2015, ba mươi sáu máy bay ném bom H-6K đã được triển khai cho không quân PLA và con số này có thể được dự kiến ​​sẽ gia tăng.

Quân đội cũng đang triển khai một "Sát thủ - Guam" khác, tên lửa đạn đạo tấn công quy ước DF-26 có tầm bắn 4.000 km , lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc diễn hành của quân đội vào tháng 9 năm 2015.

Phiên bản 2015 của "Khoa Chiến lược quân sự" được công bố bởi Đại học Quốc phòng Quốc gia PLA chỉ ra rằng, quân đội Mỹ duy trì tỷ lệ tấn công, phòng thủ, và hỗ trợ trong các lực lượng chiến đấu của nó là 2: 1: 1, và rõ ràng là PLAAF chưa đạt được một sự cân bằng như vậy. Để đạt được sự cân bằng đó, vận tải hạng nặng và máy bay tiếp nhiên liệu trên không sẽ là điều rất quan trọng. Để đạt được đủ năng lực trong các lĩnh vực như lực lượng ứng chiến và máy bay tiếp nhiên liệu trên không, một số nghiên cứu đề nghị rằng không quân PLA sẽ cần ít nhất có thêm bốn trăm máy bay chiến lược vận tải hạng nặng Y-20.

Có những nỗ lực để tăng cường khả năng tấn công, rất có thể thông qua việc tiếp tục triển khai và phát triển máy bay chiến đấu có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Khả năng tàng hình và máy bay không người lái (UAV) sẽ là cần thiết để tăng khả năng của các máy bay chiến đấu thâm nhập vào không phận phòng không của đối phương. Trung Quốc đã kích hoạt những nỗ lực như vậy, như được thể hiện bởi máy bay chiến đấu tàng hình Chengdu J-20 và máy bay chiến đấu không người lái trong những nhiệm vụ kéo dài ở một độ cao tới hạn.

Không quân PLA sẽ tìm kiếm những khả năng lớn hơn trong phòng không và phòng thủ tên lửa. Trung Quốc dường như đã có được một vài mức độ khả năng phòng thủ trong đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối bằng cách nhập khẩu S-300PMU1 và S-300PMU2 của Nga và triển khai HQ-9 và HQ-15/18 được làm ở trong nước. Nó cũng đang tiếp tục tiến bộ trong các cuộc đàm phán với Nga để mua S-400 có một tầm bắn 400 km. Tiến trình mua bán cũng đang tiếp tục phát triển với radar chống tàng hình.

Lực lượng song pháo của PLA , được tổ chức lại thành lực lượng hỏa tiển PLA vào cuối tháng 12 năm 2015, được chuyển từ một nhánh quân đội chỉ đối phó với vũ khí hạt nhân thành một dịch vụ, trong đó sở hữu hai lực lượng vừa hạt nhân vừa thông thường. Chiến lược hạt nhân của Trung Quốc có thể được đặc trưng bởi tính nổi trội của chính trị, tuyên bố không xử dụng trước, tăng dần về số lượng đầu đạn hạt nhân, loại bỏ và lưu trữ riêng biệt các đầu đạn hạt nhân trong thời bình. Nó tìm cách duy trì một khả năng đánh trả đáng tin cậy và đang hoạt động để cải thiện chất lượng lực lượng hạt nhân của mình. Nó đang chuyển đổi dự trữ các tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn sang nhiên liệu lỏng, đang chuyển đến khả năng phóng loại xe mang vác di động, và đạt được tiến bộ trong việc giới thiệu loại xe tự hành trên không có thể tự nhắm mục tiêu (MIRVs).

Trong khi Trung Quốc có một con số giới hạn về đầu đạn hạt nhân, nó đang gia tăng con số đó. Người ta ước tính rằng kho vũ khí đầu đạn hạt nhân vào năm 2015 của Trung Quốc lên tới 260, ít hơn nhiều so với Nga, 7500, và của Mỹ, có 7.260 đầu đạn hạt nhân. Mặc dù kho vũ khí của Trung Quốc đã không được phát triển với một tốc độ nhanh chóng, nó cũng đã tăng gấp đôi từ chỉ có 130 trong năm 2006.

Năm 1985, Trung Quốc chưa có tên lửa đạn đạo thông thường, nhưng kể từ khi Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần Thứ ba 1995-1996, Trung Quốc đã gia tăng kinh khủng tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM), và kể từ nửa sau của những năm 2000, nó đã làm được tên lửa tầm trung. Kế hoạch của Trung Quốc xử dụng các loại SRBM để phá huỷ hoàn toàn các đường băng của Đài Loan. Tính đến năm 2015, báo cáo lưu ý rằng số lượng dàn phóng SRBM là từ 200 đến 300, với ít nhất 1.200 tên lửa sẵn sàng cho nhiệm vụ tấn công vào Đài Loan.

Về tên lửa tầm trung, Trung Quốc đã triển khai loại tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) DF-21C và tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM) DF-21D. Tầm bắn của DF-21C cho phép nó vươn tới tất cả các nước trong khu vực, và DF-21 đã được xử dụng vào năm 2007 để thử nghiệm trong việc phá hủy một vệ tinh.

ASBM DF-21D được gọi là "sát thủ tàu sân bay" và chương trình phát triển đã được lấy cảm hứng từ việc triển khai của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ trong khủng hoảng ở eo biển Đài Loan lần thứ ba. Trong cuộc khủng hoảng, Trung Quốc đã bắn những tên lửa đạn đạo tầm ngắn SRBM DF-15 (M-9) ngoài khơi bờ biển phía bắc và phía nam của Đài Loan. Sự hiện diện của một lực lượng đặc nhiệm tàu ​​sân bay lớn của Mỹ đã chuyển sự chú ý của Trung Quốc vào cách ngăn chặn một phương pháp tiệm cận bởi các nhóm tàu ​​sân bay tấn công trong tương lai.

DF-21D xuất hiện để trả lời cho vấn đề đó và việc triển khai đang được tiến hành. Nó được cho là sự kết hợp dẫn đường quán tính và hướng dẫn bởi radar đến mục tiêu cuối cùng. Kể từ khi xác định mục tiêu vị trí các tàu là quan trọng đối với hoạt động chống tàu, cả thông tin tình báo dựa trên không gian, giám sát và trinh sát (ISR), lẫn radar phát hiện mục tiêu từ xa gắn trên mặt đất đều được dùng như những nhiệm vụ quan trọng.

Sự phát triển tên lửa hành trình "không đối đất" siêu âm và nhanh gấp 5 lần âm thanh là quan trọng đối với kế hoạch của Trung Quốc nhằm thống trị khu vực châu Á-Thái Bình Dương bằng việc phóng chiếu sức mạnh xa bờ. Như một ví dụ về điều này, báo cáo trích dẫn sự ra mắt động cơ phản lực thẳng CX-1 đẩy được tên lửa siêu âm tại cuộc biểu diển máy bay ở Chu Hải vào năm 2014.

Bản báo cáo cũng quan ngại về xe lượn siêu thanh (HGV) mới WU-14 của Trung Quốc. Vào tháng Giêng năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành các chuyến bay thử nghiệm WU-14 đầu tiên, tiếp theo là bốn cuộc thử nghiệm vào tháng Sáu năm 2015. HGV này được gắn vào một tên lửa đạn đạo và lượn trong khí quyển ở tốc độ 10 Mach, bay qua khoảng "không gian gần" ( khu vực bầu khí quyển của Trái đất nằm giữa độ cao từ 20 đến 100 km so với mực nước biển, ND ) và quay hướng vào mục tiêu của nó, làm cho việc phát hiện sớm rất khó khăn. Nó được dự kiến ​​ có thể đi thông qua các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ mà không bị ngăn chặn.

Vì bay lượn trên độ cao của không gian gần, tên lửa đạn đạo dùng đẩy WU-14 được dự kiến ​​sẽ là một tên lửa đạn đạo có tầm hoạt động lớn hơn nhiều so với loại tên lửa được trang bị gắn một đầu đạn thông thường. WU-14 vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, và quả là không rõ ràng nó sẽ được xử dụng như thế nào, nhưng không thể phủ nhận khả năng nó mang đầu đạn hạt nhân.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.