Tái cân bằng ở biển Đông





Mira Rapp-Hooper , Trung tâm An ninh mới của Mỹ. 31 Tháng Ba 2016 . Theo Điều trần trước Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung Quốc về vấn đề "Trung Quốc và tái cân bằng của Mỹ ở châu Á"

Trần H Sa lược dịch

Giới thiệu

Kính thưa Phó Chủ tịch Bartholomew, kính thưa Thượng nghị sĩ Talent, những thành viên xuất sắc của Ủy ban, tôi hân hạnh được chứng thực về các mục tiêu và định hướng tương lai các yếu tố an ninh của tái cân bằng. Bản chứng nhận của tôi sẽ tập trung vào việc thực hiện tái cân bằng ở Biển Đông. Tôi sẽ tranh luận rằng chiến lược an ninh Biển Đông của Washington đã tập trung vào cam kết ngoại giao và thay đổi tư thế quân sự của mình mà sẽ đơm hoa kết trái theo thời gian. Bắc Kinh, mặt khác, đã xử dụng một chiến lược cơ hội, tập trung vào những thành tựu nhanh chóng, đang gia tăng đáng kể. Trong những năm gần đây, nó đã xây dựng đảo nhanh hơn so với Hoa Kỳ có thể xây dựng các liên minh. Kết quả là tình cảm chính trị trong khu vực khá thuận lợi cho Hoa Kỳ, và Washington có tiềm năng lớn để tiếp tục định hình môi trường an ninh cho chính quyền tiếp theo. Tuy nhiên, chiến lược của Trung Quốc đã chuyển đổi cân bằng chiến thuật quân sự ở ngắn hạn, và Hoa Kỳ cần phải đóng lại khoảng cách chiến lược này nếu muốn ngăn cản những thách thức của Bắc Kinh đối với lợi ích của mình ở Biển Đông.

Những lợi ích của Biển Đông

Lần đầu tiên Mỹ nói rỏ ràng quan điểm của mình ở biển Đông là vào năm 1995, sau một loạt sự cố giữa Trung Quốc và Philippines trên Mischief Reef. Washington không phải là một bên yêu sách chủ quyền trong vùng biển này, nhưng những lợi ích quốc gia nhất định của nó bao gồm các giải pháp hòa bình trên các tranh chấp, hòa bình và ổn định khu vực, trung lập về chủ quyền, tôn trọng các tiêu chuẩn và pháp luật hàng hải bao gồm cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và tự do hàng hải. Danh sách các nguyên tắc này thực sự phục vụ với lối viết ngắn gọn : "Hoa Kỳ tìm cách duy trì trật tự khu vực và quy tắc đi lại đang phổ biến ở biển Đông". Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, Washington phát hiện ra rằng những lợi ích này là không dễ dàng để bảo vệ. Đúng là khó khăn, mặc dù không phải không thể, vẽ lên những làn ranh chung quanh một danh sách dài các nguyên tắc được tổ chức chặt chẽ, và Washington sẽ phải đối mặt với một nguy cơ cạm bẫy nghiêm trọng nếu nó đã làm như vậy. Kết quả của việc đánh giá tái cân bằng là, thúc đẩy các lợi ích của Mỹ như thế nào trong vùng biển này, sau đó, nó thật sự hữu ích để xem xét một danh sách hẹp hơn.

Hoa Kỳ có ít nhất ba lợi ích quốc gia quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tất cả đều liên quan đến 'trong và chung quanh Biển Đông'. Thứ nhất là các liên minh của Mỹ và an ninh của các đồng minh. Thứ hai là dòng chảy tự do thương mại, qua đó đòi hỏi tự do trên biển và trên bầu trời. Thứ ba là quan tâm của Hoa Kỳ 'trong việc bảo đảm rằng một siêu cường thù địch không thống trị được khu vực. Dĩ nhiên, Trung Quốc là, một đối thủ cạnh tranh, nhưng không phải là một đối thủ đã đủ lông đủ cánh, và nó phải được tích hợp thông qua một kết hợp răn đe, trấn an, và bảo đảm cho các đồng minh. Tuy nhiên, với chiến lược ngày càng quyết đoán của Trung quốc trong và chung quanh biển Đông ở những mức độ khác nhau, Trung Quốc đang thách thức tất cả ba lợi ích này.

Liên minh Mỹ-Philippines là một trong những cam kết điều ước quốc tế tồn tại lâu dài nhất của Washington ở châu Á, và nhiều hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra gần bờ biển của Philippines. Năm 2012, Bắc Kinh giành lấy quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough khỏi tay Manila. Như Philippines mô tả trong vụ thưa kiện hiện nay của nó trước tòa án The Hague, Trung Quốc đã liên tục cản trở những nỗ lực của Philippines để bòn rút những nguồn tài nguyên thiên nhiên từ vùng biển của riêng nó và cản trở Philippines tiếp tế cho các tiền đồn của nó ở Biển Đông . Gần đây nhất, một số hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc đã diễn ra bên trong khu đặc quyền kinh tế của Philippines (EEZ). Những đường băng mới, bến cảng, và radar của Bắc kinh cho nó khả năng để tàu thuyền và máy bay hoạt động rất gần với Philippines, và có thể xử dụng chúng để áp đặt sức ép lên những tiền đồn, những toán quân , và thủy thủ của Philippines .

Những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc dường như cũng đặt tự do hàng hải và tự do phi hành vào tình trạng nguy hiểm. Bắc Kinh đã khẳng định "vùng cảnh báo quân sự" sai trái chung quanh các đảo nhân tạo của nó, và bắt đầu cảnh báo sự tiếp cận của máy bay và tàu thuyền. Bởi vì nhiều căn cứ của những hòn đảo này được xây dựng trên đỉnh trước đây là những rạn đá ngầm ở dưới nước, chúng không được hưởng lãnh hải hoặc không phận theo UNCLOS. Trung Quốc đã không làm rõ bản chất những yêu sách vùng biển và vùng trời từ những hòn đảo nhân tạo và khăng khăng rằng nó không bao giờ can thiệp vào tự do hàng hải. Đúng là giao thông thương mại đã không bị gián đoạn, nhưng giao thông quân sự thì chắc chắn có, và điều này làm tăng mối lo ngại rằng Bắc Kinh đang thách thức tự do của các vùng biển rộng lớn hơn.

Khi nói đến lợi ích của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn sự nổi lên của một bá quyền thù địch ở châu Á, việc tăng cường quân sự của Trung Quốc trong những quyết đoán ở Biển Đông không truyền cảm hứng cho sự tin cậy. Những thay đổi có tính hệ thống và lan rộng của Bắc Kinh đối với lãnh thổ nguyên trạng, trái với Tuyên bố ứng xử của nó với ASEAN năm 2002, và nó đã từ chối tham gia với trọng tài pháp lý quốc tế về tranh chấp hàng hải với Philippines. Trong khi tại Washington hồi tháng 9 năm 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết không để quân sự hóa các hải đảo tiền đồn của mình, và sau đó tiến hành làm đúng điều đó. Tuy nhiên, Bắc Kinh và Washington cũng hợp tác về các vấn đề tối quan trọng đối với cả hai cường quốc, từ biến đổi khí hậu đến không phổ biến vũ khí hạt nhân. Trung Quốc dường như đã tính toán rằng nó có thể thách thức trật tự an ninh khu vực ở gần bờ biển của mình, trong khi vẫn duy trì và thực hiện vai trò lãnh đạo trong các tổ chức và các cơ chế toàn cầu. Để củng cố lợi ích khu vực quan trọng của riêng mình, sau đó, Hoa Kỳ cần phải hiệu chỉnh chiến lược an ninh để đẩy lùi những quyết đoán của Trung Quốc, ở những nơi cần thiết, trong khi đồng thời làm việc với Bắc Kinh ở những khu vực khác. Trong bốn năm trước đây, các yếu tố an ninh của tái cân bằng đã cho Washington một số công cụ cần thiết để làm việc đó.

Tái cân bằng an ninh ở Biển Đông.

Các thành phần an ninh của tái cân bằng gồm nhiều dòng liên quan trong những nỗ lực, mà đã tiến hóa dần dần theo thời gian. Chúng bao gồm các sáng kiến ngoại giao để làm sâu sắc thêm các liên minh hiện có, xây dựng những quan hệ đối tác mới và tăng cường sự tham gia của Mỹ trong các tổ chức khu vực. Chúng cũng bao gồm các bước của Washington để tăng thêm tư thế quân sự của mình và tăng thêm tư thế quân sự của các đồng minh của mình thông qua những hiệp định tiếp cận cơ sở mới, khai triển các tài sản quân sự mới, và những sáng kiến xây dựng năng lực của đối tác.

Các sáng kiến ngoại giao ở Biển Đông

Con đường ngoại giao của Washington nhằm nỗ lực thực hiện xây dựng một liên minh hỗ trợ cho các chính sách của Mỹ ở biển Đông. Cách tiếp cận của Mỹ nhận ra rằng hầu hết các quốc gia chung quanh Biển Đông đều có các mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc, và rằng bất kỳ chiến lược nào mà xa lánh họ có thể cuối cùng không đạt được mục đích. Vả lại, bước đầu của Washington, đã là một nỗ lực mạnh mẽ để khai thác sức mạnh cân bằng khu vực nhằm chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hoa Kỳ xử dụng các tổ chức quốc tế trong chiến lược Biển Đông trước cả bản thân "xoay trục". Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN 2010, thời kỳ mà Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton đã bác bỏ sự quyết đoán trên biển càng lúc càng tăng của Bắc Kinh. Trong những năm sau đó, Hoa Kỳ đã đầu tư năng lượng ngoại giao dồi dào trong quan hệ với ASEAN thông qua việc tái cân bằng. Mỹ đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, thiết lập các nhiệm vụ đầu tiên của Mỹ với ASEAN ở Jakarta, đã gửi Đại sứ thường trú đầu tiên tại ASEAN, và trở thành một thành viên tích cực trong các tổ chức của ASEAN, bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN. Điều này đã cho phép Washington làm việc chặt chẽ với các thành viên về các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm cả Biển Đông. Thông qua tái cân bằng, Hoa Kỳ cũng đã đầu tư vào các mối quan hệ song phương với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, tiến đến Quan hệ đối tác toàn diện với Malaysia, Indonesia, và Việt Nam; và thẩm định lại liên minh với Philippines.

Washington cũng đã tham gia sâu vào việc quản lý tranh chấp Biển Đông. Các quan chức hàng đầu của Mỹ đã làm việc với tất cả các bên tranh chấp trong nhiều năm để khuyến khích họ ký vào thỏa thuận ngừng khai hoang đất đai và quân sự hóa để cuối cùng họ có thể tiến tới một Quy tắc ứng xử đã được tìm kiếm từ lâu . Một thỏa thuận ràng buộc dường như không ở trong tầm tay, nhưng những đầu tư của Mỹ đã giúp thuyết phục các quốc gia khu vực về trách nhiệm không thay đổi của Washington đối với an ninh của biển Đông.

Cách tiếp cận ngoại giao này đã tạo nên những lợi ích thực sự mà rất khó tưởng tượng được trước đây nhiều năm. Cho đến gần đây, các nước ASEAN đã bất đắc dĩ liều lĩnh xa lánh Trung Quốc, nhưng trong những báo cáo gần đây nó đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc xây dựng đảo của Trung Quốc và thực tế là điều đó gây nguy hiểm cho tự do hàng hải và tự do hàng không ở khu vực. Và mặc dù thực tế rằng nhiều quốc gia thành viên của nó giữ lại các mối quan hệ kinh tế và thậm chí chính trị gần gủi với Bắc Kinh, các quốc gia yêu sách chủ quyền ở Biển Đông đã bắt đầu đứng riêng khỏi Trung Quốc, chỉ trích các chuyến bay thử nghiệm các đường băng mới và triển khai các hệ thống vũ khí. Các nước Đông Nam Á này gần gũi với Washington hơn bao giờ hết , háo hức cho sự hợp tác an ninh nhiều hơn, và đang ngày càng thận trọng với các ý định dài hạn của Bắc Kinh .

Sáng kiến Quốc phòng ở Biển Đông

Chiến lược của Washington không giới hạn trong các lĩnh vực ngoại giao: các quan hệ chính trị chặt chẽ hơn đã cho phép Hoa Kỳ tăng cường tư thế quân sự của mình trên Biển Đông thông qua các hiệp định nền tảng, triển khai các tài sản mới, và những nỗ lực xây dựng năng lực của đối tác.

Trước tiên, Hoa Kỳ đã hoàn thành một số thỏa thuận mới về việc luân phiên tiếp cận các cơ sở, làm tăng thêm sức mạnh ở Biển Đông. Hiệp định Bố trí lực lượng Mỹ-Úc đã thành lập sự hiện diện luân phiên của Thủy quân lục chiến Mỹ tại Darwin ở miền Bắc Australia. Washington và Canberra tiếp tục thảo luận các hiệp định tiếp cận tiếp theo. Singapore đã đồng ý tiếp đón bốn tàu Tuần duyên chiến đấu và một máy bay do thám P-8. Trong một thành công gần đây, Tòa án Tối cao Philippines đã phê duyệt Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Nâng cao (EDCA) 2014. Manila đã thông báo rằng nó sẽ cấp cho Washington luân phiên truy cập đến năm căn cứ tại Philippines, với các địa điểm bổ sung để tiếp cận.

Các thỏa thuận luân phiên tiếp cận này thõa mãn các mục tiêu bố trí lực lượng Mỹ trong việc phân bố địa lý, khả năng phục hồi hoạt động, tính bền vững về chính trị và nhiều thỏa thuận hơn nửa có thể theo sau trong những năm sắp tới. Ví dụ, các quan chức Mỹ báo hiệu rằng họ muốn thảo luận với Việt Nam về việc luân phiên tiếp cận Vịnh Cam Ranh.

Hoa Kỳ cũng đã triển khai những tài sản tiên tiến đến châu Á như một phần của tái cân bằng. Điều này bao gồm tàu ngầm tấn công Lớp Virginia , máy bay do thám P-8 , máy bay chiến đấu F-22 và F-35, máy bay ném bom B-52 và B-2 , tàu chiến trang bị tên lửa phòng thủ hệ thống Aegis, tàu Tuần duyên chiến đấu, và sẽ bao gồm các tàu khu trục tàng hình Zumwalt mới. Hơn nữa, Hoa Kỳ đã gia tăng tiến độ các buổi diển tập quân sự và mở rộng chúng để bao gồm các đối tác mới và nhiệm vụ mới.

Xây dựng năng lực đối tác.

Hoa Kỳ cũng đã có những bước tiến trong lĩnh vực hỗ trợ an ninh. Cho đến năm 2015, lãnh vực trách nhiệm của PACOM chỉ nhận được một phần trăm ngân sách tài chính quân sự nước ngoài. 425 triệu usd trong Sáng kiến an ninh hàng hải của ngũ giác đài (MSI) tài trợ trong năm năm nhằm xây dựng năng lực đối tác cho Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và Thái Lan. Sáng kiến An ninh hàng hải chủ yếu tập trung vào việc giúp đỡ các đối tác nhằm xây dựng năng lực nhận thức lĩnh vực hàng hải của họ, để họ có thể cung cấp an ninh tốt hơn cho chính họ. Nó cũng sẽ cung cấp đào tạo và hỗ trợ bảo trì cho nước tiếp nhận. Chỉ 10 tháng sau khi Bộ trưởng Carter công bố sáng kiến, 50 triệu $ kinh phí đầu tiên cho các đối tác đã được ủy quyền, và số tiền này sẽ tăng lên trong những năm tới.

Thách thức gần trong những Đầu tư Chiến lược dài hạn

Các thành phần ngoại giao và quân sự của tái cân bằng trong và chung quanh Biển Đông là những nỗ lực dài ngày. Từ năm 2011, Hoa Kỳ đã thực hiện nâng cấp có ý nghĩa cho tư thế an ninh khu vực của mình, nhưng dù sao những thứ này gia tăng theo tự nhiên, và các mối quan hệ chính trị đi cùng chúng, đòi hỏi sự chăm sóc liên tục. Đây đồng thời là những tác dụng tuyệt vời và là những thách thức cơ bản cho chiến lược của Mỹ.

Luân phiên tiếp cận cơ sở có chi phí thấp hơn và tương đối dễ dàng hơn để bảo đảm an toàn so với căn cứ vĩnh viễn, nhưng có thể vẫn phải mất nhiều năm để thiết lập, như được chứng minh bởi EDCA. Nó cũng có thể có nghĩa là một dấu chân quân đội tương đối nhẹ hơn. Hoa Kỳ không thể rải quân chiến đấu trên nhiều diện tích to lớn tại một căn cứ mà nó không sở hữu và có thể bị yêu cầu dọn đi với một thông báo ngắn gọn. Washington đã gửi một số tài sản quân sự tinh vi nhất và mới nhất của mình đến khu vực, nhưng với ngân sách quốc phòng xì hơi, Đạo luật kiểm soát Ngân sách vẫn còn chi phối, và số tàu suy giảm, những triển khai mới này sẽ củng cố nhưng sẽ không cách mạng hóa sự hiện diện của Hoa Kỳ.

Xây dựng năng lực đối tác ở châu Á cũng là một nỗ lực có giá trị, nhưng hầu hết các đối tác Đông Nam Á bắt đầu từ một cơ sở thấp, và các nước như Philippines không có khả năng xây dựng lực lượng bảo vệ bờ biển mạnh mẽ và hải quân thì chẵng có gì. Hoa Kỳ không có quan hệ quốc phòng lâu dài với hầu hết các nước được chỉ định bởi MSI, và sẽ mất thời gian để họ học cách làm việc với nhau có hiệu quả và thực sự có hiệu quả. Cũng vẫn còn xem xét những đối tác sẽ thích ứng như thế nào với viện trợ quân sự nước ngoài mà họ nhận được. Hơn nữa, xây dựng năng lực đối tác được thiết kế như là một sáng kiến lâu dài, và sẽ mất vài năm đầu tư tài chính, công nghệ, chính trị để được đơm hoa kết trái.

Trong bốn năm đầu tiên, thành phần an ninh của tái cân bằng đã tạo ra những thay đổi có ý nghĩa trong các liên minh Mỹ, quan hệ thể chế, tư thế sức mạnh, triển khai và hỗ trợ an ninh, với lời hứa nhiều hơn nửa cho sắp tới. Tuy nhiên, chiến lược Biển Đông của Trung Quốc, đang cố gắng ngăn chặn trước và phá vỡ nhiều thứ trong những tiến bộ này.

Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông

Trong khi Washington đầu tư vào chiến lược dài hạn, Trung Quốc đã tập trung vào việc đơn phương thay đổi ngắn hạn đối với cân bằng quân sự ở biển Đông. Bắc Kinh xây dựng 3.000 mẫu đất mới ở Biển Đông trong thời gian chỉ 18 tháng, và đã mở ba đường băng mới ở quần đảo Trường Sa với tốc độ chóng mặt . Bất chấp sự bảo đảm ngược lại của chủ tịch Xi, Trung Quốc rõ ràng đang lắp đặt thiết bị quân sự và thiết bị xử dụng kép trên các hòn đảo của nó, bao gồm cả tên lửa đất-đối-không ở quần đảo Hoàng Sa và radar tinh vi ở quần đảo Trường Sa. Bản thân sự cài đặt mang nhiều điều mơ hồ hơn là một thực tế mà Trung Quốc tuyên bố rằng họ không có hành động quân sự khiêu khích nào cả. Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh tin các hệ thống này hoàn toàn là phòng thủ, nó chắc chắn được giả định rằng những triển khai nguy hiểm hơn sẽ sớm theo sau.

Trong vài năm qua, chiến lược Biển Đông của Trung Quốc đã dựa vào những gì mà các nhà chiến lược đề cập đến như là "cắt lát xúc xích" trong "vùng xám". Bắc Kinh đã tiến tới lợi ích của mình một cách cơ hội và từng bước, giữ hoạt động của nó dưới ngưỡng xung đột mở, mà qua đó sẽ kích động sự can thiệp của Hoa Kỳ. Trung Quốc đã chuyển một giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp với Việt Nam, giành lấy bãi cạn Scarborough của Philippines, và nạo vét bồi đắp bảy hòn đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa. Những hoạt động này đều gây nên sự phản đối tập thể nhưng phản ứng ít tích cực bởi vì Bắc Kinh sở hữu nhiều lợi thế quan trọng.

Đầu tiên, phương pháp tiếp cận Biển Đông của Trung Quốc dựa trên chủ nghĩa cơ hội. Bắc Kinh chấp nhận chiến thuật tránh xung đột toàn diện, và thực hiện chúng khi có thời gian và địa điểm mà nó dường như không gặp những đáp trả nghiêm trọng. Trung Quốc cũng là người đi đầu trong các nỗ lực thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, mặc dù các quan chức Trung Quốc gần như chắc chắn không đồng ý với đặc tính này. Bắc Kinh chọn khi nào nó sẽ thực hiện động thái tiếp theo trên Biển Đông, và Hoa Kỳ cùng các đối tác của nó phải phản ứng một cách bị động. Tiến độ các hoạt động của nó cũng cung cấp cho Trung Quốc một lợi thế: không giống như những nỗ lực ngoại giao hoặc quân sự của Mỹ có tầm nhận thức lâu dài, sự quyết đoán của Bắc Kinh tiến hành trong các vụ nổ ra ngắn hơn.

Ba đặc điểm này đều đã được trưng bày tại quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung Quốc khai hoang đất mới vô cùng nhanh chóng, và sau đó xuôi xuôi gọi việc xây dựng như là lợi ích của mình và phù hợp với môi trường quốc tế. 'Cắt từng lát xúc xích' đã tạo nên những thành tựu đáng kể cho Bắc Kinh, mặc dù chúng đã đến với cái giá đã mất về ngoại giao và uy tín.

Tuy nhiên, với việc triển khai tên lửa và radar gần đây, Trung Quốc đã vượt qua vùng màu xám này. Các nhà phân tích lo ngại rằng Trung Quốc đang phát triển một khả năng chống tiếp cận/ khu vực khắc chế (AD / A2) nhằm mục đích ngăn chặn các cường quốc nước ngoài khỏi đi vào, hoặc hoạt động trong vùng biển gần bờ của họ trong sự kiện có một cuộc xung đột lớn. Để thực hiện phương pháp này, Trung Quốc cần radar tinh vi để giám sát khu vực và tên lửa đất-đối-không cùng tên lửa hành trình chống tàu để ngăn ngừa cường quốc bên ngoài. Cả hai tập hợp đất-đối-không mà Trung Quốc tung ra gần đây chắc chắn sẽ không ngăn nổi Hoa Kỳ, nhưng rất có thể chúng không phải là thứ cuối cùng, và Washington cùng các đối tác của nó không cần phải cân nhắc hơn nửa về những ý định xây dựng những hòn đảo tiền đồn của Trung Quốc.

Hiệu chuẩn lại Chiến lược của Mỹ thông qua tái cân bằng

Hoa Kỳ cần phải xây dựng dựa trên những thành tựu ngoại giao và quân sự của tái cân bằng để thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược dài hạn của nó và chủ nghĩa cơ hội quyết đoán của Bắc Kinh ở Biển Đông. Washington sẽ dựa trên tình cảm chính trị tích cực trong khu vực, liên minh mạnh mẽ, và cải thiện tư thế sức mạnh để gửi tín hiệu rõ ràng, chứng minh sự hiện diện và sẽ nhắm tới can ngăn Trung Quốc từ bỏ chiếm đoạt lãnh thổ mới hoặc ép buộc các bên tranh chấp khác trong những tháng sắp tới. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng theo sau quyết định của Tòa án trọng tài thường trực trong vụ kiện của Philippines chống lại Trung Quốc, việc mà được dự kiến vào mùa xuân này và có thể sẽ châm ngòi cho những căng thẳng trong khu vực. Có một số bước mà chính quyền và Quốc hội có thể cần đến với hiệu ứng này.

Làm rõ Hiệp ước cam kết với Philippines.

Liên minh của Mỹ với Philippines đã tồn tại từ năm 1951, nhưng Washington chưa bao giờ công khai làm rõ liệu điều này có hay không, hoặc áp dụng như thế nào đối với Biển Đông. Điều này trái ngược hẳn với Điều V của Hiệp ước Mỹ-Nhật Bản, qua đó Washington áp dụng cho quần đảo Senkaku bởi một thực tế rằng Nhật Bản đang quản lý chúng có hiệu lực. Quần đảo Senkaku có một vai trò lịch sử trong liên minh Mỹ-Nhật Bản khác hơn bất kỳ lãnh thổ nào mà Philippines chiếm trong quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, Hoa Kỳ có thể cập nhật chính sách tuyên nhận của mình để làm rõ rằng lợi ích quan trọng của nó sẽ bị liên quan nếu Trung Quốc xử dụng vũ lực chống lại Philippines ở Biển Đông.

Hiệp ước phòng thủ chung hiện nay cam kết viện trợ phòng thủ của Mỹ nếu "các lực lượng vũ trang của Manila, tàu hoặc máy bay công cộng" bị tấn công. Các nhà lãnh đạo Mỹ không lặp lại cụm từ này trong các văn bản chính thức, họ cũng không nói điều khoản này được áp dụng ở đâu, nhưng thời điểm đã đến để loại bỏ điều mơ hồ này. Washington cần nêu rõ rằng hiệp ước phòng thủ hổ tương Mỹ-Philippines áp dụng cho các lực lượng Philippines hoạt động trong vùng biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter có một cơ hội để làm như vậy trong chuyến thăm sắp tới của ông đến Philippines.

Công khai Phối hợp Xây dựng năng lực của đối tác.

Viện trợ an ninh cho các nước như Philippines và Việt Nam có thể là những sáng kiến dài ngày, nhưng Hoa Kỳ và các quốc gia cùng mục đích có thể bắt đầu gặt hái một số lợi ích chính trị sớm hơn. Nhật Bản và Australia cũng đang tích cực đầu tư vào những năng lực của các quốc gia khác trong khu vực và cung cấp các hình thức viện trợ khác nhau. Mỹ và đồng minh phải bảo đảm rằng sự hỗ trợ này đáng ca ngợi. Ba nước nên công bố một cơ chế ba bên nhằm phối hợp xây dựng năng lực của đối tác. Hợp tác thể chế sẽ gửi tín hiệu bảo đảm cho người nhận, và sẽ định kỳ nhắc nhở Trung Quốc rằng sự quyết đoán mang tính cơ hội của nó đang kích động sự đối trọng trong khu vực với những ảnh hưởng lâu dài.

FONOPS và những điều chưa biết.

Trong tháng Mười, Mỹ lại tiếp tục những hoạt động tự do hải hành (FONOPS) ở Biển Đông và chính quyền đã cam kết sẽ thực hiện chúng thường xuyên. Điều này nên được hoan nghênh. Tuy nhiên, mặc dù gần đây có công khai chung quanh vấn đề, FONOPs thực sự là những tín hiệu pháp lý rời rạc và chúng không có khả năng làm thay đổi tính toán của Trung Quốc trong việc chiếm đoạt lãnh thổ mới, hoặc ép buộc các bên tranh chấp khác. Washington cần phải tiến hành thường xuyên hơn những hoạt động hiện diện để làm cho cam kết của mình có thể nhìn thấy được, như khi nhóm tàu tấn công John C. Stennis quá cảnh Biển Đông hồi đầu tháng Ba. Với luân phiên truy cập cơ sở mới tại Philippines, cũng nên tiến hành tuần tra thường xuyên hơn trong khu vực, chia xẻ thông tin với Nhật Bản và Australia, những nước tiến hành các hoạt động tương tự, và công khai công bố rằng nó được làm như vậy.

Báo cáo thường xuyên về những hoạt động ở biển Đông.

FONOPS bây giờ có thể được tiến hành thường xuyên hơn, nhưng chương trình Tự do hải hành vẫn báo cáo về họ mới chỉ một lần một năm. Hơn nữa, báo cáo FON tiết lộ tên của quốc gia có yêu sách bị thử thách, nhưng không làm tài liệu về những quyết đoán này đã xảy ra ở Biển Đông, chúng cũng không ghi lại các thách thức pháp lý được thực hiện bởi mỗi hoạt động (ví dụ như thông báo trước về yêu cầu đi qua vô hại, yêu sách lãnh hải sai trái, v...v...). FONOPs nên xảy ra thường xuyên và không phô trương. Một báo cáo hàng quý chi tiết hơn sẽ cho phép Lầu Năm Góc tiến hành các hoạt động theo cách này, trong khi bảo đảm rằng Quốc hội và các bên liên quan khác ở trong và ngoài nước được thông báo về các hoạt động của nó.

Báo cáo về tái cân bằng.

Chính vì nhiều yếu tố an ninh của tái cân bằng là dài ngày và vì thành phần của chúng đã phát triển theo thời gian, Washington cần phải tạo ra một báo cáo liên cơ quan hàng năm. Báo cáo cần tài liệu về tiến trình của từng cơ quan trong mỗi lãnh vực của tái cân bằng trong năm trước, và nên đặt ra mục tiêu cho 12 tháng tiếp theo. Điều này sẽ tạo nên những tin nhắn mạch lạc hơn nhiều để gửi đến khán giả trong nước và các đồng minh, và bảo đảm rằng Hoa Kỳ vẫn giữ sự hỗ trợ khu vực mạnh mẽ trong các khía cạnh ngoại giao và quân sự từ sáng kiến mà đã được xây dựng vào năm 2011.

Nếu Hoa Kỳ hy vọng ngăn chặn hơn nửa chủ nghĩa cơ hội của Trung Quốc trong những tháng tới, nó phải xử dụng tin nhắn chặt chẽ của Mỹ và sự hiện diện có thể nhìn thấy được cùng với các đối tác của mình. Bằng cách thiết lập những đầu tư ngoại giao và quân sự mà đã đưa ra thông qua các thành phần an ninh của tái cân bằng, Washington có thể bắt đầu thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược dài hạn của nó với lợi thế ngắn hạn của Trung Quốc ở biển Đông.

Tiến sĩ Mira Rapp-Hooper là thành viên cao cấp của Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm an ninh mới của Mỹ. Cô trước đây là thành viên của Chương trình châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và là Giám đốc Sáng kiến Hàng hải Minh bạch của CSIS.








-------------------------------------------------|||----------------------------------------

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.