Moscow, Xoay trục sang Trung quốc thất bại


Và nó làm lợi cho châu Âu như thế nào ?

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường trong một buổi lễ tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, 17 tháng 12 năm 2015. KIM KYUNG-HOON / REUTERS
 Thomas S. Eder và Mikko Huotari.17 tháng 4 năm 2016 . Theo Foreign Affairs

Trần H Sa lược dịch

Suốt từ khi châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga vì cuộc xâm lược Ukraine của nó, Moscow theo đuổi cao vọng chống lại chúng bằng cách tăng cường liên minh với Trung Quốc về năng lượng, quốc phòng, thương mại nông nghiệp và đầu tư. Quan hệ đối tác như vậy sẽ bù đắp cho sự mất mát xuất khẩu năng lượng của Nga và nhập khẩu thực phẩm từ các nước Châu Âu chủ chốt, làm giảm ảnh hưởng các biện pháp trừng phạt, và cũng chỉ cho phương Tây thấy nó có thể được thay thế dễ dàng như thế nào.

Thật không may cho Moscow, chiến lược này đã thất bại. Nga đã không thể, bất chấp những nỗ lực của nó, đẩy mạnh thương mại và đầu tư thích đáng với Trung Quốc trong các ngành công nghiệp hydrocarbon, hạt nhân, và quốc phòng , cùng những thứ khác. Đúng như thế, Nga đã thực hiện một số giao dịch với Trung Quốc, mà khi thực hiện, có thể mường tượng sự trao đổi thương mại dầu và khí đốt tăng vùn vụt. Nhưng việc xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt "Power of Siberia" và "Altai" - dùng để đưa khí đốt từ Siberia đến các nơi của Trung Quốc đã bị hoãn lại cho đến những năm 2020. Tình hình tồi tệ thêm cho Moscow, giá dầu và khí đốt thấp đã gây nghi ngờ về lợi nhuận của các dự án này, và các công ty năng lượng của Nga, bị hạn chế bởi các cơ chế trừng phạt của phương Tây, cũng đang vật lộn khó khăn để phát triển các mỏ dầu và khí đốt ở miền đông Siberia.

Do đó, Nga đang tự tìm kiếm nó như là một trong nhiều nhà sản xuất - bao gồm Angola, Equatorial Guinea , Iraq, Turkmenistan, và có lẽ, ngay sau đó là Iran - đang giúp Trung Quốc đa dạng hóa nguồn năng lượng của nó , trong khi Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì các giao dịch với các nhà cung cấp truyền thống ở Bán đảo Ả Rập và ở Đông Nam Á. Về bản chất, chơi với châu Âu còn hơn là tham gia với Trung Quốc, Nga đang bị đùa giởn bởi Trung Quốc. Trong khi đó, phần lớn xuất khẩu năng lượng của Nga tiếp tục chảy về phương tây và mối quan hệ năng lượng Trung-Nga, bất lực như họ đang có, không đe dọa tới an ninh năng lượng của EU.

Nga cũng hy vọng gia tăng xuất khẩu vũ khí và công nghệ quốc phòng sang Trung Quốc hoặc ít nhất duy trì xuất khẩu ở mức vào đầu những năm 2000, từ 2 tỷ $ đến 3 tỷ $ cho mỗi năm. Mặc dù Nga vẫn là nhà cung cấp quan trọng nhất của Trung Quốc, Nga đang mất dần thị phần khi Bắc Kinh cắt giảm chi phí của nó trong việc nhập khẩu vũ khí từ nửa thập kỷ qua, để yểm trợ cho các loại vũ khí được xây dựng tại địa phương, theo một báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm . Mặc dù Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vẫn mua những phụ tùng quân sự quan trọng từ Nga - động cơ máy bay phản lực, radar, súng hải quân, và các thành phần tên lửa - nhập khẩu hiện chiếm ít hơn năm phần trăm mua sắm quân sự của Trung Quốc, giảm ít nhất một phần năm (20%) so với những gì họ từng nhập khẩu ở đầu những năm 2000.

Để cạnh tranh, năm 2015, Nga miễn cưỡng quyết định cung cấp cho Trung Quốc công nghệ quân sự hiện đại của mình: máy bay phản lực chiến đấu Sukhoi Su-35 và hệ thống tên lửa chống máy bay S-400. Nga đã miễn cưỡng khi nó bán các công nghệ tinh vi như vậy bởi vì nó không muốn Trung Quốc có thể xử dụng công nghệ đảo ngược để tìm ra nguyên lý kỷ thuật của chúng và tiếp tục đẩy nhanh sự suy giảm nhập khẩu vũ khí của Nga.

Trong khi đó, với việc tập trung vào thiết bị quân sự cây nhà lá vườn, Trung Quốc đã trở thành một nước xuất khẩu vũ khí lớn trong thực trạng của riêng nó. Nó bây giờ là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba trên thế giới, qua đó đặt nó cạnh tranh trực tiếp với Nga, là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai. Mặc dù hầu hết các vũ khí Trung Quốc đi đến các khách hàng ở châu Á - chẵng hạn như Bangladesh, Myanmar và Pakistan - Trung Quốc cũng là nhà cung cấp số một cho những lực lượng hải quân châu Phi, với các khách hàng, ví dụ, ở Algeria và Nigeria, và nó thành công trong việc bán vũ khí cho các khách hàng truyền thống khác của Nga chẳng hạn như Iran và Venezuela.

Ngoài một cơ sở khách hàng chồng chéo, Nga và Trung Quốc còn cạnh tranh trong cùng một mức khung giá - như là nhà cung cấp phát triển cho các nước có thu nhập trung bình. Và Trung Quốc có thể có nhiều hơn một khía cạnh kể từ khi nó dường như sẵn sàng chia xẻ những công nghệ chất lượng hàng đầu; gần đây nó đã bán máy bay không người lái có vũ trang cho Iraq và Nigeria. Hơn nữa, Trung Quốc có xu hướng kết hợp các hợp đồng vũ khí vào các hiệp định song phương toàn diện hơn, liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng và các khoản cho vay mềm, làm cho các giao dịch thậm chí hấp dẫn hơn, qua đó cung cấp cho các chính phủ tiền mặt, với nhiều lý do hơn nữa để lựa chọn nhà cung cấp Trung Quốc.

Mơ tưởng về thương mại

Trong những năm qua, Trung Quốc và Nga đã thực hiện một số giao dịch nổi bật. Trong tháng 12 năm 2014, khi đối mặt với lệnh trừng phạt của phương Tây, Trung Quốc viện trợ cho Nga bằng cách cung cấp một sự hoán đổi tiền tệ to lớn để giúp cung ứng thanh khoản cho thương mại song phương. Trong năm 2014, Trung Quốc trở thành người cho vay lớn nhất của Nga, số tiền cho vay là 11,6 tỷ $. Nhưng xét kỹ hơn, nó hóa ra rằng các dòng vốn tín dụng của Trung Quốc hiện nay, hoặc tín dụng có sẵn, chỉ bằng một nửa những gì Vương quốc Anh cung ứng cho Nga vào năm 2013 trước khi các cơ chế trừng phạt của EU ập đến.

Việc hoán đổi tiền tệ cũng không làm được gì nhiều để giúp Nga hoặc thậm chí đưa đến - như phương tiện truyền thông Nga thích đề cập - việc kết thúc sự thống trị của đồng đô la Mỹ. Nó có thể giúp đở thương mại song phương và từ đó thúc đẩy nền kinh tế Nga, nhưng không có nhu cầu đáng kể từ các công ty của Nga đối với loại tài chính ngắn hạn bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, mà các thỏa thuận hoán đổi cho phép. Hơn nữa, từ năm 2006, thị phần đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Nga đã giảm dần. Nói cách khác, chẵng đáng ngạc nhiên rằng hai nước đã bỏ lỡ mục tiêu 100 tỷ $ trong thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga vào năm 2015, xuống còn 64.2 tỷ $

Mặc dù vậy, Nga có nguy cơ trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Bắc Kinh đã thực hiện hàng loạt các khoản cho vay lớn đối với các công ty năng lượng của Nga kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Khoản vay mới nhất, giữa công ty khí đốt tự nhiên của Nga, Gazprom, và Ngân hàng Trung Quốc, là 2 tỷ $. Rosneft, một công ty dầu sở hửu nhà nước Nga, có quá nhiều sơ hở với các tổ chức của Trung Quốc, đã nhận khoảng 35 tỷ $ trả trước như nợ trong ba năm, qua đó nó có nghĩa vụ trả nợ bằng dầu. Đồng thời, lệnh trừng phạt hạn chế quyền tiếp cận của các công ty chiến lược này với các khoản vay của phương Tây. Hiện tại, những tác động từ sự phụ thuộc của Nga đã rõ ràng. Ví dụ, xem xét tuyên bố gần đây của Moscow rằng, Một Vành đai, một Con đường , sáng kiến của Trung Quốc chủ động kết nối lục địa Á-Âu, và Liên minh kinh tế Âu Á của Nga, sẽ trở thành một khối kinh tế tổng hợp. Sau cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Moscow tháng 5 năm 2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin lưu ý rằng "sự kết hợp các dự án Liên minh Kinh tế Á-Âu và Con đường tơ lụa (một vành đai, một con đường, ND) có nghĩa là đạt đến một cấp độ mới của sự hợp tác và thực sự ngụ ý một không gian kinh tế chung trên các lục địa". Nhất định rằng "một vành đai, một con đường" không phải do Nga dẫn đầu, tạo ra một không gian như vậy sẽ buộc Moscow phải nhường lại quá nhiều quyền lực chính trị ở Trung Á cho Bắc Kinh, và chấp nhận sự phụ thuộc vào Trung Quốc với một mức độ cao hơn .

Các thành viên của đoàn đại biểu Nga và Trung Quốc, dẫn đầu bởi Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình, gặp nhau bên lề Hội nghị biến đổi khí hậu thế giới gần đây ở Paris, Pháp, ngày 30 tháng 11 năm 2015. MIKHAIL KLIMENTYEV / KREMLIN / REUTERS 
Những xu hướng tiêu cực khác trong quan hệ kinh tế Nga-Trung Quốc rất nhiều. Trong năm 2015, khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga giảm 34 phần trăm. Trung Quốc nhập khẩu từ Nga, vốn đã bị suy giảm kể từ năm 2012, giảm 19 phần trăm. Hợp tác nông nghiệp, phấn chấn bởi một quỹ đầu tư nông nghiệp 2 tỷ $, hiện nay được coi là những hy vọng mới tốt đẹp. Tuy nhiên, Nga chỉ chiếm khoảng một phần trăm nhập khẩu chính của Trung Quốc - đậu tương và ngô - trong năm 2015. Ngoài thực tế là tăng trưởng kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc hạn chế khuynh hướng hào phóng tài chính, các công ty Trung Quốc có vẻ cảnh giác về việc đầu tư vào Nga.

Một phần sự thận trọng đó có thể xuất phát từ sự khác biệt chính trị to lớn giữa hai nước. Trung Quốc không chấp nhận cuộc xâm lược của Nga vào Georgia và Ukraine , cũng như sự hỗ trợ của Nga dành cho những người ly khai trong khu vực. Từ quan điểm của Trung Quốc, hành vi của Nga xung đột với nguyên tắc cố hửu là không can thiệp, cũng như tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ . Mặc dù Bắc Kinh kềm chế công khai chỉ trích Nga, và nói lên sự phức tạp lịch sử của những xung đột này có vẻ như là một phương tiện để tránh đứng về một phía, nó không và sẽ không bỏ phiếu cho Nga tại Liên Hợp Quốc về các vấn đề như vậy. Đối với những lý do tương tự, Bắc Kinh không chia xẻ lợi ích của điện Kremlin trong sự can thiệp quân sự tại Syria.

Cuối cùng, lợi ích của hai quốc gia bất đồng quá nhiều để cho họ tạo thành một liên minh quân sự mạnh mẽ, và các vị thế kinh tế tương đối của họ quá không cân bằng để tạo thành một khối kinh tế Trung-Nga tại lục địa Âu Á. Trung Quốc tự coi mình là lớn lao ở vị trí điều khiển, tạo cho nó ít lý do để nhượng bộ, bên ngoài những gì là hoàn toàn cần thiết để bảo vệ mối quan hệ hiện tại của nó với Nga.

Lợi thế của châu Âu

Những gì mà nhiều lần người ta tìm thấy sự hợp tác Nga - Trung là những cáo thị kiêu kỳ qua đó làm hỏng tính tương ứng với thực tế của một mối quan hệ ít mạnh mẽ hơn nhiều. Kết quả là, tình trạng hiện nay của quan hệ Trung-Nga  không cung cấp nhiều cho Moscow bất kỳ đòn bẩy địa chính trị nào chống lại châu Âu. Trong thực tế, nó loanh quanh vòng vo tam quốc. Châu Âu đã thành công nhiều hơn ở các trò chơi đa dạng, cũng như thu hút đầu tư và gia tăng thương mại với Trung Quốc.

Ví dụ, khí đốt và đường ống dẫn khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Azerbaijan và Đông Địa Trung Hải có thể sẽ mang lại khối lượng năng lượng khá lớn cho châu Âu trước khi dự án khí đốt thiên nhiên Trung-Nga đi vào hoạt động. EU cũng đã mở rộng sản xuất năng lượng tái tạo và tiếp tục đa dạng hóa nhập khẩu hydrocarbon của nó. Đồng thời, khối lượng thương mại tổng thể hàng năm của châu Âu với Trung Quốc đã tăng lên đến hơn 500 tỷ $.

Điều này khiến châu Âu ở vị thế tăng cường hơn nữa quan hệ với Trung Quốc và phủ nhận Nga là một "mặt trận" Trung-Nga . Để kết thúc điều đó, EU cũng nên tìm cách xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng năng lượng ở châu Á, thành phần mà cùng chia xẻ lợi ích trong sự ổn định giá cả bên trong thị trường toàn cầu và một sân chơi bình đẳng hơn, chẳng hạn như ít đòn bẩy ở phía các nhà sản xuất. Các điều ước quốc tế đa phương và các tổ chức hiện nay, chẳng hạn như Hiệp ước Hiến chương Năng lượng rộng rãi - nhằm thúc đẩy thị trường năng lượng mở, an toàn và không phân biệt đối xử giữa các quốc gia ký kết - nên được xem xét lại, tạo cơ hội mới cho đầu vào và quyền sở hữu của Trung Quốc. Sự tham gia của Trung Quốc trong quá trình cải cách đang diễn ra, cũng như sự gia nhập tiếp theo với các hiệp ước ràng buộc pháp lý, có thể cung cấp nhiều lợi ích. Nó có thể giúp bảo đảm số lượng lớn đầu tư năng lượng của Trung Quốc ở nước ngoài. Nó có thể làm tăng cung ứng toàn cầu do môi trường đầu tư tốt hơn và làm cho hành động kỳ thị bởi các nhà xuất khẩu khó khăn hơn. Cuối cùng, nó có thể cải thiện sự hợp tác giữa Trung Quốc và châu Âu về hiệu quả năng lượng, áp dụng các năng lượng tái tạo, và thúc đẩy giá năng lượng theo định hướng thị trường, qua đó cũng có lợi cho môi trường. Sau hết, các công ty của Pháp trong lĩnh vực hạt nhân từ lâu đã hưởng lợi từ việc mở rộng vào thị trường Trung Quốc, và Trung Quốc hiện đang hoạt động ở Romania và Vương quốc Anh. Nhà tiêu thụ năng lượng khổng lồ Trung Quốc cũng rất quan tâm khai thác thị trường châu Âu và Trung Quốc đang tìm cách học hỏi những thành quả của châu Âu về hiệu quả năng lượng.

Nga vẫn chưa hoàn toàn nhận ra rằng nó là góc dễ bị tổn thương nhất và dể bị cô lập nhất trong tam giác lục địa Á-Âu. Nhưng khi nó hành động, thực sự sẽ là một thời điểm rất khó chịu. Có thể rất đúng khi thấy rằng nó chỉ có một lựa chọn, đó là chấp nhận một lập trường hợp tác nhiều hơn với châu Âu. Đó là lý do tại sao đúng là một ý tưởng tốt cho châu Âu để tham gia nhiều hơn với Trung Quốc ngay bây giờ. Bằng cách làm như vậy, EU sẽ làm cho các biện pháp trừng phạt có hiệu quả hơn và áp lực hơn nữa để Nga thực hiện những thay đổi có ý nghĩa trong chính sách đối ngoại của nó.



------------------------------------|||---------------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.