Vùng núi cao, hoàng đế không thân mật



Aung San Suu Kyi mở rộng chào đón cảnh giác khi Trung Quốc cố gắng lấy lại ảnh hưởng bị mất.

 

MUSE VÀ YANGON | BẮC KINH, 23 tháng 4 năm 2016. Theo Economist

Trần H Sa lược dịch

Ngay sau ngày chính phủ của bà nhậm chức vào cuối tháng trước, bà Aung San Suu Kyi, nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng nhất của thế giới, chào đón yếu nhân nước ngoài đầu tiên của bà : Wang Yi, bộ trưởng ngoại giao của nhà nước độc tài lớn nhất thế giới, Trung Quốc. Họ mỉm cười và bắt tay trước các ống kính. Hoa khôi Suu Kyi hoan nghênh "sự hỗ trợ đáng kể" của Trung Quốc. Và ông Wang ca ngợi "Pauk phaw" (tình huynh đệ) ấm áp giữa hai nước.

Tuy nhiên, sự ấm áp không phải là những gì mà nó có. Thật vậy, sự oán hận đã trở nên quá sâu đậm ở Myanmar do ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, điều mà đã giúp thúc đẩy những ông tướng, những người đã cai trị đất nước từ lâu theo hướng mở cửa dân chủ vào năm 2011, và hướng về phương Tây. Với làn sóng đầu tư của Trung Quốc mang theo hàng chục ngàn công nhân và thương nhân Trung Quốc, người Miến Điện bình thường, đặc biệt là ở phía bắc của Myanmar gần biên giới Trung Quốc, đã bắt đầu cảm thấy rằng đất nước của họ có nguy cơ trở thành một tỉnh của Trung Quốc.

Khi ảnh hưởng của Trung Quốc đã lớn mạnh, ít nhất có một số vị tướng cay cú với điều đó, dường như hiểu ra sự dựa dẫm vào Trung Quốc đang trở thành một trách nhiệm pháp lý. Tháng 9 năm 2011, Chủ tịch Thein Sein, một người trong quân đội, bất ngờ tuyên bố hủy bỏ một con đập lớn của Trung Quốc tại Myitsone, ở đầu sông Irrawaddy. Đó là một bất ngờ to lớn. Những dự án do Trung Quốc tài trợ khác, bao gồm một mỏ đồng và một tuyến đường sắt nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với vịnh Bengal, cũng bị hoãn lại. Sau đó, ông Thein Sein và hoa khôi Suu Kyi, người mà gần đây mới được phóng thích khỏi hàng năm trời quản chế tại gia, đã thảo luận những phác thảo về một quá trình chuyển đổi dân chủ. Công việc bây giờ của bà là giải quyết mối quan hệ nan giải với người láng giềng to lớn của Myanmar . (Ngày 01 Tháng 4, một ngày sau khi từ giả vai trò chủ tịch, ông Thein Sein đã cạo trọc đầu và ẩn cư như một tu sĩ Phật giáo.)

Trung Quốc không còn là người bảo trợ của một nhà nước nghèo khổ. Ở Miến Điện hiện đại, nó phải tranh thủ ảnh hưởng của các cường quốc phương Tây. Nhưng vẫn có những lợi ích thương mại và chiến lược lớn tại Myanmar. Bản chất hòa hoãn của chuyến thăm ông Wang cho thấy rằng nó muốn quản lý những thứ này một cách lão luyện hơn.

Với những con đập của Trung Quốc và các dự án khai thác khoáng sản rải rác khắp đất nước, và những chung cư sành điệu của Trung Quốc nỗi lên ở Yangon, thủ đô thương mại, Trung Quốc vẫn là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Myanmar. Trọng tâm nhu cầu của nó là hai đường ống, thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và được thiết kế để mang khí đốt, từ các nền tảng ở vịnh Bengal, và dầu, được vận chuyển đến bờ biển Miến Điện từ Trung Đông, đi vào nội địa đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc (xem bản đồ ). Một tập đoàn khổng lồ sở hửu nhà nước khác của Trung Quốc, CITIC, dẫn đầu một tập đoàn đang phát triển một khu công nghiệp và cảng biển nước sâu gần Sittwe ở bang Rakhine, nơi khởi đầu hai đường ống. Công ty Năng lượng Zhenrong Quảng Đông lên kế hoạch một nhà máy lọc dầu 3 tỷ $ xa hơn về phía nam ở Dawei, gần biên giới với Thái Lan. Và trong tháng giêng, một khu vực thương mại do Trung Quốc hậu thuẫn rộng 300 mẫu Anh, đã mở ở Muse, chỉ cách biên giới của Myanmar với Vân Nam vài dặm (ảnh trên). Mục đích của nó sẽ được vận dụng và có lẽ cuối cùng là một trao đổi thương mại thịnh vượng qua biên giới. (với thường thường là bất hợp pháp).

Với một số trong các dự án này, Hoa khôi Suu Kyi thừa hưởng những cái nhức đầu. Chính phủ sắp mãn nhiệm được đồn đại là đã đạt được một thỏa thuận hồi tháng trước về một dự án nhà máy lọc dầu ở Dawei, nhưng, lo lắng về sự phản đối của công chúng, nó đã đợi cho đến ngày nắm quyền cuối cùng mới tổ chức lễ ký kết. Với giá dầu thấp, một số xem nhà máy lọc là một kế hoạch tốn kém nhưng không mấy hiệu quả và nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ thực sự trả giá cho một dự án được ký kết bởi một công ty quá hăm hở và một chính phủ trên đường thoái nhiệm. Du Jifeng, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói rằng "Trung Quốc sẽ khá hài lòng" nếu như Hoa khôi Suu Kyi hủy bỏ dự án Dawei. Cho đến nay, Hoa khôi Suu Kyi chỉ lên tiếng về những đầu tư của Trung Quốc một cách thực dụng. Chính phủ của bà đang tập trung tâm trí vào phát triển kinh tế nhanh chóng, việc làm mà sự giúp đỡ của Trung Quốc sẽ không thể thiếu. Bà đang cố gắng thực hiện tình thế đó cho đồng bào của mình, những người luôn nghi ngờ Trung Quốc.

Hình thức quản lý thương mại và đầu tư của Trung Quốc chính thức là một vấn đề. Các khía cạnh khác của mối quan hệ thậm chí còn rắc rối hơn, đặc biệt là các động thái phức tạp của các cuộc khởi nghĩa dân tộc mà từ lâu đã nổ ầm ầm dọc theo biên giới của Myanmar với Trung Quốc. Một năm trước, quân đội Miến Điện thả bom và giết hại dân thường Trung Quốc bên trong lãnh thổ Trung Quốc, khi chiến đấu đẩy lùi phiến quân Kokang ra khỏi Shan, một bang ở miền Bắc . Để báo hiệu sự không hài lòng của mình, quân đội Trung Quốc đã tổ chức tập trận bắn đạn thật dọc theo biên giới. Thông điệp từ Trung Quốc rất rõ ràng: giữ ổn định bên trong biên giới, đúng nơi đúng chổ.

Dòng dỏi huyết thống là những vấn đề phức tạp: một số nhóm phiến quân Myanmar, tất cả đều bực dọc sự cai trị của trung ương, có mối quan hệ lịch sử với Trung Quốc. Ví dụ, người Kokang, những kẻ đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ và ngoạn mục vào quân đội Miến Điện vào tháng Hai năm 2015, là người dân tộc Hán, nói tiếng Quan Thoại, và lãnh đạo lực lượng dân quân của họ, Phone Kyar Shin, đã sống nhiều năm ở Trung Quốc. Công dân Trung Quốc có thể đã chiến đấu bên cạnh Kokang chống lại quân đội Miến Điện. Một số nhóm dân tộc xung đột với quân đội Miến Điện sống ở cả hai bên biên giới, bao gồm Kachin, Shan và Palaung. Quân đội Nhà nước Liên hiệp Wa, nhóm chống đối đáng gờm nhất tại Myanmar, kiểm soát một trong những vùng lãnh thổ, có sự ủng hộ của Trung Quốc, xử dụng tiền tệ của Trung Quốc và tiến hành công việc của mình bằng tiếng quan thoại. Với mối quan hệ nhiều thế kỷ trước, lợi ích của người dân địa phương ở Vân Nam thường hục hặc với những mong muốn của chính quyền trung ương ở Bắc Kinh xa xôi.

Buôn lậu cũng là vấn đề phức tạp dọc theo biên giới có nhiều đường tắt băng ngang. Giấu kín trong những quả dưa hấu và ngô trong các xe tải đi vào Trung Quốc là ngọc bích, gổ cẩm lai bị đốn bất hợp pháp và heroin. Chi phí thanh toán cho cảnh sát Miến Điện để họ nhắm mắt trước vận chuyển của xe tải là khoảng 80 $ một chuyến đi, nhưng lợi nhuận ở Trung Quốc có thể là rất to lớn. Tiền thu được từ việc buôn bán, làm giàu cho các nhóm dân tộc nổi dậy, quân đội Miến Điện và các quan chức tham nhũng của cả hai bên biên giới.

Chính thức, Trung Quốc muốn ổn định dọc tuyến biên giới. Trong tháng Ba đại sứ Trung quốc tại Myanmar hứa sẽ "thúc đẩy tiến trình hòa bình" với các nhóm nổi loạn này - cũng là một ưu tiên của hoa khôi Suu Kyi - và cung cấp "vật chất và hỗ trợ tài chính". Ông Wang, bộ trưởng ngoại giao, đã nhắc lại sự ủng hộ của Trung Quốc về "hòa giải hòa bình" với các nhóm dân tộc khi ông đến thăm Hoa khôi Suu Kyi. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua Trung Quốc đã chơi trò nước đôi, ký các hợp đồng với chính quyền trong khi tài trợ cho các nhóm nổi dậy. Chẵng rõ ràng về những gì có thể thay đổi vào lúc này - đặc biệt là kể từ khi quân đội Miến Điện, nóng lòng điều khiển các vùng của đất nước, có thể từ chối Hoa khôi Suu Kyi một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán với các nhóm dân tộc.

Tuy nhiên, Trung Quốc ghi nhận những thay đổi chính trị đã diễn ra tại Myanmar - và điều đó đã thay đổi vị thế của Trung Quốc như thế nào. Tại cuộc họp báo lớn của mình, ông Wang nói rằng các công ty Trung Quốc phải "tôn trọng phong tục xã hội của Myanmar" và "bảo vệ hệ sinh thái địa phương và môi trường". Trung Quốc có thể không còn đơn giản để mua được sự tín nhiệm. Những ngày này, Myanmar còn có những người theo đuổi khác.



-----------------------------------------|||-----------------------------------------------


Bài đăng phổ biến từ blog này

Trung Quốc đang đụng đầu với khủng hoảng ?

Nỗi sợ ngân hàng gây thêm đau đầu cho nền kinh tế Trung Quốc.

Xung đột vũ trang ở Biển Đông.