Kinh tế của Trung quốc có thể thống trị thế giới ?


Các công ty Trung quốc có thể chinh phục thế giới ? Sức mạnh tập thể đã bị bỏ qua.
Nhưng, bạn có thể sản xuất được một sản phẩm bán dẩn hay không ? một nhà máy ở tỉnh An Huy, Trung quốc. Tháng 5/ 2015. STR / AFP / GETTY IMAGES

Pankaj Ghemawat và Thomas Hout. Tiểu luận tháng Ba / Tháng Tư 2016. 
Theo Foreign Affairs 

Trần H Sa lược dịch

Bất kể những vật lộn kinh tế gần đây của Trung Quốc, nhiều nhà kinh tế và phân tích cho rằng nước này vẫn trên đường đua để vượt Mỹ và trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới ngay một ngày nào đó. Thật vậy, điều này đã trở thành một quan điểm chính thống - nếu không hẳn là một niềm tin được đồng thuận - trên cả hai bờ Thái Bình Dương. Nhưng những người ủng hộ quan điểm này thường không chú ý vào một sự thật quan trọng : sức mạnh kinh tế liên quan chặt chẽ với sức mạnh kinh doanh, một lĩnh vực mà Trung Quốc vẫn còn thua xa so với Hoa Kỳ.

Để hiểu điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng trong tương lai của Trung Quốc, điều quan trọng đầu tiên là nắm bắt được lý do tại sao nhiều người vẫn lạc quan với Trung Quốc - xem xét các bằng chứng hỗ trợ cho tình huống thống trị của Trung Quốc trong tương lai. Thoạt nhìn, những con số thì ấn tượng. GDP của Trung Quốc có thể vượt qua Hoa Kỳ - mặc dù có lẽ ít nhất là không trước năm 2028, chậm hơn từ 5 đến 10 năm so với hầu hết các nhà phân tích đã dự đoán trước khi suy thoái hiện nay của Trung Quốc bắt đầu xảy ra vào năm 2014. Xét cho cùng, Trung Quốc đã là thị trường lớn nhất thế giới với hàng trăm sản phẩm, từ xe hơi đến các nhà máy điện, đến tã lót cho phụ nữ, trẻ em. Chính phủ Trung Quốc có hơn 3 nghìn tỷ $ trong dự trữ ngoại hối, đó là sự thủ đắc lớn nhất thế giới không thể chối cãi. Và Trung Quốc làm lu mờ Hoa Kỳ trong khối lượng thương mại : với 180 quốc gia mà cả hai nước trao đổi mua bán, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn hơn với 124 nước, trong đó bao gồm một số đồng minh chính trị và quân sự quan trọng của Mỹ. Cuối cùng, Trung Quốc đã thực hiện những tiến bộ vững chắc hướng tới mục tiêu trở thành nhà đầu tư, nhà xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cung cấp thiết bị, và làm chủ các ngân hàng được lựa chọn trong thế giới đang phát triển. Phần lớn châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh hiện nay phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế và chính trị.

Kể từ khi giá cổ phiếu Trung Quốc giảm vào mùa hè năm ngoái và sau đó là một lần nữa vào đầu năm nay, các nhà đầu tư đã dấy lên sự thận trọng đối với thị trường chứng khoán của TQ. Nhưng thị trường đó phần lớn không liên quan đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc : từ 1990 đến 2013, khi GDP của Trung Quốc tăng trưởng ở mức khoảng mười phần trăm mỗi năm, thị trường chứng khoán hầu như không chuyển động. Xoay chuyển gần đây của nó không biểu lộ một cách tổng thể sự thịnh vượng kinh tế của TQ so với sự đình trệ lâu dài của nó. Trung Quốc có thể sẽ phục hồi từ thất bại kinh tế hiện nay của nó, cũng giống như Hoa Kỳ đã hồi phục sau những biến động của thị trường chứng khoán hoang dã và tình trạng đình trệ nghiêm trọng trong nửa đầu của thế kỷ XX.

Nhưng dữ liệu kinh tế vĩ mô mạnh không nói lên toàn bộ câu chuyện, và sự phục hồi ngắn hạn có thể có của Trung Quốc sẽ có nghĩa là không nhiều đối với sự vận hành về lâu về dài. Thực tế là thành công của Trung Quốc cho đến nay không có nghĩa tất yếu là nó sẽ vượt qua Hoa Kỳ như là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Những số liệu như GDP, kim ngạch thương mại, và dự trữ tài chính đều phản ảnh sức mạnh kinh tế. Nhưng chúng không hoàn toàn bao gồm sức mạnh kinh tế, vì những con số đó nằm bên dưới thế giới thực của các tập đoàn và các ngành công nghiệp, mà ở đó mới thực sự tạo ra sự tăng trưởng và sự giàu có. Và một cái nhìn cận cảnh vào hiệu năng và triển vọng của các công ty Trung Quốc tiết lộ những trở ngại mà nước này vẫn phải đối mặt.

Ở cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, các tập đoàn chiếm khoảng ba phần tư GDP. Nói chung, các tập đoàn đa quốc gia và chuỗi cung ứng của họ kiểm soát 80 phần trăm lượng xuất khẩu toàn cầu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nói cách khác, quyền lực kinh tế dựa nhiều vào sức mạnh kinh doanh.

Kinh tế Trung Quốc bùng nổ trong ba thập kỷ qua nhờ hiệu năng khác thường ở chi phí thấp của các nhà máy sản xuất - các công ty đáng tin cậy, thuận lợi qua đó sản xuất các mặt hàng may mặc và đồ dùng gia đình được chất đầy trên những chiếc kệ của tập đoàn bán lẻ Walmart. Nhà nước Trung Quốc đã tạo điều kiện cho các công ty như vậy phát triển mạnh bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, thu hút đầu tư nước ngoài, và giữ giá trị đồng tiền của Trung Quốc tương đối thấp. Nhưng để thành công, các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn còn phải làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh ở những nơi khác - mà họ đã từng làm, biến Trung Quốc thành một cầu thủ quan trọng trên sân khấu kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, nếu Trung Quốc trở thành nền kinh tế mạnh nhất thế giới, các doanh nghiệp của nó sẽ phải học hỏi để được xuất sắc hơn trong các lĩnh vực "hàng hóa thiết bị" cạnh tranh và công nghệ cao, sáng tạo và tiếp thị những sản phẩm tinh xảo như chất bán dẫn, thiết bị hình ảnh y tế, và máy bay phản lực. Những người tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành nước thống trị, thường cho rằng các công ty Trung Quốc sẽ hoạt động tốt, trong các lĩnh vực thuộc thế hệ thứ hai như họ đã có trong những lãnh vực thuộc thế hệ thứ nhất ít phức tạp hơn nhiều, chẳng hạn như dệt may và hàng điện tử tiêu dùng. Nhưng có nhiều lý do để đặt ra câu hỏi giả định đó.

Bùng nổ kinh tế ban đầu của Trung Quốc dựa vào lao động gia công cho các công ty Mỹ và châu Âu, và xoay quanh hàng trăm công ty tương tự, nhiều công ty trong số đó thuộc sở hữu nước ngoài, xuất khẩu những sản phẩm công nghệ thấp. Ngược lại, để thành công trong "hàng hóa thiết bị" (loại hàng hóa được xử dụng để sản xuất các hàng hoá khác) và công nghệ cao, các công ty phải phát triển những khả năng độc đáo phù hợp với một số lượng khách hàng nhỏ, điều khiển một loạt các công nghệ, tiếp thu sâu sắc kiến ​​thức của khách hàng, và quản lý một chuỗi cung ứng toàn cầu. Và không giống như trong các lĩnh vực sản xuất các mặt hàng chi phí thấp, nơi mà các công ty Trung Quốc đã phải cạnh tranh chủ yếu với các công ty ở các nước đang phát triển, hàng hóa thiết bị và những ngành công nghiệp công nghệ cao bị thống trị bởi các tập đoàn đa quốc gia với nguồn tài chính dồi dào có trụ sở tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu.

Hơn nữa, một số lợi thế mà Trung Quốc có được trong ba thập kỷ qua, chẵng hạn như một lực lượng lao động lớn, ít có vấn đề hơn trong việc xác định có hay không một quốc gia sẽ thành công trong hàng hóa thiết bị và công nghệ cao. Ví dụ, sản xuất máy bay phản lực và tìm kiếm Internet đang được dẫn đầu bởi hai công ty - Boeing và Google, tương ứng - có trụ sở tại một nước lớn, là Hoa Kỳ. Nhưng các công ty hàng đầu trên phương diện độ chính xác cao (SKF) và chip bộ nhớ bán dẫn (Samsung) có trụ sở tại các nước nhỏ hơn nhiều : Thụy Điển và Hàn Quốc, tương ứng. Gốc rễ thành công của các công ty đó nằm chủ yếu bên trong bản thân công ty chứ không phải ở trong những lợi thế được ban phát bởi các nước chủ nhà của họ.

Tương lai của quyền lực kinh tế Trung Quốc sẽ ít phụ thuộc vào khi mà GDP của họ qua mặt Hoa Kỳ và sẽ phụ thuộc nhiều hơn về những tiến bộ mà các tập đoàn Trung Quốc thực hiện trong việc sản xuất và bán hàng hóa thiết bị và công nghệ cao. Các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài vẫn thống trị thị trường nội địa của Trung Quốc về hàng hóa thiết bị tiên tiến, và Trung Quốc vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào công nghệ phương Tây. Trong những lĩnh vực mà sẽ là vấn đề quan trọng nhất trong thế kỷ XXI, các công ty Trung Quốc có một chặng đường dài phải đi, qua đó sẽ cho bất cứ ai tự tin dự đoán một kỷ nguyên thống trị kinh tế của Trung Quốc không quá xa, nên ngừng lại những suy nghỉ của mình .

ĐI XUÔI DÒNG và LỘI NGƯỢC DÒNG

Mặc dù vẫn đang chơi trò đuổi bắt, Trung Quốc đã có một số tiến bộ đáng kể trong việc tìm kiếm kinh doanh trong lĩnh vực hàng hoá thiết bị và các sản phẩm công nghệ cao, trong đó hiện nay chiếm 25 phần trăm xuất khẩu của nó. Các nhà sản xuất Trung Quốc đang kiểm soát khoảng 50 đến 75 phần trăm thị trường toàn cầu (bao gồm cả Trung Quốc) trong vận chuyển container, cần cẩu cảng và thiết bị phát điện bằng than, và từ 15 đến 30 phần trăm thị trường toàn cầu đối với các thiết bị viễn thông, tua bin gió trên bờ, và hệ thống đường sắt cao tốc. Mặc dù giá tiền lương và giá năng lượng đang gia tăng, các công ty Trung Quốc đã xử dụng khả năng của mình để đơn giản hóa quá trình sản xuất nhằm duy trì lợi thế chi phí thấp hơn từ mười đến 30 phần trăm so với các đối thủ cạnh tranh phương Tây trong hàng hóa thiết bị - ngay cả trước khi đồng nhân dân tệ mất giá gần đây.

Chiến lược " Một vành đai, Một con đường " với hàng nghìn tỷ USD của chính phủ Trung Quốc, nhằm mục đích để bao trùm lục địa Á-Âu với những đường bộ, đường sắt, tiện nghi bến cảng, do Trung quốc xây dựng, cung cấp cho các nhà sản xuất Trung Quốc những lợi thế bổ sung. Chính phủ cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước bằng cách hạn chế lượng hàng hóa thiết bị và dịch vụ mà các công ty lớn của phương Tây có thể bán ở Trung Quốc, và bằng cách yêu cầu họ chuyển giao công nghệ cho các công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa trở thành một cầu thủ thực sự trong thị trường các sản phẩm đắt tiền và phức tạp hơn, chẳng hạn như tuabin gió ở ngoài khơi, lõi lò phản ứng hạt nhân và máy bay phản lực loại lớn. Như người đứng đầu một nhà sản xuất hàng không lớn ở phương Tây đã nhận xét ​​với chúng tôi trong thời gian gần đây, nó là một thứ thay đổi hoàn toàn các thành phần thiết kế của một động cơ phản lực và tìm ra cách để chế tạo và bán chúng, nhưng lại hoàn toàn khác để phát triển kiến thức và kỹ năng để bảo đảm những thành phần đó thực sự hoạt động cùng với nhau.

Những khả năng của Trung Quốc có xu hướng được định hướng theo nghĩa "đi xuôi dòng": tiếp thu công nghệ nhập khẩu, đơn giản hóa sản xuất, và thích ứng những thiết kế tiên tiến dành cho các sản phẩm cơ bản hơn với chi phí thấp hơn. Mày mò và đổi mới như vậy ở khâu bản lề đã tỏ ra vô cùng có lợi cho các doanh nghiệp dựa trên các công nghệ hoàn thiện, chẳng hạn như vận chuyển container và các thiết bị cảng. Nhưng các tập đoàn đa quốc gia phương Tây có xu hướng tập trung năng lực của mình theo hướng "lội ngược dòng": phát triển kiến ​​thức sâu sắc về nhu cầu kỹ thuật của khách hàng, thiết kế sản phẩm có hiệu năng cao kết hợp với công nghệ mới, và làm chủ phát triển phần mềm và quản lý hiệu quả các chuỗi cung ứng toàn cầu. Những phẩm chất đó đã cho phép các công ty phương Tây thống lĩnh thị trường các lò phản ứng điện hạt nhân, hệ thống tự động hóa công nghiệp, và máy bay phản lực. Các công ty Trung Quốc đã bị chậm phát triển kỹ năng lội ngược dòng, trong đó phần nào giải thích lý do tại sao thành công của họ trong hàng hóa thiết bị và thị trường công nghệ cao chưa đồng đều, và lý do tại sao các lĩnh vực hàng hóa rẻ tiền không thể chuyển hướng đến loại đắt tiền một cách rõ ràng.


Công nhân sử dụng bàn là điện để ủi phẳng một lá cờ
 của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên bàn tại nhà máy
Jingong Red Flag Bắc Kinh, ở ngoại ô Bắc Kinh, tháng 6 năm 2011.
 David Gray / Reuters
 
Cạnh tranh từ các công ty phương Tây đã làm chậm lại sự tăng trưởng xuất khẩu thiết bị viễn thông sản xuất tại Trung Quốc từ ​​25 phần trăm trong năm 2010 xuống còn mười phần trăm trong năm 2014. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 15 phần trăm xuất khẩu toàn cầu ở các dịch vụ đấu thầu cơ sở hạ tầng - một con số mà đã không phát triển trong năm năm. Tăng trưởng xuất khẩu tổng thể của nó chậm lại từ mức tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn giữa năm 2004 và 2011 là 17 phần trăm xuống còn năm phần trăm ở giai doạn giữa năm 2011 và 2015, và tỷ lệ xuất khẩu chiếm bởi hàng hóa thiết bị đã chững lại ở mức 25 phần trăm. Trung Quốc không chuyển từ xuất khẩu hàng hóa thế hệ đầu rẻ tiền đến xuất khẩu hàng hóa thế hệ thứ hai đắt tiền nhanh như Nhật Bản hay Hàn Quốc đã làm. Khi GDP bình quân đầu người của các nước đó ở mức như hiện nay của Trung Quốc, hàng hóa thiết bị đã chiếm hơn 25 phần trăm xuất khẩu của họ, và hiệu năng xuất khẩu hàng hóa thiết bị của họ được tiếp tục cải thiện, chứ không phải bị chững lại như Trung Quốc đang có.

Ngoài việc họ tương đối thiếu về các kỹ năng lội ngược dòng, các công ty Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức khi nói đến quản lý một cách đầy đủ chuỗi cung ứng toàn cầu. Các công ty Trung Quốc đã thường cố gắng giảm chi phí bằng cách học hỏi chế tạo các linh kiện quan trọng, chẳng hạn như hệ thống thuỷ lực cho các thiết bị xây dựng hoặc hệ thống điện tử cho máy bay phản lực, để họ có thể tránh nhập khẩu. Hầu hết các công ty phương Tây có cách tiếp cận khác, chuyển sang các nguồn lực phức tạp cho các bộ phận như : là nhà cung cấp từ khắp châu Á đến châu Âu, ví dụ, cung cấp linh kiện cho iPhone của Apple và máy bay Boeing 787. Những mô hình tìm nguồn cung ứng tương phản này phản ảnh những quan điểm khác nhau trong việc làm thế nào để tạo ra sức mạnh kinh doanh và cũng chứng minh mối bận tâm mang tính lịch sử của Trung Quốc về vấn đề độc lập. Chính quyền Trung Quốc mời nhiều công ty nước ngoài tiên tiến vào Trung Quốc, học hỏi từ họ, và cố gắng thay thế họ, trong khi các tập đoàn đa quốc gia phương Tây thích tìm kiếm những thành phần tốt nhất có sẵn mà không cần lưu ý chúng có nguồn gốc ở đâu. Sự khác biệt sẽ cho phép Trung Quốc phát triển quy mô sản xuất lớn hơn, nhưng các đối thủ cạnh tranh nước ngoài của họ sẽ có thể rút khỏi TQ số vốn chung của các đối tác lớn hơn, cạnh tranh hơn.

KIỂM TRA NHỮNG TIỆN ÍCH của họ

Trung Quốc là một nơi đặc biệt thú vị để nhìn vào sự cạnh tranh đối đầu giữa các công ty Trung Quốc và các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài, bởi vì nó là thị trường lớn nhất thế giới đối với hầu hết các sản phẩm, và vì gần như tất cả các công ty lớn trên thế giới đều hoạt động ở đó. Không ngạc nhiên trong một mẫu đại diện của 44 ngành công nghiệp ở trong số những ngành được mở dành cho các tập đoàn nước ngoài tại Trung Quốc, các công ty Trung Quốc chiếm 25, bao gồm các tấm năng lượng mặt trời, thiết bị xây dựng, và cần cẩu cảng di động. Nhưng trong hầu hết 19 lĩnh vực dẫn đầu bởi các tập đoàn đa quốc gia, công nghệ hoặc tiếp thị thì bị chỉ trích là không tương xứng để thành công. Các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc dẫn đầu mười trong số 13 ngành công nghiệp, trong đó chi phí R & D lớn hơn sáu phần trăm doanh thu, bao gồm máy bay phản lực, phần mềm được đóng gói và chất bán dẫn. Và các công ty nước ngoài dẫn đầu bốn trong sáu ngành công nghiệp, trong đó chi phí quảng cáo vượt quá sáu phần trăm của doanh thu, bao gồm đồ uống có ga, dược phẩm đã có bằng sáng chế cùng đồ dùng chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm.

Một điều khác đáng chú ý về thị trường Trung Quốc là các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp đã thay đổi ít oi như thế nào trong thập kỷ qua. Trong thời kỳ này, các công ty Trung Quốc đã thay thế các hãng nước ngoài như là những nhà hàng đầu với chỉ có hai trong số 44 ngành công nghiệp trong vấn đề : phần cứng Internet (bao gồm cả một phần của ngành viễn thông không dây) và tua-bin gió. Và trong trường hợp tua-bin gió, chính sách công nghiệp của Trung Quốc đã lật nghiêng sân chơi bằng cách hạn chế sự tiếp cận của các nhà sản xuất nước ngoài vào thị trường, và bằng cách yêu cầu họ xử dụng nhiều bộ phận do Trung Quốc sản xuất.

Trong khi đó, rất ít bằng chứng hỗ trợ cho khái niệm phổ biến rằng Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới trong các tiện ích công nghệ cao. Mặc dù Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới về xuất khẩu điện thoại thông minh và máy tính cá nhân, nó chỉ chiếm nhiều nhất là 15 phần trăm giá trị những sản phẩm đó. Đó là bởi vì các công ty Trung Quốc thường chỉ lắp ráp và đóng gói các sản phẩm bán dẫn, phần mềm, máy ảnh, và các thành phần công nghệ cao tiên tiến khác chế tạo ở nước ngoài. Ví dụ, hãy xem xét Tianhe-2. Siêu máy tính này, được xây dựng bởi công ty Inspur Trung Quốc, phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia, là nhanh nhất trên thế giới. Nhưng chỉ đúng là sản phẩm của Trung Quốc trong một cảm giác rất hạn chế, vì nó thực sự là sáng tác của hàng ngàn bộ vi xử lý do Mỹ chế tạo.

CHƠI TRÒ ĐUỔI BẮT

Sự thống trị của các tập đoàn đa quốc gia phương Tây trong hàng hóa thiết bị và công nghệ cao dựa trên hai trụ cột : hệ thống mở của sự đổi mới mà kết quả là các sản phẩm có hiệu năng cao vượt trội, và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các hoạt động có quy mô toàn cầu nhưng đáp ứng những điều kiện và nhu cầu của địa phương. Nếu họ đã từng hy vọng thách thức các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp, các công ty Trung Quốc sẽ phải phát triển chất lượng các phiên bản riêng của họ. Một số đã có những bước đi theo hướng đó, nhưng họ thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế các hệ thống tiên tiến và quản lý chuỗi cung ứng tầm quốc tế, có thể sẽ giới hạn những gì họ có thể làm trong nhiều năm.

Công nghệ thương mại cao mà những người đương nhiệm nước ngoài hiện đang có sẽ là một trong những trở ngại lớn mà Trung Quốc phải đối mặt. Trong năm 2014, Trung Quốc đã chi 218 tỷ $ để nhập khẩu các chất bán dẫn, nhiều hơn xa so với nó chi cho dầu thô. Nó cũng trả 21 tỷ $ tiền bản quyền cho việc xử dụng các công nghệ nước ngoài, một con số mà đã tăng gấp đôi kể từ năm 2008 và điều đó làm cho Bắc Kinh khổ sở. (Nó hầu như không giúp cho các hệ thống thông tin của chính phủ đang phụ thuộc vào công nghệ được thực hiện bởi IBM, Oracle, EMC, Qualcomm, và các công ty phi Trung Quốc khác, mà nhiều quan chức Trung Quốc xem như là một vấn đề an ninh.)

Năm ngoái, Bắc Kinh đã phát động một nổ lực hệ trọng, được gọi là "Made in China năm 2025," chuyển đổi đất nước thành một "cường quốc sản xuất trên thế giới" sáng tạo và có trách nhiệm với môi trường trong vòng mười năm. Chương trình này nhằm tạo ra 40 trung tâm đổi mới trong mười lĩnh vực, bao gồm cả vận chuyển thông minh, công nghệ thông tin, và hàng không vũ trụ. Nếu chính phủ chấp thuận thông qua, tổng chi tiêu công cộng và tư nhân của Trung Quốc trên R & D cũng có thể vượt qua kinh tế Hoa Kỳ vào một lúc nào đó trong mười năm sắp tới - một mốc lịch sử quan trọng ngay cả khi chấp nhận những gian lận quá mức trong nghiên cứu của Trung Quốc, và thực tế rằng các quỹ nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc thường được phân bổ sai để phục vụ cho những vấn đề chính trị. Việc tăng vốn đã có một hiệu ứng có thể quan sát dễ dàng : các hồ sơ được công bố bởi các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang đạt được sự tôn trọng của quốc tế nhiều hơn. Cổ phần của Trung quốc trong các hồ sơ được công nhận trong Science Citation Index với thẩm định của Thomson Reuters đã tăng từ gần bằng không năm 2001 lên 9,5 phần trăm trong năm 2011, đưa đất nước đứng thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ.


Người lao động trở lại làm việc trong một nhà máy
tại khu công nghiệp ở Thượng Hải, Trung Quốc,
tháng Giêng năm 2012. Carlos Barria / Reuters
Nhưng chi tiêu R & D thì khác xa nhân tố duy nhất mới là vấn đề. Thành công trong hàng hóa thiết bị và thiết bị công nghệ cao có kết quả từ một chuỗi dài các hỗ trợ về thể chế, xã hội và pháp lý. Tiến trình đầu của chuỗi nằm ở những chương trình cấp sau đại học chất lượng cao, một sự mở cửa cho các luồng thông tin thông qua các tập san được đánh giá bởi các chuyên gia , và sự bảo vệ đáng tin cậy đối với sở hữu trí tuệ; tiến trình cuối của chuổi là thiết kế sản phẩm tiên tiến , kỹ thuật sáng tạo, và sự cộng tác thường xuyên với những khách hàng quan trọng. Hoa Kỳ vượt trội trong từng phần của chuỗi đó. Nó tự hào về các chương trình sau đại học, vượt trội trong các môn STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) mà đã thu hút các sinh viên giỏi nhất từ ​​khắp nơi trên thế giới, với Trung Quốc và Ấn Độ là nguồn cung lớn nhất đến nay. (Bất kể mọi cảnh báo trước thực tế rằng nhiều sinh viên Trung Quốc trở về nước sau khi nhận được bằng cấp của họ tại Mỹ, sinh viên các môn STEM đến từ Trung Quốc đang thực sự có khả năng ở lại Hoa Kỳ nhiều hơn so với các sinh viên tốt nghiệp STEM đến từ bất cứ nơi nào khác.) Chi tiêu phi quốc phòng của liên bang Hoa kỳ dành cho nghiên cứu từng bị thu hẹp trong mười năm qua, nhưng các tập đoàn - mà đã tài trợ gần ba phần tư tổng R & D của Mỹ - đã gia tăng chi tiêu nghiên cứu của họ trung bình 3,5 phần trăm mỗi năm trong cùng thời kỳ. Các tạp chí khoa học Mỹ đã tạo ra một dòng chảy ổn định những phát minh được các chuyên gia đánh giá, và các nhà khoa học Mỹ - không giống như các đối Trung Quốc của họ - có thể thu lợi nhuận từ tài sản trí tuệ mà họ tạo ra trong quá trình nghiên cứu do nhà nước tài trợ. Nhiều công ty đa quốc gia châu Âu và Nhật Bản đầu tư vào các cơ sở nghiên cứu ở Trung Quốc, nhưng với sự bảo vệ sở hữu trí tuệ mức độ cao tại Hoa Kỳ đã dẫn họ đặt các dự án hứa hẹn nhất của họ ở Mỹ.

Để bắt kịp, Trung Quốc đang phát triển những trung tâm đổi mới và bao thầu tại Thâm Quyến và trong công viên khoa học Zhongguancun ở Bắc Kinh. Thâm Quyến là quê hương của một số công ty có tài sáng tạo, chẳng hạn như Huawei, Xiaomi, và DJI ( xưởng sản xuất máy bay không người lái hàng đầu của Trung Quốc). Nhưng hầu hết các công ty tụ họp ở đó tập trung vào vấn đề quay vòng nhanh, cách tân tiền lãi, chứ không phải ở trên hàng hóa thiết bị đắt tiền hoặc các sản phẩm công nghệ cao.

Trừ phi những lỗi nghiêm trọng bởi Washington - ví dụ, một thất bại trong gia tăng quỷ nghiên cứu do liên bang tài trợ, không có lý do gì để nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ mất tính sắc bén của nó trong công nghệ . Nhưng nếu công nghệ của Mỹ ngừng nâng cấp và các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc bắt kịp, chi phí thấp hơn của Trung Quốc có thể cho phép nó nắm được thị phần. Đó là những gì đã xảy ra trong trường hợp thiết bị được xử dụng trong thế hệ điện than : các doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu sánh được với các đối thủ cạnh tranh phương Tây của họ về các tiêu chuẩn chất lượng, và khai thác chi phí thấp hơn của họ để trở thành những nhà hàng đầu trong thị trường toàn cầu. Và ngay cả khi tiền lương của Trung Quốc tiếp tục tăng và đồng nhân dân tệ bắt đầu đánh giá cao tại một số điểm, không có khả năng rằng Trung Quốc sẽ mất lợi thế chi phí của nó ngay một lúc nào đó. Vì vậy, nếu Hoa Kỳ muốn tiếp tục dẫn đầu, nó phải tiếp tục chiến thắng trong công nghệ.

CƯỜNG QUỐC CÔ ĐƠN

Một trong những chìa khóa đối với sự thống trị kinh tế của Hoa Kỳ là đầu tư khổng lồ của nó trong thị trường nước ngoài. Các tập đoàn Mỹ đưa 337 tỷ $ vào các thị trường nước ngoài trong năm 2014, bằng mười phần trăm của những gì họ cam kết ở Mỹ. Tất cả cho biết, các công ty Mỹ đã đầu tư trực tiếp 6.3 ngàn tỷ $ ở nước ngoài, điều mà giúp giải thích tại sao các công ty niêm yết trên S & P 500 kiếm được khoảng 40 phần trăm lợi nhuận của họ ở bên ngoài Hoa Kỳ. Mặc dù tăng trưởng chậm ở nhà, các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ và EU đã tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài của họ ở mức trung bình hàng năm bảy phần trăm trong mười năm qua, và các công ty Nhật Bản đã tăng mức đầu tư của họ với một tốc độ nhanh hơn.

Sau một khởi đầu muộn, các tập đoàn đa quốc gia Trung Quốc đang theo mô hình này. Đến cuối năm 2014, họ đã tích lũy vốn đầu tư 730 tỷ $, và con số đó được dự kiến ​​sẽ tăng gần gấp ba, đến 2 nghìn tỷ $, trong năm năm tới - một thành tựu gây ấn tượng sâu sắc, mặc dù con số này sẽ vẫn chưa bằng một phần ba đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện tại của Mỹ. Gần như tất cả các khoản đầu tư nước ngoài ban đầu của Trung Quốc ở trong các lĩnh vực dầu mỏ, nhưng gần đây, các tập đoàn Trung Quốc đã bắt đầu di chuyển lên các bậc thang giá trị bằng cách mua lại các công ty phương Tây đã thành lập hoặc bằng cách mua và gở rối các nhà máy đang gặp khó khăn, một vài trong số chúng ở trong khu công nghiệp của Mỹ. Trung Quốc đã có 141 giao dịch ở nước ngoài trị giá hơn 1 tỷ USD và hiện tại đang là những doanh nghiệp đa quốc gia nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Hoa Kỳ.

Nhưng là một thành viên trong toàn cầu hóa muộn màng, Trung Quốc đã theo đuổi một chiến lược đầu tư nước ngoài rủi ro hơn so với các nước phương Tây. Mặc dù Úc và Hoa Kỳ là hai nước nhận các đầu tư của Trung Quốc, hơn một nửa trong số tất cả các đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc đi đến các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin và Trung Đông. Các nước càng rủi ro,Trung Quốc dường như càng sẵn sàng đặt tiền của họ ở đó. Ví dụ, Trung Quốc dễ dàng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Afghanistan, Angola và Ecuador - tất cả những nơi mà chiến tranh hay nợ nần đã xua đuổi hầu hết các quốc gia phương Tây. Nhà khoa học chính trị David Shambaugh đã gọi Trung Quốc là " một cường quốc cô đơn ", không có đồng minh thân cận, và các khoản đầu tư này, cùng với những dự án công trình công cộng được tài trợ và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á đã được chào hàng , là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm thay đổi hình ảnh đó.

Cách tiếp cận này có thể hoạt động. Nhưng trong khi chờ đợi, các tập đoàn đa quốc gia phương Tây là những nhà đầu tư chính trong nền kinh tế phát triển ổn định với những xếp hạng tín dụng mạnh hơn và với các chế độ dân chủ nhiều hơn, và họ đang thu lợi nhuận như một hệ quả. Trong năm 2014, EU và Nhật Bản đều đã đầu tư ở Đông Nam Á nhiều hơn so với Trung Quốc, và một mình các tập đoàn Mỹ đã đầu tư 114 tỷ $ chỉ ở châu Á (trừ Nhật Bản) và Mỹ Latinh. Kết quả của chiến lược này là mặc dù sự mạnh dạn đầu tư của Trung Quốc thu hút được sự chú ý đáng kể, hàng hóa thiết bị của phương Tây và Nhật Bản, và các tập đoàn đa quốc gia công nghệ cao tiếp tục, với ít phô trương, mở rộng vị thế toàn cầu lớn hơn và mạnh mẽ hơn của họ. Trung Quốc là một "người theo sau muộn màng" cổ điển, đầu tư vào những tài sản rủi ro hơn và mua lại các công ty công nghệ hạng hai của phương Tây. Đó có thể là một cách tốt để chơi trò đuổi bắt, nhưng nó không phải là một con đường dẫn tới sự thống trị.

MÔ HÌNH TRUNG QUỐC ?

Những người dự đoán rằng Trung Quốc sẽ thống trị trong tương lai thường điểm đến hai khái niệm kinh tế để củng cố trường hợp của họ : vòng đời của sản phẩm, trong đó thừa nhận rằng một sản phẩm có nguồn gốc từ các nền kinh tế tiên tiến nhưng cuối cùng được thực hiện tại các nền kinh tế đang phát triển có chi phí thấp hơn, và đổi mới đột phá; quá trình mà các sản phẩm hàng đầu đánh mất vị thế của mình, thấp hơn lúc ban đầu, những sản phẩm giảm giá hơn mà lại tốt hơn vượt thời gian . Nhưng nhấn mạnh hai xu hướng này bỏ sót thực tế là các tập đoàn đa quốc gia đương nhiệm có thể ngăn chặn những kết quả đó trong hàng hóa thiết bị và công nghệ cao, bằng cách phát triển một loạt các sản phẩm và chuỗi cung ứng ở các vùng khác nhau và sau đó pha trộn và kết hợp chúng để phục vụ cho những thành phần khách hàng khác nhau trên toàn cầu.

Lấy ví dụ, Cummins, một nhà sản xuất động cơ diesel của Mỹ có trụ sở ở Ấn Độ, phát triển và sản xuất các sản phẩm gia đình với giá cả khác nhau và các tính năng khác nhau ở Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu và Bắc Mỹ. Cummins chia sẻ vai trò hàng đầu trong lĩnh vực động cơ diesel hiệu suất cao của Trung Quốc, nhưng việc sản xuất phân phối trên toàn cầu và mạng lưới R & D cho phép nó đưa nhiều động cơ vào Trung Quốc hơn là từ TQ xuất ra. Những hoạt động toàn cầu như vậy đòi hỏi sự phối hợp xuyên biên giới, kỹ thuật chuyên sâu ở nhiều nơi, và những người quản lý tầm trung với kinh nghiệm quốc tế.

Rất ít doanh nghiệp Trung Quốc có được những lợi thế đó. Hầu hết các công ty Trung Quốc thích giữ sản xuất của mình ở nhà, xử dụng đường nét đơn giản của tổ chức và duy trì quyền tự trị cho người đứng đầu các doanh nghiệp cá thể. Đó là mô hình đa quốc gia rút gọn, đã làm việc rất tốt trong thời gian bùng nổ thuộc thế hệ đầu của Trung Quốc. Nhưng trong những năm gần đây, nhiều công ty Trung Quốc đã phải vật lộn để thích nghi với toàn cầu hóa. Tuy nhiên, có những ngoại lệ : Lenovo, ví dụ, thông qua Hewlett-Packard và Dell trở thành nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới vào năm 2013, bằng cách dựa trên một phân phối quốc tế bất thường về trách nhiệm, trong đó bao gồm việc bỏ qua một trụ sở truyền thống toàn cầu, trong khi tập trung các hoạt động tiếp thị của công ty ở Bangalore, Ấn Độ.

Những nỗ lực hợp tác không đồng đều của Trung Quốc để thích ứng với thị trường toàn cầu có thể sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Theo thời gian, Trung Quốc sẽ chia sẻ với các công ty lớn, có chăng chỉ là nền kinh tế lớn khác, nhưng một mô hình "Trung Quốc độc đáo" có vẻ như không thể xuất hiện, và không có dấu hiệu tỏ ra rằng tỷ lệ thành công của nước này sẽ được cải thiện đáng kể vào bất cứ một lúc nào đó.

Một DỐC DÀI CHO TRUNG QUỐC

Những người ủng hộ quan điểm cho rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ chiếm ưu thế trong nền kinh tế toàn cầu, có xu hướng xem Hoa Kỳ như là chuyển động mạnh mẽ nhưng chậm, do những lộn xộn của thị trường tự do và các bế tắc chính trị, và có xu hướng xem Trung Quốc là một cường quốc đang lên trên sự tiến triển, nhờ kế hoạch rõ ràng và chiến lược thông minh của nó. Nhưng quan điểm đơn giản này không tính đến cách mà các tập đoàn và thị trường thay đổi nhằm đáp ứng với các yếu tố bên ngoài. Sức mạnh kinh doanh ở Mỹ bắt nguồn từ khả năng cạnh tranh không ngừng nghỉ của nền văn hóa Mỹ, ảnh hưởng chính trị của các tập đoàn Mỹ, hiệu quả nghiên cứu của các trường đại học Mỹ và các phòng thí nghiệm của chính phủ, một hệ thống tài chính Mỹ chỉ đạo đầu tư vào công nghệ mới và liên doanh, dân nhập cư mang lại tài năng, pháp luật và ứng xử thuế ban thưởng cho hoạt động kinh doanh, tình trạng của Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất, và vai trò của đồng USD vẫn là tiền tệ dự trữ của thế giới .

Có nhiều yếu tố nội bộ mà có thể đe dọa quyền lực kinh doanh của Mỹ , dĩ nhiên - ví dụ , sự chống đối của cánh hữu đối với chi tiêu khoa học liên bang và sự tập trung của các cổ đông vào những lợi nhuận ngắn hạn của các công ty thượng hạn, thay vì đầu tư dài hạn trong đổi mới. Nhưng 30 năm trước, khi một số nhà quan sát tin rằng Nhật Bản đã sẵn sàng để vượt Mỹ về quyền lực kinh tế, một ít người đã dự đoán trước vai trò mà các nhà doanh nghiệp công nghệ, tình trạng sáng tạo và các chính quyền tiểu bang sẽ gánh vác trong việc tạo ra một kỷ nguyên thống trị vô địch của Mỹ .

Sức mạnh doanh nghiệp Trung Quốc có những nền tảng mạnh nhưng khác nhau, chẳng hạn như chính sách nhìn xa trông rộng ũng hộ đầu tư về tiêu thụ, sự khuyến khích của chính phủ với đầu tư nước ngoài để thúc đẩy khởi động các ngành công nghiệp địa phương, các doanh nhân gan dạ, những người đã thành công mặc dù một hệ thống doanh nghiệp nhà nước được thiết kế để ngăn chặn họ, một sự thay đổi trung tâm trọng lực kinh tế thế giới hướng tới châu Á, và một thị trường nội địa khổng lồ. Nhiều yếu tố cũng làm cho Trung Quốc thụt lùi , bao gồm một lĩnh vực sở hửu nhà nước với hiệu năng thấp đang kềm chế các lực lượng thị trường, gánh nặng nợ nần nội bộ càng lúc càng gia tăng, và một cuộc đàn áp về tự do thông tin.

Thật khó để dự đoán các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Không nhiều người bên trong hoặc bên ngoài Trung Quốc đã nhìn thấy trước những hạn chế của các doanh nghiệp nhà nước hoặc sự nổi lên của các công ty độc lập gây ấn tượng như Huawei, Lenovo, và Alibaba. Nhìn về phía trước, thật khó để biết tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng ra làm sao đối với khả năng cạnh tranh toàn cầu của các công ty của nó: nó có thể chứng minh một tác động sâu sắc, nhưng cũng có thể xô đẩy các công ty đi đến phá sản và những đào thải công nghiệp, qua đó sẽ tập trung quyền lực vào tay một số công ty ít hơn, có khả năng nhiều hơn, mà có thể làm cho họ thành một lực lượng mạnh hơn trong thị trường thế giới.

Nói rộng hơn, rất khó để biết phần còn lại của thế giới sẽ phản ứng như thế nào với Trung Quốc khi nó phát triển. Khi Trung Quốc trở thành người mua các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, nhiều nhà phân tích dự đoán một cách đáng sợ về việc hàng hóa luôn bị tăng giá. Những gì xảy ra nên là những người thăm dò tìm thấy những cách thức mới để tăng nguồn cung và các chính phủ và các công ty tìm thấy những cách thức mới để bảo tồn và nâng cao hiệu quả. Hệ thống toàn cầu được thích nghi, và giá hàng hóa hôm nay nói chung là thấp hơn so với những điều kiện thực tế ở 20 năm trước. Trong một đặc điểm tương tự, khi các tập đoàn đa quốc gia của Trung Quốc chiến đấu theo cách của họ trong thị trường toàn cầu, các công ty truyền thống đương nhiệm của phương Tây sẽ đổi mới, củng cố và phát triển các nguồn lực nhu cầu mới.

Hơn nữa, tương lai của hệ thống chính trị Mỹ và Trung Quốc không cố định. Cả hai đã có kinh nghiệm khả năng thích ứng đáng kể cũng như những kinh nghiệm tổn thương tự gây ra cho mình, và không có lý do gì để nghĩ rằng chúng sẽ thay đổi.

Niềm tin vào sự thống trị kinh tế tất yếu của Trung Quốc là vô căn cứ. Trung Quốc đang đạt được sức mạnh nhưng phải đối mặt với một dốc dài. Kết quả của cuộc thi Mỹ -Trung rõ ràng còn xa và ít nhiều phụ thuộc vào cách các tập đoàn đa quốc gia và các chính phủ phương Tây khai thác tốt lợi thế hiện có của họ như thế nào, trong khi khả năng của Trung Quốc vụt đứng lên trên trò chơi của nó khi nói đến các loại sản phẩm và dịch vụ mà sẽ xác định nền kinh tế của thế kỷ thứ hai mươi mốt .

_ Pankaj Ghemawat là Giáo sư thỉnh giảng lỗi lạc ở khoa Quản lý Toàn cầu tại Stern School of Business , Đại học New York .
 _ Thomas Hout là một nhà tư vấn chiến lược quốc tế tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, Monterey và là giảng viên cao cấp phụ trợ tại Trường Fletcher ở Tufts.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.